intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

9
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đo lường các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung; Đề xuất giải pháp, khuyến nghị cho các nhà quản trị Công ty nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN MINH KHUÊ NGHIÊN CỨU SỰ GẮN KẾT CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8.34.01.01 Đà Nẵng, tháng 5/2023
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Phản biện 1 : ............................................................. Phản biện 2 : ............................................................ Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày…… tháng…. năm Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, trong điều kiện thị trường khắc nghiệt, cạnh tranh về nguồn nhân lực luôn là các vấn đề hết sức khó khăn. Nguồn nhân lực được xem là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể một hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và công nghệ hiện đại, nhưng nếu thiếu lực lượng lao động làm việc có hiệu quả thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung là một công ty kinh doanh trong ngành thủy sản, trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung được biết đến như một trong những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Công ty đang đối mặt với sự thiếu hụt rất lớn nguồn nhân lực chế biến, xuất khẩu thủy sản. Với quy mô gần 1000 lao động, tỷ lệ rời bỏ việc của người lao động trong những năm gần đây có xu hướng tăng đã gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động của Công ty. Để có thể phát triển ổn định và bền vững thì nguồn nhân lực là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Việc phát triển nguồn nhân lực sẽ tạo ra kết quả công việc tốt hơn, đồng thời tỷ lệ nghỉ việc của nhân viên cũng giảm xuống thông qua sự gắn kết của người lao động. Do đó, sự gắn kết của người lao động trong các tổ chức càng cần thiết và đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các tổ chức cần đưa ra những chính sách, chiến lược và cơ chế phúc lợi hợp lý để giữ chân người lao động, nâng cao sự gắn kết của họ và tăng cường năng suất làm việc.
  4. 2 Với hy vọng kết quả có được từ nghiên cứu là nguồn tài liệu quan trọng cho đơn vị trong việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, mang lại một số yếu tố đáng kể cho người sử dụng lao động và người quản lý góp một phần nhỏ trong việc hoàn thiện chính sách thu hút, duy trì và phát triển nguồn nhân lực tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức, từ đó nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung; - Đo lường các tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. - Đề xuất giải pháp, khuyến nghị cho các nhà quản trị Công ty nhằm gia tăng sự gắn kết của nhân viên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu luận văn là sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung.
  5. 3 Đối tượng khảo sát là nhân viên đã và đang làm việc trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. 3.2 Phạm vị nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. 4. Phương pháp nghiên cứu Phần này mô tả phương pháp luận được sử dụng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu bao gồm thông tin về thiết kế nghiên cứu, nguồn dữ liệu, dân số nghiên cứu và mẫu, thiết kế và thủ tục bảng câu hỏi, phân tích dữ liệu thống kê và tính hợp lệ và độ tin cậy của bảng câu hỏi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện theo phương pháp phân tích mô tả mà các giả thuyết đã phát triển được kiểm tra sau khi tiến hành quá trình thu thập dữ liệu theo kế hoạch. Nhà nghiên cứu phụ thuộc về việc sử dụng thống kê cho Khoa học xã hội (SPSS) để phân tích dữ liệu được thu thập bởi một bảng câu hỏi được coi là nguồn chính, trong khi các nguồn là sách giáo khoa, tạp chí, luận án và luận văn, báo cáo, và các trang web. Nguồn dữ liệu: Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập một cách cẩn thận và chính xác để đạt được kết quả của nghiên cứu các mục tiêu. Có hai nguồn dữ liệu: Dữ liệu chính: Dữ liệu này được thu thập từ thực địa bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được thiết kế và phân phối để nhận được câu trả lời từ nhóm mục tiêu nghiên cứu trong giờ làm việc của họ. Người trả lời được yêu cầu cung cấp ý kiến liên quan đến các biến của nghiên cứu này.
  6. 4 Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được lấy từ các tạp chí, nhiều luận điểm, các luận án và tiểu luận được truy cập thông qua các trang web điện tử của các trường đại học. 5. Các kết quả nghiên cứu đạt được ⮚ Đóng góp về phương diện lý luận Luận văn góp phần tổng hợp cơ sở lý thuyết về sự gắn kết của nhân viên làm việc trong lĩnh vực thủy sản. Có thể làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này liên quan đến chủ đề sự gắn kết của nhân viên trong các doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực thủy sản nói riêng. ⮚ Đóng góp về phương diện thực tiễn Kết quả nghiên cứu Nghiên cứu này cung cấp được những dữ liệu về tầm quan trọng của sự gắn kết của nhân viên với tổ chức. Kết quả nghiên cứu chỉ ra sự khác biệt về mức độ của các yếu tố ảnh hưởng khác nhau đến sự gắn kết. Do đó, kết quả nghiên cứu cung cấp thông tin bổ ích nhằm gợi ý cho các nhà quản lý Công ty có cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường sự gắn kết của nhân viên. 6. Bố cục của luận văn Luận văn thiết kế 4 chương ngoại trừ phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo. Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý quản trị
  7. 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ GẮN KẾT 1.1.1 Một số khái niệm về sự gắn kết với tổ chức Sự gắn kết liên quan nhiều đến thái độ của nhân viên. Khi nhân viên gắn kết với tổ chức, họ sẽ phát huy tối đa năng lực của mình trong công việc (Kahn, 1990). Hơn nữa, nhân viên sẽ gắn kết với công việc khi họ cảm nhận được ý nghĩa của công việc, cảm thấy an toàn và có đủ khả năng để thực hiện công việc đó. Do đó, tổ chức phải có trách nhiệm phát triển và nuôi dưỡng sự gắn kết, vì sự gắn kết đòi hỏi mối quan hệ hai chiều giữa nhân viên và tổ chức. 1.1.2 Các thành phần của sự gắn kết với tổ chức Sự gắn kết với tổ chức đã được định nghĩa và đo lường bằng nhiều thang đo khác nhau. 1.1.3 Phân loại mức độ gắn kết của nhân viên Theo tổ chức tư vấn DecisionWise, nhân viên được chia thành 4 nhóm với các mức độ gắn kết như sau: - Nhóm hoàn toàn gắn kết; - Nhóm những người đóng góp chính; - Nhóm những người cơ hội; - Nhóm hoàn toàn không gắn kết; Ngoài ra, có rất nhiều cách để phân loại và nhận diện các mức độ gắn kết của nhân viên. Theo tổ chức Blessing White, mức độ gắn kết của nhân viên được chia làm 5 mức : The Engaged, Almost Engaged, Honeymooners và Hamsters, Cash và Burers, The Disengaged được hiểu ở các mức độ sau: hoàn toàn thỏa mãn và đóng góp, đóng góp và thỏa mãn ở mức độ trung bình trở lên, thỏa mãn vừa
  8. 6 phải và ít đóng góp, đóng góp nhiều và ít thỏa mãn, ít thỏa mãn và đóng góp. 1.1.4 Tầm quan trọng của sự gắn kết của nhân viên đối với tổ chức - Đóng góp vào sự gia tăng lợi nhuận cho tổ chức - Nâng cao hiệu suất làm việc - Làm giảm các rủi ro trong công việc - Tạo ra lợi cạnh tranh cho tổ chức - Giảm tỷ lệ nghỉ việc của nhân sự - Giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng và đào tạo nhân viên - Thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp 1.2 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI, TRONG NƯỚC VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 1.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới Trong nhiều thập kỷ qua, các học thuyết liên quan đến mức độ gắn kết của nhân viên với tổ chức đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới xem xét và nghiên cứu với nhiều mô hình khác nhau qua các góc độ tiếp cận khác nhau. 1.2.2 Các nghiên cứu trong nước Mỗi nhà nghiên cứu sẽ có cách tiếp cận vấn đề khác nhau cũng như sẽ có hướng nghiên cứu khác nhau. Các nghiên cứu được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, trong hoạt động khác nhau như sản xuất, thương mại, dịch vụ, trong lĩnh vực thương mại và phi thương mại. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết do đó cũng khác nhau trong từng lĩnh vực nghiên cứu, và kết quả cho thấy tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là khác nhau. 1.2.3 Xác định khoảng trống nghiên cứu
  9. 7 Dựa vào tổng quan tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến sự gắn kết của người lao động với tổ chức, tác giả nhận thấy đây không phải là chủ để mới mẻ, được nghiên cứu rất phổ biến trong hơn hai thập niên qua, trong tất cả các lĩnh vực từ sản xuất, thương mại, dịch vụ. Nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh cũng như lĩnh vực hành chính. Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp sản xuất, nhất là các doanh nghiệp chế biến thủy sản, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sự gắn kết của người lao động. Đây là vấn đề rất cần thiết trong quản lý nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động. Do đó việc nghiên cứu, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn kết của người lao động tại Công ty là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn trong việc đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản. 1.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất Từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các yếu tố ảnh hưởng để tìm hiểu mối tương quan của các yếu tố với sự gắn kết của nhân viên trong tổ chức, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm: - Biến phụ thuộc : sự gắn kết của nhân viên - Biến độc lập: 8 biến theo khung phân tích
  10. 8 Hình 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 1.3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố trong mô hình nghiên cứu - Đặc điểm công việc với sự gắn kết của nhân viên Giả thuyết H1: Đặc điểm công việc có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên. - Tiền lương, khen thưởng và phúc lợi với sự gắn kết nhân viên Giả thuyết H2: Tiền lương, khen thưởng và phúc lợi có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên. - Đào tạo và thăng tiến với sự gắn kết của nhân viên Giả thuyết H3: Đào tạo và thăng tiến có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên. - Môi trường làm việc với sự gắn kết nhân viên Giả thuyết H4: Môi trường làm việc có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên. - Mối quan hệ với lãnh đạo với sự gắn kết của nhân viên Giả thuyết H5: Mối quan hệ với lãnh đạo có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên - Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp với sự gắn kết của nhân viên
  11. 9 Giả thuyết H6: Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên - Sự công bằng với sự gắn kết của nhân viên Giả thuyết H7: Sự công bằng có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên. - Văn hóa tổ chức với sự gắn kết nhân viên Giả thuyết H8: Văn hóa tổ chức có tác động thuận chiều với sự gắn kết của nhân viên.
  12. 10 CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1 BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU 2.1.1 Thông tin chung - Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN MIỀN TRUNG - Trụ sở chính : 01 Bùi Quốc Hưng, P. Thọ Quang, Q. Sơn Trà, Tp Đà Nẵng (Khu Công nghiệp dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng) 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển a. Lịch sử hình thành Hình 2 Lịch sử Công ty Đến nay, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Miền Trung đã tròn 40 năm tuổi. b. Quá trình phát triển Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Seadanang được biết đến như một trong những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. 2.1.3 Thực trạng sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung
  13. 11 a. Tình hình lao động tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung Bảng 1 Tình hình sử dụng lao động (ĐVT: Người) So sánh 30/06/20 30/06/20 30/06/20 2022/202 Chỉ tiêu 2023/2022 21 22 23 1 +/- % +/- % 1. Tổng số lao động 976 1019 1072 43 4.41 53 5.20 2. Cơ cấu lao động A. Theo trình độ 975 1019 1072 Trên đại học 3 3 3 0 0 0 0 Đại học 82 88 90 6 7.32 2 2.27 Cao đẳng 29 33 35 4 13.79 2 6.06 Trung cấp 25 30 26 5 20 (4) 13.33 Sơ cấp 3 3 2 0 0 (1) 33.33 Tốt nghiệp THPT 380 398 405 18 4.74 7 1.76 Chưa tốt nghiệp THPT 453 464 511 11 2.43 47 10.13 B. Theo giới tính 976 1021 1072 Lao động nam 322 336 353 14 4.35 17 5.06 Lao động nữ 654 685 719 31 4.74 34 4.96 C. Theo tính chất công 976 1019 1072 việc CBCNV Gián tiếp - 200 199 201 (1) (0.50) 2 1.01 Bán GT Công nhân trực tiếp 776 820 871 44 5.67 51 6.22 sản xuất Nguồn: Phòng Nhân sự - Hành chính)
  14. 19 b.Thực trạng tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung Một trong những vấn đề các nhà quản lý Công ty đang phải đối mặt hiện nay là giữ chân người lao động, đặc biệt là những lao động có tay nghề. 2.2 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
  15. 20 Quy trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 8. Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và các Thang đo nháp nghiên cứu liên quan Nghiên cứu định tính sơ bộ Thang đo chính Nghiên cứu định lượng - Thống kê mô tả. - Cronbach’s Alpha: + Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng < 0,3 + Kiểm tra hệ số Alpha, loại bỏ thành phần có hệ số Alpha < 0,6 - EFA: + Loại biến có trọng số EFA < 0,5 + Kiểm tra phương sai trích (>= 50%). - Phân tích tương quan - Phân tích hồi quy. - Xử lý và viết kết quả báo cáo. Hình 3 Quy trình nghiên cứu
  16. 21 2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu sẽ được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung qua các giai đoạn: 2.3.1 Thang đo nháp Hệ thống thang đo nháp được xây dựng dựa trên các mô hình lý thuyết nền tảng và các thang đo đã được các tác giả trên thế giới nghiên cứu và công bố. Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu là người lao động tại Công ty Cổ phẩn Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung, hệ thống thang đo được điều chỉnh, góp ý để sửa đổi phù hợp dựa vào kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ. 2.3.2 Nghiên cứu định tính sơ bộ Thông qua thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu chuyên gia là cán bộ làm công tác nhân sự tại Công ty nhằm mục đích điều chỉnh, bổ sung thang đo các khái niệm nghiên cứu để người lao động dễ hiểu và rõ nghĩa các biến quan sát. 2.3.3 Thang đo chính Sau khi nghiên cứu cơ sở lý thuyết, nghiên cứu thử từ thang đó nháp và nghiên cứu định tính sơ bộ, tác giả xây dựng thang đo chính thức. Các biến quan sát trong bảng câu hỏi của nghiên cứu này được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ, cụ thể như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Trung lập; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý. Xây dựng các thang đo: a. Thang đo Đặc điểm công việc b. Thang đo Tiền lương, khen thưởng và phúc lợi c. Thang đo Đào tạo và thăng tiến d. Thang đo Môi trường làm việc
  17. 22 e. Thang đo Mối quan hệ với Lãnh đạo f. Thang đo Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp g. Thang đo Sự công bằng h. Thang đo Văn hóa tổ chức k. Thang đo Sự gắn kết của nhân viên 2.3.4 Phương pháp và công cụ thu thập thông tin định lượng a. Cách thức thu thập số liệu Để ứng dụng mô hình trong thực tiễn, tiến hành lập bảng khảo sát, điều tra sự gắn kết của nhân viên tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Miền Trung. Xây dựng cho Công ty những chính sách thích hợp nhằm nâng cao sự gắn kết của nhân viên. b. Quy mô và phương pháp lấy mẫu Nhóm nghiên cứu đã gửi link ở dạng google biểu mẫu và thu được 270 câu trả lời cho bảng khảo sát, sau quá trình chọn lọc loại đi 20 bảng không đạt yêu cầu. Kết quả thu về 250 bảng đạt chuẩn. Với quy mô mẫu điều tra là 250 mẫu, theo phương pháp định lượng. Với các bảng câu hỏi online, đáp viên có thể trả lời nhanh gọn và dễ dàng. Bản câu hỏi có tất cả 40 câu hỏi: Phần 1 bao gồm 35 câu hỏi, trong đó 32 câu hỏi để đo lường ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Phần 2 bao gồm 5 câu hỏi đầu tiên cơ bản về thông tin cá nhân đáp viên như giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và vị trí làm việc. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ THU THẬP DỮ LIỆU 3.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ
  18. 23 Bảng 2 Phân tích nhân khẩu học Biến Loại Số lượng Tỷ lệ Giới Nữ 184 73.6% tính Nam 66 26.4% Dưới 25 tuổi 20 8.0% Từ 25 đến dưới 35 tuổi 94 37.6% Độ tuổi Từ 35 đến dưới 45 tuổi 95 38.0% Trên 45 tuổi 41 16.4% (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS) Biến Loại Số lượng Tỷ lệ Công nhân sản xuất 43 17.2% Trình Phổ thông trung học 49 19.6% độ học vấn Cao đẳng/ Trung cấp 60 24.0% Đại học, sau Đại học 98 39.2% Dưới 1 năm 22 8.8% Thâm niên Từ 1 đến 3 năm 53 21.2% công Trên 3 đến 5 năm 61 24.4% tác Trên 5 năm 11 4.4% 3.3 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA 3.3.1 Biến độc lập Bảng 3 Kết quả phân tích độ tin cậy biến độc lập
  19. 24 Số câu Cronbach's STT Nhân tố hỏi Alpha 1 Đặc điểm công việc 4 0,814 2 Tiền lương, khen thưởng và phúc lợi 3 0,807 3 Đào tạo và thăng tiến 3 0,763 4 Môi trường làm việc 5 0,745 5 Mối quan hệ với lãnh đạo 5 0,819 6 Sự hỗ trợ từ đồng nghiệp 5 0,811 7 Sự công bằng 4 0,738 8 Văn hóa tổ chức 3 0,652 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS) 3.3.2 Biến phụ thuộc Bảng 4 Kết quả phân tích độ tin cậy biến phụ thuộc Số câu Cronbach's STT Nhân tố hỏi Alpha 1 Đặc điểm công việc 4 0,814 (Nguồn: Kết quả từ phần mềm SPSS ) 3.4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 3.4.1 Kiểm định nhân tố khám phá của biến độc lập Hình 4 Kiểm định KMO và bartlett
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0