intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)

Chia sẻ: Dilysstran Dilysstran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là từ việc tìm hiểu lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập; các điều kiện, nguyên tắc và tác dụng khi vận dụng cơ sở lí thuyết đó vào dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; luận văn đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhằm giúp HS yêu thích thể loại văn cổ, thấy được những giá trị của tác phẩm đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Sư phạm Ngữ văn: Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGHIÊM THU TRANG CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM ‘‘VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2016
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGHIÊM THU TRANG CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM ‘‘VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC” CỦA NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU (CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11) LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN NGỮ VĂN) MÃ SỐ: 60 14 01 11 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phạm Minh Diệu HÀ NỘI – 2016
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Phạm Minh Diệu đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh trường thực nghiệm đã nhiệt tình ủng hộ, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tác giả Nghiêm Thu Trang i
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ CT Chương trình ĐHSP Đại học sư phạm GV Giáo viên HS Học sinh Nxb Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa TB Trung bình THPT Trung học phổ thông TK Thế kỉ TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh VN Việt Nam ii
  5. MỤC LỤC Lời cảm ơn .......................................................................................................... i Danh mục các chữ viết tắt......................................................................................ii Danh mục các bảng biểu .................................................................................... v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... v CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................ 8 1.1 Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của HS THPT ............................... 8 1.1.1 Một số khái niệm ....................................................................................... 8 1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập ....................................... 10 1.1.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập ................................................... 11 1.1.4 Biểu hiện của hứng thú học tập ............................................................... 14 1.1.5 Vai trò của hứng thú học tập ................................................................... 17 1.2 Đặc điểm HS THPT ................................................................................... 20 1.2.1 Đặc điểm về hoạt động học tập ............................................................... 20 1.2.2 Đặc điểm về trí tuệ .................................................................................. 20 1.3 Thực trạng dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu từ góc độ tạo hứng thú .......................................................................................... 21 1.3.1 Nội dung, nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.................... 21 1.3.2 Thực trạng tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc........................................................................................... 27 Tiểu kết chương 1............................................................................................. 30 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HS DẠY HỌC TÁC PHẨM VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC ................ 30 2.1 Nguyên tắc tạo hứng thú trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần GiuộcError! Bookmark 2.1.1 Nguyên tắc giúp HS hiểu được nội dung tác phẩmError! Bookmark not defined. 2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổiError! Boo 2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính sáng tạo .......... Error! Bookmark not defined. 2.1.4 Nguyên tắc phát triển chủ thể người học Error! Bookmark not defined. iii
  6. 2.2 Sử dụng một số biện pháp, phương pháp để tạo hứng thú cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc .. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Giúp HS hiểu được từ ngữ cổ và phương ngữ Nam BộError! Bookmark not defin 2.2.2. Giúp HS hiểu được hoàn cảnh lịch sử VN nửa cuối TK XIXError! Bookmark no 2.2.3 Giúp HS hiểu được văn hóa và tính cách Nam Bộ khi học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ....................................... Error! Bookmark not defined. 2.2.4 Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạoError! Bookmark not defined. 2.2.5 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cựcError! Bookmark not defined. 2.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin ................ Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2............................................. Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM . Error! Bookmark not defined. 3.1 Mục đích thực nghiệm ............................... Error! Bookmark not defined. 3.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ............. Error! Bookmark not defined. 3.3 Nội dung thực nghiệm ................................ Error! Bookmark not defined. 3.4 Phương pháp và quy trình thực nghiệm ..... Error! Bookmark not defined. 3.4.1 Phương pháp thực nghiệm ...................... Error! Bookmark not defined. 3.4.2 Quy trình thực nghiệm ............................ Error! Bookmark not defined. 3.5 Giáo án thực nghiệm .................................. Error! Bookmark not defined. 3.6 Kết quả thực nghiệm .................................. Error! Bookmark not defined. 3.6.1 Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau thực nghiệmError! Bookmark not 3.6.2 Kết quả về mức độ hứng thú của HS sau khi thực nghiệmError! Bookmark not de Tiểu kết Chương 3............................................ Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................... Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 31 PHỤ LỤC ........................................................ Error! Bookmark not defined. iv
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Số và tên bảng Trang 1 Bảng 1.1-Kết quả khảo sát các phương pháp được sử 27 dụng. 2 Bảng 1.2-Kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS. 29 3 Bảng 2.1 - Cách tạo lập nhóm học tập bài Văn tế nghĩa sĩ 47 cần Giuộc. 4 Bảng 3.1-Kết quả kiểm tra mức độ nhận thức của HS sau 74 thực nghiệm. 5 Bảng 3.2 - Mức độ hứng thú của HS sau giờ thực 76 nghiệm. 6 Biểu đồ 3.1-So sánh kết quả kiểm tra sau khi dạy thực 75 nghiệm. v
  8. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một trong những tác phẩm đặc biệt có giá trị trong văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX, là “một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” (Hoài Thanh). Nó ghi lại một dấu mốc quan trọng trong lịch sử, báo hiệu một thời kỳ đen tối của dân tộc Việt Nam - gần một thế kỷnước ta rơi vào tay thực dân Pháp xâm lược.Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu như một thước phim phản ánh chân thực khí thế quật cường, bất khuất của người dân Nam Bộ, tiêu biểu cho lòng yêu nước, trượng nghĩa, kết tinh nguyện vọng và ý chí người lao động,sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trong CTNgữ văn THPT- Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- đã thể hiện rõ những giá trị cao đẹp đó. Thế nhưng, trên mạng xã hội vẫn có nhiều hiện tượng HS kêu ca, thắc mắc về mục đích học tập bài văn tế, thậm chí còn thể hiện một sự vô cảm đối với tác phẩm này. Điều đó cũng là một phần thực trạng của việc dạy học tác phẩm Văn tếnghĩa sĩ Cần Giuộc hiện nay ở lớp 11 theo CT Ngữ văn THPT, cho thấy kết quả dạy học bài văn tế hiện nay chưa cao, nhiều HS không hứng thú khi học tác phẩm này. Đó là một điều rất đáng báo động. 1.2Tạo hứng thú học tập cho HS là vấn đề quan trọng trong dạy học. Nếu HS không có hứng thú thì không thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập.Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc”[1, tr.5]. 1
  9. Với những lí do nêu trên chúng tôi chọn đề tài:“Các biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Chương trình Ngữ văn 11)”làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn thơ Nguyễn Đình Chiểu nói riêng và văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu tạo hứng thú học tập trong dạy học Ngữ văn Tác giả Nguyễn Thị Tuyết với đề tài Bước đầu tìm hiểu hứng thú học tập môn Ngữ văn của HS lớp 10, 11 ở trường THPT đã đưa ra những nguyên nhân, đánh giá hiện trạng tạo hứng thú cho HS trong giờ học văn nhưng chưa đề ra giải pháp tạo hứng thú cụ thể [20]. Tác giả Nguyễn Bá Cường, Một số biện pháp bồi dưỡng, phát triển hứng thú, nhu cầu, thị hiếu, năng lực đọc tác phẩm văn chương của HS lớp 9 miền núi Lai Châu đã hướng đến nghiên cứu một số biện pháp tạo hứng thú nhưng hệ thống biện pháp đưa ra còn nhỏ nhặt và mang tính chất như là những thủ pháp, những kĩ thuật của giáo viên trong giờ học [4]. Đó là các luận văn nghiên cứu về vấn đề tạo hứng thú cho HS trong giờ học Ngữ văn nói chung còn vấn đề tạo hứng thú giờ học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc thì hầu như chưa có công trình nào được công bố cho tới thời điểm này. 2.2. Các công trình nghiên cứu tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Công trình đầu tiên của tác giả người Pháp E.Bajot đã dịch tác phẩm Lục Vân Tiên ra tiếng Pháp và có chuyên luận khảo cứu về tác phẩm này. Các tác giả người Pháp khác cũng có công trình nghiên cứu, tuy nhiên các công trình này chủ yếu chỉ nhắc tới truyện thơ Lục Vân Tiên cố ý bỏ qua mảng thơ yêu nước trong đó có Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của ông nhằm che đậy tội ác xâm lược [dẫn theo25, tr.3]. 2
  10. Chuyên luận Nỗi lòng Đồ Chiểu, Phan Văn Hùm là người Việt Nam đầu tiên đứng ở góc độ khoa học văn học để xem xét tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu khá tỉ mỉ. Với chuyên luận này, Phan Văn Hùm đã cắm một mốc theo định hướng đúng, nhiều triển vọng trong việc nghiên cứu Nguyễn Đình Chiểu cả về tư tưởng học thuật cũng như về phương pháp văn bản học. Ngoài ra, Phan Văn Hùm đã chú ý tới các tác phẩm khác của cụ Đồ Chiểu trong đó có Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Song sự quan tâm chưa thực sự tướng xứng với tầm vóc của tác phẩm này [Dẫn theo 25, tr.3]. Năm 1963, thủ tướng Phạm Văn Đồng có bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”nhân dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu. Bài viết đã khẳng định vị trí cao quý của Nguyễn Đình Chiểu, thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là “một tấm gương sáng nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng” [23, tr.74]. Đặc biệt, trong bài viết ông còn giành nhiều nhận định ca ngợi giá trị bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, đó là “...Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân. Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước” [23, tr.71]. Khi nghiên cứu về tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, tác giả Mai Quốc Liên đã đánh giá rất cao tác phẩm này. Đồng thời, tác giả cũng so sánh với các tác phẩm được coi là đỉnh cao của văn học yêu nước thời trước như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo để khẳng định vai trò to lớn của Nguyễn Đình Chiểu. Ngoài ra, tác giả còn khẳng định: “Qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc lần đầu tiên trong văn học xuất hiện vô cùng sinh động và chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân” [dẫn theo25, tr.3]. 3
  11. Nhà phê bình Hoài Thanh cũng có bài viết “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, một trong những bài văn hay nhất của chúng ta” trên báo Văn nghệ ngày 30/6/1972. Bài viết đã chỉ ra được:“Trước đó chưa bao giờ có và sau đó đến mấy chục năm cũng chưa hề có trong văn thơ ta một cái nhìn yêu thương và kính phục như vậy đối với người nông dân” [23, tr.455]. Ngoài ra còn có bài viết của tác giả Đỗ Văn Hỷ với nhan đề “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc qua ý thơ Miên Thẩm và Mai Am”. 2.3. Các công trình nghiên cứu phƣơng pháp dạy và học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Nhà nghiên cứu Đào Nguyên Tụ khi phân tích bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc dựa trên kết cấu 4 phần: lung khởi, thích thực, ai vãn và kết. Với bài viết này, tác giả đã cho thấy được cái nhìn khái quát và toàn diện về tác phẩm “xuất phát từ lòng yêu nước thương dân tha thiết, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ nỗi tiếc thương vô hạn đối với những nghĩa sĩ nông dân đã bỏ mình vì nước, đề cao tấm gương chiến đấu hi sinh anh dũng của họ để động viên lòng yêu nước căm thù giặc, ý chí kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta thời đó”[23, tr.606]. Cũng như các tác giả khác, Đào Nguyên Tụ cũng rất đề cao bài văn tế này và cũng đặt nó sánh ngang tầm với các tác phẩm đỉnh cao trong văn học yêu nước. Ông viết: “Nếu như trong kho tàng văn học dân tộc đã có đỉnh cao về nhiều thể loại như hịch của Trần Hưng Đạo, phú của Trương Hán Siêu, cáo của Nguyễn Trãi...thì ta lại có thêm đỉnh cao về văn tế với sự đóng góp của Nguyễn Đình Chiểu” [23, tr.616]. Các tác giả Ngô Đức Quyền và Nguyễn Quốc Túy trong sách “Giảng văn văn học Việt Nam” và “Giảng văn chọn lọc văn học Việt Nam”cũng khẳng định: giá trị nghệ thuật hết sức đặc sắc làm cho bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành bất tử, lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng được bức tượng đài về người nông dân yêu nước, những người anh hùng vô danh [Dẫn theo 25, tr.6]. 4
  12. Trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của trường ĐHSP Hà Nội, xuất bản 1991, Nguyễn Đình Chú đã có những đóng góp thiết thực về phương pháp giảng dạy cho giáo viên hướng dẫn HS tiếp cận Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [5]. Ngoài ra phải kể đến bài viết “Định hướng tổ chức dạy học văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” (trích Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học Văn) của Nguyễn Ái Học. Bài viết đã chỉ ra khá tỉ mỉ các bước thực hiện khi dạy giảng dạy tác phẩm [13]. Bài viết của nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn, “Tiếp cận văn hóa đối với tác phẩm văn học trung đại trong chương trình SGK Ngữ văn 11” trên tạp chí Văn học và tuổi trẻ số 9 năm 2007, đã đưa ra một số kinh nghiệm để giảng dạy bài văn tế đạt hiệu quả. Tác giả đã đề cập đến một số vấn đề như phương diện cảm xúc, thể loại và đặc biệt chú ý đến việc tìm hiểu cơ sở văn hóa của khái niệm “nghĩa” và coi đó là chìa khóa hiểu đúng tác phẩm [21, tr.31]. “Con đường dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh chiều sâu nghệ thuật tác phẩm Văn tế nghĩa Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao hiệu quả dạy và học” của tác giả Phạm Thị Mai Hương, tiếp cận tác phẩm từ chiều sâu nghệ thuật để nâng cao chất lượng dạy học [14]. Tác giả Lại Thị Thương, “Tiếp cận hệ thống theo hướng văn hóa trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu” đã có tiếp cận giảng dạy tác phẩm từ góc độ văn hóa [25]. Các công trình nghiên cứu trên đã có những đóng góp tích cực trong việc giảng dạy tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhưng nhìn chung các công trình này mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra cách tiếp cận, câu hỏi định hướng để giúp GV giảng dạy chứ chưa đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm tạo hứng thú học tập cho HS với bài học. 3. Mục đích nghiên cứu Từ việc tìm hiểu lí thuyết về hứng thú và tạo hứng thú trong học tập; các điều kiện, nguyên tắc và tác dụng khi vận dụng cơ sở lí thuyết đó vào dạy học tác 5
  13. phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; luận văn đưa ra một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nhằm giúp HS yêu thích thể loại văn cổ, thấy được những giá trị của tác phẩm đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1-Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất biện pháp tạo hứng thúkhi học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 4.2- Đề xuất một số biện pháp tạo hứng thú trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. 4.3- Thực nghiệm. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng Hoạt động dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu theo CT Ngữ văn lớp 11 (CT cơ bản). 5.2. Phạm vi - Về lý thuyết, đề tài khảo sát tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộccủa Nguyễn Đình Chiểu trong Ngữ văn 11. - Về khảo sát thực tế và thực nghiệm, chúng tôi mới chỉ tiến hành ở 2 trường THPT Bãi Cháy, THPT Hải Đảo (Quảng Ninh). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt tới mục đích nghiên cứu, trong quá trình thực hiện chúng tôi áp dụng các phương pháp sau: 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết Các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng để thu thập thông tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy lô-gíc để rút ra kết luận khoa học cần thiết. Trong đề tài này, các phương pháp nghiên cứu lí thuyết được dùng gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh- đối chiếu, suy luận... 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6
  14. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn bao gồm: điều tra, khảo sát phỏng vấn, thống kê, phân loại.... Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn được sử dụng để điều tra thực trạng dạy học bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộcở THPT, xử lý các điều tra và tư liệu thực nghiệm. Trong các phương pháp nghiên cứu thực tiễn có phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm chứng những lí luận đã đề ra trong thực tiễn, qua đó khẳng định tính khả thi của đề tài hoặc bổ sung vào kết quả nghiên cứu đã có. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, cấu trúc luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2: Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS trong dạy học tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 7
  15. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1.Hứng thú và hứng thú học tập Ngữ văn của HS THPT 1.1.1. Một số khái niệm 1.1.1.1. Hứng thú Hứng thú là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong khoa học cũng như trong đời sống. Hứng thú là một dạng tâm lí phức tạp. Vì vậy, vấn đề này luôn được các nhà tâm lí học quan tâm nghiên cứu. Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Hứng thú là cảm giác thích thú thấy trong người mình đang có một sức thôi thúc làm cái gì đó”. Hứng thú nếu là danh từ chỉ sự ham thích (Tác phẩm gây được hứng thú cho người đọc). Hứng thú là tính từ: Cảm thấy hứng thú, thích thú, hào hứng, hứng thú với công việc [26, tr.861]. Theo Từ điển Tâm lý học: “Hứng thú là biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khoái cảm thích thú...”[28, tr.161]. Trong cuốn Vấn đề hứng thú nhận thức trong giáo dục học, G.I.Sukina nhấn mạnh: “Hứng thú - đó là sự kết hợp độc đáo các quá trình tình cảm - ý chí và quá trình trí lực, tính tích cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” và “đó là thái độ riêng của cá nhân đối với đối tượng, ý thức được ý nghĩa cuộc sống và sự hấp dẫn về tình cảm gây ra” [33, tr.4]. Khar-la-mốp đã nêu: “Hứng thú - đó là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ và làm cho hoạt động của con người có tính chất hấp dẫn” [33, tr.28]. “Điều đó gây cho các em niềm vui sướng, sự hưng phấn xúc cảm và kích thích tình tích cực nhận thức” [33, tr.95 - 96]. Tương tự, trong cuốn Phương pháp đọc sách, A.P.P.Ri-ma-cốp-xki cho rằng “Lòng đam mê, thích thú môn học và sự thấm nhuần mục đích học tập sẽ giúp người ta khắc phục khó khăn, nâng cao được năng lực làm việc” [32, tr.97]. 8
  16. Nhà tâm lý học Cô-va-li-ôp cũng đưa ra quan niệm của mình trong cuốn Tâm lý học cá nhânnhư sau: “Hứng thú là thái độ đặc thù của cá nhân đối với một đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong đời sống và do sự hấp dẫn về tình cảm của nó”. “Hứng thú đó là sự kết hợp độc đáo quá trình tình cảm - ý chí và quá trình nghị lực, tính tịch cực nhận thức và hoạt động của con người được nâng cao” [29, tr.41]. Bên cạnh đó trong Luật giáo dục được Quốc hội ta thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2009, tại kì họp thứ 6, Quốc hội khóa XII, ở Điều 28 - Yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” [17, tr.23]. Để gây hứng thú cho HS chúng ta phải “...giúp học sinh cảm xúc niềm vui sướng của sự thành công, tin tưởng vào sức của mình, vào khả năng vượt qua khó khăn sẽ gặp” [34, tr.28]. Như vậy, hứng thú là một trạng thái tâm lý phức tạp của con người, là thái độ của cá nhân đối với một đối tượng nào đó vừa có ý nghĩa trong cuộc sống vừa có ý nghĩa mang lại một khoái cảm. Hứng thú sẽ làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức, làm nảy sinh khát vọng hành động cũng như sự sáng tạo trong công việc. 1.1.1.2 Hứng thú học tập Ngữ văn Hoạt động học tập là hoạt động nhận thứcmang tính tích cực, tự lực và sáng tạo. Để tăng hiệu quả của quá trình nhận thức,phát huy được tính tích cực, sự sáng tạo của người học cần phải tạo được hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức của con người rất phong phú, đa dạng. Trong nhà trường, hứng thú nhận thức của HS chính là hứng thú học tập. Vì thế có thể đưa ra định nghĩa học tập môn Ngữ văn trong nhà trường như sau: Hứng thú học tập trong môn Ngữ văn là thái độ say mê, tích cực của HS trong quá trình học tập môn Ngữ văn 9
  17. do thấy được ý nghĩa của nó trong cuộc sống và có sự gắn bó tình cảm sâu sắc với nó. Thái độ này thể hiện trong mọi hoạt động của cá nhân, rõ nét nhất là trong hoạt động học tập. 1.1.2. Những đặc trưng cơ bản của hứng thú học tập 1.1.2.1. Tính lựa chọn Tính lựa chọn của hứng thú biểu hiện ở thái độ đặc thù của mỗi các nhân đối với từng môn học, từng nội dung học. Thái độ đặc thù của cá nhân thể hiện rõ nhất ở trong hứng thú cá nhân. Có nghĩa là trước mọi đối tượng, mọi hiện thực khách quan, con người nhìn nhận nó với một thái độ của riêng mình. Cái gì có ý nghĩa quan trọng, có giá trị với chính cá nhân, có liên quan tới sự phát triển của cá nhân, cá nhân cảm thấy hứng thú thì sẽ được lựa chọn. “Tính lựa chọn của hứng thú là biểu hiện xu hướng lựa chọn của quá trình tâm lý nhằm vào các đối tượng của thế giới làm thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng của cá nhân” [31, tr.56]. 1.1.2.2. Sự kết hợp nhuần nhuyễn và hữu cơ giữa quá trình nhận thức và quá trình tình cảm của cá nhân Cấu tạo của hứng thú gồm nhận thức và tình cảm. Sự cấu tạo hai phần này của hứng thú có sự kết hợp nhuần nhuyễn, hữu cơ với nhau tạo nên một hứng thú hoàn chỉnh và trọn vẹn. Thành phần nhận thức là nắm lấy đối tượng và hiểu rõ đối tượng ở mức độ sâu sắc, đi sâu vào bản chất của đối tượng. Đây là bộ phận mang tính lí trí cao. Nó tham gia vào hứng thú người học; có nhiệm vụ thúc đẩy người học tìm, nhìn nhận ra những giá trị, ý nghĩa, tầm quan trọng của đối tượng trong cuộc sống và đối với cá nhân người học. Thành phần tình cảm được cho là có vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp cho việc nhận thức diễn ra nhanh, hiệu quả, dễ dàng và thoải mái hơn. Bởi tình cảm là nguồn nuôi dưỡng hứng thú, giúp cho hứng thú được hình thành và phát triển. Việc người học có hứng thú nhiều hay ít dựa trên tình cảm của cá nhân 10
  18. người học với đối tượng. Thành phần tình cảm cũng làm cho hứng thú cá nhân có sắc thái riêng, mang tính cá nhân. Khi nhận thức và tình cảm trong hứng thú kết hợp với nhau thì hứng thú cá nhân sẽ sâu sắc và bền lâu hơn. Đồng nghĩa với việc khi có hứng thú học tập,HS sẽ tích cực hơn, lôi cuốn hơn, có ý chí tập trung cao hơn từ đó có tình cảm sâu sắc với đối tượng, muốn đi sâu vào tìm hiểu đối tượng. 1.1.2.3. Thống nhất giữa chủ thể và khách thể Trong nghiên cứu hứng thú, giữa chủ thể và khách thể có quan hệ chặt chẽ, thống nhất với nhau. Nó là cơ sở nghiên cứu các biện pháp kích thích hứng thú cho HS. Theo các nhà xã hội học sự thống nhất giữa chủ thể và khách thể đó theo tính chất khách quan của sự tồn tại hứng thú và phản ánh hứng thú trong ý thức của con người. “Hứng thú là sự thống nhất giữa biểu hiện thực tế của nội tại với sự phản ánh thế giới khách quan, với tổ hợp những giá trị vật chất và tinh thần của nền văn hóa nhân loại trong ý thức của chủ thể” [Dẫn theo15, tr.28]. 1.1.3. Các điều kiện để tạo hứng thú học tập 1.1.3.1. Điều kiện về mục tiêu và nội dung học tập Mục tiêu học tập do người dạy thiết kế và cũng là cái quyết định xem người học hứng thú yêu thích hay không. Nội dung học tập là kiến thức mà người học sẽ chiếm lĩnh và biến nó thành của bản thân. Nội dung học tập tồn tại khách quan với người học, là phần mà người học có thể đạt được các mục tiêu học tập. Tuy nhiên, không phải tất cả mục tiêu học tập đều là mục tiêu kiến thức bên trong mà người học khao khát muốn đạt được. Chỉ những yếu tố nào của mục tiêu học tập trở thành đối tượng học tập, hoạt động học tập thì mới thực sự trở thành mục tiêu bên trong của người học. Để gia tăng hứng thú và khả năng chiếm lĩnh nội dung học tập cần phải làm cho nội dung học tập trở thành đối tượng của hoạt động học tập, phải thực sự coi nội dung học tập là hình thái đối tượng hóa của những mục tiêu học tập. Do học tập là tổ hợp những hoạt động khác nhau được người học thực hiện nhằm chiếm lĩnh đối 11
  19. tượng nên nội dung học tập là các mục tiêu học tập được đặt dưới hình thức những hoạt động của người học trong quá trình học tập như hoạt động nhận thức, hoạt động giao tiếp, hoạt động vui chơi, hoạt động quản lí tri thức,... Nội dung học tập muốn trở thành điều kiện tạo hứng thú cho HS thì phải đảm bảo về các mặt sau: - Hấp dẫn về nhận thức: Các kiến thức mà nội dung học tập đưa ra phải là những kiến thức thu hút HS, không phức tạp cũng như không quá đơn giản, phải đảm bảo chúng nằm trong phạm vi phát triển gần của mỗi người. - Đa dạng hóa trong cách trình bày và mô tả đảm bảo HS có nhu cầu và thích học: Nội dung học tập phải được thiết kế một cách lôgic với nhiều hướng tiếp cận khác nhau để HS có thể tiếp cận ở nhiều con đường, từ đó bộc lộ rõ bản chất nội dung học tập. Để đảm bảo nội dung học tập tạo được hứng thú cho người học, người dạy phải có kĩ năng sư phạm. Nội dung học tập được thiết kế và mô tả đạt hiệu quả khi có sự hỗ trợ của nhiều phương tiện dạy học và tài liệu học tập. - Nội dung học tập tạo ra nhiều cơ hội cho phép người học kiến tạo kiến thức: Khi thiết kế nội dung học tập cần chú ý tới các tình huống, các hoàn cảnh có thể giúp người học kiến tạo tri thức cho mình trong phạm vi của nội dung học tập. Vì vậy, cần căn cứ vào sự phát triển cá nhân của người học để dự kiến những yếu tố cấu thành hoàn cảnh cụ thể của học tập làm cho người học tạo được cấu trúc mới trong kinh nghiệm của mình mà thích ứng được với hoàn cảnh. -Nội dung học tập đảm bảo tính liên tục trong sự liên kết lẫn nhau ở mức độ cao: Nội dung học tập khi được thiết kế cần phải dựa vào điều kiện học liệu và các kĩ thuật dạy học có thể sử dụng trong quá trình học tập để tạo ra sự liên kết thông tin. Đó là sự liên thông giữa các loại tài liệu cũng như sự liên thông giữa nhiều kĩ thuật dạy học như lời nói, tranh ảnh, bản đồ, câu hỏi và câu trả lời, ngôn ngữ đàm thoại và thảo luận,...Như vậy, sẽ giúp cho hệ thống tri thức 12
  20. không bị tách rời trong quá trình học tập và cũng là điều kiện quan trọng nhằm tạo ra hứng thú cho người học. 1.1.3.2. Điều kiện về phương pháp dạy học Trong quá trình dạy học, phương pháp dạy học là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng dạy học. Vì vậy, việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học phù hợp có vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học nói chung và tạo hứng thú cho người học nói riêng. Phương pháp dạy học được vận dụng phải phù hợp với mục tiêu, đặc trưng nội dung và nguyên tắc dạy học, phát huy được tính tích cực của HS. Trong giờ học, HS cảm thấy thoải mái,thấy việc học của mình là có ích thì khi đó HS được làm chủ hoạt động học của mình. Như vậy,kiến thức sẽ ở lại lâu hơn trong trí nhớ và đặc biệt HS cảm thấy hứng thú, yêu thích với hoạt động học vì đã được trải nghiệm với những kiến thức đó. Việc lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp, HS sẽ có điều kiện để phát triển hứng thú nhận thức, thỏa mãn nhu cầu tìm tòi, khám phá của bản thân. Với các phương pháp dạy học tích cực, HS không chỉ dừng lại ở việc giải quyết các vấn đề đặt ra mà còn tự phát hiện ra các vấn đề mới cần được giải quyết. Những cảm xúc có được trong quá trình tìm tòi khám phá, cảm xúc thành công và cảm xúc về sự hoàn thành một công việc là những củng cố tích cực cho việc hình thành và phát triển hứng thú nhận thức ở người học. 1.1.3.3 Điều kiện về môi trường học tập Môi trường học tập cũng là một trong những điều kiện góp phần kích thích tạo hứng thú học tập cho HS. Môi trường học tập là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, tức thời nhất. Bầu không khí lớp học có thoải mái hay không, các phương tiện, ánh sáng, âm thanh có phù hợp khiến HS có cảm thấy hứng thú hay không. Môi trường học tập, không khí lớp học phù hợp, HS cảm thấy thực sự thoải mái, tự tin thể hiện sẽ khiến các em hình thành hứng thú một cách nhanh chóng, dần dần củng cố một năng lực quan trọng, đó là năng lực hứng thú. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2