intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

106
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu và làm rõ quan điểm, vai trò của chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước; đánh giá qui trình quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước ta hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam

i Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 LỜI MỞ ĐẦU: 1- Tính cấp thiết của đề tài: Trong giai đoạn hội nhập hiện nay khi những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn của khoa học công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được vài trò chiến lược của KHCN, Đảng ta ngay từ đại hội đảng IX đã khẳng định: “Cùng với giáo dục và đào tạo, đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội, là điều kiện cần thiết để giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.”. Cũng từ nhận thức đó, trong những năm qua, chi ngân sách nhà nước cho KH - CN không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Tuy vậy, Chi Ngân sách cho đầu tư phát triển KH – CN vẫn gặp một số những khó khăn nhất định trong quá trình trển khai như các thủ tục hành chính, việc thẩm định chi tiêu nhiều khi còn chưa thực sự hợp lý; chưa có được những tiêu chí cụ thể đánh giá về tính hợp lý hiệu quả… Vì vậy việc chọn đề tài: Tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam” là cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu và làm rõ quan điểm, vai trò của chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ đối với sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để xem xét, đánh giá qui trình quản lý, sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước ta hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài: Thực trạng quản lý chi ngân sách cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của nước trong giai đoạn hiện nay (2003 – 2008) trong đó chủ yếu đề tài đi sâu nghiên cứu tình hình quản lý nguồn chi của ngân sách trung ương thông qua Bộ Khoa học Công nghệ. ii Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 4- Phương Pháp nghiên cứu: Trên cở sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong thực hiện đề tài: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp.. Về nội dung , ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm ba chương: Chương 1: Lý luận chung về tăng cường quản lý chi Ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Chương 2: Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. iii Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Trong chương này chúng ta đi sâu phân tích làm rõ các nội dung phần lý luận về Khoa học công nghệ, về đầu tư tư phát triển khoa học công nghệ, về quản lý chi ngân sách đầu tư phát triển khoa học công nghệ, lý do cần tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển khoa học công nghệ. * Trong đó Khoa học công nghệ được định nghĩa bao gồm các nội dung sau: nghiên cứu Khoa học, nghiên cứu và phát triển Công nghệ, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật. Hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KHCN. - Nghiên cứu khoa học: là hoạt động phát hiện, tìm kiếm các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu Khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. - Phát triển công nghệ: là hoạt động nhằm tạo ra và hoàn thiện công nghệ mới. Phát triển Công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thực nghiệm. - Triển khai thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để lam thực nghiệm nhằm tạo ra Công nghệ mới, sản phẩm mới. - Sản xuất thực nghiệm: là hoạt động ứng dụng kết quả triển khai thực nghiệm để sản xuất thử ở quy mô nhỏ nhằm hoàn thiện Công nghệ mới, sản phẩm mới trước khi đưa vào sản xuất và đời sống. Dịch vụ Khoa học và Công nghệ: là các hoạt động vụ việc nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ, các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao Công nghệ, các dịch vụ về thông tin tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức Khoa học và Công nghệ và kinh nghiệm vào thực tiễn. iv Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 KHCN có ảnh hưởng và tác động đến mọi hoạt động Kinh tế - Xã hội. chính KHCN là chìa khoá của sự phát triển. Bởi vậy, quốc gia nào nhận thức rõ được vai trò của KHCN và có chính sách đầu tư đúng đắn để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, phát triển Công nghệ; quốc gia đó sẽ đạt được một nền kinh tế - Xã hội tăng trưởng cao và ổn định, bền vững. Nhận thức rõ vai trò của KHCN trong sự nghiệp phát triển kinh tế Xã hội, ngay trong nghị quyết của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ trong sự nghiệp đổi mới - tháng 3/1991 đã nhấn mạnh “ Khoa học và Công nghệ là một động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp đổi mới, ổn định tình hình và phát triển Kinh tế - Xã hội theo định hướng XHCN”. * Chi ngân sách Nhà nước là hệ thống những quan hệ phân phối lại các khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng có kế hoạch quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế, từng bước mở mang các sự nghiệp văn hoá xã hội, duy trì hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước và đảm bảo an ninh quốc phòng. Chi ngân sách Nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ là sự thể hiện mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị từ một bộ phận quỹ tiền tệ tập trung của Nhà Nước nhằm duy trì và phát triển Khoa học Công nghệ theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp. Xét về mặt lâu dài thì đó là một khoản đầu tư có tính tích luỹ đặc biệt. Bởi lẽ, khoản chi này là nhân tố quyết định đến việc tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, thời đại của nền kinh tế tri thức trong đó yếu tố Khoa học công nghệ đang dần trở thành yếu tố trực tiếp của quá trình sản xuất và là chìa khoá cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Chính vì lẽ đó, chúng ta có thể khẳng định rằng chi v Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Nguyễn Hải Anh – CH150423 Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ là khoản chi mang tính tích luỹ đặc biệt. Ngoài ra, chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư, phát triển Khoa học - Công nghệ một phần nào đó còn mang tính tiêu dùng cho xã hội. Hoạt động Khoa học - Công nghệ tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm trực tiếp phục vụ cho tiêu dùng nhưng những kết quả đạt được của các hoạt động này khi đưa vào sản xuất lại góp một vai trò to lớn trong việc tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lương cao nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Như vậy chi Ngân Sách Nhà Nước cho đầu tư phát triển Khoa học - Công nghệ vừa mang tính tích luỹ, vừa mang tính tiêu dùng. Một mặt vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, một mặt vừa từng bước phát triển được mặt bằng chung về Khoa học - Công nghệ so với thế giới và trong khu vực, góp phần làm tăng sức sản xuất của xã hội. Do vậy, chúng ta có thể khăng định rằng cùng với Giáo dục đào tạo, đầu tư cho Khoa học -Công nghệ “là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá, phát triển nhanh và bền vững đất nước.”. Quản lý chi Ngân Sách Nhà Nước cho sự nghiệp Khoa học - Công nghệ cũng phải tuân theo quy tắc chung của quản lý chi thường xuyên của Ngân Sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. Khả năng là có giới hạn và nhu cầu là vô hạn đó là lý do tại sao chúng ta đã ra yêu cầu chi Ngân Sách phải đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Đây không phải là lần đầu tiên chúng ta nhắc đến vân đề hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra, bỏ vào đâu và bỏ như thế nào? Vì vậy để đảm bảo yêu cầu này cần phải tuân theo một số nguyên tắc. - Nguyên tắc quản lý theo dự toán - Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. - Nguyên tắc chi trực tiếp qua kho bạc Nhà Nước

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2