intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai có HBV tại Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

35
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn với mục tiêu đánh giá kiến thức và thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp và Bệnh viện Từ Dũ – TP. HCM năm 2020; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan trong phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai có HBV tại Đồng Tháp và thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM QUỐC HUY – C01459 KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỂN VI RÚT VIÊM GAN B TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBV TẠI ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG PHẠM QUỐC HUY KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG PHÒNG CHỐNG LÂY TRUYỀN VI RÚT VIÊM GAN B TRÊN PHỤ NỮ MANG THAI CÓ HBV TẠI ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG MÃ SỐ: 8720715 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BS. HOÀNG QUỐC CƯỜNG Hà Nội - 2020
  3. MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 3 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................... 3 1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................... 3 1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................... 3 1.3. Thời gian nghiên cứu .......................................................... 3 2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 3 2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................. 3 2.2. Cở mẫu và cách chọn mẫu .................................................. 4 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá............ 5 III. CÁC KẾT QUẢ ........................................................................ 8 1. Kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV ................................................................ 8 2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành ................... 12 IV. BÀN LUẬN.............................................................................. 16 1. Kiến thức, thực hành về lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV. ..................................................................................... 16 2. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu. ........................ 22 KẾT LUẬN ..................................................................................... 25 1. Kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rut viêm gan B của thai phụ có HBV tại bệnh viên Từ Dũ TP.HCM và BVĐK Đồng Tháp. ....................................................................................... 25 2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV tại Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM và BVĐK Đồng Tháp. ................................................ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 27
  4. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan B là bệnh nhiễm trùng gan có khả năng đe dọa đến tính mạng. Nhiễm vi rút viêm gan B là một vấn đề có tính chất toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2002, thì có hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm HBV, trong đó có 350 triệu người mang vi rút viêm gan B mạn tính. Hàng năm, hơn 4 triệu ca lâm sàng liên quan đến HBV và 25% trong số đó mang bệnh, ước tính trên thế giới có tới một triệu người mang vi rút viêm gan B mạn tính chết vì ung thư gan nguyên phát và xơ gan [12]. Bệnh viêm gan B có thể phòng chống được nếu sử dụng vắc xin sớm và tuân thủ điều trị. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng vắc xin viêm gan B trong chương trình tiêm chủng mở rộng để tiêm chủng cho trẻ ở tất cả các quốc gia [11]. Vi rút viêm gan B tồn tại trong máu và dịch thể, có thể lây truyền theo 3 đường: Từ mẹ sang con, qua đường máu, và quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su. Ở Việt Nam, đường phổ biến nhất là lây truyền từ mẹ sang con và cũng là nguyên nhân viêm gan B thường gặp nhất. Nhiều thai phụ không biết mình bị nhiễm viêm gan B do không có triệu chứng và không được xét nghiệm [7]. Mặc dù bệnh viêm gan B có thể dự phòng được, tỷ lệ bao phủ vắc xin viêm gan B trên toàn cầu mới đạt 75% thấp hơn nhiều so với mục tiêu cần đạt là 90%; trong đó tỷ lệ tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh (trong vòng 24 giờ đầu) mới đạt 27% [8]. Việc tiêm vắc xin thực hiện càng sớm thì hiệu quả càng cao, với mũi tiêm trong 24 giờ kết hợp với tiêm đủ 3 liều vắc xin, thì khả năng phòng được 85-90% các trường hợp lây truyền từ mẹ sang con [8]. Trên thực tế, nhiều trẻ sinh ra từ mẹ có vi rút viêm gan B dương tính vẫn bị nhiễm bệnh viêm gan B sau khi sinh, mặc dù đã được tiêm vắc xin viêm gan B. Lây truyền viêm gan B trong quá trình chuyển dạ và khi đẻ là nguyên nhân phổ biến trong cơ chế lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con[8].
  5. 2 Trung tâm gan Á Châu – trường đại học Stanford cho rằng viêm gan B là “kẻ giết người thầm lặng”. viêm gan B mạn rất nguy hiểm vì thường không có triệu chứng rõ ràng. Khi có các biểu hiện lâm sàng thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn. Và viêm gan B là nguyên nhân chính gây ung thư gan, là nguyên nhân của 37% các trường hợp tử vong do ung thư gan trên thế giới. Người mắc viêm gan B mạn có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc[7]. Trẻ sơ sinh có nguy cơ tiến triển thành viên gan B mạn cao nhất. Trên 90% trẻ sinh từ mẹ nhiễm viêm gan B sẽ mắc viêm gan B mạn nếu không được tiêm vắc xin và điều trị dự phòng [7]. Mặc dù Bộ Y tế Việt Nam đã rất quan tâm đến việc kiểm soát bệnh do lây truyền vi rút viêm gan B bằng rất nhiều văn bản hướng dẫn hay kế hoạch cụ thể. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về vi rút viêm gan B còn hạn chế, không có nhiều nghiên cứu về kiến thức, thực hành phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B tại Việt Nam, đặc biết là trên đối tượng là thai phụ có HBV, nhóm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lây truyền vi rút viêm gan B từ mẹ sang con. Vì vậy nhóm nghiên cứu tiến hành thu thập số liệu với mục đích chính là khảo sát nhận thức việc phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B của các bà mẹ mang thai có HBV tại 2 địa điểm: Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp từ đề tài cấp Bộ mà cơ quan chủ trì nghiên cứu là Viện Pasteur TP. HCM với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của phụ nữ mang thai có HBV tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp và bệnh viện Từ Dũ TP. HCM năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B của đối tượng nghiên cứu.
  6. 3 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 1.1. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn lựa chọn − Thai phụ đã vào chuyển dạ, có dấu sanh hoặc có tuổi thai >34 tuần; − Có nhiễm HBV (có kết quả dương tính với HBsAg); − Khám thai tại Bệnh viện Từ Dũ và bệnh viện đa khoa Đồng Tháp; − Không tham gia các nghiên cứu tương tự trong thời gian thực hiện; − Đồng ý tham gia nghiên cứu Tiêu chuẩn loại trừ − Bất kỳ sản phụ nào từ chối tham gia nghiên cứu; − Sản phụ có dị tật bẩm sinh, có tiền sử bệnh tâm thần; − Sản phụ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, HIV; − Sản phụ có con dị tật bẩm sinh; − Sản phụ có bất thườ ng về thai kỳ nặng như: tiền sản giật, nhau tiền đạo; − Phụ nữ không mang thai; 1.2. Địa điểm nghiên cứu − Bệnh Viện Từ Dũ – Thành phố Hồ Chí Minh − Bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp 1.3. Thời gian nghiên cứu Tháng 11 năm 2019 đến cuối tháng 05 năm 2020. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp Dịch Tễ Học, mô tả cắt ngang có phân tích.
  7. 4 2.2. Cở mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu Vì kết cục của nghiên cứu là khảo sát kiến thức, thực hành của phụ nữ mang thai có HBV, vì vậy cách thức xác định cỡ mẫu nhóm nghiên cứu lựa chọn công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu. p: Tỷ lệ ước đoán biến số trong nghiên cứu, vì chưa có nghiên cứu nào trước đây tìm hiểu kiến thức, thực hành của thai phụ có HBV nên chọn p=0.5 để có được cở mẫu lớn nhất. d: Sai số tuyệt đối, có thể ước tính sai số tỷ lệ lưu hành hiện nay của vi rút viêm gan B trên phụ nữ mang thai là 6,5% so với dân số cả nước, cho phép d = 0,065. : Hệ số giới hạn tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% → =1.96. nên ta có cỡ mẫu nhau sau: 𝟏, 𝟗𝟔𝟐 × 𝟎, 𝟓(𝟏 − 𝟎, 𝟓) 𝒏= = 𝟐𝟐𝟕. 𝟑 𝟎, 𝟎𝟔𝟓𝟐 Cho rằng tỷ lệ sai sót và thất lạc bộ cậu hỏi là 5% = 11.4 Cỡ mẫu nghiên cứu: 227+11=238.1 Vậy cỡ mẫu nghiên cứu: 238. Nghiên cứu được khảo sát tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp, và bệnh viện Từ Dũ nên việc thu tuyển sẽ lấy đến khi đủ 238 cỡ mẫu. Cách chọn mẫu Vì kết cục của nghiên cứu liên quan đến nhận thức của đối tượng nghiên cứu là phụ nữ mang thai có HBV, nên tôi lựa chọn phương
  8. 5 pháp chọn mẫu thuận tiện là phụ nữ mang thai bị nhiễm vi rút viêm gan B tại 2 địa điểm trên. 2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá Biến số Bảng 2. 1: Biến số và chỉ số nghiên cứu Phân Chỉ số/ định PP thu Công Biến số loại nghĩa thập cụ Thông tin chung của thai phụ có HBV Địa điểm Nhị Thu thập tại địa Thu Địa thu tuyển phân điểm thu tuyển tuyển điểm thu tuyển Tuổi Thứ tự Ngày tháng năm Hỏi Phiếu sinh hỏi Học vấn Thứ tự Theo cấp học của Hỏi Phiếu mẹ hỏi Nghề nghiệp Phân Theo nghề nghiệp Hỏi Phiếu nhóm của mẹ hỏi Số con Thứ tự Theo chỉ số PARA, Hỏi Phiếu lấy số con hiện tại hỏi (trước lúc sinh) Mục tiêu 1: Kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rút VGB ở thai phụ có HBV Biết về bệnh Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu phân lời có, không hỏi
  9. 6 Qua đường ăn Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu uống phân lời đúng sai hỏi Qua đường hô Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu hấp phân lời đúng sai hỏi Qua đường máu Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu và các dịch tiết phân lời đúng sai hỏi liên quan đến máu Qua quan hệ Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu tình dục phân lời đúng sai hỏi Mẹ truyền sang Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu con lúc mang phân lời đúng sai hỏi thai và lúc sinh. Qua da: ôm ấp, Nhị Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu bắt tay phân lời đúng sai hỏi Cách phòng, Thứ Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu chống hạng lời đúng nhất hỏi Đối tượng tiêm Thứ Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu vắc xin hạng lời đúng nhất hỏi Số lượng mũi Thứ Phân loại theo câu Hỏi Phiếu tiêm hạng trả lời đúng nhất hỏi Số lượng mũi Thứ Phân loại theo câu Hỏi Phiếu tiêm cho trẻ hạng trả lời đúng nhất hỏi
  10. 7 dưới 12 tháng tuổi Thời điểm tiêm Thứ Phân loại theo câu trả Hỏi Phiếu hạng lời đúng nhất hỏi Thời gian bảo vệ Thứ Phân loại theo câu Hỏi Phiếu của vắc xin hạng trả lời đúng nhất hỏi Nguồn kiến thức Thứ Lựa chọn nguồn kiến Hỏi Phiếu hạng thức theo cảm tính hỏi của thai phụ Điều trị trước đó Thứ Lựa chọn nguồn kiến Hỏi Phiếu hạng thức theo cảm tính hỏi của thai phụ Mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến phòng, chống lây truyền vi rút VGB của thai phụ có HBV: − Biến độc lập: Yếu tố nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu − Biến phụ thuộc: Kiến thức, thực hành đạt hay không đạt − Phương pháp thu thập: OR (CI95%), p Phương phấp thu Biến phụ thập Biến độc lập thuộc ORđ ORh CI p Có Không b c 95% Địa điểm thu tuyển Bệnh viện Từ Dũ BVĐK Đồng Tháp - Nhóm tuổi ≤ 25 tuổi 26-34 tuổi - ≥ 35 tuổi -
  11. 8 Trình độ học vấn từ PTCS trở xuống PTTH - Trên PTTH - Nghề nghiệp Nội trợ Làm nông - Công - nhân Văn Phòng - Kinh doanh - Số con Con so Con rạ - Tiêu chí đánh giá Cho điểm số đánh giá được khách quan từng kiến thức rời rạc của bộ câu hỏi bằng cách cho 1 điểm đối với câu trả lời đúng và 0 điểm đối với câu trả lời sai. Thang điểm do lường kiến thức từ tối thiểu là 0 đến tối đa là 12. Và để thống nhất tính toàn diện nhóm nghiên cứu đưa ra cách xác định về kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu theo tiêu chí: điểm chung < 6 xem như là KHÔNG ĐẠT, điểm chung >= 6 xen như là ĐẠT. III. CÁC KẾT QUẢ 1. Kiến thức, thực hành về phòng, chống lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV Tỷ lệ thu tuyển tại bệnh viện Từ Dũ chiếm đa số với 64.29% trong khi bệnh viện đa khoa Đồng Tháp là 35.71%. Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp đã thu tuyển sớm hơn 2 tháng so với Bệnh Viện Từ Dũ. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần các bà mẹ mang thai có HBV tập trung nhiều nhất vào nhóm tuổi 26-34 tuổi (66.81%),
  12. 9 nhóm tuổi =35 tuổi có tỷ lệ gần bằng nhau lần lượt chiếm 28.07% và 15.13%. Theo tỷ lệ nghiên cứu ta thấy, học vấn của đối tượng nghiên cứu khá cao, có tới 42.86% tổng các bà mẹ có học vấn từ trung cấp, cao đẳng và đại học trở lên, tiếp sau đó học vấn cấp 3 với 29.83%, cấp 2 là 21.43% và cấp 1 tương ứng là 5.46%. Vẫn còn có 1 đối tượng nghiên cứu là không biết chữ. Tỷ lệ nghiên cứu cho thấy, phần lớn phụ nữ mang thai có HBV rơi vào hai nhóm ngành chính lần lượt là nội chợ (36.97%) và nhóm văn phòng (33.19%), nhóm nghề nghiệp là công nhân thì ít hơn một nửa với chiếm tỷ lệ 16.39%, tiếp theo là nhóm nghề nghiệp Kinh doanh (nghề tự do) là 10.5%. Nhóm nghề nghiệp của thai phụ có HBV chiếm tỷ lệ thấp nhất (2.94%) là Làm nông. Theo kết quả nghiên cứu thì tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có từ 1 con trở lên là chủ yếu, chiếu tới 73.53%. Con số này là 26.47% đối với đối tượng nghiên cứu chuẩn bị có con đầu lòng. Trong quá trình khám sàn lọc tại hai địa điểm nghiên cứu, hầu như trình trạng sức khỏe của các sản phụ đều bình thường, chỉ có 1 số rất ít không đáng kể bao gồm có 2 trường hợp có bệnh liên quan đến tim chiếm tỷ lệ 0.8% trên tổng số 238 trường hợp. Nghiên cứu ghi nhận 3 trường hợp có trình trạng sức khỏe không bình thường ở nhóm bệnh khác chiếm tỷ lệ là 1.3%. Kiến thức về đường lây truyền − Nghiên cứu cho thấy có 59 (24.8%) thai phụ có HBV cho rằng viêm gan B có thể lây qua đường ăn uống − Nghiên cứu cũng cho thấy có 21.4% số thai phụ có HBV cho rằng viêm gan B có thể lây qua đường hô hấp. − Đối với đường máu và các dịch tiết liên quan đến máu thì có 19.3%(n=46) số thai phụ có HBV cho rằng viêm gan B không lây qua con đường này.
  13. 10 − Nghiên cứu ghi nhận đa số với 85.7% (n=204) số thai phụ có HBV cho rằng viêm gan B có thể lây qua đường quan hệ tình dục, trong đó 14.3% (n=34) thì cho là không. − Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn số sản phụ cho rằng viêm gan B có thể lây từ đường mẹ truyền sang con lúc mang thai và trong lúc sinh với tỷ lệ chiếm 85.7% (n=204), và chỉ có 34 sản phụ là không đồng ý với điều này chiếm 14.3%. − Viêm gan B có thể lây qua đường da thì chỉ có 4.6% (n=11) là có thể, 10.1% (n=24) không có câu trả lời cho đường lây này, còn lại 85.3% (n=203) số sản phụ cho rằng không thể lây qua da. Kiến thức về cách phòng chống Nghiên cứu cho thấy đa số sản phụ với 87% (n=207) cho rằng cách phòng chống tốt nhất là tiêm ngừa bằng vắc xin, 5.9% và 4.2% số sản phụ không biết và không trả lời câu hỏi này, các lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể với các chỉ số tương ứng 0.8%, 1.3%, 0.4% và 0.4% với các lựa chọn truyền máu an toàn cho con, khám sức khỏe để tầm soát bệnh viêm gan B, ăn chín uống sôi và không giao tiếp thông thường với người bệnh. Kiến thức về tiêm vắc xin Nghiên cứu ghi nhận, đa số sản phụ cho rằng đối tượng cần tiêm vắc xin là tất cả mọi người chiếm 86.6% (n=206), các lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ thấp cụ thể là 4.6% (n=11) với lựa chọn đối tượng cần tiêm vắc xin là trẻ em và 4.2% (n=10) với lựa chọn đối tượng cần tiêm vắc xin là người lớn. Trong nghiên cứu cũng ghi nhận có 4.6% (n=11) là không trả lời câu hỏi này. Nghiên cứu ghi nhận, chiếm nhiều nhất là số sản phụ không biết về số mũi tiêm để phòng ngừa bệnh viêm gan B với 34.5% (n=82), tiếp ngay sau đó là lựa chọn với >= 3 mũi tiêm chiếm tỷ lệ 33.2% (n=79). Các lựa chọn khác 1 mũi tiêm, 2 mũi tiêm và không trả lời tương ứng 5.9% (n=14), 21.4% (n=51) và 5% (n=12).
  14. 11 Đối với số mũi tiêm cần thiết cho trẻ dưới 12 tuổi thì nghiên cứu cho thấy, với lựa chọn >= 3 mũi chiếm tỷ lệ 37% (n=88), không biết là lựa chọn chiếm tỷ lệ thấp hơn tiếp theo với 29.4% (n=70), tiếp theo lần lượt với 2 mũi và 1 mũi có các tỷ lệ tương ứng lần lượt là 21% (n=50) và 7.6% (n=18). Trong nghiên cứu cũng ghi nhận 12 sản phụ ko trả lời câu hỏi trên chiếm tỷ lệ 5%. Nghiên cứu ghi nhận hầu hết các thai phụ có HBV cho rằng thời điểm để tiêm mũi đầu tiên cho trẻ dưới 12 tháng tuôi là trong vòng 24 giờ sau sinh chiếm tỷ lệ 92.9%. Các lựa chọn còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể tương ứng với các lựa chọn trong vòng 1 tháng tuổi, trong vòng 2 tháng tuổi và lớn hơn hoặc bằng 3 tháng tuổi là 1.3% (n=3), 0.4% (n=1), 0.4% (n=1), trong đó nghiên cứu ghi nhận 12 trường hợp không trả lời câu hỏi này chiếm 5%. Nghiên cứu cho thấy hơn phân nửa số sản phụ lựa chọn không biết về thời gian bảo vệ khi đã tiêm đủ các liều vắc xin chiếm với 54.2% (n=129), tỷ lệ cao thứ 2 là lựa chọn từ 1-10 năm chiếm 20.2% (n=48), trong khi chỉ có 8.4% (n=20) số sản phụ lựa chọn từ 20 năm trở lên. Các lựa chọn khác, dưới 1 năm và từ 10-20 năm có tỷ lệ lựa chọn tương ứng là 2.5% (n=6) và 9.7% (n=23). Có 5% số sản phụ không có câu trả lời trong câu hỏi này. Nguồn kiến thức − Có 29 (12.2%) thai phụ cho rằng kiến thức về phòng lây truyền vi rút viêm gan B là từ bạn bè và người thân. − Có 124 (52.1%) thai phụ cho rằng kiến thức về phòng lây truyền vi rút viêm gan B là từ sách báo, tờ rơi và từ Internet. − Kiến thức từ đài phát thanh, truyền hình thì có 66 (27.7%) số thai phụ cho rằng là có tác động đến họ. − Và phần đông số thai phụ (n=153, 64.3%) cho rằng nhân viên y tế đã tác động đến kiến thức của họ. Thực hành phòng chống lây truyền vi rút viêm gan B Nghiên cứu cho thấy, chỉ có 8.4% (n=20) số sản phụ cho rằng là đã từng điều trị viêm gan B trong quá khứ, tuy nhiên chỉ có 11 sản
  15. 12 phụ nhớ khoản thời gian điều trị trước đó từ 1-12 năm, cụ thể có 4 sản phụ cho rằng đã điều trị viêm gan B cách thời điểm thu tuyển là 1 năm, 2 sản phụ thì điều trị cách thời điểm thu tuyển 4 năm và 5 năm cũng có 2 sản phụ. 3 năm, 9 năm và 12 năm mỗi thời điểm tương ứng với 1 sản phụ. Nghiên cứu cũng ghi nhận, khoản 1/3 chồng của các sản phụ chiếm 32.4% (n=77) đã từng xét nghiệm HBV, còn lại là chưa từng điều trị và không biết. Trong 77 người chồng đã từng xét nghiệm chỉ có 19 trường hợp là có kết quả nhiễm HBV, chiếm 24.6% trong số 77 người chồng đa từng xét nghiệm HBV và chiếm 8.0% trên tổng số câu trả lời của sản phụ. 2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành Yếu tố liên quan đến kiến thức về đường lây truyền qua đường tình dục Trình độ học vấn từ cao đẳng trở lên có tỷ lệ trả lời đạt cao nhất với 87,3%, 77,5% là tỷ lệ trả lời đạt của nhóm cấp 3, nhóm còn lại có tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất với 63,1%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 13,4, P=0,001). Thai phụ làm việc văn phòng có tỷ lệ trả lời đúng cao hơn cả với 91,1%, 60% là tỷ lệ trả lời đúng thấp nhất của nhóm nghề Kinh doanh, hai nhóm Làm Nông – Công nhân và nhóm nội trợ có tỷ lệ trả lời đúng tương ứng là 76,1% và 71,6%. Sự khác này này có ý nghĩa thống kê (χ2= 14,7, P=0,002). Yếu tố liên quan đến kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con Trình độ từ Cao đẳng trở lên có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 93,1%, các nhóm còn lại có tỷ lệ trả lời đúng thấp hơn, cụ thể: Cấp 3 với 85,9% và từ Cấp 2 trở xuống với 73,8%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 16,641, P=0,002). Yếu tố liên quan đến cách phòng chống bệnh viêm gan B
  16. 13 Tại bệnh viện Từ Dũ (92,8%) là trả lời đúng cao hơn tỷ lệ này tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (76,5%). sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,000, OR = 3,97, 95% CI 1.799 – 8.77). Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất là nhóm có trình độ trên Cấp 3 với 95,1%, tỷ lệ này giảm dần ở các trình độ thấp hơn như Cấp 3, từ Cao đẳng trở lên lần lượt là 84,5%, 76,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 12,12, P=0,002). Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất vẫn là nhóm Văn phòng với 94,9%, nhóm có tỷ lệ thấp nhất là nhóm Làm nông – Công nhân với 78,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 8,17, P=0,043). Yếu tố liên quan đến kiến thức về đối tượng tiêm phòng vắc xin Tỷ lệ thai phụ trả lời đúng ở bệnh viện Từ Dũ (90,8%) cao hơn tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (78,8%). Sự khác nhau có ý nghĩa thống kê (P=0,009, OR = 2,67, 95% CI 1,25 – 5,69). Tỷ lệ trả lời đúng theo từng cấp trình độ, cụ thể: từ Cấp 2 trở xuống (76,9%). Cấp 3 (88,7%) và cao nhất là trình độ từ Cao đẳng trở lên với 91,2%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 7,343, P=0,025). Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất vẫn là nhóm Văn phòng với 93,7% và thấp nhất (76,0%) ở nhóm Kinh doanh. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê (χ2= 8,17, P=0,043). Tỷ lệ trả lời đúng của thai phụ con so (96,8%) cao hơn nhóm con rạ (85,5%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0,005, OR = 6.31, 95% CI 1,46 – 27,23). Yếu tố liên quan đến số lượng mũi tiêm đủ liều đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi Tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp có tỷ lệ chọn đúng (63,5%) cao hơn bệnh viện Từ Dũ (22,2%), sự chênh lệch đáng kể này có y nghĩa thống kê (P=0,000, OR = 0.16, 95% CI 0,092 – 0,294). Nghiên cứu ghi nhận nhóm thai phụ con so trước đó trả lời đúng có tỷ lệ 4,8% thấp hơn rất nhiều so với nhóm đã từng có con (48,6%).
  17. 14 Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,000, OR = 0,05, 95% CI 0,16 – 0,175)). Ghi nhận trong hồi quy đa biến, có mối tương quan của hiểu biết về số mũi tiêm đủ liều với trẻ dưới 12 tháng tuổi của thai phụ có HBV với các yếu tổ độc lập có ý nghĩa thống kê bao gồm: địa điểm thu tuyển (p=0,000). Trình độ học vấn từ Cao đẳng trở lên (p=0,02) và con rạ (p=0,000). Yếu tố liên quan đến thời điểm tiêm tốt nhất cho trẻ dưới 12 tháng tuổi Nhóm địa điểm thu tuyển, tại bệnh viện Từ Dũ có tỷ lệ trả lời đúng (96,1%) cao hơn nhóm thai phụ được thu tuyển ở bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (87,1%). Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P=0,010, OR = 3,64, 95% CI (1,3 - 10,23)). Nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ trả lời đúng ở nhóm tuổi từ 26-34 là cao nhất 96,9%, tỷ lệ thấp nhất thuộc nhóm tuổi trên 35 tuổi là 83,3%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 11,762, P=0,003). Nhóm con so (98,4%) có tỷ lệ trả lời đúng nhiều hơn là nhóm có con (90,9%). Sự khác biết này có ý nghĩa thống kê (P=0,046, OR = 160, 95% CI (0,021 - 1,235)). Hồi quy đa biến ghi nhận có sự tương gian giưa nhóm tuối ≤ 25 và từ 26-34 tuổi, sự tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0.028 và p=0,046). Yếu tố liên quan đến thời gian bảo vệ của Vắc xin Nghiên cứu ghi nhận số thai phụ được thu tuyển ở bệnh viện Từ Dũ có tỷ lệ trả lời đúng (11,1%) cao hơn tại bệnh viện đa khoa Đồng Tháp (3,5%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,043, OR = 3,42, 95% CI (0,97 – 12,02)). Tỷ lệ trả lời đúng cũng tăng dần theo trình độ học vấn, nhóm trình độ Cao đẳng trở lên chiếm 14,7%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 9,27, P=0,01). Nghiên cứu ghi nhận nhóm Văn phòng có tỷ lệ trả lời đúng cao nhất với 16,5%, nhóm kinh doanh (8%), nhóm nội chợ (4,5%), nhóm
  18. 15 Lam nông - Công nhân (2,2%)Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (χ2= 10,68, P=0,01). Nghiên cứu cho thấy nhóm con so có tỷ lệ trả lời đúng (19,0%) cao hơn nhóm con rạ (4,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,000, OR = 0,204, 95% CI (0,079 - 0,525)). Ghi nhận trong hồi quy đa biến, có mối tương quan giữa nhóm co so và nhóm con rạ, sự tượng quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,03). Yếu tố liên quan đến điểm kiến thức chung của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ điểm kiến thức chung giữa các nhóm trịnh độ học vấn là tăng dần theo các cấp trình độ từ 78,5% của nhóm từ Cấp 2 trở xuống đến 95,1% của nhóm trình độ từ Cao đẳng trở lên. Sự khác nhau này có ý nghĩa thống kê (χ2= 10,666, P=0,005), Hồi quy đa biến ở các nhóm trình độ ghi nhân mối tương quan giữa nhóm từ Cấp 2 trở xuống và từ Cao đẳng trở lên, sự tương quan có ý nghĩa thống kê (p=0,042), Nghiên cứu ghi nhận, tỷ lệ trả lời đạt của điểm kiến thức chung với nhóm Văn phòng là cao nhất với 96,2% và thấp nhất với nhóm Kinh doanh là 76,0%, sự khác biết này có ý nghĩa thống kê (χ2= 9,26, P=0,026). Yếu tố liên quan về điều trị viêm gan B của thai phụ Không có yếu tố nào liên quan đến việc điều trị viêm gan B trước đó của thai phụ mà có ý nghĩa thống kê Có mối tương quan giữa điểm kiến thức của thai phụ đến từ nguồn kiến thức là từ sách báo, tờ rơi và internet, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (p=0,006). Có mối tương quan giữa điểm kiến thức đến từ nguồn kiến thức là nhân viên y tế, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê (P=0,001). Kiến thức chung của các thai phụ không liên quan đến việc thai phụ có hay không có điều trị VGB trước đó. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P=0,335). Nghiên cứu ghi nhận, thực hành của các thai phụ liên quan thuận, yếu đến thực hành của người chồng. Sự tương quan này có ý
  19. 16 nghĩa thống kê (P=0,000, r=0,244, OR=5,741, 95%CI (2,111- 15,608)). IV. BÀN LUẬN 1. Kiến thức, thực hành về lây truyền vi rút viêm gan B của thai phụ có HBV. VGB là một bệnh nhiễm trùng gan do vi rút VGB gây ra. Tùy theo mức độ, bệnh có thể chỉ kéo dài nhẹ vài tuần cho đến trở thành một bệnh lý nghiêm trọng, ảnh hưởng suốt đời của người bệnh. Vì vậy việc đánh giá kiến thức về phòng lây truyền vi rút VGB là rất cần thiết, không chỉ đối với cộng đồng nói chung mà cũng đặt biệt quan trọng đối với thai phụ Vì kiến thức tốt sẽ giúp các thai phụ có tâm lý vững vàng trong lúc mang thai, hiểu và phòng chống lây truyền vi rút VGB cho người thân, nhất là lây truyền dọc qua chính con của họ. Phụ nữ cũng là nguồn chia sẻ kiến thức trong gia đình và ngoài cộng đồng được cho là phổ biến và hiệu quả nhất. Trong nghiên cứu này, đối tượng thu tuyển lại là thai phụ có HBV. Kết quả trong nghiên cứu sẽ phản ánh một phần thực trạng kiến thức cũng như thực hành của đối tượng này. Kiến thức về đường lây truyền của vi rút VGB Nghiên cứu ghi nhận, có 72,5% số thai phụ cho rằng VGB không thể lây qua bằng đường ăn uống thông thường, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu Phạm Thị Thúy Hằng [1] với 47,6% trên tổng số 380 thai phụ và sau sinh, tỷ lệ này trong nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng[2] trên đối tượng là phụ nữ có con dưới 1 tuổi chỉ có 20,6%. VGB không thể lây truyền qua đường hô hấp, như hắt hơi và nói chuyện thông thường thì nghiên cứu đã ghi nhận có 75,2% số thai phụ có HBV tham gia nghiên cứu là trả lời đúng, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng [1] là 58,2%, Tuy nhiên, VGB có thể lây qua đường máu trong nghiên cứu này là 80,7% số thai phụ trả lời đúng, thấp hơn trong nghiên cứu của
  20. 17 Phạm Thị Thúy Hằng là 85,8% nhưng cao hơn nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng [2] chỉ có 69,1%, với đối tượng là nhân viên điều dưỡng của bệnh viên Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Khánh thì tỷ lệ này là 93,3%[3]. Điều này thể hiện đúng với thực tế, khi tỷ lệ trả lời đúng của nhóm nhân viên điều dưỡng cao hơn nhóm các bà mẹ mang thai. Khi cho là nhóm nhân viên điều dưỡng luôn được trang bị kiến thức tốt hơn, là nhóm có nguy cơ cao vì thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân, bơm kim tiêm, dịch tiết của người bệnh và môi trường nhiễm bệnh tại bệnh viện. Theo kết quả nghiên cứu thì có tới 77,7% (n=185) số thai phụ có HBV cho là VGB có thể lây truyền qua đường tình dục, tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị thúy Hằng (75,3%) và Trịnh Thúy Hằng (66,9%) nhưng lại cao hơn gấp 2 lần so với nghiên cứu của Vũ Đức Lương chỉ với 35,7% trên đối tượng là người đi hiến máu trại khu vực Hà Nội năm 2014 [4]. Đối tượng trong nghiên cứu của Vũ Đức Lương là đối tượng công đồng dân cư, không mang tính đặc thù như các nghiên cứu trên nên về tỷ lệ chênh lệch cũng có thể gần với thật tế. Khi các đối tượng là mẹ mang thai sẽ hiểu biết nhiều hơn hoặc quan tâm hơn về các bệnh lây qua đường tình dục trong đó có bệnh VGB, còn các đối tượng là công đồng nói chung sẽ dễ hiểu khi tỷ lệ trả lời thấp hơn, Hiểu biết về đường lây truyền từ mẹ sang con, tỷ lệ trả lời đúng trong nghiên cứu này và nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng thì gần tương đồng nhau, tương ứng là 85,7% và 85,8%, cao hơn so với nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng là 61,7% và của Vũ Đức Lương là 53,3%. Với các tỷ lệ thấy được, với đối tượng trên cộng đồng chúng ta cũng dễ hiểu vì sao tỷ lệ trả lời đúng chỉ có 53,3%, nhưng cũng là phụ nữ có con dưới 6 tháng trong nghiên cứu của Trịnh Thúy Hằng lại chỉ có 61,7%, tỷ lệ này là thấp so với nghiên cứu của Phạm Thị Thúy Hằng và trong nghiên cứu này mà đối tượng khảo sát gần giống nhau. Vì hiểu biết về đường lây truyền dọc từ mẹ sang con là rất quan trọng,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2