intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Nội - Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nợ phải thu và giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng. Thông qua cơ sở lý luận, vận dụng vào thực tế để tiến hành đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội. Đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu khách hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà Nội - Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THU HẰNG QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT HÀ NỘI - CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG – Mã số: 8 34 02 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI - NĂM 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : TS. ĐẶNG ĐÌNH THANH Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:….. - Đường…………… - Quận……………… - TP…………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn: Đối với một doanh nghiệp viễn thông, sản phẩm của doanh nghiệp mang tính đặc thù, chủ yếu là cung cấp các sản phẩm dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin cho khách hàng sử dụng trước và thu tiền sau. Trung tâm kinh doanh VNPT Hà nội là đơn vị trực Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông, thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt nam. Là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông CNTT trên toàn địa bàn Thành phố Hà nội với số lượng khách hàng lớn, nợ phải thu chủ yếu là về cước viễn thông do khách hàng đã sử dụng dịch vụ nhưng không có khả năng thanh toán hoặc trốn nợ. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đồng thời với việc phải thực hiện đề án cổ phần hóa doanh nghiệp viễn thông của Chính phủ trong năm tiếp theo, đối với các Tổng Công ty trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam phải đảm bảo việc minh bạch về tài chính. Với các lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội- Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông” cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn: Có thể kể đến một số tài liệu, bài viết, đề tài nghiên cứu về vấn đề này như: Lê Thị Ngọc Vân (2012), Hoàn thiện quản trị khoản nợ phải thu tại công ty TNHH một thành viên cấp nước Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Nguyễn Hồng Yến (2015), Quản trị nợ phải thu tại Công ty cổ phần may Sông Hồng, Luận văn Thạc sĩ Tài chính-Ngân hàng, Đại học Kinh tế-Đại học Quốc gia Hà nội. Ths. Nguyễn Thị Thu Huyền (2017), Nâng cao hiệu quả thu hồi nợ của khách hàng tại các công ty xi măng, Tạp chí Tài chính. Nhìn chung các bài viết và các công trình khoa học kể trên chỉ nghiên cứu những vấn đề chung và cơ bản về quản trị các khoản phải thu của các Công ty cổ phần, các công ty TNHH một thành viên, từ 1
  4. đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả quản trị các khoản nợ phải thu và thu hồi nợ, chưa có đề xuất các giải pháp quản lý nợ phải thu và nợ phải thu khó đòi đối với Nhà nước và cơ quan Bộ tài chính. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài: - Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý nợ phải thu và giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng. - Thông qua cơ sở lý luận, vận dụng vào thực tế để tiến hành đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội - Đề xuất một số giải pháp có căn cứ khoa học, cơ sở thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ phải thu khách hàng. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: là tình hình quản lý nợ phải thu của Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thông qua việc sử dụng số liệu đánh giá tình hình quản lý nợ phải thu khách hàng của đơn vị trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài: - Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu nợ phải thu. - Phương pháp sử dụng biểu đồ: được sử dụng để mô tả một cách trực quan sự biến động của một số chỉ tiêu thu nợ điển hình trong giai đoạn đánh giá. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Đề tài tập trung hệ thống các nội dung lý thuyết làm rõ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về khoản phải thu. Từ đó vận dụng phân tích thực trạng, phân tích những thuận lợi và khó khăn tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hà nội. Qua đó, đề xuất một số giải pháp để quản lý nợ phải thu khách hàng. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý khoản phải thu 2
  5. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu khách hàng tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. Chương 3: Các giải pháp quản lý nợ phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ Viễn thông công nghệ thông tin tại Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. 3
  6. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Nợ phải thu của doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm Nợ là biểu hiện mối quan hệ giữa chủ nợ, khách nợ thông qua một hoặc nhiều đối tượng nợ. Nó phát sinh trong quá trình hoạt động của doanhng hiệp khi thực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác liên quan đến bộ phận vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời như cho mượn ngắn hạn, chi hộ cho đơn vị bạn hoặc cấp trên, giá trị tài sản thuế mà chưa xử lý… Nói một cách ngắn gọn, nợ phải thu là số tài sản của đơn vị nhưng đang bị các tổ chức hay tập thể, cá nhân khác chiếm dụng mà đơn vị có trách nhiệm thu hồi. Những tài sản đó là những khoản phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với các đối tác. 1.1.2. Phân loại nợ phải thu Để tiện theo dõi các khoản phải thu ta có thể phân loại nợ phải thu theo khách nợ. Nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác. Trong đó phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ phải thu thường xuyên phát sinh trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hoá và cũng là khoản phải thu gặp nhiều rủi ro về khả năng thu hồi vốn. Chính vì thế nghiệp vụ quản lý nợ tập trung chủ yếu về quản lý các khoản phải thu khách hàng và các khoản trả trước cho nhà cung cấp. Do đó trong đề án này em xin đi sâu phân tích về khoản phải thu khách hàng và quản lý nợ phải thu khách hàng. Nợ phải thu bao gồm: 1.1.2.1. Phải thu khách hàng Phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng đã mua đang nợ doanh nghiệp khi khách hàng này đã được doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho doanh nghiệp. Tuỳ theo khả năng thu hồi, thời gian thu hồi, hình thức bảo lãnh, khách nợ thì các khoản phải thu khách hàng lại được phân ra như sau: a. Theo khả năng thu hồi, phải thu khách hàng bao gồm: - Nợ có khả năng thu hồi 4
  7. - Nợ không có khả năng thu hồi (nợ khó đòi) - Phân loại nợ quá hạn: Ta có thể dựa vào “tuổi” của các khoản nợ cùng với tình hình hoạt động của doanh nghiệp để phân loại nợ khó đòi. Theo cách đó ta có 2 loại nợ khó đòi sau: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán: đây là những khoản nợ của khách hàng đã qua hạn phải trả nhưng do một lý do nào đó mà khách hàng đó không thể trả được. Đối với khoản nợ khó đòi này, ta có thể phân ra làm các loại sau: - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 tháng đến dưới 1 năm. - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 1 năm đến dưới 2 năm. - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm - Khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 3 năm trở lên. Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán: nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn,đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án… Các khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên 3 năm hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế vay nợ không có khả năng trả nợ được nữa thì được coi như khoản nợ không có khả năng thu hồi. b. Theo thời gian thu hồi, nợ phải thu bao gồm: - Nợ trong hạn - Nợ quá hạn c. Theo hình thức bảo lãnh, nợ phải thu bao gồm: Theo hình thức này, doanh nghiệp khi trao đổi hàng hoá việc thu tiền về ngay hay còn cho đối tác nợ lại dựa trên uy tín của đối tác đối với doanh nghiệp. Có hai hình thức nợ như sau: - Nợ có bảo lãnh - Nợ không có bảo lãnh d. Theo tính chất của khách nợ Đối với quản lý công nợ phải thu việc phân loại khách hàng theo mối quan hệ làm ăn lâu dài là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng tới các quyết định trong chính sách tín dụng cũng như thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng mà doanh nghiệp quyết định đưa ra cho khách hàng trong các trao đổi. - Phải thu của khách hàng mới - Phải thu của khách hàng lâu năm. 1.1.2.2. Trả trước cho người bán 5
  8. Trả trước cho người bán là khoản tiền mà doanh nghiệp đặt trước cho người bán để nhận hàng nhằm mục đích nhận chiết khấu từ phía khách hàng là nhà cung cấp. 1.1.2.3. Thuế GTGT được khấu trừ (đối với các doanh nghiệp trả thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Là phần thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa hoàn trả. 1.1.2.4. Phải thu nội bộ Thường phát sinh trong các doanh nghiệp có sự phân cấp kinh doanh, quản lý và công tác kế toán. 1.1.2.5. Các khoản phải thu khác Là các khoản phải thu không thuộc các khoản phải thu trên. 1.1.3. Nguyên nhân dẫn tới nợ phải thu của doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp, để quản lý nợ một cách có hiệu quả không những phải thực hiện những biện pháp kiểm soát chính mình mà còn phải hiểu rõ những nguyên nhân phát sinh nợ từ những nợ thông thường đến những khoản nợ phải thu khó đòi. 1.1.3.1. Nguyên nhân hình thành nợ trong hạn Trong quá trình hoạt đông kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp đều phát sinh các khoản phải thu nhưng ở các mức độ nhiều ít khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các khoản phải thu chính là từ chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó chính sách bán chịu hoặc bán hàng trước trả tiền sau ảnh hưởng mạnh nhất đến các khoản phải thu và sự kiểm soát của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp. Chính vì thế trong một kỳ kinh doanh bao giờ doanh nghiệp cũng có các khoản phải thu khách hàng. 1.1.3.2. Nguyên nhân dẫn tới nợ khó đòi ở doanh nghiệp Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nợ khó đòi mà ta có thể thống kê được như sau: Các nguyên nhân chủ quan (từ phía doanh nghiệp): Do chính sách của doanh nghiệp như chính sách bán chịu, chính sách chiết khấu hay thời hạn thu hồi nợ…. Do năng lực yếu kém của nhân viên quản lý công nợ. Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất: Trong nhiều trường hợp, phía người mua trả chậm có những sai sót chủ quan, thậm chí cố ý không hoàn trả món nợ; các khoản này thuộc nhóm rủi ro đạo đức. 6
  9. Thứ hai: Sự biến động của thị trường và các rủi ro trong kinh doanh Thứ ba: Sự thay đổi trong chính sách kinh tế vĩ mô 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nợ phải thu của doanh nghiệp Quy mô nợ phải thu của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào chính sách của doanh nghiệp. Ngoài ra quy mô công nợ còn chịu ảnh hưởng vào giá cả sản phẩm, địa bàn hoạt động, đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp đang nhắm tới, thị truờng tiềm năng, cơ hội kinh doanh, đối thủ cạnh tranh…. 1.1.5. Tác động của nợ phải thu đối với hoạt động của doanh nghiệp Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô nợ phải thu đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang cấp cho khách hàng một khoản tín dụng, việc cấp tín dụng này nếu trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động, đến khả năng thanh toán, đến các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cấp tín dụng thông qua các chính sách bán chịu nếu không có kế hoạch cụ thể phân loại, đánh giá khách hàng, lập các biện pháp thu hồi nợ và trích lập dự phòng cụ thể có khă năng dẫn tới mất vốn. 1.2. Quản lý nợ phải thu ở doanh nghiệp: 1.2.1. Quan niệm về hiệu quả quản lý nợ phải thu Hiệu quả quản lý khoản phải thu là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của việc quản lý nợ phải thu sao cho chi phí về vốn bỏ ra ít nhất mà kết quả đạt được cao nhất. 1.2.2. Mục tiêu quản lý Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, liên quan đến các đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Do tính chất đa dạng về nội dung, đối tượng phải thu cũng như những rủi ro có thể xảy ra nên cần phải quản lý và kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ phải thu này từ lúc phát sinh ra các giao dịch. Từ đó ta thấy mục tiêu chủ yếu khi thực hiện quản lý nợ phải thu là: - Đưa ra những chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình cung cấp, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ. Như vậy quản lý nợ phải thu trước tiên là đảm bảo cho khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ổn định đem lại doanh thu tốt nhất cho doanh nghiệp. 7
  10. - Hạn chế nợ phải thu ở mức thấp nhất có thể để lành mạnh hoá tài chính của doanh nghiệp. Bởi khi hoạt động tài chính càng tốt thì doanh nghiệp sản xuất sẽ có ít nợ dẫn đến khả năng thanh toán dồi dào, từ đó sẽ làm giảm các khoản công nợ phải thu và phải trả, hạn chế được rất nhiều chi phí phát sinh khi phải xử lý các khoản nợ trên. 1.2.3 Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý nợ phải thu - Khoản phải thu thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản lưu động của các doanh nghiệp. Do đó quản trị khoản phải thu tốt, thì vòng quay vốn của doanh nghiệp sẽ tốt. Từ đó kích thích hoạt động kinh doanh phát triển. - Tổ chức hệ thống kiểm soát nợ phải thu chuyên nghiệp, đầy đủ thông tin, kịp thời, nhanh chóng sẽ giúp cho các doanh nghiệp hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro không thu hồi được nợ, chi phí thu hồi nợ sẽ thấp. 1.2.4 Nội dung quản lý Để quản lý các khoản phải thu doanh nghiệp sẽ có những chính sách liên quan đến những biến số có thể kiểm soát được và được gọi là chính sách tín dụng. Khi đã có những chính sách phù hợp doanh nghiệp sẽ phải tiến hành theo dõi các khoản phải thu đó. 1.2.4.1. Quản lý phải thu trong hạn a. Xây dựng chính sách tín dụng Chính sách tín dụng là một yếu tố quyết định quan trọng khác liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu bán hàng. Nếu thay đổi chính sách tín dụng ở một doanh nghiệp có thể tác động đến doanh số bán của nó. - Thời hạn bán chịu - Chính sách chiết khấu - Chính sách thu tiền b. Theo dõi khoản phải thu: Để theo dõi các khoản phải thu chúng ta có thể xem xét một số các công cụ sau: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý nợ phải thu: - Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Tổng giá trị các khoản phải thu/ doanh số bán chịu bình quân - Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả Tỷ lệ khoản phải thu so với phải trả = Tổng số nợ phải thu/ tổng số nợ phải trả 8
  11. - Số vòng luân chuyển các khoản phải thu. Số vòng luân chuyển các khoản phải thu = Tổng doanh số bán chịu được/ bình quân các khoản phải thu - Phân tích tuổi của các khoản phải thu: Phương pháp phân tích này dựa trên thời gian biểu về tuổi của các khoản phải thu, cung cấp cho nhà quản trị sự phân bố về tuổi của các khoản bán chịu. c. Tổ chức công tác quản lý thu nợ Tổ chức công tác quản lý thu nợ theo chính sách thu nợ đã đề ra ở trong chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Việc thu hồi nợ này nên được giao cho những người chuyên trách để công việc có hiệu quả hơn. 1.2.4.2. Quản lý phải thu quá hạn của doanh nghiệp ( Nợ khó đòi) Mục tiêu xử lý nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp chủ yếu là xoá các khoản nợ khó đòi tránh gây tổn thất nợ khó đòi ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Làm trong sạch hoá tình hình tài chính của doanh nghiệp; Giảm bớt chi phí quản lý do phải trích lập dự phòng phải thu khó đòi để có thêm một khoản tiền đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Việc xử lý nợ khó đòi cần phải được tiến hành theo qui trình sau: * Kiểm tra nguyên nhân xuất hiện nợ khó đòi: Doanh nghiệp có khoản phải thu khó đòi phải tiến hành rà soát lại các khoản khó đòi và lên phương án xử lý khoản nợ khó đòi đó. Đòi hỏi đơn vị phải xem xét kỹ khoản nợ và các yếu tố xung quanh khoản nợ đó. * Xây dựng quy trình quản lý: Sau khi xem xét và đốc thúc khách hàng trả nợ nhưng không được thì khoản nợ đó đã trở thành khoản nợ khó đòi và đến cuối niên độ kế toán, kế toán viên phải tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản nợ của những khách hàng có khả năng không trả được nợ nhằm xác định đúng giá trị thuần của các khoản phải thu trong. Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và ngoại bảng cân đối đế toán trong thời hạn tối thiểu là 5 năm và tiếp tục có biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác. 9
  12. 1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng tới việc quản lý nợ phải thu: Việc xử lý nợ phải thu khó đòi thường phụ thuộc vào các nhân tố sau: - Sự phức tạp của nợ khó đòi - Từ phía khách nợ - Từ phía chủ nợ là doanh nghiệp - Từ cơ chế của Nhà nước KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong Chương 1, đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý khoản phải thu: Khái niệm nợ phải thu của doanh nghiệp, phân loại các khoản nợ phải thu, nguyên nhân dẫn tới nợ phải thu của doanh nghiệp, quản lý nợ phải thu và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nợ phải thu. 10
  13. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT-HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội Với đề án tái cơ cấu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vào năm 2015, Tổng Công ty VNPT VinaPhone được thành lập trên cơ sở hợp nhất bộ phận kinh doanh của các Viễn thông Tỉnh/Thành phố và các Công ty ngành dọc là Công ty VinaPhone, VDC, VTN, VNPT-I để tập trung kinh doanh toàn bộ các sản phẩm dịch vụ Viễn thông - CNTT của VNPT. Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội là chi nhánh trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông được thành lập theo Quyết định 18/QĐ-VNPT VNP-HĐTV TCCB ngày 3 tháng 7 năm 2015 của Chủ tịch Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông và theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0106869738-002 ngày 16 tháng 7 năm 2015 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Tên giao dịch tiếng Việt: Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội Chi nhánh Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông Tên viết tắt tiếng Việt: TTKD VNPT - Hà Nội Mã số thuế: 0106869738-002 Địa chỉ: Số 75 phố Đinh Tiên Hoàng, P.Tràng Tiền, Q.Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Việt Nam Trước tái cơ cấu, Trung tâm Kinh doanh Hà nội là đơn vị trực thuộc Viễn thông Hà nội và có tên là Trung tâm Dịch vụ Khách hàng, nhiệm vụ chính là phụ trách thu cước VT-CNTT và thu tiền lắp đặt điện thoại. Kể từ thời điểm 01/07/2015, khi thực hiện tái cơ cấu, đơn vị được bàn giao nguyên trạng về Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. Hoạt động theo ủy quyền của TCTy được đăng ký theo Giấy Chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh. - Hiện nay, Trung tâm Kinh doanh VNPT Hà nội – Chi nhánh Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông là nhà cung cấp các dịch vụ viễn 11
  14. thông và công nghệ thông tin của VNPT trên địa bàn Thành phố Hà nội. 2.1.2. Mô hình tổ chức của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội. 2.1.2.1. Mô hình tổ chức: Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội gồm có: - Ban Giám đốc: - Khối tham mưu gồm 7 phòng: Phòng Tổng hợp, phòng Nhân sự, phòng Kế hoạch – Kế toán (KHKT), phòng Điều hành và phòng Kỹ thuật Nghiệp vụ (KTNV), Phòng Phát triển thị trường (PTTT), phòng Nghiệp vụ cước; - Khối sản xuất gồm: Phòng Khách hàng Tổ chức – Doanh nghiệp (KH TC-DN), Khối Hỗ trợ Khách hàng (HTKH) qua điện thoại và các phòng Bán hàng khu vực (BHKV). 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: - Ban Giám đốc: - Các Phòng ban chức năng: - Các đơn khối sản xuất: 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội * Chức năng bộ máy kế toán Phòng Kế hoạch- Kế toán là đơn vị chức năng, có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Trung tâm Kinh doanh VNPT quản lý, điều hành và thừa lệnh Giám đốc điều hành các công tác thuộc lĩnh vực định mức kinh tế kỹ thuật, xây dựng, kiểm soát, đánh giá về kế hoạch, công tác kế toán, thống kê, tài chính theo quy định của luật kế toán, luật thống kê, chuẩn mực kế toán và các quy định hiện hành của Nhà nước, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. 2.1.4. Đặc điểm quản lý kinh doanh tại Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội 2.1.4.1 Các loại hình dịch vụ Trung tâm Kinh doanh VNPT đang cung cấp a. Dịch vụ công nghệ thông tin b. Dịch vụ viễn thông c. Dịch vụ băng rộng d. Dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn: e. Dịch vụ giá trị gia tăng viễn thông 12
  15. f. Kinh doanh thương mại thu từ khách hàng 2.1.4.2 Quy trình sản xuất và cung cấp dịch vụ tại TTKD Hà Nội - Tổng Công ty Hạ tầng Mạng VNPT-Net cung cấp hạ tầng đường trục quốc gia để cung cấp toàn bộ hạ tầng VTCNTT cho Tập đoàn VNPT. - Viễn thông Tỉnh/Thành phố quản lý toàn bộ mạng nội tỉnh, cung cấp toàn bộ hệ thống hạ tầng mạng cho TTKD cung cấp các dịch vụ trả sau, tổng hợp cước các dịch vụ này chuyển Phòng Điều hành Nghiệp vụ các TTKD. a. Quá trình phối hợp cung cấp số liệu giữa TTKD Hà Nội và Ban Đối soát và thanh khoản (Đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Hạ Tầng Mạng VNPT-Net) - Ban Đối soát và thanh khoản (Đơn vị trực thuộc của Tổng Công ty Hạ Tầng Mạng) được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao làm đầu mối công bố số liệu doanh thu, chi phí phối hợp kinh doanh giữa TTKD và VTT/TP. - Căn cứ vào thông báo doanh thu, chi phí nội bộ hàng tháng của Ban ĐSTK, TTKD Hà Nội thực hiện ghi nhận doanh thu, chi phí phối hợp kinh doanh với VNPT-Net và VTT/TP Hà Nội b. Quá trình phối hợp cung cấp dịch vụ giữa TTKD Hà Nội và VTT/TP Hà Nội - Viễn thông tỉnh/ thành phố: chịu trách nhiệm cung cấp hạ tầng và các sản phẩm viễn thông công nghệ thông tin trả sau phục vụ cho hoạt động kinh doanh của TTKD. c. Quá trình phối hợp cung cấp dịch vụ di dộng trả trước giữa TTKD Hà Nội và VNPT -Net - TCT Vinaphone ghi nhận doanh thu và chi phí giá vốn thẻ, eload, top up theo hình thức phối hợp kinh doanh với VNPT-Net. - Hàng tháng TTKD Hà Nội căn cứ số liệu công bố của Ban Đối soát Thanh khoản hạch toán doanh thu, chi phí phối hợp kinh doanh với VNPT-Net. - Đối với các dịch vụ trả sau, căn cứ số liệu trên hệ thống tính cước tập trung các Trung tâm Kinh doanh sẽ ghép cước, tính cước, xuất hóa đơn cho khách hàng và thu tiền khách hàng. d. Công tác quản lý cước Hiện nay, TTKD Hà Nội thực hiện tính cước trên chương trình tính cước và quản lý cước. Ngày 05, 06 hàng tháng, Phòng điều hành nghiệp vụ dựa vào số liệu thông báo cước di động trả sau của 13
  16. Ban Kỹ thuật nghiệp vụ Tổng Công ty và chương trình tính cước các dịch vụ VT-CNTT trả sau tại TTKD Hà Nội thực hiện tính cước, đối soát, ghép cước sau đó chuyển cho Phòng KHKT các báo cáo số liệu để hạch toán doanh thu và theo dõi công nợ. 2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội trong những năm gần đây: Trung tâm Kinh doanh VNPT- Hà nội là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, cung cấp các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin của VNPT trên toàn địa bàn Thành phố Hà nội. Trước khi phân tích tình hình quản lý nợ phải thu khách hàng của đơn vị, chúng ta cần xem xét tổng thể về tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị trong những năm gần đây. Biểu 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội từ năm 2016-2018: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.904.859.584.937 4.503.374.547.619 4.910.495.063.546 2. Giá vốn hàng bán 2.756.119.274.006 3.167.294.270.778 3.535.810.147.121 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.148.740.310.931 1.336.080.276.841 1.374.684.916.425 4. Doanh thu hoạt động tài chính 109.874.713 87.218.488 133.162.087 5. Chi phí tài chính 49.717.600 0 75.660.000 6. Chi phí bán hàng 261.505.661.974 367.679.350.896 312.101.331.400 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 103.046.332.520 95.931.294.167 123.206.520.135 8, Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 784.248.473.550 872.556.850.266 939.434.566.977 9. Lợi nhuận khác 170.798.270 230.952.236 173.715.267 10. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 784.419.271.820 872.787.802.502 939.608.282.244 14
  17. Qua số liệu kết quả kinh doanh ở bảng 2.1 trên cho thấy: các chỉ tiêu phản ánh doanh thu lợi nhuận của Trung tâm Kinh doanh VNPT- Hà nội đều tăng dần qua các năm tài chính 2016, 2017, 2018. 2.2. Thực trạng công tác quản lý nợ phải thu tại Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội 2.2.1 Nợ phải thu và tác động của các khoản nợ phải thu đối với hoạt động của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà Nội Để đánh giá một cách toàn diện tình hình nợ phải thu của Trung tâm Kinh doanh hà nội, ta cần đi vào phân tích cụ thể tình hình biến động cũng như kết cấu các khoản phải thu của Trung tâm như sau: Tình hình biến động khoản phải thu so với tổng tài sản của Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội trong giai đoạn từ năm 2016- 2018. BIẾN ĐỘNG KHOẢN THU SO VỚI TỔNG TÀI SẢN Các khoản phải thu Tổng cộng tài sản 3705 2475 1332 463 622 352 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 Hình 2.1: Biến động khoản thu so với tổng tài sản Số liệu trên cho thấy, quy mô các khoản phải thu của Trung tâm tăng đều các năm theo sự gia tăng của tổng tài sản. - Phải thu khách hàng: Năm 2017 khoản phải thu khách hàng tăng so với năm 2016 là 176.398.995.825 đồng, tương ứng 41%. 15
  18. Năm 2018 khoản phải thu khách hàng tăng so với năm 2017 là 86.813.040.346 đồng, tương ứng 14%. Trong đó, khoản phải thu ngắn hạn khách hàng trong tổng các khoản phải thu của Trung tâm chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng lên. Cụ thể: năm 2016 là 75.59%, năm 2017 là 76.73% và năm 2018 là 77,14%. Khoản nợ phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu của Trung tâm và có xu hướng tăng lên trong các năm 2016, 2017, 2018. Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý các khoản nợ phải thu khách hàng sử dụng dịch vụ Viễn thông- Công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội. Khoản phải thu này chủ yếu là thu cước phí của khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Trung tâm cung cấp, đồng thời quản lý công nợ khách hàng, trích lập dự phòng và xử lý công nợ phải thu khó đòi các khách hàng sử dụng dịch vụ Viễn thông-Công nghệ thông tin do Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông cung cấp. Bình quân hàng tháng Kinh doanh VNPT - Hà Nội triển khai thu cước khoảng 1,169 triệu khách hàng trên toàn địa bàn Thành phố Hà nội tương ứng với 265,60 tỷ đồng. Kết quả thu cước giai đoạn 2016-2018 tính đến 31/03/2019 đạt 97,28%. chưa đảm bảo đạt tỷ lệ thu theo yêu cầu của Tập đoàn và Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. Với tỷ lệ thu 97,28% này thì Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội chưa đạt tỷ lệ thu theo yêu cầu của Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được Kinh doanh VNPT - Hà Nội như sau: SL Nợ quá hạn Trích lập dự phòng Nội dung K.hàng VNĐ USD VNĐ USD Các khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến 102 114 28 127 868 551 8 438 360 565 dưới 1 năm Các khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến 141 508 41 790 982 449 20 895 491 225 dưới 2 năm Các khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến 97 800 33 114 312 313 23 180 018 619 dưới 3 năm 16
  19. Các khoản nợ phải thu 2 704 2 049 009 812 2 049 009 812 quá hạn từ 3 năm trở lên Cộng năm 2018 344 126 105 082 173 125 54 562 880 221 Biểu 2.4: Số liệu thực hiện trích lập dự phòng tại thời điểm 31/12/2018 Về việc xử lý nợ phải thu khó đòi: Kết quả xử lý nợ phải thu khó đòi từ 01/01/2016 đến 31/12/2018 như sau: + Từ 01/01/2016 đến 31/12/2018 Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội đã xử lý được khoản nợ phải thu khó đòi là: 44.868.473.047 đồng. + Từ 01/01/2018 đến 31/03/2018 Trung tâm Kinh doanh VNPT-Hà nội đã xử lý được khoản nợ phải thu khó đòi là: 7.916.532.559 đồng. Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội đã thành lập hội đồng để kiểm tra hồ sơ thực tế, xác định rõ nguyên nhân nợ cước trước khi quyết định xử lý nợ. Dự phòng 31/12/2017 Đã thanh lý năm 2018 SL VNĐ USD Thời gian SL VNĐ USD Tổng quy đổi Đầu năm 137,719 9,995,819,682 1,523.47 9,995,819,682 489,707 26,783,775,961 5,287.46 Cuối năm 133,885 9,787,956,279 0.00 9,787,956,279 489,707 26,783,775,961 5,287.46 Cộng 271,604 19,783,775,961 1,523.47 19,783,775,961 Biểu 2.5: Số liệu xử lý nợ phải thu khó đòi thực hiện trong năm 2018 2.2.2 Những tồn tại và hạn chế: Qua việc đánh giá kết quả đạt được của Trung tâm Kinh doanh Hà nội trong những năm gần đây cho thấy, doanh nghiệp đã thật sự nỗ lực để đạt các chỉ tiêu kế hoạch giao. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu vẫn chưa đạt mức kỳ vọng do còn một số hạn chế: Thứ nhất, tỷ lệ thu nợ của Trung tâm còn chưa cao. Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng theo yêu cầu. Thứ ba, ban hành các chính sách phát triển cung cấp dịch vụ nhằm tăng doanh thu nhưng chưa chú trọng đến công tác quản lý nợ phải thu khách hàng. 17
  20. Thứ tư, công tác chỉ đạo triển khai thu hồi và xác nhận công nợ chưa chủ động và kịp thời. Thứ năm, chưa có biện pháp đánh giá công tác quản lý nợ phải thu khách hàng, chưa xây dựng phương án giao khoán hàng tháng về các chỉ tiêu thu nợ cho các đơn vị và bộ phận để nâng cao hiệu quả lao động. 2.2.3 Nguyên nhân của những hạn chế - Nguyên nhân khách quan: + Đặc điểm của dịch vụ Viễn thông Công nghệ thông tin là cung cấp cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ trước, thu tiền sau, trong đó chủ yếu là thu tiền cước phí viễn thông do khách hàng đã sử dụng dịch vụ vào các tháng trước. + Đối tượng khách hàng thu cước phí dịch vụ viễn thông trên địa bàn Thành phố Hà nội rất đa dạng. Do vậy, Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội luôn phát sinh khoản nợ phải thu của khách hàng đã sử dụng dịch vụ viễn thông. + Với số lượng khách hàng phát sinh cước phải thu hàng tháng rất lớn (khoảng 1,169 triệu khách hàng) nhưng giá trị các khoản cước phát sinh hàng tháng nhỏ (khoảng 227.000 đồng/khách hàng), luôn tồn tại các trường hợp khách hàng không thanh toán cước vì nhiều lý do khác nhau dẫn đến nợ quá hạn phải thu khó đòi. Địa bàn thu cước trải rộng, trình độ dân trí các khu vực ngoại thành còn thấp, một số khu vực nằm trong khu vực vùng sâu vùng xa. Do đó công tác thu cước và thu hồi nợ đọng tại Trung tâm Kinh doanh VNPT - Hà Nội đã gặp phải rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác nhận hiện trạng khách hàng của các cơ quan chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng theo thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính. + Trên thực tế, có một số khó khăn làm ảnh hưởng đến công tác thu cước và gây ra nợ đọng, nợ phải thu khó đòi. Nguyên nhân chủ yếu các khoản nợ khó đòi là các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH... chuyển địa chỉ mới không xác định được hoặc kinh doanh thua lỗ, giải thể bỏ máy không thanh toán, không làm thủ tục phá sản hoặc đăng ký ngừng hoạt động tại các cơ quan quản lý nhà nước (Tòa án, Sở kế hoạch đầu tư…) do đó rất khó xác định để thu cước hoặc xử lý nợ phải thu khó đòi. - Nguyên nhân chủ quan: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2