intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đặc điểm người bệnh viêm khớp dạng thấp và yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Đặc điểm người bệnh viêm khớp dạng thấp và yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG -------------****-------------- NGUYỄN THỊ THANH ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI BỆNH VIÊM KHỚP DẠNG THẤP VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2019 Chuyên ngành : Điều dưỡng Mã số : 8 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mai Hồng HÀ NỘI – 2019
  2. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh cơ xương khớp đang là nguyên nhân hàng đầu của tàn tật và gánh nặng xã hội, làm phát sinh chi phí y tế rất lớn và nguy cơ mất việc làm. Tuy nhiên, với những hiểu biết hiện tại người ta cho rằng bệnh có liên quan đến cơ chế tự miễn dịch, với sự xuất hiện của các kháng thể chống lại các mô và tế bào của cơ thể. Ngoài các phương pháp điều trị đang được chứng minh là mang lại hiệu quả kiểm soát bệnh như điều trị nội khoa, đông y… công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh và phục hồi chức năng là một trong những phần quan trọng trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh VKDT. Các biện pháp can thiệp điều dưỡng đúng đắn sẽ giúp giảm các triệu chứng, duy trì chức năng vận động cũng như tăng hiểu biết của người bệnh, từ đó giúp người bệnh có thể có cuộc sống bình thường, tăng khả năng lao động và tái hòa nhập cộng đồng, làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. chúng tôi thực hiện đề tài ‟Đặc điểm người bệnh viêm khớp dạng thấp và các yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bach mai” nhằm hai mục tiêu sau đây: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh viêm khớp dạng thấp tại Khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai năm 2019. 2. Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh và các yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh.
  3. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp 1.1.1. Giới thiệu về bệnh viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp là một bệnh toàn thân có biểu hiện viêm mạn tính, chủ yếu của bệnh là tình trạng viêm mạn tính nhiều khớp nhỏ/nhỡ ngoại biên mà nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ dẫn đến di chứng ở các khớp. Bệnh đã tồn tại rất lâu, có thể đã xuất hiện cách đây 3000 năm thông qua việc nghiên cứu đặc điểm của một số bộ xương người cổ Bắc Mỹ. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp gồm 7 tiêu chuẩn (ACR 1987) mà đến nay vẫn được ứng dụng trên lâm sàng. 1.1.2. Dịch tễ học Tỷ lệ bệnh mắc bệnh rất dao động từ khoảng 0.3 – 1%. Tại Việt Nam, VKDT chiếm khoảng 0.5% trong cộng đồng và là bệnh lý chiếm trên 20% số bệnh nhân mắc bệnh khớp phải nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Trong nghiên cứu về tình hình bệnh tật khoa Cơ Xương Khớp tại bệnh viện Bạch Mai từ 1991-2000, bệnh VKDT chiếm tỷ lệ 21,94 % trong đó nữ giới chiếm 92,3 % và lứa tuổi chiếm đa số là từ 36-65 (72,6 %). Trong một số trường hợp, bệnh có tính chất gia đình. 1.2. Bệnh học viêm khớp dạng thấp 1.2.1. Định nghĩa viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp là một bệnh viêm không đặc hiệu xảy ra ở các khớp gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn. Bệnh thường diễn biến mạn tính dẫn đến tình trạng dính và biến dạng khớp, gây tàn phế cho người bệnh.
  4. 3 1.2.2. Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp - Tác nhân gây bệnh: có thể là vi rút, vi khuẩn dị nguyên nhưng chưa được xác định chắc chắn. -Yếu tố cơ địa: bệnh có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% người bệnh là nữ) và tuổi (60-70% gặp ở người trên 30 tuổi). -Yếu tố di truyền: VKDT có tính gia đình, có liên quan với kháng nguyên hoá hợp tổ chức HLA DR4 (gặp 60-70% người bệnh có yếu tố này, trong khi tỷ lệ này ở cộng đồng chỉ là 30%). 1.2.3. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp Vị trí khớp tổn thương: hay gặp ở khớp ngón tay, khớp cổ tay, khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân, khớp gối, khớp khuỷ, khớp vai, khớp háng. Khớp viêm thường đối xứng hai bên. 1.2.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán - Cứng khớp buổi sáng (Morning siffness) kéo dài ít nhất 1 giờ. - Sưng đau ít nhất 3 nhóm trong số 14 nhóm khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gỗi, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân (2 bên). - Sưng đau 1 trong 3 nhóm khớp của bàn tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay. - Sưng khớp đối xứng. - Có hạt dưới da. - Phản ứng tìm yếu tố huyết thanh dương tính. - Hình ảnh X quang điển hình. 1.2.5. Nguyên tắc điều trị 1.2.5.1. Điều trị nội khoa a. Viêm khớp dạng thấp mức độ nhẹ - Chủ yếu áp dụng vật lý trị liệu chườm nóng hoặc chườm lạnh. - Kết hợp với luyện tập trị liệu.
  5. 4 - Nghỉ ngơi đúng mức. - Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid như: diclofenac, indomethaxin, voltaren… b. Viêm khớp dạng thấp thể vừa: (có tổn thương khớp trên X quang) - Chủ yếu dùng thuốc giảm đau, chống viêm không steroid như: diclofenac, indomethaxin, Ibuprofen. - Điều trị kết hợp: vật lý trị liệu, châm cứu. c. Viêm khớp dạng thấp thể nặng - Dùng corticoid: prenisolon, depersolon… - Thuốc giảm miễn dịch: methotrexat, cyclophosphamid, imuran… 1.2.5.2. Điều trị ngoại khoa - Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm một vài khớp kéo dài mà điều trị nội khoa không hiệu quả khớp viêm và tràn dịch; thường mổ cắt bỏ màng hoạt dịch.. - Điều trị ngoại khoa để phục hồi chức năng một số khớp bị biến dạng nặng, phá hủy nhiều bằng phương pháp: thay khớp nhân tạo, cắt đầu xương, chỉnh hình khớp, hoặc làm dính một số khớp tránh biến chứng nguy hiểm. 1.2.5.3. Điều trị bằng lý trị liệu Trong VKDT điều trị bằng lý trị liệu và phục hồi chức năng là một biện pháp quan trọng và bắt buộc nhằm tránh được thấp nhất các di chứng, trả lại khả năng lao động nghề nghiệp cho BN và tái hoà nhập cộng đồng.Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Qua đó làm giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội. 1.2.6. Biến chứng của viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp gây hạn chế vận động và đau khớp và cũng có thể gây mệt mỏi, hạn chế vận động khiến người bệnh khó
  6. 5 thực hiện các công việc hằng ngày như xoay nắm đấm của hoặc cầm bút.Với những người bị viêm khớp dạng thấp, đau cổ hoặc bị các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo các tổn thương về thần kinh.Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến phần trên của cột sống. Tổn thương các khớp ở cổ có thể gây kích thích và tăng áp lực lên các dây thần kinh ở cột sống. Thêm vào đó, viêm khớp dạng thấp cũng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại vi của não và cột sống, cũng như chèn ép lên dây thần kinh giữa (dây thần kinh chạy từ cẳng tay qua cổ tay đến bàn tay), gây ra hội chứng ống cổ tay. 1.3. Chăm sóc người bệnh viêm khớp dạng thấp Việc chăm sóc và phục hồi chức năng các khớp cho người bệnh VKDT cần được thực hiện sớm và tuỳ thuộc vào tình trạng tiến triển của bệnh mà người điều dưỡng chăm sóc và hỗ trợ phù hợp. Dù bất kỳ giai đoạn nào của bệnh thì công tác chăm sóc cũng rất quan trọng. Phục hồi chức năng cũng cần được tiến hành ngay để giúp làm giảm các biến chứng cho người bệnh sau này. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Bạch Mai - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Là những người bệnh được chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn ACR (1987) điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp.
  7. 6 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. 2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu • Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiên: chọn toàn bộ người bệnh được chẩn đoán xác định viêm khớp dạng thấp theo tiêu chuẩn ACR 1987 điều trị tại khoa Cơ Xương Khớp từ tháng 01 /2019 đến tháng 06/2019 và đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ của đối tượng nghiên cứu. 2.5. Công cụ và kĩ thuật thu thập thông tin Phần 1. Thông tin chung của người bệnh Phần 2.Các thông tin liên quan đến bệnh tật và điều trị Phần 3. Đánh giá chức năng vận động của người bệnh (HAQ8-ID) 2.6. Kĩ thuật thu thập số liệu - Phỏng vấn người bệnh thông qua bệnh án nghiên cứu để thu thập các thông tin chung. - Thu thập thông tin về chức năng vận động của người bệnh thông qua việc phỏng vấn người bệnh bằng bộ câu hỏi HAQ8-ID 2.7. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được sử lý theo phần mềm thống kê y học SPSS 20.0 - Sử dụng các thuật toán thống kê trung bình, độ lệch chuẩn SD, tỷ lệ %, so sánh khi bình phương, hệ số tương quan r, tỉ xuất chênh OR với giá trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 2.8. Sai số và khống chế sai số - Sai số trong quá trình thu thập thông tin: do người hỏi không rõ nghĩa, làm người nghe hiểu sai vấn đề và trả lời khách quan không
  8. 7 trung thực. Do quá trình sử lý số liệu bị nhầm, hoặc chọn người bệnh không ngẫu nhiên hay cỡ mẫu nghiên cứu quá nhỏ không đủ để đại diện cho một quần thể. - Hạn chế sai số: người hỏi phải nêu rõ câu hỏi giải thích đúng ý của câu hỏi cho người nghe hiểu rõ để trả lời trung thực. Khi xử lý số liệu phải nhập từ từ cẩn thận tránh nhầm lẫn, chọn người bệnh ngẫu nhiên và cỡ mẫu đủ lớn để đảm bảo nghiên cứu có ý nghĩa và tránh sai số. 2.9. Các bước tiến hành nghiên cứu: - Bước 1: Đặc điểm người bệnh viêm khớp dạng thấp và các yếu tố liên quan đến chăm sóc người bệnh dựa vào mẫu bệnh án nghiên cứu. - Bước 2: thu thập và xử lý số liệu - Bước 3: viết báo cáo và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 2.10. Đạo đức nghiên cứu - Chúng tôi tiến hành nghiên cứu sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo khoa Cơ xương khớp Bệnh Viện Bạch Mai. - Người bệnh được giải thích rõ mục đích, phương pháp, quyền lợi và tự nguyện tham gia nghiên cứu. - Các thông tin của đối tượng nghiên cứu được bảo đảm bí mật. - Nghiên cứu chỉ nhằm mục đích bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho cộng đồng, không nhằm một mục đích nào.
  9. 8 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Độ tuổi trung bình của người bệnh là 56,01± 13,2 tuổi. Tuổi thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 76 tuổi. Về học vấn: chủ yếu có trình độ dưới trung học phổ thông (chiếm 52,4%). Tỷ lệ người bệnh có trình độ trung học phổ và trình độ trên trung học phổ thông bằng nhau (chiếm 23,8%). Về nghề nghiệp: hầu hết người bệnh là nông dân chiếm 36,9%, công nhân viên chức chiếm 23,8%. Về đặc điểm nơi sống của người bệnh: 65,5% người bệnh trong nghiên cứu ở nông thôn và 34,5% người bệnh ở thành phố. Về tình trạng hôn nhân: Hầu hết người bệnh đã kết hôn chiếm 79,76%. Biểu đồ 3.1. Các bệnh lý kèm theo của người bệnh trong nghiên cứu(n = 84) Biểu đồ 3.1 cho thấy các bệnh lý viêm loét dạ dày chiếm tỷ lệ cao nhất (42,9%); Loãng xương (34,5%), tiếp theo là bệnh tim mạch, bệnh về mắt, bệnh nội tiết lần lượt với tỷ lệ 28,6%; 25%; 13,1% và thấp nhất là các bệnh hô hấp (6,0%).
  10. 9 Bảng 3.5: Đặc điểm thời gian mắc bệnh của người bệnh VKDT Thời gian mắc bệnh Số lượng(n) Tỷ lệ (%) Dưới 1 năm 8 9,52 Từ 1- 5 năm 33 39,29 Trên 5 năm 43 51,19 Tổng 84 100 X ± SD 7,51 ± 0,75 Kết quả bảng 3.5 cho thấy: Đa số người bệnh viêm khớp dạng thấp mắc bệnh trên 5 năm chiếm 51,19%. Bảng 3.6: Thời gian cứng khớp buổi sáng,biến dạng khớp, sưng khớp nhỡ nhỏ và đau khớp Biến số Vào viện Ra viện P 43(51,2%).Trên Có 30(35,7%) Cứng khớp 45 phút 28,6%
  11. 10 Bảng 3.7: Mức độ đau theo thang điểm VAS của người bệnh trong nghiên cứu Vào viện Ra viện Mức độ đau theo phân độ VAS n (%) n (%) VAS < 5 64(76,2%) 82 (97,6%) VAS= 6-8 17 (20,2%) 1 (1,2%) VAS >8 3(3,6%) 1 (1,2%) Tổng 84(100%) 84(100%) Mức độ đau trung bình (VAS) 4,15 ± 1,97 2,79 ± 0,16 Kết quả bảng 3.7 cho thấy: mức độ đau VAS trung bình là 4,15 điểm, 80% đau mức độ nhẹ VAS dưới 5 điểm khi vào viện. Khi ra viện VAS trung bình còn 2,79 điểm. Bảng 3.8: Chức năng vận động của người bệnh theo thang HAQ8-ID Vào viện Ra viện P STT Nội dung TB±SD TB±SD T-Test Tự mặc quần áo cho 1 mình, bao gồm cả buộc 0,58 ± 0,82 0,31 ± 0,53 0,003 dây và cài nút giày? Lên và xuống khỏi 2 0,63 ± 0,90 0,35 ± 0,59 0,000 giường? Cầm chén hoặc cốc đầy 3 0,48 ± 0,73 0,25 ± 0,55 0,000 để uống? Đi bộ ngoài trời trên 4 0,95 ± 1,00 0,76 ± 0,87 0,011 mặt đất bằng phẳng? Tắm và lau khô toàn bộ 5 0,73 ± 0,98 0,48 ± 0,78 0,000 cơ thể của bạn ? Cúi xuống và nhặt quần 6 0,67 ± 0,89 0,40 ± 0,69 0,000 áo lên từ sàn nhà? 7 Mở và đóng vòi nước ? 0,32 ± 0,67 0,23 ± 0,52 0,045 Bước lên và bước 8 0,82 ± 0,94 0,60 ± 0,79 0,003 xuống từ xe ô tô Tổng 5,18±5,83 3,37±4,04 0,000 Điểm HAQ trung bình 0,65±0.72 0.42±0.51 0,001
  12. 11 Kết quả bảng 3.8 cho thấy: điểm trung bình HAQ8 của người bệnh vào viện là 5,18±5,83 điểm. Khi ra viện còn 3,37±4,04 điểm. Sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.9: Thang điểm mức độ vận động của người bệnh trong nghiên cứu Vào viện\ Ra viện Điểm HAQ8-ID trung bình n (%) n (%) Chức năng vận động làm được 69 bình thường 60 (71,4%) (82,1%) (HAQ trung bình = 0 – 0.99) Chức năng vận động khó khăn 14 18 (21,4%) (HAQ trung bình = 1 – 1.99) (16,7%) Chức năng vận động rất khó khăn 5 (6,0%) 0 (0,0%) (HAQ trung bình = 2- 2.99) Chức năng vận động không thể hoạt động 1 (1,2%) 1 (1,2%) (HAQ trung bình = 3) Tổng 84 100 Kết quả bảng 3.9 cho thấy: Người bệnh có các chức năng vận động làm được bình thường (0 – 0.99) khi vào viện chiếm 71,43%. Khi ra viện không còn người bệnh nào ở mức rất khó khăn. Bảng 3.10: Mức độ lo lắng của người bệnh viêm khớp dạng thấp tự đánh giá Vào viện Ra viện Biểu hiện tinh thần n (%) n (%) Lo lắng ít 19 (22,6%) 32 (38,1%) Lo lắng trung bình 36 (42,9%) 41 (48,8%) Rất lo lắng 29 (34,5%) 11 (13,1%) Tổng 84 (100%) 84 (100%) Bảng 3.10 cho thấy: tại thời điểm vào viện tỷ lệ người bệnh rất lo lắng là 34,5%, khi ra viện giảm còn 13,1%.
  13. 12 Bảng 3.11: Mức độ hạn chế vận động của người bệnh viêm khớp dạng thấp tự đánh giá Mức độ hạn chế vận động Số lượng (n) Tỷ lệ(%) Bình thường 50 59,5 Hơi khó khăn 25 29,8 Rất khó khăn 8 9,5 Không làm được 1 1,2 Tổng 84 100 Bảng 3.11 cho thấy: 59,5% người bệnh đánh giá mức độ hạn chế vận động ở mức bình thường, 29,8% người bệnh đánh giá mức độ hoạt động ở mức hơi khó khăn. Bảng 3.12: Tự đánh giá khả năng lao động của người bệnh trong nghiên cứu Khả năng lao động và Số lượng(n) Tỷ lệ(%) sinh hoạt Giảm 73 86,90 Không giảm 11 13,10 Tổng 84 100% Bảng 3.12 cho thấy: có 73 người bệnh đều thấy bản thân mình giảm các chức năng hoạt động trong sinh hoạt và thực hiện công việc cá nhân (86,9%). 3.1.3. Triệu chứng cận lâm sàng của người bệnh viêm khớp dạng thấp Bảng 3.13: Một số kết quả công thức máu của người bệnh viêm khớp dạng thấp Biến số Số lượng (n) Tỷ lệ(%) Hồng cầu(T/L) Thấp(10,0G/L) 24 28,6 Bình thường(4,0-10,0G/l) 60 71,4 Trung bình 8,90±3,06 (2,32-18,27) Kết quả bảng 3.13 cho thấy : có 22,6% người bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu máu.
  14. 13 Bảng 3.14: Tốc độ máu lắng giờ đầu và giờ thứ 2 của người bệnh khi vào viện Tốc độ máu lắng Tốc độ máu lắng giờ Tốc độ máu lắng giờ thứ hai (mm) đầu (mm) (n = 55) (n = 55) Giảm (< 20 mm) 16(29,09%) 10 (18,18) Bình thường (20 - 28mm) 7(12,72%) 5(9,09%) Tăng (>28mm) 32(58,18%) 40 (72,73%) X ± SD 52,04 ± 3,57 55.12 ± 5,94 Bảng 3.14 cho thấy: Nhóm có tốc độ ML1H>20mm (70,90%) chiếm đa số người bệnh trong nghiên cứu. Chỉ số ML2H có nhóm >28 mm chiếm (72,7%) Bảng 3.15: Xét nghiệm mức CRP của người bệnh trong nghiên cứu CRP (mg/dl) (N= 77) CRP Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Bình thường ≤0.5 (mg/ml) 20 25,97% Tăng >0.5 (mg/ml) 57 74,03% X ± SD (mg/ml) 2,96 ± 0,57 Kết quả bảng 3.15 cho thấy: Số lượng người bệnh có mức xét nghiệm CRP cao hơn mức 0,5(mg/ml) là 74,02%. Bảng 3.16: Xét nghiệm các yếu tố dạng thấp trong nghiên cứu Yếu tố dạng thấp Số lượng (n) Tỷ lệ(%) huyết thanh(RF) Âm tính 11 13,1 Dương tính 73 86,9 Tổng 84 100 Bảng 3.16 cho thấy: Số người bệnh có RF(+) chiếm tỉ lệ cao khi vào viện chiếm 86,9%.
  15. 14 3.2. Kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan 3.2.1. Chăm sóc người bệnh và kết quả chăm sóc người bệnh Bảng 3.19: Chăm sóc đau cho người bệnh viêm khớp dạng thấp Chăm sóc đau cho người bệnh VKDT Số lượng(n) Tỷ lệ (%) Xoa bóp tập VĐ, chiếu đèn ≥ 1 lần/ ngày 71 84,5 Xoa bóp tập VĐ, chiếu đèn < 1 lần/ ngày 13 15,5 Bảng 3.19 cho thấy: Đa số người bệnh được chăm sóc đau ≥1 lần trên ngày chiếm 84,5%. Bảng 3.20: Hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh Tư vấn, GDSK Số lượng(n) Tỷ lệ (%) Hướng dẫn tập vật động ≤ 1 lần/ngày 43 51,2 >1 lần/ngày 41 48,8 Hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng ≤ 1 lần/ngày 43 51,2 >1 lần/ngày 41 48,8 Hướng dẫn về vệ sinh cá nhân ≤ 1 lần/ngày 48 57,1 >1 lần/ngày 36 42,9 Hướng dẫn về tuân thủ dùng thuốc ≤ 1 lần/ngày 2 2,4 >1 lần/ngày 82 97,6 Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy:Hầu hết người bệnh (97,6%) được hướng dẫn về tuân thủ dùng thuốc >1 lần/ngày. Bảng 3.21: Kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên Mức độ chăm sóc Số lượng(n) Tỷ lệ(%) Tốt 49 58,3 Khá 35 41,7 Kết quả mức độ chăm sóc người bệnh ở mức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 58,3%; mức khá 41,7%.
  16. 15 3.2.2. Một số yếu tố liên quan tới kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Bảng 3.22: Mối liên quan giữa đặc điểm chung của người bệnh với kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc Biến số Khá Tốt P n (%) n (%) Nhóm tuổi 26 – 29 0 (0,0%) 3 (100%) 30 – 39 3 (30,0%) 7 (70,0%) 40 – 49 4 (66,7%) 2 (33,3%) 0,193 50 – 59 9 (36,0%) 16 (64,0%) ≥60 19(48,7%) 20 (51,3%) Nghề nghiệp Công chức/Viên chức 6 (30,0%) 14 (70,0%) Công nhân 4 (57,1%) 3 (42,9%) 0,152 Nông dân 17 (54,8%) 14 (45,2%) Nghề khác 8 (30,8%) 18 (69,2%) Học vấn Trên THPT 6 (30,0%) 14 (70,0%) THPT 8 (40,0%) 12 (60,0%) 0,405 Dưới THPT 21 (47,7%) 23 (52,3%) Bảng 3.22 cho thấy: người bệnh tuổi cao trên 60 tuổi thì kết quả chăm sóc ở mức tốt giảm chiếm 51,3%, người bệnh có học vấn ở mức thấp dưới THPT kết quả chăm sóc ở mức khá càng cao chiếm 47,7%.
  17. 16 Bảng 3.23: Mối liên quan giữa đặc điểm giới, địa dư với kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc OR Biến số Khá Tốt P 95%CI n (%) n (%) Giới Nữ 33 (46,5%) 38 (53,5%) 11,03 0,037 Nam 2 (15,4%) 11 (84,6%) (1,06-23,12) Địa dư Nông thôn 28 (50,9%) 27 (49,1%) 3,26 0,018 Thành phố 7 (24,1%) 22 (75,9%) (1,19-8,87) Bảng 3.23 cho thấy: chăm sóc tốt ở nhóm người bệnh là nữ giới, sống ở nông thôn có kết quả chăm sóc thấp hơn so với nhóm người bệnh nam giới và người bệnh sống ở thành phố. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.24: Mối liên quan giữa mức chỉ số BMI và kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc Biến số Khá Tốt P n (%) n (%) Nhẹ cân 5 (50%) 5 (50%) (BMI ≤ 18.5) Bình thường 23 (46,9%) 26 (53,1%) 0,251 (BMI 18.5-22.9) Thừa cân, Béo phì 7 (28,0%) 18 (72,0%) (BMI ≥23) Kết quả bảng 3.24 cho thấy: không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kết quả chăm sóc giữa các nhóm người bệnh có chỉ số BMI ở mức nhẹ cân.
  18. 17 Bảng 3.25: Mối liên quan giữa một số bệnh lý kèm theo với kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc OR Biến số Khá Tốt p 95%CI n (%) n (%) Viêm loét dạ dày tá tràng Có 20 (55,6%) 16 (44,4%) 2,75 0,025 Không 15 (31,2%) 33 (68,8%) (1,12-6,74) Bệnh Hô hấp Không 33 (41,8%) 46 (58,2%) 1,076 Có 2 (40,0%) 3 (60,0%) 0,938 (0,17-6,80) Bệnh tim mạch Có 11 (45,8%) 13 (5,2%) 1,26 Không 24 (40,0%) 36 (60,0%) 0,624 (0,49-3,29) Bệnh mắt Không 28 (44,4%) 35 (55,6%) 1,60 Có 7 (33,3%) 14 (66,7%) 0,371 (0,57-4,50) Loãng xương Có 18 (62,1%) 11 (37,9) 3,65 0,006 Không 17 (30,9%) 38 (69,1%) (1,42-9,39) Bệnh nội tiết Không 31 (42,5%) 42 (57,5%) 1,29 0,702 Có 4 (36,4%) 7 (63,6%) (0,34-4,80) Kết quả bảng 3.25 cho thấy: nhóm người bệnh có mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng có kết quả chăm sóc ở mức khá cao hơn nhóm người bệnh không mắc bệnh gấp 2,75 lần. Nhóm người bệnh có loãng xương cũng có kết quả chăm sóc mức khá cấp 3,65 lần nhóm người bệnh không mắc. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  19. 18 Bảng 3.26: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc OR Biến số Khá Tốt P 95%CI n (%) n (%) Từ 5 năm trờ lên 25 (58,1%) 18 (41,9%) 4,31 0,002 Dưới 5 năm 10 (24,4%) 31 (75,6%) (1,69-10,97) Kết quả bảng 3.26 cho thấy: Người bệnh có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có kết quả chăm sóc ở mức khá cao hơn nhóm người bệnh có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm gấp 4,3 lần. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.27: Mối liên quan giữa tình trạng biến dạng khớp của người bệnh với kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc OR Biến số Khá Tốt P 95%CI n (%) n (%) Khớp gối Có 13 (59,1%) 9 (40,9%) 2,63 0,054 Không 22 (35,5%) 40 (64,5%) (0,97-7,11) Khớp cổ tay Có 11 (78,6%) 3 (21,4%) 7,03 0,002 Không 24 (34,3%) 46 (65,7%) (1,79-27,62) Khớp bàn ngón chân Có 8 (61,5%) 5 (38,5%) 2,61 0,114 Không 27 (38,0%) 44 (62,0%) (0,77-8,79) Khớp bàn ngón tay Có 20 (64,5%) 11 (35,5%) 4,60 0,001 Không 15 (28,3%) 38 (71,7%) (1,79-11,89) Kết quả cho thấy nhóm người bệnh biến dạng khớp cổ tay và khớp bàn ngón tay có kết quả chăm sóc ở mức kém hơn gấp 7 lần và 4,6 lần nhóm người bệnh không bị biến dạng khớp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  20. 19 Bảng 3.28: Mối liên quan giữa các hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và kết quả chăm sóc Kết quả chăm sóc OR Biến số Khá Tốt P 95%CI n (%) n (%) Hướng dẫn tập vận động ≤ 1 lần/ngày 23 (53,5%) 20 (46,5%) 2,78 >1 lần/ngày 12 (29,3%) 29 (70,7%) 0,024 (1,13-6,84) Hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng ≤ 1 lần/ngày 19 (44,2%) 24 (55,8%) 1,23 0,631 >1 lần/ngày 16 (39,0%) 25 (55,8%) (0,52-3,03) Hướng dẫn về vệ sinh cá nhân >1 lần/ngày 17 (35,4%) 31 (64,6%) 1,82 0,180 ≤ 1 lần/ngày 18 (50,0%) 18 (50,0%) (0,76-4,40) Hướng dẫn về tuân thủ dùng thuốc ≤ 1 lần/ngày 0 (0,0%) 2 (100%) 0,226 - >1 lần/ngày 35 (42,7%) 47 (57,3%) Nhóm người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn tập vận động mức trên 1 lần trên ngày có kết quả chăm sóc tốt hơn nhóm người bệnh được hướng dẫn ít hơn (≤ 1 lần/ngày). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của người bệnh viêm khớp dạng thấp tham gia nghiên cứu 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu VKDT là một bệnh khớp mạn tính, chủ yếu gặp ở nữ giới độ tuổi trung niên. Độ tuổi trung bình là 56,01 ± 13,2.Chủ yếu độ tuổi từ 50 tuổi trở lên. Tỷ lệ nữ mắc bệnh thống kê được là 84,5%,tỷ lệ nam mắc bệnh là 15,5%. Tỷ lệ nữ/nam là 5,83. Về trình độ học vấn của
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2