intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

99
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng, phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của Công ty TNHH I-Glocal.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, khách hàng<br /> ngày càng có nhiều sự lựa chọn về nhà cung cấp. Chất lượng dịch vụ khách hàng<br /> chính là một trong các yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo nên<br /> thương hiệu cho doanh nghiệp. Khách hàng của Công ty phần lớn là các doanh<br /> nghiệp Nhật Bản mới được thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Môi trường pháp<br /> luật và kinh doanh tại Việt Nam khá phức tạp và họ cần có thời gian để làm quen.<br /> Chính vì vậy, khách hàng luôn yêu cầu ở tư vấn viên sự sự quan tâm, chăm sóc<br /> đặc biệt hay một chất lượng phục vụ tốt nhất. Xác định tầm quan trọng của vấn đề,<br /> tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn cao học: “Nâng cao chất lượng dịch vụ<br /> khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal”.<br /> Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hóa lý luận cơ bản về dịch vụ<br /> khách hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng, phân tích thực trạng chất lượng<br /> dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH I-Glocal, đề xuất một số giải pháp nâng<br /> cao chất lượng dịch vụ khách hàng của Công ty TNHH I-Glocal.<br /> Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là chất lượng dịch vụ<br /> khách hàng và các vấn đề liên quan. Phạm vi nghiên cứu thực hiện tại Công ty<br /> TNHH I-Glocal cho kỳ từ năm 2008 đến năm 2011.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp<br /> phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh để xử lý thông tin thu thập được từ các<br /> báo cáo nội bộ của Công ty và thông qua khảo sát điều tra ý kiến khách hàng.<br /> Kết cấu của luận văn:<br /> Chương 1: Tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận về dịch vụ khách hàng và chất lượng dịch vụ khách hàng.<br /> Chương 3: Phân tích thực trạng chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty TNHH<br /> I-Glocal.<br /> Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại Công ty<br /> TNHH I-Glocal.<br /> <br /> CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN<br /> CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br /> Tác giả tổng kết các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài bao gồm:<br /> Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khách<br /> hàng sử dụng dịch vụ viễn thông của Bưu Điện thành phố Hà Nội” của tác giả<br /> Nguyễn Thị Hải Yến năm 2002<br /> Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin di động<br /> của Công ty Dịch vụ Viễn Thông” của tác giả Dương Ngọc Cường năm 2002<br /> Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải bằng xe<br /> buýt của tổng công ty vận tải Hà Nội” của tác giả Lê Văn Ước năm 2006<br /> Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ cho thuê kênh<br /> riêng tại EVN Telecom” của tác giả Vũ Thị Tú Anh năm 2008<br /> Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng của<br /> Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín” của tác giả Vũ Diệu Tú năm 2008<br /> Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại sở giao dịch<br /> Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền năm<br /> 2008.<br /> Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu trên có hai cách tiếp cận cơ<br /> bản: Một là đi từ các khái niệm chung về dịch vụ, dịch vụ khách hàng, đặc điểm<br /> chung của dịch vụ và từ đó áp dụng vào lĩnh vực cụ thể như luận văn của thạc sỹ<br /> Nguyễn Thị Hải Yến năm 2002, luận văn của thạc sỹ Dương Ngọc Cường năm<br /> 2002, luận văn của thạc sỹ Vũ Diệu Tú. Hai là tiếp cận trực tiếp vào lĩnh vực<br /> nghiên cứu như nêu khái niệm, đặc điểm dịch vụ khách hàng của lĩnh vực cụ thể<br /> như các luận văn còn lại. Các luận văn đều đưa ra được các tiêu thức đánh giá chất<br /> lượng dịch vụ khách hàng tương ứng với ngành mình phân tích.<br /> <br /> Về chương II, phân tích thực trạng, các luận văn đều bám sát các tiêu thức<br /> đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng để áp dụng vào việc phân tích thực tế chất<br /> lượng dịch vụ khách hàng của Công ty cụ thể. Việc phân tích thực trạng dịch vụ<br /> khách hàng được tiến hành theo hai phương thức: Thứ nhất là phân tích theo từng<br /> loại hình dịch vụ như luận văn của thạc sỹ Dương Ngọc Yến. Thứ hai là phân tích<br /> dựa trên ý kiến điều tra của khách hàng như các luận văn còn lại.<br /> Chương III, dựa trên thực trạng tình hình chất lượng dịch vụ khách hàng tại<br /> đơn vị nghiên cứu, các luận văn trên đã đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị<br /> nhằm nâng cao chất lượng khách hàng. Trong đó gồm một số giải pháp điển hình<br /> sau: Giải pháp về nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, giải pháp đẩy<br /> mạnh Marketing, giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh việc áp dụng<br /> khoa học công nghệ vào việc cung cấp dịch vụ, giải pháp về hoàn thiện công tác<br /> tiêu chuẩn hóa và các thủ tục quy trình cung cấp dịch vụ, phát triển đa dạng hóa<br /> các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh quan hệ với các tổ chức quốc tế<br /> Điểm phát triển mới của luận văn so với các công trình nghiên cứu trước đó<br /> là tác giả không dừng lại ở việc chọn mẫu ngẫu nhiên khách hàng mà đã chú trọng<br /> vào việc nghiên cứu ý kiến của các khách hàng trung thành với Công ty.<br /> <br /> Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG<br /> VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG<br /> Luận văn nêu ra một số khái niệm liên quan tới dịch vụ khách hàng như<br /> sau:<br /> •<br /> <br /> Khái niệm về khách hàng:<br /> Khách hàng là người mua hoặc có sự quan tâm, theo dõi một loại hàng hóa<br /> <br /> hoặc dịch vụ nào đó mà sự quan tâm này có thể dẫn tới hành động mua. Khách<br /> hàng gồm khách hàng bên trong doanh nghiệp và khách hàng bên ngoài doanh<br /> nghiệp.<br /> •<br /> <br /> Khái niệm dịch vụ khách hàng<br /> Theo một chuyên gia về dịch vụ khách hàng thì dịch vụ khách hàng đề cập<br /> <br /> tới chuỗi các hoạt động nhằm thỏa mãn khách hàng. Các hoạt động nay thường bắt<br /> đầu bằng việc tiếp nhận đơn đặt hàng và kết thúc bằng việc giao hàng hóa hoặc<br /> cung cấp dịch vụ tới tay khách hàng, Ngoài ra dịch vụ khách hàng có thể thêm các<br /> hoạt động tiếp sau khác như dịch vụ thay thế linh kiện, bảo dưỡng hỗ trợ kỹ thuật<br /> đối với hoạt động cung cấp sản phẩm và dịch vụ giải thích, tư vấn, hỗ trợ đối với<br /> hoạt động cung cấp dịch vụ.<br /> Theo ISO 8402: “Dịch vụ khách hàng là kết quả tạo ra do các hoạt động<br /> tiếp xúc giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người<br /> cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.<br /> Thực chất dịch vụ khách hàng là hướng các hoạt động của doanh nghiệp<br /> cung ứng dịch vụ vào khách hàng, đó là quá trình phân tích tìm hiểu và giải quyết<br /> mối quan hệ giữa nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng mục tiêu.<br /> Trong đó, Các hoạt động dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực tư vấn kế toán,<br /> thuế và đầu tư bao gồm:<br /> <br /> -<br /> <br /> Trước giao dịch: Các nhiệm vụ và chính sách dịch vụ khách hàng; nhận<br /> thức của khách hàng; mục tiêu dịch vụ khách hàng, các quá trình hỗ trợ cho<br /> mục tiêu dịch vụ, con người, những cơ chế hỗ trợ cho các mục tiêu dịch vụ,<br /> hỗ trợ về kỹ thuật, thông tin phản hồi, giao tiếp dịch vụ, bảo đảm chất<br /> lượng dịch vụ,…<br /> <br /> -<br /> <br /> Trong giao dịch: Quản lý các loại nhu cầu của khách hàng, quản lý thời<br /> gian, quản lý các cấp độ dịch vụ, quản lý tính chính xác của hệ thống, các<br /> dịch vụ phụ, các vấn đề liên quan, hỗ trợ tài chính, sự tập trung, thuận tiện<br /> khi thỏa mãn nhu cầu tại chỗ…<br /> <br /> -<br /> <br /> Sau giao dịch: Thông tin phản hồi, chương trình phục hồi dịch vụ, kiểm tra<br /> chất lượng dịch vụ, câu lạc bộ khách hàng trung thành,…<br /> <br />  Khái niệm chất lượng dịch vụ:<br /> Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 phù hợp với ISO 8402:1994<br /> “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể<br /> (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.<br /> Để miêu tả chất lượng dịch vụ khách hàng, tác giả đưa ra mô hình kẽ hở với<br /> năm khoảng cách gồm: khoảng cách giữa dịch vụ khách hàng mong đợi và nhận<br /> thức của quản lý về các mong đợi của khách hàng; khoảng cách giữa nhận thức<br /> của quản lý về mong đợi của khách hàng và biến nhận thức thành các thông số<br /> chất lượng dịch vụ; khoảng cách giữa biến nhận thức thành các thông số chất<br /> lượng dịch vụ khách hàng và cung ứng dịch vụ khách hàng; khoảng cách giữa<br /> cung ứng dịch vụ khách hàng và thông tin bên ngoài đến khách hàng; khoảng cách<br /> giữa dịch vụ mong đợi và dịch vụ khách hàng được thụ hưởng.<br /> Dịch vụ khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ tư vấn kế toán, thuế<br /> và đầu tư có các đặc điểm chung của dịch vụ như sau: Tính vô hình, tính không<br /> thể chia cắt, tính không lưu trữ được, tính không ổn định, tính ràng buộc pháp lý<br /> cao, tính rủi ro, tính phân tầng khách hàng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2