intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học viên thông qua dạy học chương Cấu tạo nguyên tử và chương Cấu tạo phân tử tại trường SQLQ 1.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Hóa học: Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá học Đại cương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CAO THỊ HÀ THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC HÀ NỘI – 2015 i
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC CAO THỊ HÀ THIẾT KẾ TÀI LIỆU TỰ HỌC CÓ HƢỚNG DẪN THEO MÔĐUN NÂNG CAO NĂNG LỰC TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CHO HỌC VIÊN TRƢỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 1 MÔN HÓA HỌC ĐẠI CƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM HÓA HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN HÓA HỌC) Mã số: 60140111 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kim Thành HÀ NỘI – 2015 ii
  3. MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn i Danh mục viết tắt ii Mục lục iii Danh mục các bảng v Danh mục các sơ đồ, hình vẽ, phiếu vi MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phƣơng pháp tự học có hƣớng dẫn theo module 6 1.1. Nền giáo dục đại học Việt Nam 6 1.1.1. Thực trạng 6 1.1.2. Xu hướng đổi mới 7 1.1.3. Các hình thức tổ chức dạy học ở đại học 8 1.1.4. Công nghệ dạy học hiện đại 9 1.2. Hệ dạy học cá thể hóa và vấn đề tự học 10 1.2.1. Hệ dạy học cá thể hóa 10 1.2.2. Vấn đề tự học 12 1.2.3. Năng lực tự học 14 1.2.4. Kĩ năng tự học 15 1.3. Module dạy học 17 1.3.1. Khái niệm 17 1.3.2. Đặc trưng cơ bản của module dạy học 18 1.3.3. Chức năng của module dạy học 18 1.3.4. Cấu trúc của một module dạy học 19 1.3.5. Biên soạn module 21 1.4. Phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 21 1.4.1. Nội dung phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 21 1.4.2. Cấu trúc nội dung tài liệu tự học ( cho một tiểu module) 22 1.4.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp TH có hướng dẫn theo module 23 1.4.4. Các tình huống sử dụng 23 1.4.5. Những yêu cầu khi dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 24 1.5. Thực trạng dạy và học môn Hóa học Đại cương tại trường SQLQ 1 25 1.5.1. Đặc điểm đối tượng học viên 25 1.5.2. Thực trạng tự học của học viên 26 Tiểu kết chương 1 30 Chƣơng 2: Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo module cho học viên ở trƣờng SQLQ 1 môn Hóa học Đại cƣơng (chƣơng Cấu tạo nguyên tử và chƣơng Cấu tạo phân tử) 31 2.1. Vị trí, mục tiêu của môn HHĐC trong công tác đào tạo ở trường SQLQ 1 31 2.1.1. Vị trí và tầm quan trọng của môn HHĐC trong công tác đào tạo ở trường SQLQ 1 31 iii
  4. 2.1.2. Mục tiêu của môn Hóa học Đại cương 31 2.2. Module hóa nội dung môn Hóa học Đại cương 32 2.2.1. Quy trình thiết kế và biên soạn module môn Hóa học Đại cương 32 2.2.2. Thiết kế tổng quát theo module môn Hóa học Đại cương 32 2.2.3. Thiết kế một module của môn Hóa học Đại cương 35 2.2.4. Cấu trúc của một tiểu module 37 2.2.5. Module phụ đạo 39 2.2.6. Bộ tài liệu dạy học môn Hóa học Đại cương theo module 39 2.2.7. Đánh giá tài liệu biên soạn theo module 40 2.2.8. So sánh tài liệu môn Hóa học Đại cương biên soạn theo module với biên soạn theo kiểu truyền thống 41 2.3. Hình thức tổ chức dạy học môn Hóa học Đại cương bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 43 2.3.1. Những yêu cầu sư phạm đối với PPDH môn Hóa học Đại cương bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 43 2.3.2. Các bước tổ chức dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module 46 2.3.3.Hướng dẫn cách tự học theo module 48 2.3.4. Điều kiện để dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module đạt hiệu quả 49 2.4. Biên soạn tài liệu và thiết kế giáo án dạy học bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo module môn Hóa học Đại cương 51 2.4.1. Module 1: Cấu tạo nguyên tử (mã số HH/ND.HHĐC.01) 51 2.4.2. Module 2: Cấu tạo phân tử (mã số HH/ND.HHĐC.02) 72 Tiểu kết chương 2 99 Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 100 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 100 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 100 3.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm sư phạm 100 3.3.1. Nội dung thực nghiệm sư phạm 100 3.3.2. phương pháp thực nghiệm sư phạm 100 3.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm 101 3.4.1. Chuẩn bị trước khi thực nghiệm 101 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm 101 3.5. Xử lý và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 103 3.5.1. Xử lý và đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm 103 3.5.2. Xử lý và đánh giá định tính kết quả thực nghiệm 107 Tiểu kết chương 3 110 Kết luận và khuyến nghị 111 Danh mục công trình khoa học 1. Bài báo “Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn nhằm phát triển năng lực tự học phần Hóa học Đại cương cho học viên trường Sĩ quan Lục quân 1”, tạp chí Thiết bị Giáo dục ( Số đặc biệt, tháng 9 năm 2015), tr. 37- 39, 46. TÀI LIỆU THAM KHẢO 112 iv
  5. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo sư ngôn ngữ học ứng dụng người New Zealand Cynthia J White cho rằng: con người không thể học tất cả những gì cần trong nhà trường, vì vậy chương trình giáo dục phải giúp tạo ra những sản phẩm "có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới biến động khôn lường". Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và thế giới ngày càng trở thành một "thế giới phẳng". Vì vậy người học cần được trang bị một cách học chủ động, tích cực và sáng tạo. Từ nhiều năm trở lại đây, phương pháp dạy - học lấy người học làm trung tâm đang được chú trọng và vận dụng trong nhà trường. Với phương pháp này người thầy đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn và cung cấp nguồn tài liệu để người học tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tự nghiên cứu để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho bản thân, từ đó hình thành và phát triển nhân cách. Tại Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 nêu rõ "Đối với giáo dục đại học tập trung đào ta ̣o nhân lực triǹ h đô ̣ cao, bồ i dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tƣ ̣ làm giàu tri thƣ́c, sáng tạo của ngƣời học''. Tại mục b khoản 2 điều 5 trong Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 quy định: "Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo". Qua tự học, tự nghiên cứu và qua hoạt động hợp tác, người học rèn luyện được nhiều năng lực, phẩm chất giúp họ có thể tiếp tục tự học, tự nghiên cứu về sau và tự học suốt đời, để họ luôn sẵn sàng đối mặt với mọi nhiệm vụ trong công việc và cuộc sống. Như vậy, điều cốt lõi là phải không ngừng bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho người học. Trong phương pháp này, vai trò của tài liệu hướng dẫn để người học tự học là rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng tự học của người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có qui chế tạm thời ban hành kèm theo Quyết định 2091 ngày 07 tháng 10 năm 1993 về tổ chức đào tạo đại học theo hình thức tự học có hướng dẫn: "áp dụng thật sự công nghệ môđun hoá kiến thức và quản lý theo hệ thống học phần”, đồng thời "Đổi mới phương pháp giảng dạy trong các trường đại 1
  6. học theo hướng thực nghiệm những phương pháp sư phạm tích cực". Cùng với xu thế đổi mới nền giáo dục đại học trong cả nước, trường SQLQ 1 đã và đang đổi mới mạnh mẽ, trong đó đổi mới phương pháp dạy học được nhà trường đặc biệt quan tâm. Với đặc thù của một nhà trường quân đội, học viên hầu như không có sự chủ động về mặt thời gian. Hơn nữa, tài liệu tham khảo môn Hóa học ít, chủ yếu những tài liệu chuyên ngành, một số tài liệu viết ngắn gọn hơn nhưng rất khó giúp học viên nghiên cứu hiệu quả theo đúng trọng tâm của bài . Những điều này ảnh hưởng không nhỏ đế n chấ t lươ ̣ng da ̣y ho ̣c ở trường SQLQ 1. Để khắc phục những khó khăn trên, giảng viên cần giúp học viên nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu dựa trên những hướng dẫn cụ thể cho mỗi bài học. Điều này đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị và cung cấp cho học viên một hệ thống tài liệu tự học có chất lượng. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài "Thiết kế tài liệu tự học có hƣớng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trƣờng Sĩ quan Lục quân 1 môn Hoá ho ̣c Đại cƣơng". 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ở Việt Nam, Từ những năm 1990, khái niệm môđun dạy học đã được vận dụng vào các lĩnh vực giáo dục đại học, dạy nghề…. Cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã đưa ra khái niệm: “Môđun dạy học là một đơn vị chương trình tương đối độc lập, được cấu trúc một cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học. Nó chứa đựng cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một thể hoàn chỉnh”. Đã có nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ nghiên cứu về thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun cho sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Đặng Thị Oanh: “Dùng bài toán tình huống mô phỏng rèn luyện kỹ năng thiết kế công nghệ bài nghiên cứu tài liệu mới cho sinh viên Khoa Hoá Đại học Sư phạm” bảo vệ năm 1995 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Bắc: “Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học Hoá học ở Trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2002 tại trường ĐHSP HN. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Hoàng Hà: “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá hữu cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2003 tại trường ĐHSP Hà Nội. 2
  7. Luận văn Thạc sĩ của tác giả Hoàng Thị Kiều Trang: “Nâng cao chất lượng dạy học phần Hoá vô cơ (chuyên môn I) ở Trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun”, bảo vệ năm 2004 tại trường ĐHSP Hà Nội. Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hương Thảo: "Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan lục quân 1 môn học Hoá đại cương phần Nhiệt động hóa học và Dung dịch’’, bảo vệ năm 2011 tại trường Đại học Giáo dục – ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu khác là các luận văn thạc sĩ , các khóa luận tốt nghiệp tro ng các môn thuộc chuyên ngành Hóa học... theo hướng vâ ̣n du ̣ng tiế p câ ̣n môđun cho sinh viên các khố i trường sư pha ̣m , học sinh các trường phổ thông. Tại trường SQLQ 1, việc áp dụng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun phần Nhiệt động hóa học và Dung dịch bước đầu đã cho kết quả khả quan. Tuy nhiên, đến nay chưa có một đề tài nào đề cập đến việc thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử”. Vì vậy tôi muốn tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu môn HHĐC (chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử”) cho học viên ở trường SQLQ 1. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun nhằm nâng cao năng lực tự học cho học viên thông qua dạy học chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử” tại trường SQLQ 1. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Nghiên cứu những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên tại trường SQLQ 1. - Nghiên cứu thực trạng và xu hướng giáo dục ở các trường cao đẳng, đại học hiện nay. - Tìm hiểu vấn đề tự học và tự học có hướng dẫn theo môđun. - Điều tra vấn đề tự học của HV tại trường SQLQ 1. 4.2. Nghiên cứu việc thiết kế module tự học - Chương trình dạy học Hóa học tại trường SQLQ 1. - Cấu trúc môđun tự học, module phụ đạo (hỗ trợ). - Phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. 4.3. Nghiên cứu về năng lực tự học 3
  8. - Biểu hiện của năng lực tự học - Các kĩ năng tự học - Đánh giá việc phát triển năng lực tự học. 4.4. Thực nghiệm - Điều tra thực trạng về tự học của HV. - Thực nghiệm sư phạm 5. Khách thể, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Hoá ho ̣c Đại cương ở trường SQLQ 1. 5.2. Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển năng lực tự học của HV trường SQLQ 1 thông qua tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun. 5.3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử” Địa bàn: Trường SQLQ 1 6. Giả thuyết khoa học Nếu thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo môđun môn Hoá học Đại cương chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử” có chất lượng, sử dụng có hiệu quả thì sẽ nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên, qua đó góp phần nâng cao được chất lượng dạy học ở trường SQLQ 1. 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết, phương pháp mô hình hoá, phương pháp giả thuyết. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Quan sát, trò chuyện với học viên nhằm đánh giá khả năng tự học của họ. - Điều tra thăm dò trước và sau thực nghiệm sư phạm. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến đóng góp của các thầy, cô giáo lâu năm để hoàn thiện tài liệu tự học. Trao đổi kinh nghiệm với các nhà giáo dục, các GV về kinh nghiệm dạy và học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 7.3. Các phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của đề tài 4
  9. - Luận văn đã vận dụng tiếp cận môđun trong việc biên soạn tài liệu dạy và học chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử” của môn Hoá học Đại cương cho học viên trường SQLQ 1. - Thiết kế môđun phụ đạo bổ trợ cho môđun chính. - Biên soạn các câu hỏi kiểm tra môn Hóa học Đại cương chương “Cấu tạo nguyên tử” và chương “Cấu tạo phân tử”. - Xây dựng được các tiêu chí đánh giá việc phát triển năng lực tự học của HV. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần: - Mở đầu - Nội dung: Gồm ba chương, Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Chương 2: Tổ chức dạy học môn Hoá học Đại cương ở trường Sĩ quan lục quân 1 bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm - Kết luận và khuyến nghị. 5
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học. 2. Bộ Giáo dục và đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2010), Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Nxb Đại học sư phạm. 3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Vụ giáo viên. 4. Hoàng Thị Bắc (2002), Nâng cao chất lượng thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học ở trường ĐHSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục. 5. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung (2001), Phương pháp dạy học hóa học, tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Nguyễn Cƣơng, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2001), Phương pháp dạy học hóa học, tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Chính (2008), tập bài giảng thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Lê Hoàng Hà (2003), Nâng cao chất lượng dạy học học phần Hóa Hữu cơ I (chuyên môn I) ở trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Luận văn thạc sĩ KHGD. 9. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học. Nxb Đại học sư phạm. 10. Phạm Văn Lâm, Mô đun hóa nội dung dạy học và quản lý học tập theo học phần", Thông tin KHQS, Bộ tổng tham mưu, tháng 5/1993. 11. Lê Thị Xuân Liên, Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên qua việc tổ chức seminar và hướng dẫn ôn tập, tổng kết chương", Tạp chí Giáo Dục, số 82, tháng 4/2004. 12. Hoàng Nhâm (2001), Hóa học vô cơ, Tập 1. Nxb Giáo dục. 13. Nguyễn Ngọc Quang, Đặng Thị Oanh, Vận dụng tiếp cận mô đun vào việc đào tạo sinh viên sư phạm, ĐHSP Hà Nội. Đại học giáo dục chuyên nghiệp, tháng 7/1993. 14. Nguyễn Hƣơng Thảo (2011), Thiết kế tài liệu tự học có hướng dẫn theo mô đun tăng cường năng lực tự học, tự nghiên cứu cho học viên ở trường Sĩ quan Lục quân 1 môn học Hóa đại cương phần nhiệt động hóa học và dung dịch. Luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học. 15. Lâm Ngọc Thiềm, Trần Hiệp Hải (2007), Bài tập HHĐC, NXB ĐHQGHN. 16. Cao Thị Thặng, Phạm Thị Lan Hƣơng (2003), “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hóa học”, Dự án Việt -Bỉ, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội. 17. Nguyễn Cảnh Toàn, Vũ Văn Tảo, Bùi Tƣờng (1998), Quá trình dạy tự học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6
  11. 18. Nguyễn Cảnh Toàn (1999), Luận bàn và Kinh nghiệm về tự học. Nxb GD, HN. 19. Nguyễn Thạc, Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lí học sư phạm đại học. Nxb GD, HN 20. Đào Đình Thức (2006), Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học, tập 1, tập 2. Nxb GD. 21. Hoàng Kiều Trang (2004), Nâng cao năng lực tự học học phần Hóa vô cơ I (chuyên môn I) cho sinh viên trường CĐSP bằng phương pháp tự học có hướng dẫn theo môđun. Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục. 22. Phạm Viết Vƣợng (2001), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NxbĐHQG HN 23. http://tailieu.vn/tag/hoahocdaicuong. 24. http://www.hoahoc.org, tạp chí hóa học Việt Nam. 25. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/ phương pháp tự học có hướng dẫn theo mô đun. 26. http://pes.htu.edu.vn/nghiên cứu/ Thiết kế module dạy học trong đào tạo theo học chế tín chỉ. 27. http://www.nld.com.vn/118329P0C1017/giao-duc-dai-hoc-viet-nam-ngay-cang-xa-chuan-quoc-te-.htm 28. http://dantri.com.vn/c25/s25-252276/hon-50-sinh-vien-khong-hung-thu-hoc-tap.htm 29. http://www.ier.edu.vn/nghiên cứu khoa học/ phát triển kĩ năng tự học cho học sinh phổ thông 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2