intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình

Chia sẻ: Bananalachuoi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ PHAN THỊ HƢƠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 834 01 01 Đà Nẵng - Năm 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Trƣờng Sơn Phản biện 1: TS. ĐOÀN THỊ LIÊN HƢƠNG Phản biện 2: PGS.TSKH. PHẠM ĐỨC CHÍNH Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 30 tháng 10 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thực tế, rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ của ngân hàng nhƣ: tiền gửi, tín dụng, thanh toán, ngoại tệ, đầu tƣ...Trong đó tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn.Quay lại những năm trƣớc 2015, các ngân hàng tranh đua nhau cho vay các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp… với số tiền cho vay từ hàng trăm tới hàng nghìn tỷ đồng, đi kèm với đó là vô vàn các rủi ro thƣờng trực có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cụ thể là những vụ sụp đổ của các ông lớn nhƣ: ViNaShin, Tập đoàn giấy Tân Mai, Cty CP Chăn Nuôi Bình Hà…đã đem đến hồi chuông cảnh tỉnh cho các ngân hàng. Đứng trƣớc tình hình đó, trong vài năm trở lại đây các ngân hàng ngày càng tập trung và chú trọng hơn trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ mà cụ thể là cho vay các khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Cho vay đối với khách hàng là cá nhân là một thị trƣờng rất tiềm năng để các ngân hàng thƣơng mại khai thác và cũng là thị trƣờng cạnh tranh chính của các ngân hàng thƣơng mại hiện nay. Mở rộng, phát triển dịch vụ bán lẻ mà cụ thể là tín dụng khách hàng cá nhân đem lại cho các ngân hàng lợi nhuận cao và cũng là xu hƣớng tất yếu hiện nay nhƣng đây cũng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro lớn có khả năng tác động xấu đến ngân hàng nếu không đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Tuy quy mô mỗi khoản vay cá nhân là nhỏ nhƣng số lƣợng các khoản vay là lớn; khách hàng cá nhân thì đa dạng, phức tạp; thông tin tài chính về khách hàng cá nhân không rõ ràng, minh bạch nhƣ các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với những đặc thù của tín dụng khách hàng cá nhân, đặt ra yêu cầu phải kết hợp một cách chặt chẽ giữa việc mở rộng với việc quản trị rủi ro. Để tồn tại và phát triển một
  4. 2 cách có hiệu quả, các Ngân hàng đã đề ra nhiều giải pháp để vƣợt qua những thách thức đó, trong đó giải pháp tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ gây ra rủi ro là một trong những giải pháp đƣợc chú trọng nhất. Quảng Bình là một tỉnh duyên hải miền Trung có bờ biển dài và danh lam thắng cảnh đẹp đặc biệt là hệ thống hang động nổi tiếng thế giới, các hoạt động kinh tế, thƣơng mại, dịch vụ kèm theo đó cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ngƣời dân QB vẫn theo nghề truyền thống đánh bắt thủy hải sản nên số lƣợng tàu đánh bắt thủy hải sản ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh buôn bán hàng ngƣ nghiệp ngày càng tấp nập. Theo đó nhu cầu vay vốn ngân hàng để phát triển kinh doanh cũng gia tăng theo xu hƣớng phát triển chung của tỉnh Quảng Bình. Tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình trong cơ cấu tín dụng thì KHCN vẫn chiếm tỷ trọng cao xấp xỉ so với KHDN.Tín dụng cá nhân chiếm 52% tổng dƣ nợ toàn chi nhánh. Với nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, nhà hàng khách sạn, nông ngƣ nghiệp nên một phần không nhỏ KHCN trên địa bàn tỉnh vay vốn cho mục đích kinh doanh, buôn bán, sản xuất liên quan đến nông ngƣ nghiệp. Đặc thù của hoạt động nông ngƣ nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố thời tiết, mùa vụ, giá cả… Trong những năm vừa qua, do ảnh hƣởng của đại dịch Covid 19 và thời tiết thất thƣờng dẫn đến mất mùa, dịch vụ du lịch, nhà hàng khách sạn đóng cửa do dịch bệnh, thêm vào đó một số hộ dân đã vay vốn đóng tàu theo nghị định 67 với mức vốn đầu tƣ hàng chục tỷ đồng trên mỗi con tàu nên đã mất khả năng thanh toán. Không ít ngƣời dân vay vốn kinh doanh thƣơng mại nhà hàng khách sạn, sản xuất, buôn
  5. 3 bán trong lĩnh vực nông ngƣ nghiệp rơi vào cảnh vỡ nợ, dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng. Đây là thực trạng trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình nói riêng. Tính đến hết 12/2020 thì dƣ nợ tín dụng của ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình đạt 5.695 tỷ đồng, trong đó dƣ nợ tín dụng KHCN ƣớc đạt 1.895 tỷ đồng, ƣớc đạt 52% dƣ nợ tín dụng;dƣ nợ nhóm 2 (Nợ nghi ngờ tiềm ẩn xấu) đối với khách hàng cá nhân là 9,73 tỷ đồng (chiếm 0,34% dƣ nợ cá nhân bán lẻ);nợ xấu đối với khách hàng cá nhân là 251,36 tỷ đồng (trong đó nợ xấu cho vay đóng tàu theo NĐ 67 là 223,39 tỷ đồng) chiếm 8,68% dƣ nợ cá nhân (trong đó tỷ lệ nợ xấu không gồm các khoản cho vay đóng tàu theo Nghị định 67 là 0,97%). Nợ xấu trong cho vay KHCN có dấu hiệu tăng dần qua từng năm. Điều đó cho thấy cần thiết phải có những nghiên cứu về thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình, qua đó đánh giá những hoạt động làm đƣợc cũng nhƣ những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động này, trên cơ sở đó đƣa ra các giải phát để hoàn thiện hoạt động này tại chi nhánh. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, cá nhân tôi nhận thấy sự cần thiết và tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân vì vậy tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và quản
  6. 4 trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. - Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. - Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, từ đó đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. Trong đó dựa vào bốn nội dung chính của quá trình quản trị rủi ro đó là nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro. - Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu một cách tổng quát tất cả các nội dung của quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình, từ nhận dạng rủi ro, đánh giá rủi ro, tài trợ và dự phòng rủi ro. Về thời gian:Đề tài nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay khách hang cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình giai đoạn từ 2018 – 2020. Cách tiếp cận nghiên cứu: 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong đề tài này tác giả sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kết hợp các phƣơng pháp thu thập số liệu, phƣơng pháp phân tích số liệu… đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn
  7. 5 nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, cán bộ có liên quan để hoàn thiện luận văn. Cụ thể: - Phƣơng pháp thu thập số liệu - Phƣơng pháp phân tích số liệu - Phƣơng pháp chuyên gia 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hệ thống hóa, phân tích các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM. - Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân trong bối cảnh và điều kiện đặc thù tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Quảng Bình. 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
  8. 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Tín dụng a. Khái niệm tín dụng ngân hàng Theo tác giả TS. Nguyễn Minh Kiều, giảng viên Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ Ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định”. [2] b. Phân loại tín dụng ngân hàng Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. * Phân loại theo thời hạn của tín dụng + Tín dụng ngắn hạn: từ 12 tháng trở xuống + Tín dụng trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm + Tín dụng dài hạn: trên 5 năm * Phân loại theo hình thức đƣợc chia thành cho vay, chiết khấu, bảo lãnh cho thuê tài chính. * Phân loại theo tài sản đảm bảo: không có đảm bảo; có đảm bảo bằng tài sản thế chấp cầm cố. c. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế thị trƣờng  Thứ nhất, tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn cho toàn bộ nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất, lƣu thông hàng hoá.
  9. 7  Thứ hai, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập.  Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn sản xuất.  Thứ tƣ, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, nhà nƣớc có thể kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.2 Rủi ro tín dụng a. Khái niệm rủi ro “Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành đƣợc một nghiệp vụ tài chính nhất định”. b. Khái niệm rủi ro tín dụng RRTD là khả năng (xác suất) khách hàng đƣợc cấp tín dụng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng; đó là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc, lãi và phí cho ngân hàng. c. Phân loại rủi ro tín dụng  Căn cứ vào mức độ tổn thất, có thể chia RRTD ra làm 2 loại là rủi ro mất vốn và rủi ro đọng vốn.  Căn cứ theo đối tƣợng sử dụng, có thể chia làm ba nhóm: Rủi ro khách hàng cá thể; Rủi ro công ty, tổ chức kinh tế, định chế tài chính; Rủi ro quốc gia hay khu vực địa lý.  Căn cứ phạm vi của RRTD, có thể phân chia RRTD thành rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống: d. Đặc điểm của rủi ro tín dụng  Rủi ro có tính chất đa dạng và phức tạp  Rủi ro có tính tất yếu
  10. 8  Rủi ro mang tính gián tiếp e. Những căn cứ chủ yếu để xác định RRTD trong cho vay Để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, ngƣời ta thƣờng dùng chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ. 1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng RRTD có nhiều nguyên nhân cả về khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do môi trƣờng chính trị, pháp lý, môi trƣờng kinh doanh hay từ chính khách hàng vay vốn. Nguyên nhân chủ quan là do bắt nguồn từ nội bộ ngân hàng nhƣ chính sách tín dụng thiếu minh bạch và hoàn thiện, trình độ năng lực cán bộ quản lý... 1.1.4 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng a. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng b. Đối với khách hàng c. Đối với nền kinh tế xã hội 1.2 QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.2.1 Khái niệm Quản trị rủi ro: là một quá trình liên tục, đƣợc thực hiện bởi con ngƣời, hệ thống CNTT nhằm nhận diện, đo lƣờng, đánh giá, giám sát /kiểm soát và báo cáo thƣờng xuyên về các rủi ro tiềm ẩn và hiện hữu trong hoạt động Ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng: là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, đo lƣờng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hƣởng bất lợi của rủi ro tín dụng thông qua việc xây dựng chính sách tín dụng, thiết lập quy trình tín dụng, giám sát việc tuân thủ chính sách và quy chế cho vay, xử lý trục trặc và vi phạm về chính sách,
  11. 9 quy trình và khoản cấp tín dụng cụ thể. 1.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của công tác quản lý rủi ro Quản trị rủi ro tín dụng bảo đảm mức độ rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải gánh chịu không đƣợc vƣợt khả năng về vốn và tài chính của ngân hàng. Bảo đảm không ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng. 1.3 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 1.3.1 Nhận diện rủi ro tín dụng Là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bao gồm: việc theo dõi, xem xét, đánh giá con ngƣời, quy trình, hệ thống, sự kiện bên ngoài làm ảnh hƣởng tới RRTD cho Ngân hàng theo danh mục dấu hiệu rủi ro của Ngân hàng.  Các phƣơng pháp nhận dạng rủi ro:  Phƣơng pháp check – list  Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính  Phƣơng pháp thẩm định thực tế  Phƣơng pháp nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ 1.3.2 Đánh giá và đo lƣờng rủi ro tín dụng  Mô hình định tính: Mô hình 6C  Mô hình định lƣợng  Mô hình 1: Mô hình xếp hạng Moody’s và Standard & Poor’s  Mô hình 2: Mô hình điểm số Z  Mô hình 3: Chấm điểm tín dụng và xếp loại tín dụng  Chấm điểm tín dụng  Xếp loại tín dụng  Mô hình 4: Mô hình dự đoán xác suất vỡ nợ
  12. 10 1.3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là việc các ngân hàng thƣơng mại thực hiện trƣớc khi rủi ro tín dụng xảy ra, đó là việc các ngân hàng sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lƣợc và các chƣơng trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro.  Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng  Chuyên môn hóa các khâu trong quá trình cấp tín dụng  Chính sách thiết lập giới hạn tín dụng 1.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng trong cho vay Tài trợ rủi ro là hoạt động của ngân hàng thực hiện sau khi rủi ro xảy ra nhằm bù đắp những tổn thất về phƣơng diện tài chính. 1.4 ĐẶC ĐIỂM TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG  Khái niệm: Tín dụng cá nhân là một hình thức tín dụng mà đối tƣợng vay vốn là cá nhân nhằm mục đích tiêu dùng hay phục vụ sản xuất, kinh doanh.  Đặc điểm tín dụng KHCN và tác động của nó đến rủi ro tín dụng  Thông tin về khách hàng  Quy mô khoản vay nhỏ, số lƣợng lớn  Tài sản đảm bảo CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH
  13. 11 2.1 GIỚI THIỆU VỀ BIDV CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH 2.1.1 Giới thiệu về BIDV 2.1.2 Giới thiệu về BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình a. Tình hình huy động vốn Đến ngày 31/12/2020, huy động vốn dân cƣ đạt 3.871 tỷ đồng, tăng 15,32% (tƣơng đƣơng 514 tỷ đồng) so với đầu năm, hoàn thành 95,8% kế hoạch năm. Mặc dù năm 2020, ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và dịch bệnh Covid kéo dài, lãi suất huy động vốn liên tục giảm nhƣng tình hình huy động vốn của chi nhánh vẫn tăng trƣởng tốt. Trong đó, Hội sở và PGD Hòa Ninh có sự tăng trƣởng lớn nhất chi nhánh (đạt tỷ lệ tƣơng ứng 137,37%; 134,35%/kế hoạch giao). Có đƣợc sự tăng trƣởng này, do chi nhánh đã chú trọng nắm bắt tâm lý khách hàng xây dựng kho quà tặng phù hợp nhu cầu thị hiếu khách hàng, mặt khác lãi suất huy động vốn tuy giảm nhƣng mặt bằng chung vẫn có sự cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn. Ngoài ra, PGD Hòa Ninh nhờ chuyển đến trụ sở mới khang trang hơn nên cũng tạo đƣợc sự tin tƣởng của ngƣời dân trên địa bàn. b. Hoạt động cho vay Trong điều kiện khó khăn do dịch bệnh, tuy nhiên quy mô tín dụng bán lẻ năm 2020 vẫn tăng trƣởng tốt đạt 2.726 tỷ đồng, số lƣợng khách hàng vay vốn toàn Chi nhánh là 4.943. Tỷ lệ tín dụng bán lẻ chiếm 49% tổng dƣ nợ toàn Chi nhánh cho thấy tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
  14. 12 Tín dụng bán lẻ (trừ cầm cố, thấu chi GTCG) tiếp tục có mức tăng tốt, đến 31/12/2020 đạt 2.726 tỷ đồng, tăng 17,36% so với đầu năm (+ 403 tỷ đồng), cùng kỳ năm 2019 tăng 452 tỷ . c. Kết quả hoạt động kinh doanh 2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN (2018-2020) 2.2.1 Tình hình hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình. a. Cơ cấu dƣ nợ KHCN trong tổng dƣ nợ chi nhánh qua các năm 2018 đến 2020 b. Cơ cấu dƣ nợ KHCN phân theo thời hạn vay 2.2.2 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình: a. Nợ quá hạn và nợ xấu KHCN các năm 2018 đến 2020 b. Nợ quá hạn, nợ xấu KHCN phân theo mục đích cho vay 2.2.3 Phân quyền trong quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình: a. Cơ cấu tổ chức hoạt động cho vay khách hàng cá nhân b. Cơ chế quản lý và trách nhiệm của các cấp trong việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay c. Phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng cá nhân 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH 2.3.1 Công tác nhận diện rủi ro a. Phân tích các thông tin tài chính, phi tài chính
  15. 13 Hiện nay, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình áp dụng chƣơng trình phần mềm lập bảng đánh giá tiêu chí đặc thù sản phẩm tín dụng dành cho KHCN. Khi có thông tin về khách hàng, cán bộ thẩm định tín dụng sẽ đăng nhập vào phần mềm “Đánh giá tiêu chí đặc thù sản phẩm KHCN” để đánh giá các thông cần thiết nhƣ: Giá trị chuẩn, giá trị thực tế và đánh giá hợp lệ hay không hợp lệ, hệ thống sẽ tự đánh giá các tiêu chí liên quan đến sản phẩm vay, nếu có bất kỳ một tiêu chí ngoại lệ thì khoản vay bị ngoại lệ. b. Phƣơng pháp thẩm định thực tế  Thông qua tiếp xúc, trao đổi với khách hàng Việc thẩm định thực tế khách hàng đƣợc BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu do đó khâu thẩm định khá kỹ lƣỡng, qua đó phát hiện một số trƣờng hợp khách hàng giả mạo chứng từ, gian dối với cán bộ thẩm định tín dụng trong việc thẩm định tài sản, ngƣời có nghĩa vụ trả nợ không phải là vợ/chồng, không có địa điểm kinh doanh… để đƣợc giải quyết cho vay.  Qua phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn Qua việc phân tích hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng đã giúp cho Chi nhánh biết đƣợc mục đích của việc sử dụng vốn, có đúng đối tƣợng hay không, hiệu quả của phƣơng án kinh doanh nhƣ thế nào, thuận lợi hay khó khăn khi tài trợ vốn...v.v.  Thông qua việc kiểm tra sau giải ngân/kiểm tra sử dụng vốn định kỳ/đột xuất hoạt động kinh doanh của khách hàng. Kiểm tra sau giải ngân đƣợc BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình tiến hành trong khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày. Ngoài ra, có thể đƣợc thực hiện đột xuất khi có đoàn kiểm tra của hội sở hoặc thanh tra ngân hàng nhà nƣớc khi có yêu cầu. Ngoài ra BIDV chi
  16. 14 nhánh Bắc Quảng Bình còn tiến hành nhận diện rủi ro qua việc kiểm tra, đánh giá lại tài sản bảo đảm đột xuất/định kỳ. c. Nhận diện rủi ro qua công tác phê duyệt tín dụng Đây đƣợc xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình cấp tín dụng, quy định phê duyệt tín dụng là cơ sở để nhận biết rủi ro trong quá trình phê duyệt tín dụng. Tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình mức phán quyết phê duyệt tín dụng cho 1 khách hàng và ngƣời có liên quan đối với cho vay có tài sản thế chấp là 20 tỷ đồng. Và BIDV phân quyền về mức phán quyết tín dụng đối với sản phẩm cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 500 triệu đồng/khách hàng vay vốn. 2.3.2 Công tác đo lƣờng rủi ro tín dụng Hiện nay để đo lƣờng rủi ro tín dụng, BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình thực hiện xếp hạng khách hàng để đo lƣờng đánh giá, đo lƣờng các rủi ro tín dụng có thể xảy ra thông qua Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ do BIDV ban hành kèm theo Quyết định số 3297/QĐ-HĐQT ngày 15/12/2016 của Hội đồng Quản trị BIDV. Chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng là biện pháp đánh giá rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua chỉ số đƣợc lƣợng hóa là một căn cứ để cấp phê duyệt tín dụng tham khảo và sử dụng trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Mỗi mục đích vay, sẽ có các nhóm chỉ tiêu nhất định nhƣ:  Chấm điểm khách hàng vay tiêu dùng  Chấm điểm khách hàng vay kinh doanh  Chấm điểm khách hàng vay nhu cầu nhà ở  Chấm điểm khách hàng vay kinh doanh chứng khoán  Chấm điểm khách hàng vay mua ô tô  Tổng hợp điểm của khách hàng: Điểm của khách hàng đƣợc
  17. 15 xác định theo công thức Điểm của khách hàng = Σ(Điểm từng chỉ tiêu x tỷ trọng từng chỉ tiêu x Tỷ trọng nhóm chỉ tiêu) Với những khách hàng có số điểm từ 70 trở lên sẽ đƣợc BIDV đồng ý cấp tín dụng, và ngƣợc lại đối với những khách hàng có số điểm nhỏ hơn 70, BIDV sẽ từ chối cấp tín dụng. 2.3.3 Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng a. Kiểm soát rủi ro thông qua các chính sách cho vay b. Kiểm soát rủi ro thông qua quy trình cho vay c. Kiểm soát rủi ro trong cho vay thông qua quy chế bảo đảm tiền vay và quy trình định giá TSĐB d. Kiểm soát các nguyên nhân gây rủi ro e. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất 2.3.4 Công tác tài trợ rủi ro tín dụng a. Tài trợ bằng việc trích lập dự phòng rủi ro Trên cơ sở kết quả phân loại nợ hàng quý và hàng năm, BIDV tính toán và trích lập dự phòng để tài trợ rủi ro tín dụng xảy ra theo thông tƣ 02/2013/TT-NHNN. Một món vay KHCN khi xảy ra rủi ro đƣợc trích 2 loại dự phòng, bao gồm: Dự phòng rủi ro chung và Dự phòng rủi ro cụ thể b. Tài trợ rủi ro bằng việc bán TSBD để xử lý nợ xấu: Hiện nay, tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ là biện pháp chủ yếu để tài trợ rủi ro tại chi nhánh. BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình và khách hàng cùng phối hợp, thỏa thuận phƣơng thức xử lý TSĐB, phƣơng thức thƣờng đƣợc sử dụng là: Yêu cầu khách hàng tự bán tài sản thế chấp, Phối hợp với khách hàng bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay, nếu không thành công (Khách hàng chây ỳ không hợp tác, bỏ trốn) Chi nhánh thực hiện khởi kiện,
  18. 16 thanh lý tài sản để bù đắp tổn thất. c. Tài trợ rủi ro bằng nguồn bảo hiểm: Khi rủi ro xảy ra, toàn bộ các khoản vay vốn tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình đều đã đƣợc mua bảo hiểm, ngân hàng là đơn vị thụ hƣởng đầu tiên từ Công ty bảo hiểm, phần thu này sẽ dùng để xử lý khoản vay đang bị rủi ro tại chi nhánh. 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC QUẢNG BÌNH 2.4.1 Kết quả đạt đƣợc  Hoạt động tín dụng của BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình tăng trƣởng mạnh qua các năm, đặc biệt là phân khúc cho vay đối với khách hàng cá nhân.  Tình hình RRTD tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình nhìn từ góc độ quản trị rủi ro theo nhóm nợ cho vay thông thƣờng nhận thấy giá trị và tỷ lệ nợ thuộc các nhóm 2,3,4,5 so với tổng dƣ nợ vẫn ổn định ở mức thấp. Tuy nhiên nhóm nợ cho vay theo Nghị định 67 của Chính phủ (Cho vay đóng tàu) có xu hƣớng tăng cao và tiềm ẩn rủi ro mất vốn lớn.  Mô hình cho vay đã đƣợc chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng tạo tính khách quan, độc lập trong thẩm định cho vay giúp cho ngƣời phê duyệt tín dụng nhận dạng rõ hơn các rủi ro tiềm ẩn.  BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình có chính sách phân loại khách hàng thành ba nhóm: rủi ro, rủi ro cao, kiểm soát đƣợc rủi ro . Trên cơ sở phân loại nhóm khách hàng mà có chính sách phí, lãi suất rõ ràng đối với những khách hàng mới và khách hàng cũ. 2.4.2 Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro và nguyên nhân
  19. 17 a. Công tác nhận diện rủi ro:  Công tác nhận diện rủi ro đã đƣợc thực hiện nhƣng vẫn còn bất cập, BIDV chƣa có hệ thống lƣu thông tin nhật ký nợ vay của từng món vay và từng khách hàng cụ thể, mọi thông tin về khách hàng vay vốn đều dựa trên nền tra cứu CIC (cổng thông tin tín dụng Quốc Gia của NHNN) việc cảnh báo cũng nhƣ dự báo tiềm ẩn rủi ro chƣa hiệu quả.  Công tác thẩm định còn sơ sài, hình thức; chƣa đánh giá hết tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng khác. b. Công tác đo lƣờng rủi ro: Đo lƣờng, đánh giá mức độ RRTD chƣa đầy đủ và hiệu quả. Thông tin mà Chi nhánh có đƣợc là do chính khách hàng cung cấp, từ phỏng vấn trực tiếp từ ngƣời vay. Các hóa đơn, chứng từ giải ngân, hợp đồng mua bán do khách hàng vay cung cấp đa số là hóa đơn bán lẻ, hợp đồng mua bán viết tay hoặc chƣa qua công chứng. Cán bộ thẩm định tín dụng chƣa dành nhiều thời gian đi cơ sở, không thăm dò thông tin từ những ngƣời quen của khách hàng vay vốn để đƣa ra các quyết định cho vay chính xác hơn. c. Công tác kiểm soát rủi ro tín dụng:  Công tác kiểm soát rủi ro của Chi nhánh thƣờng tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trƣớc khi cho vay. BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình chƣa thực hiện tốt công tác kiểm tra sau cho vay, thƣờng mang tính chất làm sơ sài cho có khi các đoàn kiểm tra nội bộ hoặc thanh tra NHNN về kiểm tra tình hình cho vay tại chi nhánh.  Công tác kiểm soát nội bộ chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chất lƣợng còn thấp. Hằng năm BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình thành lập các tổ kiểm tra tín dụng, mục đích là các cán bộ quản
  20. 18 lý khách hàng vay sẽ kiểm tra chéo hồ sơ của nhau, tuy nhiên chất lƣợng còn thấp, mọt phần do kinh nghiệm làm việc của cán bộ còn non yếu chƣa nắm hết quy trình quy định, mặt khác cán bộ có xu hƣớng hời hợt, làm cho có để báo cáo nên chƣa đáp ứng đúng nhu cầu và mục tiêu đặt ra của chi nhánh. d. Công tác tài trợ rủi ro tín dụng: Thực tế kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình thực hiện vẫn chƣa chính xác, chƣa phản ánh đúng khách hàng, chƣa lƣợng hóa đƣợc mức độ rủi ro tiềm ẩn và do đó chƣa có tác dụng cảnh báo. 2.4.3 Những nguyên nhân chủ yếu gây rủi ro tín dụng tại BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình trong thời gian qua a. Nguyên nhân từ phía ngân hàng Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn Chi nhánh để tăng trƣởng tín dụng đạt mục tiêu đề ra nên BIDV chi nhánh Bắc Quảng Bình cũng bỏ qua một số khâu thẩm định giá và đánh giá đúng năng lực của khách hàng. Việc thu thập thông tin của khách hàng cá nhân trong quá trình thẩm định cấp tín dụng còn nhiều bất cập, độ chính xác không cao. Bên cạnh đó, việc đánh giá, nhận định sai trong xem xét các yếu tố pháp lý cũng có thể do đạo đức nghề nghiệp của cán bộ cho vay, vay ké khách hàng vì lợi ích cá nhân dẫn đến rủi ro mất vốn cao. b. Nguyễn nhân từ phía khách hàng Chủ yếu xuất phát từ việc khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích…Khách hàng thƣờng sử dụng tiền vay cho hoạt động kinh doanh khác mục đính vay vốn khai báo với ngân hàng, ví dụ kinh doanh vật liệu xây dựng nhƣng lại đầu tƣ vào kinh doanh bất động sản, lấy nguồn ngắn hạn đầu tƣ vào nguồn dài hạn nên dẫn đến mất
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2