intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

69
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về tạo động lực cho người lao động trong các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc giai đoạn 2008-2012, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc cho giai đoạn 2013-2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> ---------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG<br /> <br /> TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG<br /> TẠI CÔNG TY TNHH TƢ VẤN THẨM ĐỊNH VÀ<br /> ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ GIA LỘC<br /> Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp<br /> <br /> HÀ NỘI – 2013<br /> <br /> TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br /> Trong giai đoạn hiện nay đã có một sự thay đổi lớn về nhận thức của các nhà quản<br /> trị đối với người lao động. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi CareerBuilder- một<br /> website việc làm hàng đầu thế giới (Báo doanh nhân Sài Gòn cuối tuần số ra ngày 10<br /> tháng 01 năm 2008) đã chỉ ra rằng sự bất mãn đang tăng lên trong giới làm công: cứ<br /> trong bốn người thì có một người đang cảm thấy chán nản với việc làm của mình, và số<br /> người chán nản như vậy tăng trung bình 20% trong 2 năm tiếp theo; có 6 trong số 10<br /> người được hỏi đều đang có ý định rời bỏ công việc hiện tại. Vì thế, giải quyết vấn đề<br /> nguồn nhân lực không phải là công việc dễ dàng. Mục đích chính của các nhà quản trị là<br /> quản trị nguồn nhân lực hiệu quả để làm được điều đó các nhà quản trị cần phải hiểu<br /> những gì nhân viên đang tìm kiếm ở công việc hay nói cách khác là các nhà quản trị cần<br /> phải biết cách động viên nhân viên làm việc.<br /> Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động,<br /> Công ty đã đưa ra một số biện pháp để tạo động lực cho người lao động như: xây dựng<br /> bản mô tả công việc, xây dựng bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, xây dựng chỉ tiêu<br /> đánh giá thực hiện công việc,.. Mặc dù những biện pháp đó cũng mang lại một số hiệu<br /> quả nhất định, tuy nhiên người lao động vẫn chưa nhận thấy được tạo động lực do quá<br /> trình thực hiện các giải pháp còn chưa đồng bộ, biểu hiện như: chính sách đề ra nhưng<br /> khâu thanh toán thưởng cho nhân viên còn chậm, không kịp thời; phương pháp đánh giá<br /> nhân viên dù có nhiều thay đổi nhưng vẫn còn chưa sát với thực tế công việc,…<br /> Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tạo động lực cho người lao động cũng<br /> như thực tế tình hình tìm hiểu tại Công ty TNHH tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ<br /> Gia Lộc, tôi chọn đề tài "Tạo động lực cho ngƣời lao động tại Công ty TNHH Tƣ vấn<br /> thẩm định và Đầu tƣ công nghệ Gia Lộc" với mong muốn có thể đề xuất giải pháp<br /> nhằm gia tăng khả năng cống hiến và gắn bó của người lao động đối với Công ty TNHH<br /> Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc.<br /> Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về tạo động<br /> lực cho người lao động trong các doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng công tác<br /> tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công<br /> <br /> nghệ Gia Lộc giai đoạn 2008-2012, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực cho<br /> người lao động tại Công ty TNHH Tư vấn thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc cho<br /> giai đoạn 2013-2017<br /> Nội dung chính của luận văn gồm 4 chƣơng:<br /> Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Luận văn<br /> Chương 2. Lý luận cơ sở về công tác tạo động lực cho người lao động trong doanh<br /> nghiệp<br /> Chương 3. Phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại Công<br /> ty TNHH Tư vấn Thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc<br /> Chương 4. Giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại<br /> Công ty TNHH Tư vấn Thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc<br /> <br /> CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU<br /> CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN<br /> <br /> Qua việc tiếp cận các công trình khoa học đã được thực hiện liên quan đến công<br /> tác tạo động lực cho người lao động, tác giả nhận thấy các đề tài chủ yếu tập tiếp cận từ<br /> công tác tạo động lực nói chung đến các hoạt động cụ thể của công tác tạo động lực lao<br /> động như: tạo động lực thông qua thiết kế công việc, qua công cụ lương, thưởng, phúc<br /> lợi, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, khuyến khích người lao động tự hoàn thiện bản<br /> thân,….<br /> Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả đã lựa chọn một số<br /> giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty TNHH Tư<br /> vấn Thẩm định và Đầu tư công nghệ Gia Lộc<br /> <br /> CHƢƠNG 2. LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC<br /> CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP<br /> “Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của con người nhằm tăng cường<br /> sự nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức”<br /> Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng, nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt<br /> được mục tiêu của tổ chức cũng như bản thân người lao động. Động lực do vậy là một<br /> trạng thái bên trong để tiếp sinh lực, chuyển đổi, và duy trì hành vi con người để đạt được<br /> các mục tiêu. Động lực lao động gắn với các thái độ chuyển hành vi của con người hướng<br /> vào công việc và ra khỏi trạng thái nghỉ ngơi giải trí hoặc các lĩnh vực khác của cuộc<br /> sống.<br /> Tạo động lực cho người lao động là tổng hợp các biện pháp quản trị nhằm tạo ra các<br /> động lực vật chất và tinh thần cho người lao động.<br /> Tạo động lực vật chất là hình thức tạo động lực thông qua các công cụ tài chính<br /> như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi,…<br /> Tạo động lực phi vật chất là hình thức tạo động lực thông qua các công cụ phi tài<br /> chính như: xây dựng bầu không khí lành mạnh, đầm ấm trong doanh nghiệp; tổ chức<br /> công tác đào tạo nâng cao tay nghề; trao gửi niềm tin đối với nhân viên; tổ chức các hoạt<br /> động văn hóa thể thao,…<br /> <br /> Trong luận văn, tác giả đề cập các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của<br /> người lao động chia làm 2 nhóm yếu tố:<br /> -<br /> <br /> Nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người lao động như: Nhu cầu của người lao<br /> <br /> động; giá trị cá nhân; đặc điểm tính cách; khả năng, năng lực cá nhân của người lao động<br /> -<br /> <br /> Nhóm yếu tố thuộc về tổ chức: tính hấp dẫn của công việc; khả năng thăng<br /> <br /> tiến; quan hệ trong công việc; tầm nhìn, mục tiêu chiến lược của tổ chức; văn hóa doanh<br /> nghiệp, điều kiện làm việc; phong cách lãnh đạo<br /> <br /> CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO<br /> ĐỘNG LỰC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH TƢ<br /> VẤN THẨM ĐỊNH VÀ ĐẦU TƢ CÔNG NGHỆ GIA LỘC<br /> Thông qua việc thực hiện điều tra người lao động đang công tác tại công ty Gia<br /> Lộc, cùng với thông tin từ phòng hành chính nhân sự, tác giả đánh giá thực trạng công tác<br /> tạo động lực cho người lao động tại Công ty Gia Lộc dựa trên một số nội dung:<br /> -<br /> <br /> Tiền lương, thưởng và các khuyến khích khác: Số liệu điều tra cho thấy, mức<br /> <br /> thu nhập bình quân của người lao động của Công ty khá cao so với mặt bằng chung của<br /> thị trường. Công ty thực hiện trả lương theo thời gian và mức độ hoàn thành công việc<br /> dựa trên kết quả đánh giá thực hiện công việc hàng tháng.<br /> -<br /> <br /> Phân tích và thiết kế công việc: Công ty đã xây dựng bản mô tả công việc cho<br /> <br /> tất cả các vị trí công tác. Việc xây dựng bản mô tả công việc cũng như tiêu chí đánh giá<br /> nhân viên có nhiều điểm chưa phù hợp và chưa được cập nhật thường xuyên<br /> -<br /> <br /> Điều kiện, môi trường làm việc: Điều kiện làm việc của công ty chưa tốt thể<br /> <br /> hiện ở việc bố trí diện tích làm việc và trang thiết bị phục vụ công việc chưa được đảm<br /> bảo. Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp còn nhiều mâu thuẫn<br /> -<br /> <br /> Đào tạo, cơ hội thăng tiến: Công tác đào tạo được công ty chú trọng và thực<br /> <br /> hiện khá tốt, công ty thường xuyên tổ chức các khóa học chuyên môn phù hợp cho từng<br /> nhóm người lao động. Cơ hội thăng tiến chưa được chú trọng thực hiện.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2