intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Vương Trọng

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

55
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Vương Trọng - nhà thơ trận mạc, nhà thơ công dân. Chương 2: Vương Trọng - nhà thơ thế sự. Chương 3: Ngôn ngữ - nét đặc sắc trong nghệ thuật thơ Vương Trọng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách thơ Vương Trọng

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG<br /> <br /> PHONG CÁCH<br /> THƠ VƢƠNG TRỌNG<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> Hà Nội - 2010<br /> <br /> ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> -------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN THỊ PHƢƠNG DUNG<br /> <br /> PHONG CÁCH<br /> THƠ VƢƠNG TRỌNG<br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> Chuyên ngành: Văn học Việt Nam<br /> Mã số : 602234<br /> Hướng dẫn khoa học: GS.TS Mã Giang Lân<br /> <br /> Hà Nội - 2010<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Luận văn này được hoàn thành, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân ,<br /> tôi đã nhận được sự tận tình dạy dỗ, chỉ bảo của các thầy cô giáo Trường Đại<br /> học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là<br /> các thầy cô trong khoa Văn học suốt quá trình học tập tại trường. Vì vậy, tôi<br /> xin phép gửi tới quý thầy cô lời cảm ơn chân thành.<br /> Tôi xin gửi tới Giáo sư – Tiến sĩ Lê Văn Lân, người trực tiếp hướng<br /> dẫn nghiên cứu khoa học, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành<br /> luận văn này lòng biết ơn sâu sắc nhất. Xin cảm ơn tác giả, nhà thơ Vương<br /> Trọng đã cung cấp những tư liệu quý báu và những lời góp ý chân tình để<br /> luận văn thêm hoàn thiện. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới người thân, bạn bè,<br /> đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn<br /> này. Xin trân trọng cảm ơn tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ quý báu đó.<br /> Dù bản thân tôi đã rất cố gắng nhưng luận văn chắc chắn không tránh<br /> khỏi những thiếu sót. Vì vây, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của<br /> các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.<br /> Xin trân trọng cảm ơn!<br /> <br /> Hà Nội, tháng 01 năm 2010<br /> <br /> Nguyễn Thị Phương Dung<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỤC LỤC<br /> Trang<br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1<br /> <br /> 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1<br /> 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................. 10<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 13<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 14<br /> 5. Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 15<br /> PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................. 16<br /> Chương 1: Vƣơng Trọng - nhà thơ trận mạc, nhà thơ công dân .................. 16<br /> 1.1.<br /> <br /> Thơ ca chống Mỹ và những đóng góp của<br /> <br /> nhà thơ Vương Trọng ........................................................................................ 16<br /> 1.2.<br /> <br /> Cảm hứng về con người trong chiến tranh và thời kỳ<br /> <br /> hậu chiến ........................................................................................................... 18<br /> 1.2.1. Hình ảnh người lính ........................................................................... 18<br /> 1.2.2. Cảm hứng về người vợ, người mẹ ...................................................... 35<br /> Chương 2: Vƣơng Trọng – nhà thơ thế sự ...................................................... 46<br /> 2.1. Chuyển biến trong thơ Vương Trọng thời kỳ đổi mới .............................. 46<br /> 2.2. Kiếp người nhỏ bé vô danh và những triết lý về số phận con người ……<br /> <br /> 47<br /> <br /> 2.3. Hình ảnh người thân và bạn bè ................................................................. 54<br /> Chƣơng 3: Ngôn ngữ - nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật thơ<br /> Vƣơng Trọng ................................................................................ 64<br /> 3.1. Ngôn ngữ thơ giàu tính gợi cảm ............................................................... 65<br /> 3.2. Ngôn ngữ thơ giàu tính biểu tượng .......................................................... 73<br /> 3.3. Ngôn ngữ thơ giàu tính triết lý .................................................................. 79<br /> 3.4. Ngôn ngữ định danh ................................................................................. 88<br /> PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 93<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 95<br /> <br /> 3<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Nhà thơ Vương Trọng tên khai sinh là Vương Đình Trọng, ông sinh<br /> ngày 1-8-1943 tại làng Đông Bích, xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh<br /> Nghệ An - mảnh đất cỗi cằn, khắc nghiệt nhưng con người thì hiếu học, giàu<br /> ý chí, nghị lực với truyền thống văn hóa lâu đời, đặc biệt là lòng yêu say văn<br /> chương như đã trở thành máu thịt truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.<br /> Ngày nhỏ, Vương Trọng học giỏi cả văn lẫn toán. Ông kể: "Thời còn<br /> học ở trường làng, mình đã mê thơ, đặc biệt là Truyện Kiều. Năm học lớp 6<br /> mình đã thuộc toàn bộ Truyện Kiều. Tuy chưa phải "thần đồng thơ" nhưng<br /> năng khiếu thơ ca đã sớm nảy nở ở tâm hồn Vương Trọng, nhất là ông lại<br /> sống cạnh người anh trai Vương Đình Trâm - một giáo viên dạy văn thích làm<br /> thơ và mê Kiều. Hồi kháng chiến chống Pháp, làng Đông Bích lại được chọn<br /> làm nơi đặt trụ sở của Hội Văn nghệ cứu quốc liên khu IV. Vương Trọng có<br /> may mắn không chỉ được biết mặt, biết tên nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng của đất<br /> nước như: Thanh Tịnh, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư... mà còn<br /> được các nhà thơ truyền cảm hứng thưởng thức và sáng tạo văn chương.<br /> Những áng thơ văn của các văn nghệ sĩ ấy đã ngân rung, thấm nhuần và trở<br /> thành mạch nguồn nuôi dưỡng hồn thơ Vương Trọng.<br /> Học phổ thông, được cử đi thi học sinh giỏi toàn quốc môn Văn nhưng<br /> Vương Trọng lại lựa chọn thi vào Tổng hợp Toán. Dẫu vậy, cái nợ văn<br /> chương vẫn đeo đẳng nhà thơ. Những năm tháng ngồi trên giảng đường Đại<br /> học là những năm tháng mà cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng<br /> ác liệt. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, năm 1964, Vương Trọng rời<br /> giảng đường Đại học để bước vào cuộc chiến đấu hào hùng của dân tộc. Từ<br /> một sinh viên, Vương Trọng đã sống cuộc đời của một người lính. Lăn lộn<br /> trên khắp các chiến trường từ núi rừng Trường Sơn đến Trường Sa, Côn Đảo,<br /> từ biên cương, hải đảo đến các vùng đất địa đầu Tổ quốc, từ Nam ra Bắc, từ<br /> <br /> 4<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2