intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương ở Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

19
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm thế nào để đẩy mạnh tăng cường liên kết giữa người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này giúp hộ nghèo tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương ở Trà Vinh

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGUYỄN THỊ NGỌC NHI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NỐI KẾT CỦA NGƯỜI NGHÈO VỚI CÁC TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG Ở TRÀ VINH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH TRƯỜNG HUY TRÀ VINH, NĂM 2015
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Trà Vinh, ngày 05 tháng 6 năm 2015 Nguyễn Thị Ngọc Nhi -i-
  3. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh là nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình Thầy hướng dẫn. Nên tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Hùynh Trường Huy, Người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà Thầy đã ưu ái dành cho tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Trà Vinh, đặc biệt là Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo sau Đại học, những người Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong thời gian tham gia học lớp cao học tại trường Đại học Trà Vinh. Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các lãnh đạo, cán bộ chuyên trách ở các cơ quan ban ngành như Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Trà Vinh, Cục Thống kế tỉnh Trà Vinh, Ủy ban nhân dân và các tổ chức đoàn thể địa phương huyện Châu Thành, huyện Trà Cú, cùng Ủy ban nhân dân các xã: Đôn Châu, Thanh Sơn, An quảng Hữu, Đa Lộc, Lương Hòa, Song Lộc…và các hộ nghèo đối với những xã trên đã sắp xếp thời gian, công việc để đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu. Xin cảm ơn quý Thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành chút thời gian quý báu của mình để đọc và đưa ra các nhận xét giúp tôi hoàn thiện luận văn này. Trân trọng! Trà Vinh, ngày 05 tháng 6 năm 2015 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Nhi -ii-
  4. TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích họat động nối kết (networking) của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương, nhằm giúp hộ nghèo tiếp cận với các nguồn thông tin, các chính sách hỗ trợ giảm nghèo cụ thể là nguồn vốn vay tín dụng, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững. Số liệu sử dụng trong đề tài này được thu thập từ điều tra trực tiếp 228 hộ nghèo của 02 huyện Châu Thành và Trà Cú, thực hiện năm 2014. Mô hình nghiên là hồi qui tương quan, thống kê mô tả, so sánh nhóm để phân tích họat động nối kết (networking) của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương như hệ thống các Ngân hàng, các tổ chức Hội đoàn thể địa phương (Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên), Chính quyền địa phương, Các doanh nghiệp, gia đình, bạn bè, hàng xóm,... Kết quả khảo sát cho thấy, trong tổng số 228 hộ được điều tra thì trung bình mức độ chủ động liên lạc hộ nghèo với tổ chức cộng đồng địa phương chưa đạt mức độ 2 trong thang đo likert 5 mức độ, tức là còn ở mức thấp. Qua kết quả kiểm định mô hình hồi quy tương quan cho thấy, hoạt động nối kết của hộ nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương có tương quan ý nghĩa đối với thu nhập hộ nghèo và cơ hội tiếp cận vốn của hộ nghèo. Từ các kết quả trên, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hoạt động nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương, góp phần cải thiện tình trạng thu nhập hộ nghèo, thoát nghèo bền vững. -iii-
  5. ABSTRACT The objectives of this study is to analyze networking activities (networking) of the poor with local community organizations in order to help them access information sources, poverty reduction policies namely credit loans that contribute to increasing income, improving living conditions and stably escaping from poverty. Datas and figures in this study were collected by direct surveys of 228 poor households in Chau Thanh and Tra Cu Districts in 2014. Research approach is Linear Correlation and Regression, descriptive statistics, group comparator to analyze networking activities (networking) of the poor with local community organizations such as banking systems, local unions (Peasants Union, Veterans Union, Women Union, Youth Union), local authorities, businesses, families, friends, neighbours,etc. The survey results show the average rate of initiative communication in 228 households surveyed did not reach level 2 of Likert Scales (5 levels). That means it is quite low. The verification of Linear Correlation and Regression approach shows that networking activities of the poor with local community organizations and the income of the poor as well as chances to access funds of the poor are correlated together. From the above result, the study also proposes some solutions, recommedations in order to develop networking activities of the poor with local community organizations which contribute to improve income status of the poor and stably escape from poverty. -iv-
  6. MỤC LỤC Trang tựa Quyết định giao đề tài LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................iii ABSTRACT .......................................................................................................... iv DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT...................................................................viii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................... 1 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.3.1. Mục tiêu chung ....................................................................................... 4 1.3.2. Mục tiêu cụ thể........................................................................................ 4 1.3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 4 1.3.4. Thời gian nghiên cứu: ............................................................................. 5 1.4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ................................................ 5 1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 5 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 5 1.5. Những nghiên cứu đã thực hiện ..................................................................... 5 1.6. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 11 2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu .......................................... 11 2.1.1. Quan niệm của thế giới về nghèo .......................................................... 11 2.1.2. Quan niệm của Việt Nam ...................................................................... 12 2.2. Nội dung của công tác giảm nghèo .............................................................. 17 2.2.1. Khái niệm về giảm nghèo ...................................................................... 17 2.2.2. Sự cần thiết giảm nghèo ở nước ta......................................................... 18 -v-
  7. 2.2.3. Nội dung của công tác giảm nghèo ........................................................ 19 2.2.4. Lực lượng tham gia công tác giảm nghèo .............................................. 22 2.2.5. Những tác động thuộc về chính sách xóa đói giảm nghèo của Chính phủ... 25 2.4. Phương pháp xác định chuẩn nghèo và chuẩn mực nghèo qua từng giai đoạn .. 28 2.4.1. Phương pháp xác định chuẩn nghèo ...................................................... 28 2.4.2. Chuẩn nghèo chung của nước ta ............................................................ 29 2.4.3. Mô hình nghiên cứu .............................................................................. 33 2.5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 34 2.5.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu: ..................................................... 34 2.5.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 35 2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu thu thập .......................................... 36 2.6.1. Phương pháp phân tích .......................................................................... 36 2.6.2. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 36 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở TRÀ VINH ........................................................................................................... 38 3.1. Thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh......................... 38 3.1.1. Vài nét về đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Trà Vinh................................... 38 3.1.2. Công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ................................... 41 3.1.2.1. Tình hình nghèo của tỉnh................................................................. 41 3.1.2.2. Phân tích nguyên nhân nghèo .......................................................... 41 3.1.2.3. Những đặc điểm chính của người nghèo ......................................... 43 3.1.3. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo........................................ 44 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA NỐI KẾT ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO ............................................................................................... 51 4.1. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu .......................................................... 51 4.2. Thông tin về hộ khảo sát.............................................................................. 52 4.3. Kết quả sử dụng networking của người nghèo ............................................. 55 4.4. Tính nhân quả nối kết (networking) của người nghèo đến thu nhập của họ .. 63 4.5. Kiểm định giả thuyết từ mô hình kinh tế lượng............................................ 64 -vi-
  8. 4.5.1. Kiểm định hoạt động nối kết của hộ nghèo với các Tổ chức cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo. ............................................... 64 4.5.2. Kiểm định sự chủ động nối kết của hộ nghèo và các Tổ chức cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo ..................... 70 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ..................................... 76 5.1. Kết luận nghiên cứu .................................................................................... 76 5.2. Kiến nghị giải pháp ..................................................................................... 78 5.2.1. Nâng cao vai trò nối kết của chính quyền địa phương............................ 78 5.2.2. Nâng cao vai trò nối kết của các tổ chức Đoàn thể địa phương .............. 81 5.2.3. Nâng cao vai trò nối kết của hệ thống các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Chính sách Xã hội .................................................................................. 81 5.2.4. Nâng cao vai trò nối kết của hộ nghèo: .................................................. 82 5.2.5. Hạn chế của đề tài và các hướng phát triển tiếp theo của đề tài.............. 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 84 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 86 -vii-
  9. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTMCP Ngân hàng Thương mại Cổ phần XĐGN Xóa đói giảm nghèo THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội UBND Ủy ban nhân dân DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa Tiếng Anh ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry UNDF United Nations Development Programme -viii-
  10. DANH SÁCH CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 4.1 Thông tin dân tộc của hộ khảo sát 52 Hình 4.2 Trình độ học vấn chủ hộ qua khảo sát 53 Hình 4.3 Lĩnh vực sản xuất chính của hộ nghèo 54 -ix-
  11. DANH SÁCH CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1 Chuẩn nghèo chung của nước ta giai đoạn 1993 - 2005 30 Bảng 2.2 Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 - 2010 30 Bảng 2.3 Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 31 Bảng 2.4 Số huyện được chọn thu thập thông tin và số mẫu tương 35 ứng Hoạt động nối kết của hộ nghèo với các tổ chức cộng đồng Bảng 4.1 58 địa phương Trung bình mức độ chủ động liên lạc của hộ nghèo với tổ Bảng 4.2 59 chức cộng đồng địa phương Bảng 4.3 So sánh sự chủ động liên lạc của hộ nghèo Kinh - Khmer 60 với các tổ chức cộng đồng địa phương Bảng 4.4 Ảnh hưởng độ tuổi đến họat động nối kết của hộ nghèo 62 với các tổ chức cộng đồng địa phương Bảng 4.5 Model Summary 67 Bảng 4.6 ANOVAb 67 Bảng 4.7 Hệ số hồi quy (Coefficientsa) 67 Bảng 4.8 Vị trí quan trọng của các yếu tố 70 Bảng 4.9 Model Summary 72 Bảng 4.10 ANOVAb 72 Bảng 4.11 Coefficientsa 73 Bảng 4.12 Vị trí quan trọng của các yếu tố 74 -x-
  12. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Theo trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia thì thực trạng xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam sau 10 năm thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói, giảm nghèo” (2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất trong cả nước (2008-2013), Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng mừng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Theo Báo cáo Đánh giá nghèo Việt Nam năm 2012 mới công bố của Ngân hàng thế giới World Bank, hơn 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong hai thập kỷ qua. Nghèo đói ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong năm 2010. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần lượt hơn 90% và 70%. Theo đánh giá gần đây nhất của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FAO, Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990 – 1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010 – 2012, và đã đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ 1 (MDG1) - hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015. Tuy đạt được những thành tích đáng mừng nhưng công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam lại đang đối mặt với những thách thức mới. Phần lớn những người nghèo còn lại sống ở vùng nông thôn xa xôi, hạn chế về tài sản, trình độ học vấn và điều kiện sức khỏe kém. Nghèo trong các nhóm dân tộc thiểu số là một thách thức kéo dài. Tuy chỉ chiếm 15% dân số cả nước nhưng chiếm tới 47% tổng số người nghèo vào năm 2010, so với 29% năm 1998. Hơn nữa, những người nghèo ngày càng khó tiếp cận với các điều kiện giảm nghèo chung do không theo kịp tốc -1-
  13. độ gia tăng của các điều kiện giảm nghèo, đặc biệt là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số… Bên cạnh những thách thức giảm nghèo mang tính lâu dài thì công cuộc giảm nghèo ở nước ta còn phải tính đến một số thách thức mới như: Bất ổn vĩ mô ngày càng tăng khiến cho tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại; nghèo tại khu vực thành thị gia tăng do tốc độ đô thị hóa nhanh khiến người dân gặp khó khăn trong giai đoạn chuyển đổi và nguy cơ tái nghèo mới ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, … có chiều hướng gia tăng. Riêng Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Tỉnh Trà Vinh nói riêng là vùng luôn được Chính phủ quan tâm, hỗ trợ phát triển. Trong những năm qua, tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống người dân từng bước được cải thiện nâng lên, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được một số kết quả đáng kể. Giai đoạn 2006 – 2010 giảm trên 29.500 hộ nghèo, bình quân mỗi năm giảm trên 5.500 hộ nghèo, tương đương 3,22% (năm 2006 từ 31,57% hộ nghèo đến cuối năm 2010 giảm xuống còn 15,49% theo tiêu chí cũ). Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua còn nhiều hạn chế sau rất nhiều nỗ lực của các chương trình, dự án hỗ trợ của nhà nước, kể cả các tổ chức Quốc tế trong thời gian qua. Kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2014 (theo tiêu chí mới), toàn tỉnh có 28.429 hộ chiếm tỷ lệ 10,66% tổng số hộ; hộ cận nghèo có 22.730 hộ, chiếm tỷ lệ 8,9%. Toàn tỉnh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 20,13% năm 2011 (51.306 hộ) xuống còn 10,66% năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 5.719 hộ nghèo, tương đương 2,05%. Nhưng nhìn chung những hộ thoát nghèo chưa thực sự bền vững, nguy cơ nghèo, tái nghèo còn cao. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay có rất nhiều tổ chức ra đời như: hệ thống các ngân hàng ngày càng phát triển, đặc biệt là Ngân hàng chính sách xã hội, họat động của Ngân hàng chính sách không vì mục đích lợi nhuận, là ngân hàng phục vụ người nghèo, cho hộ -2-
  14. nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo theo chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập để thực hiện các chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Nhiều tổ chức Đoàn thể họat động ngày càng tích cực như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh, Đoàn thành niên,… gọi chung là những tổ chức cộng đồng, những tổ chức này với nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục, vận động Hội viên chủ động tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tham gia phát triển kinh tế xã hội; chăm lo hỗ trợ đời sống, vật chất, tinh thần của Hội viên; giúp đỡ hội viên nâng cao năng lực, trình độ, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Tuy nhiên đối với người nghèo thường có những đặc điểm tâm lý và nếp sống khác hẳn với những người khác thể hiện: người nghèo thường rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc, phạm vi giao tiếp hẹp; Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, người nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi; Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa của người nghèo cũng tác động tới nhu cầu tín dụng; Khoảng cách giữa ngân hàng và nơi người nghèo sinh sống đang là trở ngại, người nghèo thường sinh sống ở những nơi mà cơ sở hạ tầng còn yếu kém; Người nghèo thường sử dụng vốn vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu hoặc những ngành nghề thủ công, buôn bán nhỏ. Do vậy, mà nhu cầu vốn thường mang tính thời vụ. Có thể thấy rằng sự nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng nêu trên gần như chưa có một khái niệm cơ bản trong tư duy của họ, cho nên việc sử dụng lợi thế và tận dụng những gì sẵn có từ networking hiện hữu của người nghèo còn nhiều hạn chế. Đã đến lúc cần khẳng định lại vai trò nối kết (networking) của người nghèo, định hình lại sự họat động của nó. Bởi vì networking là một sự đóng góp không nhỏ vào lợi ích sau cùng trong họat động sản xuất kinh doanh của người dân trong đó không loại trừ việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng -3-
  15. chính thức như các Ngân hàng, được tham dự các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, … . nên đề tài đã quyết định chọn chủ đề “Phân tích hoạt động nối kết (networking) của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương ở Trà Vinh” làm luận văn tốt nghiệp. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu chung Làm thế nào để đẩy mạnh tăng cường liên kết giữa người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương là mục tiêu nghiên cứu của đề tài này. Giúp hộ nghèo tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống và thoát nghèo bền vững. 1.3.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích việc tiếp cận cộng đồng của người nghèo và thực trạng sự nối kết (networking) của người nghèo với các tổ chức cộng đồng ở hai huyện Trà Cú và Châu Thành. - Phân tích tác động của nối kết đến kết quả thu nhập của hộ nghèo, khả năng tiếp cận vốn của hộ nghèo. - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần làm nâng cao hoạt động nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương cũng như góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội của hai huyện Châu Thành và Trà Cú, của tỉnh Trà Vinh nói chung. 1.3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nối kết của hộ nghèo Phạm vi nghiên cứu: phần lớn hộ nghèo và một phần hộ cận nghèo ở hai huyện Châu Thành và Trà Cú tỉnh Trà Vinh. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu là hộ nghèo, cận nghèo năm 2014 của hai huyện Châu Thành và Trà Cú tỉnh Trà Vinh. -4-
  16. 1.3.4. Thời gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trong thời gian 6 tháng (từ ngày 5/9/2014 đến ngày 5/3/2015). 1.4. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu - Hộ quan tâm tham gia vào các tổ chức cộng đồng địa phương thì có cơ hội thoát nghèo nhiều hơn. - Một khi hộ tham gia vào các nối kết xã hội tại địa phương thì sẽ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhiều hơn, cơ hội có việc làm nhiều hơn. 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương hiện nay như thế nào? Liệu sự nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo không? Giải pháp nào để tăng hiệu quả nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng địa phương ở Trà Vinh? 1.5. Những nghiên cứu đã thực hiện Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Trong quá trình thực hiện đề tài, bài viết đã tham khảo một số nghiên cứu đã được thực hiện trước đó và chuyên đề liên quan đến nội dung phân tích, cụ thể là báo cáo kết quả nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ giảm nghèo cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thuộc dự án VIE/02/001 hỗ trợ do nhóm tư vấn của TS Phạm Bảo Dương thực hiện; Nghiên cứu các mô hình giảm nghèo của các đối tác Quốc tế ở Việt Nam của tổ chức Irish Aid; mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam (nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ an và Đăk Nông) do tổ chức AAV và Oxfam thực -5-
  17. hiện, … Nghiên cứu đã làm rõ phương pháp tiếp cận, quy trình triển khai và kết quả tác động của từng dự án trong những bối cảnh khác nhau. Trong đó nổi bật là tình trạng đói nghèo ở mỗi vùng miền có đặc tính khác nhau và cần các phương pháp tiếp cận khác nhau; trong thực thi cần chú trọng tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Thành quả của những công trình đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa phương. Việc sử dụng mạng lưới nối kết của các doanh nghiệp ở các nước đã phát triển rất được đánh giá cao và mang tính phổ biến (Wincent và cộng sự, 2014). Nhưng điều này không có nghĩa là nó vẫn đang được quan tâm nhiều và được sử dụng một cách có hệ thống ở những quốc gia đang phát triển, điển hình như Việt Nam. Nguyen và cộng sự (2009) tìm thấy rằng, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam sử dụng nguồn thông tin không chính thức. Tức là các thông tin liên quan đến thị trường, cơ hội kinh doanh trong quan hệ của network hiện có, không được các DNNVV Việt Nam sử dụng một cách triệt để và tính chính thống. Những kênh chính thống ở đây được hiểu là sự nối kết của doanh nghiệp liên đới đến các tổ chức chính thống như VCCI1, các hiệp hội kinh doanh khác. Cũng theo Harvie (2001) cho rằng, những DNNVV ở những quốc gia đang phát triển hướng đến các thông tin thông qua phương tiện thông tin đại chúng, quan hệ cá nhân. Tất cả được xem như là kênh quan hệ không chính thống. Đây là lý do không ít các DNNVV ở nước phát triển, trong đó có Việt Nam phải đánh mất những cơ hội kinh doanh đáng tiếc và cơ hội hợp tác trong mở rộng hợp tác, đồng thời bỏ lỡ các thông tin quan trọng tin cậy đóng góp vào hoạt động kinh doanh một cách thiết thực. Rindfleisch & Moorman (2003) đã chứng minh rằng, có tồn tại quan hệ tuyến tính giữa hệ thống networking và kết quả kinh doanh, và chiến lược marketing của các doanh nghiệp. Trong khi đó, Zizah và cộng sự (2011) đã khẳng định việc thực hiện nối kết là việc làm mang 1 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam -6-
  18. tính thiết thực và tích cực tác động hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Chong (2008) cho rằng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá bởi thước đo tài chính, thước đo phi tài chính. Thước đo phi tài chính là các khoản nói về doanh số, lợi nhuận tổng thể hoặc bình quân trên một nhân viên của doanh nghiệp. Trong khi đó thước đo phi tài chính bao gồm sự hài lòng khách hàng, số lượng khách hàng tăng lên. Chittithaworn (2011) đã có một chứng thực về thành công của các DNNVV bị phụ thuộc vào hình thức kinh doanh và hợp tác, tức là có sự tồn tại trong hoạt động nối kết kinh doanh của các doanh nghiệp góp phần tăng kết quả kinh doanh. Bên cạnh đó, Moorthy và cộng sự (2012) cũng cho rằng kết quả kinh doanh của các DNNVV bị chi phối bởi sự quan tâm thông tin thị trường, ứng dụng kỹ thuật thông tin cho quan hệ nối kết. Để xác định vai trò của sự phát triển nối kết xã hội (social networks) của các doanh nghiệp nhỏ ở Zimbabwe, Zuwarimwe và Kirsten (2010) ngay từ ban đầu đã hình thành ý tưởng sự nối kết xã hội bao gồm các quan hệ liên quan đến các nhóm xã hội, thành viên của một tổ chức, quan hệ với các đối tác và cá nhân khác. Nhóm tác giả đã tìm thấy được quan hệ đối tác kinh doanh là nguồn gốc được xem xét cho việc mở rộng kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn. Ở đó, tác giả cũng không loại trừ network về tín dụng và thông tin thị trường có một đóng góp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Để kiểm tra kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Việt Nam, Le và Harvie (2010) đã sử dụng nguồn số liệu khảo sát các DNNVV ở Việt Nam từ Tổng cục thống kê. Kết quả đã chỉ ra rằng, các đặc điểm cá nhân của người lãnh đạo, quan hệ hợp tác với đối tác và sự trợ giúp của Chính phủ tác động ý nghĩa đến hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó việc tận dụng quan hệ nối kết là điểm được nhấn mạnh trong nghiên cứu. Tương tự Tran và cộng sự (2008) đã sử dụng nguồn số liệu từ Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã điều tra đối với 800 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong thời kỳ chuyển đổi. Kết quả mô hình định lượng tác giả đã chỉ ra một số lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam nhận được từ sự hỗ trợ của -7-
  19. Chính phủ thông qua các chương trình tín dụng và dịch vụ phi tài chính. Điều này phần nào cũng nào chỉ ra rằng, networking của doanh nghiệp thông qua các tổ chức Chính phủ để tiếp cận sự hỗ trợ sẽ tác động đến lợi ích kinh doanh, trong đó hiệu quả kinh doanh là chính. Nghiên cứu của Từ Văn Bình và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2015) về hệ thống nối kết (networking) của nông dân và sự tiếp cận vốn vay: Trường hợp nông dân sản xuất cá tra ở ĐBSCL đã nêu được lợi ích của mô hình networking trong nông dân. Cơ hội nông dân kết nối với nhau sẽ là điều kiện hỗ trợ lớn cho những nông dân có kinh nghiệm kém trong sản xuất cá được học hỏi và được chia sẻ nhiều hơn từ những nông dân giàu kinh nghiệm và có kiến thức trong ứng dụng mô hình sản xuất cá tiên tiến; Nối kết của nông dân với các tổ chức khuyến nông, các nhà khoa học sẽ là cơ hội vàng để được họ chuyển giao khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản. Một khi quy trình nuôi cá chất lượng được ứng dụng thì chất lượng sản phẩm đầu ra của cá sẽ đáp ứng chuẩn mực của nhu cầu Quốc tế. Những hộ được hỗ trợ, được tư vấn về kỹ thuật trong tiến trình sản xuất thường tự tin trong tiếp cận vốn từ các Ngân hàng; Tạo networking với các doanh nghiệp, nông dân nuôi cá được tiếp cận nguồn vốn vay từ các công ty chế biến xuất khẩu; Những hộ tham gia vào tổ chức cộng đồng địa phương như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nghề cá, Hội Khuyến Nông, … sẽ thường được tiếp cận nhiều hơn với những nguồn thông tin liên quan đến thị trường, kỹ thuật và vốn. Thông qua những tổ chức này, một số nông dân sản xuất cá được Hội tạo điều kiện và giới thiệu nguồn vốn vay từ các tổ chức chính thức như Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nông dân. Thậm chí nếu nông dân tham gia vào vào các tổ chức của các công ty chế biến xuất khẩu, họ sẽ có cơ hội hơn những hộ riêng lẻ trong tiếp nhận nhiều lợi ích từ kỹ thuật, thị trường đến nguồn vốn. Tóm lại những luận điểm được nêu trên cho thấy, nguồn vốn tiếp cận của nông dân được rộng mở hơn sẽ tỷ lệ thuận với networking một khi được giãn nở. -8-
  20. 1.6. Đóng góp của luận văn Ngay cả khi chúng ta nghĩ về networking thì sẽ không ít người có một suy nghĩ phản nghĩa về sự công nhận và có mặt của nó. Kể cả khi chúng ta tìm kiếm những nghiên cứu có liên quan đến networking của người nghèo, cũng không phải là dễ, vì sự phổ biến và các công trình nghiên cứu của nó còn ở mức hạn chế. Bài viết là kết quả đúc kết từ khảo sát 228 người nghèo ở Tỉnh Trà Vinh. Kỳ vọng của kết quả phân tích từ số liệu sơ cấp là sự mang đến đóng góp về nhận định đích thực của hệ thống networking của người nghèo và lợi ích tác động của nó đến việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của Chính phủ từ các chương trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cụ thể là được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi, tham gia các khóa tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, … nhằm giúp hộ nghèo tăng thu nhập, thoát nghèo. Câu hỏi đặt ra ở đây, nếu tận dụng networking này, người nghèo sẽ nhận được gì từ hệ thống? Để khai thác và tận dụng nguồn networking, thì người nghèo cần phải làm gì? Các tổ chức đồng, chính quyền địa phương cần phải làm gì? Những câu hỏi này sẽ được trả lời trong phần tiếp theo. Tóm tắt chương 1 Đề tài tập trung xác định họat động nối kết ảnh hưởng đến thu của hộ nghèo. Mục tiêu đề tài là làm thế nào để đẩy mạnh tăng cường liên kết giữa các các tổ chức cộng đồng với người nghèo. Điểm mới của đề tài là tìm hiểu thực trạng họat động nối kết của hộ nghèo và ảnh hưởng họat động nối kết đến thu nhập của hộ nghèo nhằm đưa ra mô hình và đề xuất các giải pháp tăng hiệu quả nối kết của hộ nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương, góp phần tăng thu nhập hộ nghèo, giảm nghèo bền vững. Đồng thời thông qua nội dung chương này đề tài đã trình bày lược khảo một số tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động nối kết. Cho đến nay vấn đề “giải pháp xóa đói giảm nghèo dựa trên sự nối kết của người nghèo với các tổ chức cộng đồng địa phương” vẫn chưa được phổ biến trong các nghiên cứu tại Việt Nam, nên tài liệu tham khảo cho vấn đề này tại Việt Nam còn nhiều hạn -9-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2