intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thị xã Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

26
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng: Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thị xã Sơn Tây

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG ----------------------------------- Lê Thị Phương Thảo – C00670 NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 8340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Thúy Hà Nội, năm 2018
  2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Và ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình, với đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng thu ngân sách nhà nước, thu hút được hơn 5 triệu việc làm. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ đã có chính sách và hỗ trợ tiếp cận vốn, hỗ trợ thuế, hỗ trợ mặt bằng sản xuất,… mà gần đây đã luật hóa bằng bộ Luật số 04/2017/QH14 (Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2017). Tuy nhiên, nhu cầu vốn để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn. Trong đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Nắm bắt được điều đó, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Sơn Tây đã xác định được các doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng khách hàng tiềm năng, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể mở rộng thị trường tăng trưởng có hiệu quả cao. Song để vừa giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng đồng thời giúp ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh với chất lượng cho vay tốt thì thực sự là một vấn đề khó khăn cho cả hai phía doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngân hàng thương mại hiện nay. Chính từ thực tế nêu trên, có thể thấy nâng cao chất lượng cho vay nói chung và cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành cấp thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây nói riêng. Do đó, đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh thị xã Sơn Tây” được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn này. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây. 1
  3. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở đánh giá về chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây. - Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại. - Phạm vi nghiên cứu: • Về không gian: Nghiên cứu chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây. • Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2015 -2017; Đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2018 - 2023. • Đề tài được nghiên cứu trên giác độ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây. 4. Phương pháp nghiên cứu Nội dung của luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp trong thu thập và xử lý thông tin… Cụ thể: - Thực hiện thu thập, thống kê số liệu từ các Báo cáo tổng kết của các cơ quan như: NHNN nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh thị xã Sơn Tây nói riêng. - Thực hiện so sánh tương đối, tuyệt đối, phân tích số liệu để đưa ra các đánh giá về tình hình thực tế chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Sơn Tây . Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân trong chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh thị xã Sơn Tây làm cơ sở để đưa ra các giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thời gian tới. 2
  4. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt, các bảng biểu số liệu, danh mục tài liệu tham khảo, mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở đánh giá về chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh thị xã Sơn Tây - Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam Chi nhánh thị xã Sơn Tây. CHƯƠNG I: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1 Khái niệm và tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1.1 Doanh nghiệp Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi nhuận của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội. 1.1.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa Chính phủ đã ban hành nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 đưa ra định nghĩa mới nhất về DNN&V như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và tổng doanh thu của năm hoặc tổng nguồn vốn” 1.1.1.3 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa Tại Việt Nam 3
  5. Bảng 1.1: Phân loại DNN&V theo Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Lao Tổng Lao động Tổng Lao động Tổng động doanh tham gia doanh tham gia doanh tham gia thu hoặc BHXH thu hoặc BHXH thu hoặc Khu BHXH Tổng bq năm Tổng bq năm Tổng vực bq năm nguồn (người)) nguồn (người) nguồn (người) vốn (tỷ vốn (tỷ vốn (tỷ đồng) đồng) đồng) I. Nông, Không Không Không Không Không Không lâm nghiệp quá 10 quá 3 tỷ quá 100 quá 50 tỷ quá 20000 quá 200 tỷ và thủy sản người đồng người hoặc 20 người đồng hoặc tỷ đồng 100 tỷ đồng II. Công Không Không Không Không Không Không nghiệp và quá 10 quá 3 tỷ quá 100 quá 50 tỷ quá 20000 quá 200 tỷ xây dựng người đồng người hoặc 20 người đồng hoặc tỷ đồng 100 tỷ đồng III. Thương Không Không Không Không Không Không mại và dịch quá 10 quá 3 tỷ quá 50 quá 100 quá 100 quá 300 tỷ vụ người đồng người tỷ hoặc người đồng hoặc 50 tỷ 100 tỷ đồng đồng (Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP) 4
  6. Bảng 1.2: Tiêu chí phân loại DNN&V ở một số nước trên thế giới Số lao Tổng tài Doanh Năng lực Nước Vốn đầu tư động sản thu sản xuất Úc X Brunây X X Canada X X Trung Quốc X X Hồng Kông X Indonesia X X Nhật Bản X X Malaysia X X Philippin X X Nga X Singapore X X Đài Loan X Thái Lan X X Hoa Kỳ X X (Nguồn: Chiến lược cạnh tranh cho các DNN&V ở Việt Nam hiện nay) 1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa a/ Một số ưu thế Một là, doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, nhạy bén và dễ thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Hai là, doanh nghiệp nhỏ và vừa được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp. Ba là, doanh nghiệp nho và vừa tạo điều kiện duy trì tự do cạnh tranh. Bốn là, doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát huy được tiềm lực trong nước. Năm là, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo lập sự phát triển cân bằng giữa các vùng trong một quốc gia. b/ Một số hạn chế Một là, khả năng tài chính thấp. Hai là, doanh nghiệp nhỏ và vừa bị bất lợi trong việc mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị và tiêu thụ sản phẩm. Ba là, doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu thông tin, trình độ quản lý thường bị hạn chế. Bốn là, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng thu hút được các nhà quản lý và lao động giỏi. Năm là, hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vững chắc. 5
  7. 1.1.3 Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế Việt Nam Thứ nhất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ ba, các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo. Thứ tư, làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Thứ năm, đóng góp vào quá trình tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới. Thứ sáu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng hợp tác với các doanh nghiệp lớn. 1.2 Tổng quan về cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM 1.2.1 Khái niệm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa “Cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong các hình thức cho vay, theo đó NHTM giao hoặc cam kết giao cho DNN&V một khoản tiền để sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh đã được xác định trước trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi”. 1.2.2 Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Đối tượng của loại hình cho vay này là các doanh nghiệp nhỏ và vừa Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa đa dạng Thời gian cho vay đa dạng Quy mô khoản vay không quá lớn Nguồn trả nợ từ hiệu quả kinh doanh 1.2.3 Nguyên tắc cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng 1.2.4 Điều kiện cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Thứ nhất, doanh nghiệp nho và vừa phải có đủ tư cách pháp lý Thứ hai, vốn vay phải sử dụng hợp pháp Thứ ba, doanh nghiệp nho và vừa phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn cam kết Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có phương án, dự án sản xuất kinh doanh khả thi và hiệu quả Thứ năm, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải có đảm bảo tiền vay theo quy định. 1.2.5 Các hình thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.5.1 Hình thức cho vay theo món (từng lần) 6
  8. 1.2.5.2 Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng 1.2.5.3 Hình thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 1.2.5.4 Hình thức cho vay theo dự án đầu tư 1.2.5.5 Hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 1.2.5.6 Hình thức cho vay trả góp 1.2.5.7 Hình thức cho vay luân chuyển vốn 1.2.5.8 Cho vay theo hạn mức thấu chi 1.2.6 Quy trình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Thu thập thông tin Bước 3: Thẩm định tín dụng và ra phán quyết cấp tín dụng Bước 4: Ký kết hợp đồng cho vay Bước 5: Giải ngân Bước 6: Kiểm tra giám sát khoản vay và thu hồi nợ 1.2.7 Vai trò cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.2.7.1 Đối với nền kinh tế Góp phần thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế Góp phần gia tăng tốc độ luân chuyển vốn, rộng hơn Tạo công ăn việc làm 1.2.7.2 Đối với ngân hàng thương mại Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh của ngân hàng Gia tăng sức cạnh tranh của các ngân hàng trên thị trường Gia tăng thu nhập cho ngân hàng Mở rộng mối quan hệ 1.2.7.3 Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa Góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V Giúp làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm bắt được các cơ hội kinh doanh Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ hội tiếp cận, đổi mới các dây chuyền sản xuất kinh doanh 1.3 Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 1.3.1 Quan điểm chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại là sự đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 7
  9. quan hệ vay vốn, đảm bảo an toàn hay hạn chế rủi ro về vốn, tăng lợi nhuận của ngân hàng, phù hợp và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội. 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay DNN&V của NHTM 1.3.2.1 Chỉ tiêu định tính Khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa đi vay Khả năng nâng cao uy tín của ngân hàng trong việc cho vay Đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội 1.3.2.2 Chỉ tiêu định lượng (1) Chỉ tiêu dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Dư nợ cho vay DNN&V Tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V = ---------------------------------- x 100% Tổng dư nợ cho vay (2) Tỷ lệ nợ quá hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Dư nợ quá hạn DNN&V Tỷ lệ nợ quá hạn đối với = -------------------------------------- x 100% DNN&V Tổng dư nợ cho vay DNN&V Nợ quá hạn trong cho vay DNN&V là khoản nợ đến thời hạn thanh toán (đáo hạn) nhưng DNN&V vay không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng. Nhìn vào tỷ lệ này ta có thể đánh giá được phần nào chất lượng cho vay DNN&V của ngân hàng. (3) Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu phản ánh rõ nét chất lượng và rủi ro trong hoạt động cho vay DNN&V của NHTM. Nợ xấu cho vay DNN&V Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ = ----------------------------------------- x 100% cho vay DNN&V Tổng dư nợ cho vay DNN&V Nợ xấu cho vay DNN&V Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn = ----------------------------------------- x 100% cho vay DNN&V Nợ quá hạn cho vay DNN&V Chỉ tiêu nợ xấu cho vay DNN&V trên NQH cho vay DNN&V cho biết trong 100 đồng nợ quá hạn cho vay DNN&V thì nợ xấu chiếm bao nhiêu đồng. (4) Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ cho vay DNN&V Vòng quay vốn tín dụng = ---------------------------------------------- x 100% Dư nợ bình quân cho vay DNN&V 8
  10. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng của ngân hàng đối với DNN&V. (5) Thu nhập từ hoạt động cho vay doanh nghiêp nhỏ và vừa Thu lãi cho vay DNN&V Tỷ lệ thu lãi cho vay DNN&V = ------------------------------------- x 100% trên tổng thu nhập Tổng thu nhập Chỉ tiêu này phản ánh phần trăm thu nhập từ hoạt động cho vay đối với DNN&V của NH trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh nói chung. Thu lãi từ cho vay DNN&V Tỷ trọng thu nhập từ = --------------------------------------- x 100% cho vay DNN&V Tổng thu lãi cho vay 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.4.1 Nhân tố chủ quan Chính sách cho vay của ngân hàng Quy mô vốn và cơ cấu vốn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Chất lượng công tác thẩm định cho vay Chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng Chất lượng thông tin tín dụng Công tác kiểm tra, giám sát các khoản vay Công nghệ, trang thiết bị ngân hàng 1.4.2 Nhân tố khách quan Môi trường kinh tế Môi trường chính trị - xã hội Môi trường pháp lý Môi trường tự nhiên Năng lực tài chính của các daonh nghiệp nhỏ và vừa Đạo đức kinh doanh, uy tín, năng lực quản lý của chủ DNN&V Khả năng sử dụng vốn vay và phương án SXKD của dự án vay vốn Kết luận chương 1 9
  11. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY DOANH NHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ SƠN TÂY 2.1. Khái quát về Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Năm 2009 nhằm đáp ứng nhu cầu của tình hình kinh tế Sơn Tây nói chung và ngân hàng nói riêng, Chủ tịch Hội Đồng Thành viên Agribank đã ra quyết định số 342/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 1 tháng 4 năm 2009 thành lập Agribank chi nhánh Sơn Tây - là một chi nhánh cấp 1 trực thuộc Agribank. Với tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn Tây (Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây) Địa chỉ: Số 189 Lê Lợi – Phường Lê Lợi- Thị xã Sơn Tây - Hà Nội 2.1.2. Cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC PHÒNG KT – KS NỘI CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC BỘ Phò Phò ng Phò Phòng ng Kế Phòng ng Phòng Kế giao toán Dịch tín Tổng hoạch- dịch – vụ - dụn hợp nguồn trực Ngâ MKT g vốn thuộ n c quỹ 10
  12. Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây 11
  13. 2.1.3. Các hoạt động chủ yếu 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn Bảng 2.1: Cơ cấu VHĐ của Agribank CN Thị xã ST (Đơn vị: tỷ đồng) Năm Năm 2016 Năm 2017 2015 Tăng STT Chỉ tiêu Số trưởng Tăng Số Số tiền so trưởng so tiền tiền năm năm trước trước Nguồn vốn 3.640 I 2.608 3.155 547 485 nội tệ Tiền gửi 259 1 279 411 132 -152 không kỳ hạn Có kỳ hạn 1.522 2 1.562 1.649 87 -127 dưới 12 tháng Có kỳ hạn từ 1.859 3 767 1.095 328 764 12 tháng Nguồn vốn 42 II 97 62 -35 -20 ngoại tệ Tiền gửi 14 1 8 29 21 -15 không kỳ hạn Có kỳ hạn 19 2 61 25 -36 -6 dưới 12 tháng Có kỳ hạn từ 9 3 28 8 -20 1 12 tháng Tổng nguồn 2.705 3.217 512 465 vốn (I+II) 3.682 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank CN TX Sơn Tây) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng nguồn vốn trong các năm qua tại ngân hàng đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn ngoại tệ giảm mạnh là do chính sách lãi suất ngoại tệ điều chỉnh giảm còn 0%, năm 2016 giảm 35 tỷ so với năm 2015; năm 2017 tiếp tục giảm 20 tỷ so với năm 2016. Tuy nhiên mặt bằng chung nguồn vốn vẫn tăng. Như vậy, chứng tỏ công tác huy động vốn của chi nhánh khá tốt, giúp chi nhánh chủ động hơn trong nguồn vốn kinh doanh của mình 12
  14. 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng Trong 3 năm từ 2015, 2016, 2017 tổng dư nợ tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây có nhiều biến đổi, có sự tăng trưởng rõ nét. Năm 2015, tổng dư nợ là 1.565 tỷ đồng, đến năm 2017 dư nợ tăng cao đạt 2.750 tỷ, tăng 1.083 tỷ so với năm 2016 (dư nợ 1.667 tỷ) bằng 165% so với năm 2016 Biểu đồ 2.1: Dư nợ tín dụng tại Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây Đơn vị: tỷ đồng 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank CN Thị xã ST) 2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động dịch vụ tại Agribank CN Thị xã Sơn Tây Đơn vị: triệu đồng So sánh So sánh Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 Số Đạt tỷ Số Đạt tỷ tiền lệ (%) tiền lệ (%) Doanh thu 8.024 8.436 hoạt động 7.488 536 7,16 412 5,13 dịch vụ (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank CN TX Sơn Tây) Bảng 2.2 thấy doanh thu từ mảng DV qua các năm có tăng ổn định, an toàn. 13
  15. 2.3. Thực trạng cho vay DNN&V tại Agribank CN Thị xã Sơn Tây 2.3.1 Kết quả hoạt động cho vay DNN&V tại Agribank CN Thị xã ST 2.3.1.1 Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.3 Doanh số cho vay DNN&V của Agribank CN Thị xã Sơn Tây Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2016- Năm 2017- 2015 2016 Chỉ Năm Năm Năm Tươn Tươn tiêu 2015 2016 2017 Tuyệt g Tuyệt g đối đối đối đối (%) (%) Doanh số cho vay 190.03 257.45 109.73 136,6 80.296 67.425 35,48 DNN& 0 5 4 7 V Doanh số cho vay 112.26 238.25 338.44 125.98 112,2 100.18 42,05 TPKT 6 2 0 6 2 8 khác Doanh 192.56 428.28 595.89 235.72 122,4 167.61 số 39,14 2 2 5 0 1 3 cho vay (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) Nhìn chung doanh số cho vay DNN&V liên tục tăng trong 3 năm giúp các ngân hàng ổn định hơn trong các hoạt động tín dụng của mình và tạo điều kiện hơn cho các DNN&V có thể vay vốn sản xuất kinh doanh. 14
  16. 2.3.1.2 Doanh số thu hồi nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 15
  17. Bảng 2.4: Doanh số thu nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Agribank Chi nhánh Thị xã Sơn Tây Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2016- Năm 2017- 2015 2016 Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tương Tương 2015 2016 2017 Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) Doanh số thu nợ 80.153 157.793 234.156 77.640 96,64 76.363 48,39 DNN&V Doanh số thu nợ 131.409 210.493 280.670 78.084 59,42 71.177 33,81 TPKT khác Tổng doanh số 211.562 368.286 514.826 156.724 74,08 146.540 42,51 thu nợ (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) Doanh số thu nợ trong cho vay DNN&V của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây trong giai đoạn năm 2016-2017 vẫn có chiều hướng tăng lên, nhưng tốc độ tăng thì không bằng giai đoạn năm 2015- 2016. 2.3.1.3 Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.5: Dư nợ cho vay DNN&V của Agribank CN Thị xã Sơn Tây Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Năm 2016- Năm 2017- 2015 2016 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tương Tương 2015 2016 2017 Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) Cho vay DNVVN 45.686 77.923 101.222 32.273 70,64 23.299 29,90 Cho vay TPKT 66.182 93.941 151.711 27.759 41,94 57.770 61,50 khác Tổng dư nợ cho 111.868 171.864 252.933 59.996 53,63 81.069 47,17 vay (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) 16
  18. Cùng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ cho vay cũng gia tăng liên tục với tỷ lệ tương đối cao. Dư nợ cho vay DNN&V năm 2015 là 45.686 triệu đồng (chiếm 40,84% tổng dư nợ cho vay), năm 2016 tăng lên là 77.923 triệu đồng (chiếm 45,34% tổng dư nợ cho vay), chênh hơn so với năm 2015 là 32.273 triệu đồng tương ứng tăng 70,64%. Sang năm 2017, dư nợ cho vay DNN&V là 101.222 triệu đồng (chiếm 40,02% tổng dư nợ cho vay), tăng so với năm 2012 là 29,90% ứng với tăng 23.299 triệu đồng. Có thể thấy dư nợ cho vay DNN&V chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ cho vay của NH. 2.4 Thực trạng chất lượng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Sơn Tây 2.4.1 Chỉ tiêu định tính Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của thị xã Sơn Tây Kinh tế thị xã Sơn Tây phát triển ổn định, tăng trưởng cao hơn năm trước; tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất ước đạt 9,9%; thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng/năm. Thu ngân sách Nhà nước 330 tỷ đồng, đạt 151% kế hoạch (bằng 171,34% so với cùng kỳ năm trước). Khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây mới đáp ứng được phần nào các nhu cầu vay vốn của các DNN&V trên địa bàn thị xã Sơn Tây bởi hiện nay ở thị xã Sơn Tây có khoảng 26,3% số doanh nghiệp nhỏ và vừa có ưu thế chiếm lĩnh thị trường, 62% số doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh trong thế chưa vững chắc và 11,6% số doanh nghiệp nhỏ và vừa không có khả năng cạnh tranh để có thị trường trong nước mặc dù doanh số cho vay của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây vẫn có chiều hướng tăng qua các năm. Khả năng nâng cao uy tín của ngân hàng Arigbank hiện là ngân hàng thương mại duy nhất 100% vốn nhà nước. Chi nhánh có mạng lưới rộng khắp trên địa bàn thị xã; có quan hệ mật thiết, gắn bó lâu dài với chính quyền địa phương nên có được niềm tin và sự tín nhiệm của đông đao quần chúng nhân dân trên địa bàn. 2.4.2 Chỉ tiêu định lượng ❖ Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Hệ số phản ánh hoạt động thu nợ của NH với hoạt động cho vay DNN&V. 17
  19. Bảng 2.6: Hệ số thu nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Arigbank chi nhánh thị xã Sơn Tây Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh số thu nợ 80.153 157.793 234.156 DNN&V Doanh số cho vay 80.296 190.030 257.455 DNN&V Hệ số thu nợ (%) 99 83 90 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) Từ kết quả của bảng số liệu 2.6 cho ta thấy, hệ số thu nợ tại Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây đạt khá cao. Cụ thể, vào năm 2015, hệ số thu nợ cho vay DNN&V của ngân hàng đạt 99%. Sang năm 2016, thì chỉ tiêu giảm xuống còn 83% và tăng lên là 90% vào năm 2017. Mặc dù, hệ số thu nợ cho vay DNN&V có sự biến động lên xuống không ổn định trong 3 năm 2015, 2016, 2017 nhưng hệ số thu nợ vẫn đạt tỷ lệ khá cao, chứng tỏ khả năng quản lý vốn vay của ngân hàng tương đối tốt. ❖ Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNN&V tại Agribank CN thị xã Sơn Tây Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ quá hạn CVDNVVN 466 1.780 2.996 Tổng dư nợ CVDNVVN 45.686 77.923 101.222 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,02 22,85 2,96 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) Từ bảng số liệu 2.7 cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây trong thời gian qua khá là bất ổn. Từ 1,02% vào năm 2015 tăng vọt lên 22,85% vào năm 2016 và giảm xuống còn 2,96% vào năm 2017.. Tuy nhiên, với việc chấn chỉnh lại công tác thẩm định, kiểm tra, kiểm soát khi cho vay thì chất lượng cho vay của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây đã có những chuyển biến rõ rệt khi nợ quá hạn đã giảm nhanh. ❖ Tỷ lệ nợ xấu cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa 18
  20. Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Nợ xấu 149 819 808 CVDNVVN Tổng dư nợ 45.686 77.923 101.222 CVDNVVN Tỷ lệ nợ xấu 0,33 1,05 0,80 (%) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) Theo dữ liệu bảng 2.8 trên thì tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây có xu hướng biến động không ổn định qua các năm. Từ năm 2015 tỷ lệ nợ xấu này là 0,33% với tỷ lệ nợ quá hạn là 1,02%, sang năm 2016 tăng lên 1,05% trong khi tỷ lệ nợ quá hạn là 22,85% và vào năm 2017 tỷ lệ này là 0,8% trong khi tỷ lệ nợ quá hạn là 2,96%. Song nhìn chung thì 2 chỉ tiêu phản ánh cho thấy chất lượng cho vay DNN&V có chiều hướng tăng lên. ❖ Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ xấu trên nợ quá hạn trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Arigbank chi nhánh thị xã Sơn Tây Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ xấu CVDNVVN 149,00 819,00 808,00 Nợ Quá hạn CVDNVVN 465,625 17.804,35 2.992,59 Tỷ lệ nợ xấu/ Nợ quá hạn 32,00 4,60 27,00 (%) (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh thị xã Sơn Tây) Dữ liệu bảng 2.9 cho thấy, vào năm 2015 ngân hàng đã không thực hiện được tốt hoạt động thu nợ đối với các DNN&V đã quá hạn trả nợ. Tuy nhiên đến năm 2016, chỉ tiêu này đã giảm mạnh xuống còn 4,6% và tăng lên 27% vào năm 2017. ❖ Tỷ lệ nợ gia hạn cho vay DNN&V tại Arigbank chi nhánh thị xã ST 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1