intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: Tabicani12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NgHệ thống hóa, tổng hợp vấn đề lý luận về rủi ro tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN của NHTM. Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN TRỊNH MINH ÁNH KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: TS. Đinh Bảo Ngọc Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng là một NHTM quốc doanh lớn, hoạt động lâu đời và uy tín nhưng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần hoàn thiện nhằm hạn chế RRTD trong hoạt động cho vay DN. Nằm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trung tâm kinh tế trọng điểm tại miền Trung - Tây Nguyên, khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là các DN. Với những kết quả đạt được, việc tiếp tục mở rộng cho vay DN là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách cho vay của Chi nhánh trong thời gian đến. Điều này đồng nghĩa với việc phải không ngừng tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế, ngăn ngừa và giảm thiểu RRTD có thể xảy ra. Chính vì vậy, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa, tổng hợp vấn đề lý luận về RRTD và kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM. - Phân tích và đánh giá thực trạng kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. - Khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu b. Phạm vi nghiên cứu
  4. 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp: Báo cáo KQHĐKD; các sách, báo, tạp chí; tài liệu... 4.2. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp phân tích thống kê: Dựa vào số liệu thu thập được, đề tài phân tích và đánh giá kết quả kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh. - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu và chỉ số qua các năm nhằm đánh giá hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh. 5. Bố cục đề tài Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài được trình bày trong 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Sau khi tham khảo các đề tài nghiên cứu trước đây tác giả thực hiện đề tài: “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng”. Đề tài này sẽ có điểm khác biệt so với các đề tài nghiên cứu trước đây.
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN V Ề KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Tổng quan về các loại hình doanh nghiệp Các loại hình DN bao gồm: CT TNHH một thành viên, CT TNHH hai thành viên trở lên, CTCP, DNTN và công ty hợp danh. 1.1.2. Hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Cho vay DN là hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTM cam kết giao cho DN một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi. b. Phân loại cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại - Căn cứ vào thời hạn cho vay. - Căn cứ vào hình thức bảo đảm tiền vay. - Căn cứ vào phương thức cho vay. c. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại - Đối tượng cho vay DN rất đa dạng. - Số lượng DN ít, quy mô và doanh số giao dịch của DN lớn. - Thời hạn cho vay DN từ 1 ngày đến 12 tháng. Phương thức cho vay DN chủ yếu là cho vay từng lần và cho vay theo HMTD.
  6. 4 - Cho vay DN phục vụ nhu cầu đầu tư SXKD của nền kinh tế. - Hầu hết các DN đều phải có TSBĐ khi vay vốn. - Quản lý cho vay DN phức tạp, nhất là DN có quy mô lớn. - Hoạt động tìm kiếm thông tin DN có nhiều điểm thuận lợi. - Thẩm định và kiểm soát RRTD trong cho vay DN phức tạp. - RRTD trong cho vay DN thường cao. Giá trị tổn thất trong cho vay DN chiếm giá trị lớn trong tổng tổn thất của NHTM. 1.1.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại a. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp RRTD trong cho vay DN là tổn thất có khả năng xảy ra đối với NHTM do DN vay vốn không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. b. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp - Phân loại rủi ro của NHTM. - Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay DN. c. Nguyên nhân rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp RRTD trong cho vay DN phần lớn phát sinh từ tình trạng thông tin bất đối xứng trong quá trình cho vay DN. d. Hậu quả rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Hậu quả đối với NHTM; Hậu quả đối với khách hàng; Hậu quả đối với nền kinh tế - xã hội 1.2. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1. Khái niệm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là việc NHTM sử dụng các biện pháp nhằm biến đổi RRTD về mức tối thiểu thông qua né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu, phân tán, chuyển giao RRTD.
  7. 5 1.2.2. Đặc trƣng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là hoạt động phức tạp, yêu cầu NHTM cần có biện pháp phòng ngừa, xử lý RRTD phù hợp. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN phải được phân bổ nguồn lực tương xứng giữa DN và cá nhân về số lượng lẫn chi phí. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là hoạt động được thực hiện nhằm giảm thiểu RRTD trước khi tổn thất xảy ra. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN gặp trở ngại khi RRTD xảy ra do TSBĐ có giá trị lớn, dễ bị hỏng và mất giá theo thời gian. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là hoạt động được tiến hành xuyên suốt một cách chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay. - Hoạt động né tránh RRTD trong cho vay DN được thực hiện hiệu quả do nguồn thông tin tương đối đầy đủ từ các kênh thông tin. - Hoạt động ngăn ngừa RRTD trong cho vay DN thông qua việc sàng lọc khách hàng được tiến hành tốt hơn do số lượng DN ít. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, phải được đầu tư kỹ lưỡng và được tiến hành bài bản. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN phải đạt được mối quan hệ hài hòa với quy mô tăng trưởng cho vay DN và lợi ích mang lại. - Kiểm soát RRTD trong cho vay DN là giảm thiểu rủi ro ở mức tối đa NHTM chấp nhận được và đạt được lợi nhuận tương ứng. 1.2.3. Mục tiêu và yêu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp a. Mục tiêu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp b. Yêu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp
  8. 6 1.2.4. Nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp a. Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Phương thức này được tiến hành dưới những hình thức: Thẩm định tín dụng; Xác định giới hạn tỷ lệ cho vay DN; Xếp hạng tín dụng nội bộ; Xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc DN; Yêu cầu DN có biện pháp nhằm biến đổi RRTD về mức chấp thuận để cho vay; Từ chối cho vay; Cho vay đồng tài trợ; Quy định giới hạn tỷ lệ dư nợ các thị trường, ngành nghề, lĩnh vực có RRTD cao trên tổng dư nợ. b. Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Phương thức này được tiến hành dưới các hình thức: XHTD định kỳ; Thực hiện bảo đảm tiền vay; Thu nợ trước hạn; Phân định rõ cơ cấu tổ chức hoạt động cho vay DN với cơ cấu kiểm soát RRTD; Quy định tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT của DN; Ủy quyền cho người có thẩm quyền phê duyệt cho vay DN một cách thích hợp; Phân chia trách nhiệm theo nguyên tắc phân công phân nhiệm và bất kiêm nhiệm giữa ba bộ phận đề xuất cho vay, thẩm định tín dụng và tác nghiệp; Thực hiện quy trình cho vay DN một cách chặt chẽ và tương ứng với từng mức RRTD; Xây dựng hoàn chỉnh chính sách khách hàng và hệ thống văn bản đối với hoạt động cho vay DN; Sử dụng điều kiện vay vốn trong HĐTD; Giám sát và ràng buộc thực hiện cam kết điều khoản hạn chế; Sử dụng biện pháp tài chính; Giám sát xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay DN. c. Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Phương thức này được tiến hành dưới những hình thức: Thực hiện cho vay DN có bảo đảm bằng tài sản; Định giá các khoản cho vay DN; Trích lập dự phòng RRTD; Thương lượng nợ; Sử dụng điều khoản của HĐTD; Giảm dần DNCV, tạm dừng và chấm dứt cho vay.
  9. 7 d. Phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Phương thức này được tiến hành dưới các hình thức: Đa dạng hóa DMCV; Cho vay đồng tài trợ; Xác định giới hạn cho vay. e. Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Phương thức này được tiến hành dưới những hình thức: Khuyến nghị DN mua bảo hiểm; Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần; Bán nợ; Sử dụng CCPS; Thực hiện chứng khoán hóa; Yêu cầu bảo lãnh của bên thứ ba; Cho vay theo sự chỉ định của Chính phủ. 1.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp a. Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ của cho vay doanh nghiệp Sự biến động cơ cấu nhóm nợ trong cho vay DN theo xu hướng giảm tỷ trọng nợ của DN có mức độ RRTD cao và tăng tỷ trọng nợ của DN có mức độ RRTD thấp là một biểu hiện chứng tỏ chất lượng hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN của NHTM ngày càng được cải thiện và đạt kết quả tốt. b. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của cho vay doanh nghiệp (1.3) c. Tỷ lệ nợ xấu của cho vay doanh nghiệp (1.4)
  10. 8 d. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của cho vay doanh nghiệp (1.5) (1.6) (1.7) e. Tỷ lệ xóa nợ ròng của cho vay doanh nghiệp (1.8) g. Lãi treo (1.9) 1.2.6. Nhân tố ảnh hƣởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp a. Nhân tố bên trong ngân hàng - Nguồn nhân lực - Công nghệ ngân hàng - Khả năng tài chính b. Nhân tố bên ngoài ngân hàng - Môi trường tự nhiên - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  11. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK - CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - Chi nhánh Thanh Khê, Đà Nẵng thành lập theo Quyết định số 515/QĐ-NHNN ngày 26/12/1996 và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1997, trên cơ sở PGD Thanh Lộc Đán. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng a. Chức năng và nhiệm vụ b. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng a. Tình hình huy động vốn b. Tình hình cho vay c. Kết quả kinh doanh 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
  12. 10 a. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp b. Tình hình chung về cho vay doanh nghiệp c. Tình hình cho vay doanh nghiệp theo thành phần kinh tế 2.2.2. Thực trạng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng a. Các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng - Né tránh rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Thẩm định tín dụng; Xếp hạng tín dụng nội bộ; Từ chối cho vay; Quy định giới hạn tỷ lệ dư nợ cho vay DN so với tổng tiền gửi; Xây dựng tiêu chuẩn sàng lọc DN; Quy định giới hạn tỷ lệ dư nợ thị trường, ngành nghề, lĩnh vực có RRTD cao trên tổng dư nợ cho vay DN; Yêu cầu DN có biện pháp biến đổi RRTD về mức chấp thuận cho vay; Cho vay đồng tài trợ; Xác định lĩnh vực ưu tiên cho vay. - Ngăn ngừa rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Xếp hạng tín dụng định kỳ; Phân định rõ cơ cấu tổ chức cho vay DN với cơ cấu kiểm soát RRTD; Phân công phân nhiệm trong quản trị cho vay DN; Thực hiện bảo đảm tiền vay; Ủy quyền cho người có thẩm quyền phê duyệt cho vay DN thích hợp; Sử dụng các điều kiện vay vốn trong HĐTD; Công tác nhân sự; Quy định tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT của DN; Giám sát và ràng buộc thực hiện các cam kết về điều khoản hạn chế; Thực hiện quy trình cho vay DN một cách chặt chẽ và tương ứng với từng mức RRTD; Sử dụng biện pháp tài chính; Giám sát xuyên suốt trước, trong và sau khi cho vay DN; Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay doanh nghiệp; Thu nợ trước hạn; Đối tượng cho vay.
  13. 11 - Giảm thiểu rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Thực hiện cho vay DN có bảo đảm bằng tài sản; Định giá các khoản cho vay DN; Trích lập dự phòng RRTD; Sử dụng điều khoản của HĐTD; Giảm dần dư nợ cho vay, tạm dừng và chấm dứt cho vay; Thương lượng nợ. - Phân tán rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Đa dạng hóa DMCV; Xác định giới hạn cho vay DN. - Chuyển giao rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp Khuyến khích DN mua bảo hiểm; Bán nợ; Sử dụng công cụ phái sinh; Yêu cầu thế chấp, cầm cố tài sản của bên thứ ba; Thực hiện chứng khoán hóa; Cho vay theo sự chỉ định của Chính phủ; Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần. b. Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng - Sự cải thiện trong cơ cấu nhóm nợ Theo số liệu thu thập được giai đoạn 2016 - 2018, nợ nhóm 1 có xu hướng tăng và nợ nhóm 2 có xu hướng giảm dần qua các năm, như vậy kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh đã có sự tiến bộ. Bên cạnh đó, các nhóm nợ xấu lại tăng dần qua các năm do Chi nhánh vẫn chưa chú trọng kiểm soát việc chấp hành chính sách cho vay để có biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ vay có vấn đề. Điều này đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực trong việc tăng cường kiểm soát RRTD trong cho vay DN sao cho rủi ro hạn chế đến mức tối đa. - Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 và tỷ lệ nợ xấu Giai đoạn 2016 - 2018 tình hình nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của DN có sự sụt giảm mạnh và liên tục qua các năm từ 0.58% năm 2016 xuống còn 0.03%. Tuy nhiên, trong 3 năm qua nợ xấu của DN liên tục tăng ở mức thấp và được kiểm soát chưa tốt đã khiến cho tỷ
  14. 12 lệ nợ xấu của DN năm 2018 tăng 0.1% so với năm 2017. Vì vậy, kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh cần được quan tâm nhiều hơn và có các biện pháp cụ thể trong thời gian đến. - Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD Giai đoạn 2016 - 2018 tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD trong cho vay DN có sự thay đổi qua từng năm, cụ thể: Năm 2017 giảm 0,03% so với năm 2016, đến năm 2018 đã tăng thêm 0,01% so với năm 2017. Đây là căn cứ rõ ràng nhất khẳng định rằng Chi nhánh đã thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc trích lập DPRR và tiến hành trích đúng, trích đủ DPRR theo quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/03/2013. Đối nghịch với tỷ lệ trích lập DPRR thì việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong cho vay DN lại sụt giảm qua các năm. Năm 2017 chỉ tiêu này giảm 7,76% so với năm 2016. Đến năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của DN gia tăng rõ rệt đã kéo tỷ lệ XLRR/DPRR trong cho vay DN tiếp tục giảm sâu 10,79% so với năm 2017. Kết quả là vậy, song Chi nhánh cũng không nên lơ là trong việc cân nhắc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong cho vay DN bởi lẽ nó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh sau này. c. Nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng - Nhân tố bên trong Chi nhánh: Khả năng tài chính của Agribank; Chính sách tín dụng của Agribank; Tổ chức quản lý rủi ro tín dụng; Nguồn nhân lực; Công nghệ ngân hàng. - Nhân tố bên ngoài Chi nhánh: Môi trường kinh tế; Môi trường văn hóa - xã hội; Môi trường tự nhiên; Đối thủ cạnh tranh; Môi trường pháp lý.
  15. 13 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc Thứ nhất, Chi nhánh đã chủ động kiên quyết từ chối cho vay đối với DN có kết quả XHTD từ B đến D nhằm né tránh RRTD. Thứ hai, Chi nhánh đã quy định giới hạn tỷ lệ cho vay DN so với tổng tiền gửi nhằm đánh giá lại mức độ chính xác của HMTD. Thứ ba, Chi nhánh đã thực hiện tốt chỉ tiêu sàng lọc DN, hạn chế ý chí chủ quan của CBTD tham gia quy trình thẩm định tín dụng. Thứ tư, Chi nhánh luôn yêu cầu DN có biện pháp biến đổi RRTD về mức chấp thuận cho vay nhằm kiểm soát chặt chẽ RRTD. Thứ năm, Chi nhánh đã áp dụng cho vay đồng tài trợ đối với DN có nhu cầu vốn lớn, do đó hạn chế được rủi ro. Thứ sáu, Chi nhánh đã phân định rõ cơ cấu tổ chức với cơ cấu kiểm soát RRTD, ủy quyền cho người có thẩm quyền phê duyệt cho vay DN thích hợp. Thứ bảy, Chi nhánh đã áp dụng linh hoạt các biện pháp về sử dụng các điều khoản, điều kiện vay vốn; công tác nhân sự; giám sát và ràng buộc thực hiện điều khoản hạn chế cũng như sử dụng biện pháp tài chính; đối tượng cho vay; thương lượng nợ; giảm dần dư nợ, tạm dừng và chấm dứt cho vay DN. Thứ tám, Chi nhánh đã tuân thủ chặt chẽ quy trình cho vay DN; trích lập đúng và đủ DPRR đảm bảo quỹ dự phòng để xử lý RRTD, đồng thời áp dụng lãi suất có tính đến yếu tố RRTD theo nguyên tắc phần bù rủi ro. Thứ chín, Chi nhánh đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp
  16. 14 bán nợ, sử dụng CCPS, bảo lãnh của bên thứ ba và cho vay theo chỉ định của Chính phủ. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế a. Hạn chế Một là, trong các năm qua, tuy nợ xấu của DN tại Chi nhánh được kiểm soát ở mức thấp, song con số tuyệt đối có xu hướng tăng. Hai là, hoạt động thẩm định cho vay DN tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại trong quá trình thực hiện. Việc xác minh thông tin do DN cung cấp cũng như phân tích dòng tiền, thẩm định PASXKD/DAĐT và phân tích rủi ro chưa được quan tâm đúng mức. Ba là, hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN tại Chi nhánh phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo và trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Bốn là, hoạt động định giá và giám sát TSBĐ tiền vay được triển khai thực hiện tại Chi nhánh vẫn có một số hạn chế và bất cập. Năm là, hoạt động giám sát trong và sau khi cho vay DN tại Chi nhánh chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay DN, chưa sát với tình hình thực tế và chưa được quán triệt thực hiện một cách thường xuyên, đúng mức. Sáu là, tỷ lệ vốn đối ứng tham gia vào PASXKD/DAĐT được quy định bất hợp lý, độ linh hoạt chưa cao. Bảy là, DMCV đối với DN tại Chi nhánh chỉ mới đa dạng theo TPKT, ngành nghề kinh tế, TSBĐ và việc đa dạng hóa còn hạn chế. Tám là, việc xác định giới hạn cho vay DN chưa thực sự phản ánh đúng nhu cầu vay vốn SXKD của DN. Chín là, hoạt động trích lập dự phòng RRTD của DN không phản ánh đúng thực chất khoản cho vay DN.
  17. 15 Mười là, việc thực hiện mua bảo hiểm của DN tại Chi nhánh chưa được thực hiện triệt để và mang tính chất tư vấn là chủ yếu. Mười một là, mô hình tổ chức quản trị cho vay DN tại Chi nhánh chưa hoàn toàn có sự tách bạch độc lập giữa các bộ phận với chức năng và nhiệm vụ chuyên biệt. Mười hai là, hệ thống thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin DN mới dừng lại ở mức độ phân tích các chỉ tiêu tài chính mà chưa đi sâu vào phân tích bản chất kinh tế cũng như tính xác minh thực tế. b. Nguyên nhân của hạn chế - Nguyên nhân bên trong Chi nhánh Thứ nhất, đội ngũ CBTD tại Chi nhánh còn quá mỏng về lực lượng chỉ có khoảng 30% trong tổng nhân sự của Chi nhánh, cộng với số lượng CBTD chất lượng cao lại thiếu, nhiều CBTD không được đào tạo bài bản đúng chuyên ngành dẫn đến chưa đáp ứng đủ yêu cầu ngày càng cao của công việc thẩm định PASXKD/ DAĐT làm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng trong cho vay DN. Thứ hai, việc thẩm định không tuân thủ theo quy trình, không có cơ cấu tổ chức hoặc phân công trách nhiệm rõ ràng làm gia tăng thời gian và chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng. Thứ ba, khối lượng xử lý công việc hàng ngày lớn lại chịu áp lực về thời gian, trong khi đó Chi nhánh chưa sử dụng nhiều công nghệ ngân hàng trong hoạt động quản lý tình hình DN cũng như những phần mềm phục vụ cho hoạt động kiểm soát RRTD dẫn đến CBTD thực sự quá tải với công việc của mình. Thứ tư, hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng DN phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của CBTD thực hiện công việc chấm điểm, bởi lẽ CBTD có thể thay đổi theo hướng tích cực để quá trình
  18. 16 ra quyết định cho vay DN được thuận lợi, hay bởi sự bất cẩn của CBTD khi không thu thập đầy đủ dữ liệu từ các kênh đáng tin cậy. Thứ năm, hầu hết các BCTC chưa được kiểm toán, vì vậy số liệu có thể chưa phản ảnh đúng khả năng trả nợ của DN để làm nền tảng ra quyết định cho vay đúng đắn. Đặc biệt, đối với DNN&V thường nhập nhằng giữa vấn đề tài sản cá nhân lãnh đạo và tài sản DN dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch: Hoặc là từ chối DN tốt, hoặc là lựa chọn DN xấu. Thêm vào đó là rủi ro đạo đức xảy ra khi DN cung cấp thông tin sai sự thật có lợi cho họ trong việc đề nghị cho vay. Thứ sáu, nguồn thông tin định giá TSBĐ không đáng tin cậy, dẫn đến rủi ro trong việc định giá TSBĐ. Thứ bảy, việc định giá vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Thứ tám, mặc dù Chi nhánh đã trích đầy đủ dự phòng RRTD và có đủ điều kiện về tài chính để bù đắp rủi ro nhưng không được xử lý nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trong khi xử lý TSBĐ thủ tục đấu giá công khai lại rất phức tạp và mất khá nhiều thời gian và thường phải thông qua Tòa án, Cục thi hành án và cơ quan định giá độc lập. Thứ chín, CBTD thường chạy theo chỉ tiêu DSCV để hoàn thành kế hoạch kinh doanh mà xem nhẹ hoạt động kiểm tra sau khi cho vay DN đã khiến cho việc phát hiện và xử lý nợ xấu gặp nhiều trở ngại. Một số phương án vay có hiệu quả, tiền bán hàng đã được trả nhưng DN không trả nợ mà sử dụng vào mục đích khác không hiệu quả, bị tổn thất dẫn đến không có nguồn trả nợ cho Chi nhánh. - Nguyên nhân bên ngoài Chi nhánh + Nguyên nhân thuộc về doanh nghiệp vay vốn Thứ nhất, các văn bản pháp luật chưa có sự nhất quán gây ảnh hưởng đến kiểm soát RRTD trong cho vay DN. Chẳng hạn, căn cứ vào Nghị quyết số 42/2017/QH14 Chi nhánh có quyền thu giữ TSĐB
  19. 17 để xử lý khi DN không trả được nợ, nhưng vướng phải quy định về quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm chỗ ở,... được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở,... + Nguyên nhân xuất phát từ chính sách của Chính phủ và NHNN Thứ nhất, các văn bản pháp luật chưa có sự nhất quán gây ảnh hưởng đến kiểm soát RRTD trong cho vay DN. Chẳng hạn, căn cứ vào Nghị quyết số 42/2017/QH14 Chi nhánh có quyền thu giữ TSĐB để xử lý khi DN không trả được nợ, nhưng vướng phải quy định về quyền sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm chỗ ở,... được quy định trong Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở,... Thứ hai, đối với trường hợp cho vay theo sự chỉ định của Chính phủ (Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách cho vay thủy sản,...) thì Chi nhánh thường không thẩm định tín dụng và việc áp dụng biện pháp xử lý nợ đối với các đơn vị này thực sự khó khăn. Đây là chính nguyên nhân khiến cho RRTD trong cho vay DN ngày càng tăng cao. Thứ ba, theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 của Quy chế số 226/QĐ-HĐTV-TD ngày 09/03/2017, mức lãi suất quá hạn đối với các khoản vay DN tại Chi nhánh bằng 150% lãi suất trong hạn, tương ứng với mức rất thấp, cụ thể: 10,5% đối với cho vay ngắn hạn DN (lãi trong hạn tại thời điểm 31/07/2019 là 7%/năm) và 12% đối với cho vay trung, dài hạn DN (lãi trong hạn tại thời điểm 31/07/2019 là 8%/năm, trong khi đó lãi suất cho vay DN của các NHTM tại TP. Đà Nẵng từ khoảng 12%/năm đối với cho vay ngắn hạn, 15% đối với cho vay dài hạn. Vì thế, DN chấp nhận nợ quá hạn gây khó khăn cho kiểm soát RRTD trong cho vay DN tại Chi nhánh. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
  20. 18 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1.1. Bối cảnh kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3.1.2. Định hƣớng chung về cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3.1.3. Định hƣớng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.2.1. Nâng cao chất lƣợng hoạt động thẩm định tín dụng a. Kiểm tra, xác minh tính chính xác của thông tin do DN cung cấp Chi nhánh cần chú trọng phân tích và kiểm tra một số thông tin sau: Kiểm tra, xác minh thông tin trong BCTC của DN; Kiểm tra kết quả kinh doanh lãi lỗ của DN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2