intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu: Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v...tại các làng nghề du lịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra những định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> 1. Lý do và mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br /> * Lý do chọn đề tài:<br /> Hiện nay, phát triển du lịch làng nghề đang là một hướng đi đúng đắn được<br /> nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch. Ở Việt Nam<br /> cũng vậy, nhiều làng nghề hiện nay đã có chủ trương phát triển gắn với du lịch. Các<br /> làng nghề này đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và<br /> đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng.<br /> Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam với lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa<br /> dạng, giàu bản sắc, đây thực sự là trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và luôn là<br /> một trong những địa điểm thu hút khách du lịch. Sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành<br /> nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước cùng với lợi thế về vị trí chính trị, văn<br /> hóa...Tuy nhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác<br /> du lịch thì chỉ có hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc đạt được những kết quả<br /> đáng kể, các làng nghề khác gần như bị bỏ quên.<br /> Du lịch làng nghề Hà Nội đang đứng trước nhiều rào cản như: các hoạt động<br /> đều phát triển tự phát, thiếu định hướng; cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của<br /> làng nghề nói chung và phục vụ hoạt động du lịch nói riêng còn thiếu và yếu; người<br /> dân chưa có kỹ năng và kiến thức chuyên môn cũng như ngoại ngữ để đón tiếp<br /> khách; và các sản phẩm tại làng nghề chưa thích hợp cho khách du lịch, v.v...Chính<br /> vì vậy mà hiệu quả đạt được của du lịch làng nghề còn nhỏ, chưa thật tương xứng<br /> với tiềm năng.<br /> Để giúp các làng nghề du lịch Hà Nội vượt qua những rào cản trên, quản lý<br /> Nhà nước cần phát huy vai trò của mình trong việc quản lý các làng nghề. Nhận<br /> thấy được sự cần thiết này trong phát triển du lịch làng nghề hiện nay ở Hà Nội, từ<br /> đó tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển<br /> du lịch làng nghề ở Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình, với mong muốn<br /> góp phần đưa ra những đánh giá, mô hình và giải pháp trong quản lý Nhà nước với<br /> <br /> phát triển du lịch làng nghề và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu<br /> quả nguồn tài nguyên làng nghề góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Nội nói riêng<br /> và đất nước nói chung.<br /> * Mục tiêu nghiên cứu<br /> Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát, v.v...tại các làng nghề du<br /> lịch ở Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng<br /> phát triển và tình hình QLNN đối với du lịch làng nghề Hà Nội từ đó đưa ra những<br /> định hướng phát triển, đề xuất mô hình và giải pháp QLNN nhằm phát triển DLLN<br /> Hà Nội một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng góp phần đưa du lịch Hà Nội trở<br /> thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.<br /> 2.Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đã trình bày trong luận<br /> văn:<br /> Du lịch làng nghề ở nước ta còn tương đối mới mẻ do đó việc hệ thống<br /> những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề còn hạn chế, đặc biệt là cơ sở lý luận về<br /> quản lý Nhà nước đối với du lịch làng nghề.<br /> * Cơ sở lý luận về du lịch làng nghề: DLLN được hình thành dựa trên mối<br /> liên kết giữa ba đối tượng: Làng nghề - chủ thể cung ứng sản phẩm du lịch - đối<br /> tượng sử dụng sản phẩm DLLN. Vì vậy DLLN mang ý nghĩa tổng hợp của ba chủ<br /> thể trên. Có thể định nghĩa du lịch làng nghề như sau:<br /> Du lịch làng nghề là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa vật thể<br /> và phi vật thể, các sản phẩm do nghề thủ công của làng nghề tạo ra như<br /> là một đối tượng tài nguyên du lịch có giá trị, được khai thác để phục vụ<br /> cho nhu cầu vui chơi giải trí, nghiên cứu tìm hiểu văn hóa, tham quan du<br /> lịch của khách du lịch và nhân dân; mang lại lợi ích kinh tế cho địa<br /> phương và đất nước góp phần tôn vinh, bảo tồn giá trị truyền thống văn<br /> hóa và tăng cường vai trò kinh tế của làng nghề. [23]<br /> Theo tác giả Hoàng Văn Châu trong cuốn “Làng nghề du lịch Việt Nam” các<br /> điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch có: Thứ nhất là các giá trị<br /> <br /> văn hoá làng nghề; Thứ hai là các giá trị lịch sử; Thứ ba là mức độ tham gia của<br /> cộng đồng cao.<br /> Dựa trên những điều kiện để một làng nghề trở thành làng nghề du lịch, các<br /> tiêu chí để xây dựng làng nghề du lịch kết hợp với vận dụng kiến thức đã học về du<br /> lịch, tác giả đã hệ thống lại điều kiện để hình thành và phát triển kinh doanh du lịch<br /> làng nghề bao gồm: Vị trí địa lí; Dân cư và lao động; Sự biến động thị trường khách<br /> du lịch; Kết cấu hạ tầng; Nguồn vốn; Nguồn nguyên vật liệu; Công nghệ và kỹ thuật<br /> sản xuất; Cơ chế chính sách.<br /> Sản phẩm DLLN có tính văn hóa, xã hội rất cao và được xây dựng dựa trên<br /> những đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống. Ngoài những đặc điểm chung<br /> của sản phẩm du lịch là tính không lưu kho được, quá trình sản xuất và sử dụng diễn<br /> ra cùng thời điểm, v.v…, du lịch làng nghề truyền thống có những đặc trưng riêng<br /> về thị trường và vị trí trong ngành du lịch: Sản phẩm DLLN chủ yếu được xây dựng<br /> dựa vào nguồn tài nguyên du lịch phi vật thể của làng nghề; DLLN chỉ là điểm tham<br /> quan trong ngày; Mức độ tham gia của cộng đồng cao; Tính thời vụ thấp; Cơ cấu<br /> khách đơn giản.<br /> Du lịch làng nghề có vai trò cả đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung<br /> và hoạt động du lịch nói riêng. Với kinh tế xã hội, phát triển du lịch làng nghề giúp<br /> phân phối lại nguồn thu nhập, kích thích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, bảo tồn<br /> nền văn hoá truyền thống, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đã<br /> và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa hiện<br /> đại hóa đất nước, giải quyết việc làm cho người dân địa phương. Đối với hoạt động<br /> du lịch, du lịch làng nghề góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của đất nước<br /> với thế mạnh nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, thêm vào đó hàng thủ công truyền<br /> thống là một phần quan trọng của du lịch.<br /> * Cơ sở lý luận của quản lý Nhà nước về du lịch, du lịch làng nghề:<br /> - Quản lý Nhà nước về du lịch là: quá trình tác động của Nhà nước đến du<br /> lịch thông qua hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, hệ thống chính sách pháp luật<br /> với mục tiêu phát triển du lịch đúng định hướng của Nhà nước, tạo nên trật tự trong<br /> <br /> hoạt động du lịch làm cho du lịch thực sự là một ngành kinh tế mũi nhọn. Đối tượng<br /> của sự quản lý đó chính là hoạt động du lịch, cơ quan tổ chức hoạt động du lịch và<br /> cả chính các du khách.<br /> - Vai trò của quản lý Nhà nước đối với sự phát triển kinh doanh du lịch làng<br /> nghề:<br /> Đối với nền kinh tế nói chung, quản lý Nhà nước là hết sức cần thiết vì cần<br /> thông qua các cơ chế của Nhà nước để can thiệp vào các lỗ hổng của nền kinh tế thị<br /> trường ở nước ta hiện nay, nếu không nó sẽ làm cho nền kinh tế kém phát triển, đẩy<br /> lùi sự tiến bộ xã hội; thêm nữa Việt Nam lại có những đặc thù riêng càng cần có sự<br /> quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế như: Nền kinh tế nước ta xuất phát điểm<br /> thấp, trải qua những cuộc chiến tranh kéo dài, nền kinh tế nước ta phát triển trong<br /> diều kiện nền kinh tế đầy rẫy sự biến động. Mục tiêu cách mạng đề ra trong sự<br /> nghiệp xây dựng đất nước ta là phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,<br /> vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội<br /> chủ nghĩa.v.v...<br /> - Đối với phát triển du lịch làng nghề thì quản lý Nhà nước có những vai trò<br /> sau:<br /> + Vai trò định hướng: Nhà nước thực hiện chức năng hoạch định để định<br /> hướng hoạt động du lịch làng nghề, thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban<br /> hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về DLLN, tạo ra môi<br /> trường pháp lý cho hoạt động DLLN.<br /> + Vai trò tổ chức và phối hợp: Nhà nước bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ<br /> thống tổ chức quản lý về DLLN, sử dụng sức mạnh của bộ máy này để hoạch định<br /> và tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý Nhà nước, tổ chức và quản<br /> lý các công tác trong phát triển DLLN như: đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn<br /> nhân lực, bảo vệ môi trường, v.v...<br /> + Vai trò điều tiết các hoạt động du lịch và can thiệp thị trường: Nhà nước<br /> phải có vai trò điều tiết mạnh, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp<br /> <br /> khác nhau để điều tiết hoạt động kinh doanh du lịch nói chung, DLLN nói riêng, xử<br /> lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ.<br /> + Vai trò giám sát: Nhà nước giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh<br /> DLLN cũng như chế độ quản lý của các chủ thể đó, cũng như giám sát chế độ quản<br /> lý của các cơ quan Nhà nước.<br /> Những cơ sở lý luận về khái niệm làng nghề, du lịch làng nghề, những điều<br /> kiện để phát triển một làng nghề du lịch sẽ là cơ sở để tác giả phân tích, đánh giá<br /> hiện trạng phát triển, cũng như tình trạng quản lý Nhà nước đối với du lịch làng<br /> nghề ở Hà Nội.<br /> Tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập,<br /> phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp thống<br /> kê; phương pháp thực địa; phương pháp phỏng vấn nhanh. Các phương pháp này rất<br /> có ý nghĩa trong việc đem lại tính thực tế, cụ thể cho luận văn.<br /> 3. Những kết quả nghiên cứu của luận văn:<br /> Con số 1350 làng nghề và làng có nghề của Hà Nội, với 272 làng nghề đã<br /> được công nhận đến nay cho thấy tiềm năng phát triển du lịch gắn với các làng nghề<br /> là vô cùng lớn, việc khái quát “hình ảnh” các làng nghề trong hoạt động kinh tế<br /> cũng như trong hoạt động du lịch có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc đưa ra những<br /> giải pháp mang tính đồng bộ cho phát triển du lịch làng nghề ở địa phương này.<br /> - Tình hình du lịch Hà Nội: Là một trong những trung tâm du lịch trọng điểm<br /> của cả nước, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch<br /> của cả nước nói chung và của Bắc Bộ nói riêng, làm gia tăng đáng kể lượng khách<br /> của cả nước cũng như đóng góp lượng lớn ngoại tệ từ thu nhập du lịch. Nằm ở vị trí<br /> địa lý quan trọng, với vị trí là đô thị loại đặc biệt, một trong hai trung tâm du lịch<br /> lớn nhất của cả nước, trong thời gian qua Hà Nội có tốc độ phát triển về khách khá<br /> cao: năm 2000 đón 3,79 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế 0,56 triệu lượt, nội<br /> địa 3,23 triệu lượt; năm 2005 đón 8,06 triệu lượt khách tăng 2,13 lần so với năm<br /> 2000 trong đó 1,25 triệu lượt khách quốc tế; năm 2010 đón 12,3 triệu lượt khách du<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2