intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

Chia sẻ: Nguyễn Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

241
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu thực trạng nhận thức (nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi) của sinh viên về ma túy. Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp sinh viên có những nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn đối với tệ nạn ma túy cũng như đối với cuộc đấu tranh phòng chống ma túy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Xã hội học: Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN<br /> KHOA XÃ HỘI HỌC<br /> ----o0o----<br /> <br /> HOÀNG THU HẰNG<br /> <br /> NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ TỆ NẠN MA<br /> TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br /> HIỆN NAY<br /> (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br /> QUỐC DÂN VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ<br /> NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI)<br /> <br /> Chuyên ngành: XÃ HỘI HỌC<br /> Mã số : 60 31 30<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC<br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> TS. TRỊNH VĂN TÙNG<br /> <br /> HÀ NỘI -2009<br /> <br /> PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Những năm gần đây, tệ nạn ma tuý đã trở thành vấn đề có tính toàn cầu, là mối đe doạ<br /> đến hoà bình và trật tự của loài người. Do vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đương<br /> đầu với vấn đề này. Tệ nạn hút ma tuý đang ngày càng lan rộng. Sản xuất ma tuý khá phổ biến<br /> khắp nơi trên thế giới. Hoạt động buôn lậu ma tuý đang hoành hành trên khắp mọi nơi. Các<br /> nhóm tội phạm ma tuý đã mang tính chất xuyên quốc gia và liên quốc gia. Ba Công ước quốc tế<br /> về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc (Công ước thống nhất về các chất gây nghiện năm<br /> 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp<br /> pháp các chất gây nghiện và các chất hướng thần năm 1988) thể hiện sự đồng tâm nhất trí của<br /> cộng đồng quốc tế trong việc phòng, chống lại hiểm hoạ ma tuý. Tháng 4 năm 2000, lần đầu<br /> tiên vấn đề ma tuý được đưa vào trong chương trình nghị sự của Hội đồng bảo an Liên hợp<br /> quốc. Điều đó cho thấy rằng, thế giới ngày nay coi tệ nạn ma tuý là một trong những mối đe<br /> doạ lớn đối với an ninh nhân loại.<br /> Sau hơn hai mươi năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo,<br /> Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong tất cả các lĩnh vực. Sự tăng trưởng kinh tế<br /> hội nhập với thế giới, tiếp cận nền kinh tế tri thức đã làm thay đổi toàn bộ đời sống của nhân<br /> dân. Bên cạnh những thành tựu mà nền kinh tế thị trường đem lại, là hàng loạt những vấn đề xã<br /> hội nảy sinh. Một trong những vấn đề xã hội nảy sinh mà chúng ta cần quan tâm đó là tệ nạn ma<br /> tuý. Đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý những năm qua đã được Đảng và Nhà nước quan tâm<br /> chỉ đạo thực hiện. Từ năm 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 06/CP về tăng cường công<br /> tác phòng chống và kiểm soát ma tuý. Ngày 01/09/1997, Chủ tịch nước ra quyết định về việc<br /> Việt Nam tham gia ba Công ước quốc tế về kiểm soát ma tuý của Liên hiệp quốc. Các chương<br /> trình hành động phòng chống ma tuý giai đoạn 1998 - 2000 và giai đoạn 2001 - 2005 liên tục<br /> được xây dựng và triển khai thực hiện. Luật phòng chống ma tuý được Quốc hội khoá X thông<br /> qua và có hiệu lực từ ngày 01/06/2001 đã tạo cơ sở pháp lý để hoạt động phòng ngừa, ngăn<br /> chặn và đấu tranh với ma tuý đạt được hiệu quả cao hơn. Trong luật phòng chống ma tuý đã chỉ<br /> rõ: "Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho toàn xã hội, gây tác hại cho sức khoẻ, làm suy thoái nòi<br /> giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật<br /> tự, an toàn xã hội và an ninh Quốc gia” [16,tr.7]. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố<br /> gắng về mặt lập pháp và hành pháp, tổ chức lực lượng đấu tranh phòng chống các tệ nạn nói<br /> chung và tệ nạn ma tuý nói riêng với những kết quả đáng khích lệ, nhưng tệ nạn ma tuý vẫn<br /> chưa có xu hướng giảm mà lại gia tăng. Cùng với sự gia tăng của tội phạm về ma tuý, tình hình<br /> nghiện hút ma tuý trong xã hội, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên có xu hướng tăng mạnh<br /> (có khoảng 70% số người nghiện ma tuý mới ở độ tuổi thanh thiếu niên) [39] . Vì thế, đấu tranh<br /> ngăn chặn và đẩy lùi tệ nạn ma tuý là một nội dung quan trọng, là một trong những mục tiêu<br /> của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm.<br /> Để ngăn chặn hiểm hoạ ma tuý, cần phải có các giải pháp đồng bộ, huy động sức mạnh<br /> của toàn dân. Một trong những vấn đề cốt lõi trong đấu tranh phòng chống tệ nạn ma tuý không<br /> chỉ dừng lại ở việc bắt và xử lý thật nhiều các đối tượng vi phạm, mà phải tích cực phòng ngừa<br /> không để tệ nạn ma tuý xảy ra, xoá bỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tệ nạn về<br /> ma tuý. Hay nói cách khác, dấu nhấn của công tác này cần được đặt ở khía cạnh “phòng ngừa”.<br /> Để công tác “phòng ngừa” đạt hiệu quả cao, thì việc nắm bắt nhận thức của các tầng lớp trong<br /> xã hội, đặc biệt là của sinh viên, để thông qua đó có những biện pháp đúng đắn hơn, thiết thực<br /> hơn nhằm giáo dục, rèn luyện, nhận thức của họ để họ trở thành lực lượng nòng cốt, tích cực<br /> tham gia vào cuộc đấu tranh phòng, chống ma tuý là một trong những nhiệm vụ quan trọng.<br /> Nhằm tìm hiểu thực trạng và mức độ nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn<br /> thành phố Hà nội, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài "Nhận thức của sinh viên về tệ nạn<br /> <br /> ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay" (Nghiên cứu trường hợp trường Đại học Kinh<br /> Tế Quốc Dân và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> 2<br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> 2.1 Ý nghĩa khoa học<br /> Nghiên cứu nhằm vận dụng những phạm trù, khái niệm, phương pháp nghiên<br /> cứu và các lý thuyết Xã hội học vào việc mô tả, giải thích về thực trạng nhận biết, kiến thức,<br /> hiểu biết và tâm thế hành vi đối với ma tuý của sinh viên hiện nay.<br /> 2.2 Ý nghĩa thực tiễn<br /> Nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội<br /> hiện nay” còn có một ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng. Trên cơ sở phân tích một cách nhìn<br /> khoa học, chúng tôi mong muốn nắm bắt kịp thời những nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm<br /> thế hành vi đúng đắn/sai lệch về ma tuý của sinh viên và những nhu cầu của họ trong việc nâng<br /> cao nhận thức về ma tuý. Qua đó, nghiên cứu đưa ra những khuyến nghị, giải pháp thiết thực<br /> cho việc nâng cao hiểu biết của sinh viên các trường Đại học về ma tuý<br /> <br /> 3<br /> <br /> Mục đích nghiên cứu<br /> <br /> - Tìm hiểu thực trạng nhận thức (nhận biết, kiến thức, hiểu biết và tâm thế hành vi) của sinh<br /> viên về ma túy<br /> - Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị nhằm giúp sinh viên có những nhận thức đầy đủ và<br /> đúng đắn hơn đối với tệ nạn ma tuý cũng như đối với cuộc đấu tranh phòng chống ma tuý<br /> <br /> 4<br /> <br /> Đối tƣợng nghiên cứu<br /> Nhận thức của sinh viên về tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.<br /> <br /> 5<br /> <br /> Khách thể nghiên cứu<br /> <br /> Sinh viên hệ chính quy của các trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và trường<br /> Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> <br /> 6<br /> <br /> Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> Thời gian nghiên cứu: Tháng 10 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009<br /> Địa bàn nghiên cứu:<br /> Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân<br /> Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> Phạm vi đối tượng: Nghiên cứu này giới hạn ở việc đo lường, đánh giá mức độ nhận thức của<br /> sinh viên trên địa bàn Hà Nội trên cơ sở nghiên cứu hai trường Đại học đại diện. Trên cơ sở<br /> đó, chúng tôi cố gắng tìm ra một vài nguyên nhân cốt lõi để giải thích mức độ nhận thức của<br /> nhóm tác nhân này đứng trước một tệ nạn nghiêm trọng của Việt Nam ngày nay.<br /> <br /> 7<br /> <br /> Phƣơng pháp thu thập và xử lý thông tin<br /> <br /> 7.1 Phương pháp phân tích tài liệu<br /> Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn đầu của nghiên cứu trong việc<br /> phát hiện vấn đề, lựa chọn vấn đề nghiên cứu và hình thành giả thuyết nghiên cứu, đồng thời<br /> được sử dụng trong quá trình đọc và phân tích tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.<br /> <br /> Nghiên cứu này đã phân tích nhiều tài liệu thu thập được trong nước và ngoài nước có liên quan<br /> đến vấn đề ma tuý nhằm so sánh đối chiếu và thu thập thêm thông tin.<br /> 7.2 Phương pháp quan sát<br /> Quan sát thái độ của người được phỏng vấn để biết được độ tin cậy của thông tin.<br /> Quan sát lối sống, hoạt động học tập, vui chơi giải trí của sinh viên, đặc biệt quan sát thực tế<br /> thái độ, hành vi của sinh viên đối với những vấn đề có liên quan đến ma tuý.<br /> 7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu<br /> Trên cơ sở đề tài nghiên cứu, chúng tôi tiến hành xây dựng một khung hướng dẫn phỏng<br /> vấn sâu để thăm dò xu hướng trả lời của các tác nhân trong nghiên cứu này. Để đảm bảo các<br /> nhóm tác nhân đều thể hiện được biểu tượng hay hình ảnh của nhóm mình về nhận thức của<br /> sinh viên về tệ nạn ma tuý, chúng tôi tiến hành 16 phỏng vấn sâu với cơ cấu như sau: 10 sinh<br /> viên (05 sinh viên/trường, 02 nhà quản lí cấp trường (01 nhà quản lí/trường) và 04 đại diện tổ<br /> chức đoàn thể xã hội gần gũi với sinh viên và gia đình).<br /> 7.4. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi<br /> Kết hợp với việc đọc tài liệu ban đầu cũng như các kết quả phỏng vấn, chúng tôi xây dựng bảng<br /> hỏi bán cấu trúc nhằm thu thập thông tin trên diện rộng về nhận thức của sinh viên đối với ma<br /> tuý trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đặc biệt, những kết quả nghiên cứu định lượng sẽ được xử lí<br /> trên phần mềm SPSS 15.0 để khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết được đưa ra sau khi phỏng<br /> vấn.<br /> Giới thiệu mẫu nghiên cứu<br /> - Phương pháp chọn mẫu<br /> Mẫu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống vì khi đo nhận thức của một lượng<br /> khách thể lớn, chúng tôi tin rằng, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống không loại trừ cơ<br /> hội của bất kì chủ thể nào trong nhóm lớn. Hay nói cách khác, phương pháp này đảm bảo rằng,<br /> không sinh viên nào bị mất cơ hội có thể được lựa chọn vào mẫu.<br /> - Kết quả chọn mẫu và cơ cấu mẫu<br /> Cuộc khảo sát xã hội học được tiến hành chọn mẫu trên cơ sở danh sách sinh viên của hai<br /> trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội, 201 sinh viên được chọn ngẫu nhiên ngẫu nhiên hệ thống bao gồm 95 nam<br /> sinh viên và 106 nữ sinh viên, đảm bảo điều kiện các sinh viên này là sinh viên học hệ chính<br /> quy để phỏng vấn. Vì thế 201 sinh viên này có tính chất đại diện cao cho sinh viên của hai đơn<br /> vị đào tạo trên và thông tin thu được có tính chất khách quan.<br /> Cơ cấu mẫu:<br /> Tiêu chí<br /> Tần xuất Tỷ lệ<br /> Biểu đồ<br /> (%)<br /> Nam<br /> 95<br /> 47<br /> Nữ<br /> <br /> Biểu 1: Cơ cấu theo giới tính<br /> <br /> 106<br /> <br /> 53<br /> <br /> Giới tính<br /> 47<br /> 53<br /> <br /> Nam<br /> Nữ<br /> <br /> Nội trú<br /> <br /> 80<br /> <br /> 40<br /> <br /> Biểu 2: Cơ cấu theo nơi ở hiện tại<br /> <br /> Nơi ở<br /> hiện tại<br /> Nội trú<br /> 40%<br /> <br /> Ngoại trú<br /> <br /> Trường<br /> Đại học<br /> <br /> Khoa học Xã<br /> hội và Nhân<br /> văn<br /> <br /> 121<br /> <br /> 60<br /> <br /> Ngoại<br /> trú<br /> 60%<br /> <br /> Biểu 3: Cơ cấu theo trƣờng<br /> <br /> 101<br /> <br /> 50<br /> 50<br /> 50<br /> <br /> Kinh tế Quốc<br /> dân<br /> <br /> 100<br /> <br /> 50<br /> <br /> Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br /> Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> <br /> 8<br /> <br /> Giả thuyết nghiên cứu<br /> Sinh viên hiện nay nói chung có nhiều thông tin về ma tuý, nhưng nhận thức của họ phần lớn<br /> dừng lại ở mức độ cảm tính.<br /> Nhận thức lý tính của một số sinh viên (những hiểu biết để chuẩn bị hành động) về vấn đề ma<br /> túy còn thấp.<br /> Môi trường thông tin về ma tuý để nâng cao nhận thức cho đối tượng sinh viên là phong phú,<br /> nhưng vẫn chưa có một cơ chế thông tin phù hợp cho đối tượng đặc thù này.<br /> <br /> Đặc điểm cá nhân (Giới tính) có ảnh hưởng đến nhân thức của sinh viên về ma tuý.<br /> <br /> 9<br /> <br /> Khung lý thuyết<br /> <br /> Điều kiện kinh tế xã<br /> hội<br /> <br /> Nhận thức<br /> Đặc điểm cá nhân<br /> <br /> Thực trạng về<br /> <br /> của sinh viên<br /> <br /> tệ nạn ma tuý<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2