intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt

Chia sẻ: Truong Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan vè người Việt. Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt. Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> ------------------------------<br /> <br /> PHẠM THỊ THANH THỦY<br /> <br /> NGHỆ THUẬT CHÂM BIẾM VÀ ĐẢ KÍCH<br /> TRONG VÈ NGƯỜI VIỆT<br /> Chuyên ngành: Văn học dân gian<br /> Mã số: 60 22 34<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Xuân Kính<br /> <br /> Hà Nội - 2009<br /> <br /> 3<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> Danh mục từ viết tắt, ký hiệu ................................................................ 2<br /> Danh mục ảnh, bảng biểu ...................................................................... 2<br /> Mở đầu ..................................................................................................... 3<br /> 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................<br /> 3<br /> .....<br /> 2. Lịch sử vấn đề .................................................................................. 4<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 7<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 8<br /> 5. Bố cục của luận văn ......................................................................... 12<br /> Chương 1: Tổng quan vè người Việt .................................................... 13<br /> 1.1<br /> Định<br /> nghĩa<br /> vè<br /> người<br /> Việt 13<br /> ..............................................................<br /> 1.2 Phân loại vè người Việt ................................................................. 14<br /> 1.3 Tính chất của vè người Việt ........................................................... 20<br /> 1.3.1 Tính thời sự ......................................................................... 20<br /> 1.3.2 Tính chiến đấu ...................................................................... 23<br /> 1.3.3 Tính địa phương ................................................................... 28<br /> 1.3.4 Tính hiện thực ...................................................................... 34<br /> Chương 2: Các thủ pháp châm biếm và đả kích trong vè người Việt 38<br /> 2.1 Sử dụng thể thơ<br /> 38<br /> .............................................................................<br /> 2.1.1 Thể tự do .............................................................................. 40<br /> 2.1.2 Thể lục bát ........................................................................... 41<br /> 2.1.3 Thể bốn chữ ......................................................................... 43<br /> 2.1.4 Thể song thất lục bát ............................................................ 47<br /> 2.2 Chơi chữ ......................................................................................... 49<br /> 2.2.1 Chơi chữ là gì<br /> 49<br /> .......................................................................<br /> 2.2.2 Chơi chữ trong Văn học dân gian ........................................ 49<br /> 2.3 Sử dụng yếu tố tục ......................................................................... 57<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2.3.1 Thế nào là yếu tố tục ............................................................<br /> 2.3.2 Sử dụng yếu tố tục trong văn học dân gian ..........................<br /> 2.4 Sử dụng thủ pháp phóng đại, cường điệu ......................................<br /> 2.4.1 Thế nào là thủ pháp phóng đại, cường điệu .........................<br /> 2.4.2 Thủ pháp phóng đại, cường điệu trong văn học dân gian ....<br /> 2.5 Sử dụng thủ pháp so sánh ví von ...................................................<br /> 2.5.1 So sánh là gì .........................................................................<br /> 2.5.2 Sử dụng thủ pháp so sánh trong vè<br /> ......................................<br /> Chương 3: Các thủ pháp thể hiện trong một tác phẩm vè ..................<br /> 3.1 Đi chợ ăn quà .................................................................................<br /> 3.1.1 Giới thiệu tác phẩm ..............................................................<br /> 3.1.2 Phân tích thủ pháp ................................................................<br /> 3.2 Vè chửi Pháp và vua quan ..............................................................<br /> 3.2.1 Giới thiệu tác phẩm ..............................................................<br /> 3.2.2 Phân tích thủ pháp ................................................................<br /> 3.3 Vè nói ngược đời nay .....................................................................<br /> 3.3.1 Giới thiệu nhân vật và tác phẩm ...........................................<br /> 3.3.2 Phân tích thủ pháp ................................................................<br /> <br /> 57<br /> 58<br /> 65<br /> 66<br /> 66<br /> 75<br /> 75<br /> 75<br /> 82<br /> 82<br /> 82<br /> 85<br /> 87<br /> 87<br /> 88<br /> 91<br /> 91<br /> 94<br /> 98<br /> <br /> Kết luận<br /> ...................................................................................................<br /> Tài liệu tham khảo .................................................................................. 101<br /> <br /> 5<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Có thể nói rằng vè chiếm một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học<br /> dân gian người Việt. Bởi thể loại vè đã và đang được các nhà nghiên cứu chú<br /> ý đến nhiều hơn trước. Bên cạnh việc thể hiện thành công các quan hệ tốt đẹp<br /> của con người thì qua vè người đọc, người nghe có thể biết được niềm vui,<br /> nỗi buồn, đắng cay, căm ghét những thế lực hắc ám đã làm cho những đứa trẻ<br /> và thân phận người phụ nữ phải chịu cảnh ở thuê cực khổ. Hơn nữa, vè còn là<br /> vũ khí sắc bén, độc đáo để châm biếm, đả kích, lên án và phê phán những mặt<br /> trái của xã hội đương thời. Với những giá trị ấy, nghệ thuật châm biếm và đả<br /> kích trong vè đã tạo nên những nét riêng so với các thể loại khác (ca dao,<br /> truyện cười, câu đố…) trong văn học dân gian và các thể loại trào phúng khác<br /> trong văn học thành văn.<br /> Tiếng cười trong vè có nhiều cung bậc khác nhau: lúc thì nhẹ nhàng, mỉa<br /> mai, châm biếm, lúc thì quyết liệt, dữ dội. Ở đề tài này cũng không ngoài mục<br /> đích đi vào nội dung tiếng cười đó để thấy được nét sắc mạnh độc đáo của vè.<br /> Không những vậy, trong xã hội xưa cũng như ngày nay còn tồn tại vô vàn thói<br /> hư tật xấu, những hành động vi phạm đến phong tục, tập quán và đạo đức của<br /> nhân dân. Đấy là những tàn dư của xã hộ cũ cần phải quét sạch. Vè đã góp<br /> tiếng nói của mình làm cho những kẻ có tật phải giật mình và nêu bài học<br /> cảnh tỉnh cho những kẻ khác.<br /> Chính vì lý do trên, chúng tôi đã chọn: “Nghệ thuật châm biếm và đả<br /> kích trong vè người Việt” làm đề tài nghiên cứu. Hơn nữa, đây là một đề tài<br /> xưa nay rất ít người để ý nghiên cứu đến và cho đến nay vẫn còn là mảnh đất<br /> màu mỡ cho những ai tiếp tục công việc nghiên cứu, tìm tòi và khám phá.<br /> Ở đề tài này chúng tôi không có tham vọng gì lớn mà chỉ đặt cho mình<br /> yêu cầu khám phá, hệ thống hoá một vấn đề, trên cơ sở đó suy nghĩ tập dượt,<br /> <br /> 6<br /> <br /> tìm tòi với hy vọng có thể thêm được một đôi ý kiến nhìn nhận mới cho vè<br /> người Việt.<br /> 2. Lịch sử vấn đề<br /> Kho tàng vè người Việt cho đến nay vẫn giữ một vị trí quan trọng trong<br /> việc nghiên cứu văn học dân gian. Nó đã và đang được nhiều nhà khoa học<br /> trực tiếp hay gián tiếp bàn đến trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.<br /> Vè có từ bao giờ, chưa ai có thể khẳng định dứt khoát. Có thể vè đã manh<br /> nha từ trước nhưng chỉ phát triển thành thể loại lớn từ thế kỷ XVI, đặc biệt là<br /> thế kỷ XVII về sau, đáp ứng nhu cầu bức thiết phản ánh thực tại xã hội một<br /> cách khẩn trương, nhanh gọn và sắc bén. Đại thể vè đã nảy sinh chủ yếu trong<br /> thời kỳ phong kiến, phát triển nhất trong thời kỳ cận đại ở các thế kỷ XVIII,<br /> XIX, XX. Sự xuất hiện của vè là một bước tiến mới trong văn tự sự dân gian.<br /> Vè xuất hiện để kể chuyện theo cách có vần, có nhịp, cùng với lối kể chuyện<br /> bằng văn xuôi, đáp ứng đầy đủ hơn việc biểu hiện nội dung các vấn đề xã hội<br /> muốn nêu lên. Liên quan đến lịch sử nghiên cứu “Nghệ thuật châm biếm và<br /> đả kích trong vè người Việt” cần xác định khái niệm: Vè là gì?<br /> Các nhà nghiên cứu văn học dân gian đều cho rằng: Vè là những bài hát<br /> do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng miệng. Trước đây người ta hay lẫn<br /> lộn vè với ca dao, sự lẫn lộn này là do quá trình sưu tầm nghiên cứu ca dao<br /> hay còn gọi là phong giao đã được sưu tầm nghiên cứu từ lâu còn vè thì mới<br /> gần đây. Mãi đến năm 1964 mới có cuốn Vè Nghệ Tĩnh (hai tập) ra đời. Sưu<br /> tầm đã muộn còn việc nghiên cứu tìm hiểu về nó lại càng ít hơn. Tác giả Việt<br /> Nam văn học sử yếu ông Dương Quảng Hàm chưa nói đến vè mà chỉ cho đó<br /> là những bài hát ngắn không có chương khúc, lưu hành dân gian thường tả<br /> tính tình, phong tục của người bình dân, tức là “thư giao”. Trong Tục ngữ, ca<br /> dao, dân ca Việt Nam, ông Vũ Ngọc Phan cũng không đề cập đến vè mà chỉ<br /> coi vè “là một loại dân ca rất phổ biến ở Bắc Bộ và Trung Bộ” [34, tr.678] .<br /> <br /> 7<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2