intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết trung ương

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được tiến hành với mục tiêu mô tả kiến thức đúng về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết trung ương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÙI THỊ HOÀI THU KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG HÀ NỘI – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG BÙI THỊ HOÀI THU KIẾN THỨC TỰ CHĂM SÓC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: Điều dưỡng Mã số: 60.72.05.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. ĐINH THỊ KIM DUNG HÀ NỘI – 2019
  3. CÁC CHỮ VIẾT TẮT WHO World Health Organization NB Người bệnh (Tổ chức Y tế Thế giới) ADA American Diabetes Association IDF International Diabetes Federation (Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ) (Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế) BMI Body Mass Index LĐ Lao động (Chỉ số khối cơ thể) HDL-C High Density Lipoprotein – Cholesterol NC Nghiên cứu (Cholesterol tỷ trọng cao) HDL-C Low Density Lipoprotein – Cholesterol TĐ Trình độ (Cholesterol tỷ trọng thấp) CS Cộng sự TGMB Thời gian mắc bệnh ĐTĐ Đái tháo đường Tr Trang ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ĐẶT VẤN ĐỀ Hậu quả của việc chăm sóc không đầy đủ đối với người bệnh đái tháo đường (biểu hiện ở mức đường máu cao) thường dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như: mù lòa, suy thận, bệnh thần kinh, bệnh lý bàn chân phải cắt cụt chi… Cho tới nay chưa có khả năng chữa khỏi bệnh nhưng nếu không điều trị, không quản lý bệnh tốt thì người bệnh sẽ gặp phải nhiều biến chứng cấp và mạn tính nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Vì vậy, xu hướng hiện nay của điều trị ĐTĐ được tập trung vào việc phòng ngừa sự phát triển các biến chứng của bệnh. Và một trong những điều kiện quan trọng để tiến hành phòng ngừa bệnh ở cả 3 cấp một cách hiệu quả là phải nâng cao trình độ hiểu biết về bệnh không chỉ ở người bệnh mà là cả cộng đồng [43]. Do đó, ở các NB ĐTĐ thì việc thiếu hụt kiến thức về bệnh sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng do thiếu đi sự chăm sóc đúng mực nhằm dự phòng các biến chứng của bệnh. Bộ câu hỏi đánh giá kiến thức của người bệnh ĐTĐ ADKnowl (Audits of Diabetes Knowledge) được xây dựng bởi Clare Bradley (đại học London, vương quốc Anh) được xây dựng trên các công cụ DKN (Diabetes Knowledge) năm 1993 và chỉnh sửa lại năm 1998 [45]. ADKnowl ra đời đã được tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn như: y học, điều dưỡng, bác sĩ nhãn khoa, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ chuyên ngành chữa trị chân… Bởi vậy, ADKnowl là công cụ hữu ích được khuyến cáo dùng để xác định sự thiếu hụt kiến thức về chăm sóc bệnh ở các người bệnh ĐTĐ. Đây là bộ câu hỏi được thiết kế dành cho NB ĐTĐ typ 1 và typ 2 trên 18 tuổi. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức tự chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội Tiết Trung ương” với 2 mục tiêu sau: 1. Mô tả kiến thức đúng về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019.
  4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN Đây là nghiên cứu đầu tiên tiến hành tại một khoa tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương để đánh giá kiến thức đúng về tự chăm sóc của người bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2019. Tỉ lệ người bệnh đái tháo đường đồng ý tham gia phỏng vấn trong nghiên cứu là 100%. Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi bộ câu hỏi ADKNOWL đã được chuẩn hóa, đơn giản, dễ hiểu. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên thu được kết quả nghiên cứu khách quan. Kết quả là cơ sở cho việc nhân rộng đánh giá hiểu biết trên nhiều nhóm bệnh nhân khác nhau, qua đó nâng cao vấn đề tư vấn, chăm sóc cũng như điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Nội dung chính của Luận văn gồm 68 trang và được chia thành các phần: Đặt vấn đề (02 trang); Tổng quan tài liệu (23 trang); Phương pháp nghiên cứu (07 trang); Kết quả nghiên cứu (22 trang); Bàn luận (10 trang); Kết luận (03 trang); Khuyến nghị (01 trang). Luận án gồm 26 bảng, 5 hình (bản đồ, biểu đồ, sơ đồ) và có 54 tài liệu tham khảo (36 tài liệu tiếng Việt, 18 tài liệu tiếng Anh) cùng các phụ lục liên quan. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và là một bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường là một trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21. Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2015, trên toàn cầu ước tính có khoảng 8,8% dân số trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường. Trong đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh đái tháo đường cao nhất (153 triệu người – 9,3% dân số trưởng thành). IDF cũng ước tính tỷ lệ tăng của bệnh đái tháo đường trong vòng 20 năm tới thì khu vực này cũng đứng vị trí thứ 5. Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 5,6%. Việt Nam đứng trong top 5 nước có số lượng bị mắc đái tháo đường cao nhất trong khu vực. Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người mỗi năm và cứ 6 giây có một người chết vì căn bệnh này. Những biến chứng nặng nề do đái tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém ước tính đến 673 tỷ đô la Mỹ mỗi năm (chiếm 12% tổng chi tiêu trên toàn thế giới). Tại Việt Nam có khoảng 53.457 người chết do đái tháo đường, chi phí điều trị trung bình là 162.700 đô la Mỹ cho mỗi người bệnh. Chi phí tăng lên theo mức độ nặng và biến chứng của bệnh. ADKnowl được thiết kế riêng biệt từng mục để phân tích, mỗi mục đều có các câu hỏi riêng biệt với 3 phương án trả lời: đúng, sai, không biết cho NB lựa chọn. Chính vì được thiết kế riêng biệt từng mục nên có thể loại bỏ những mục không liên quan đến tính chất bệnh của NB để phù hợp với NC, ví dụ như: với NB ĐTĐ type 1 không dùng thuốc viên điều trị bệnh thì sẽ loại bỏ phần câu hỏi liên quan đến điều trị bằng thuốc viên ở những NB mắc ĐTĐ type 1. Sử dụng phương án “Không biết” nhằm ngăn chặn xu hướng NB “đoán” về một mảng kiến thức nào đó. ADKnowl gồm 104 câu phân bố trong 23 mục (phụ lục 1) bao gồm những mảng kiến thức có liên quan đến. Ngoài ra ADKnowl cũng được
  5. khuyến cáo sử dụng để đánh giá kiến thức của nhân viên y tế, những người liên quan trực tiếp đến chăm sóc và điều trị cho người bệnh đái tháo đường. Từ đó giúp đánh giá được các yếu tố tác động đến mức độ hiểu biết của người bệnh. Hiện nay ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá kiến thức của NB mắc ĐTĐ. Tuy nhiên các nghiên cứu đó chỉ tiến hành ở một mảng nào đó của kiến thức như: dinh dưỡng, tập luyện thể lực, chăm sóc bàn chân chứ chưa có nghiên cứu nào đánh giá hoàn thiện mức độ kiến thức của NB về tất cả các mặt của chăm sóc và theo dõi bệnh như bộ câu hỏi ADKnowl. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu :Đối tượng nghiên cứu là các người bệnh chẩn đoán ĐTĐ đến điều trị tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nội tiết TW. • Tiêu chuẩn lựa chọn: Người bệnh ĐTĐ đến điều trị nội trú tại khoa Điều trị theo yêu cầu, tuổi từ 18 trở lên; Được chẩn đoán mắc bệnh theo tiêu chuẩn của ADA 2010; Người bệnh có thể nghe, hiểu và nói dược bằng tiếng Kinh và không có bất thường về ngôn ngữ cũng như ý thức; Người bệnh không bị mù, lòa; Người bệnh không bị cắt cụt chi; Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu. • Tiêu chuẩn loại trừ: Có thai; Không đồng ý tham gia NC; NB mắc các bệnh rối loạn tâm thần; Người bệnh rối loạn ý thức; Không đủ các dữ liệu phân tích, đánh giá. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2019; Địa điểm: Khoa Điều trị yêu cầu – BV Nội Tiết TW. 2.3. Thiết kế nghiên cứu và cỡ mẫu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích. 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu được thu thập theo sơ đồ nghiên cứu với mẫu bệnh án thống nhất tại khoa. Tất cả các NB tham gia NC đều được hỏi, và đo chiều cao, cân nặng. 2.3.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Công thức tính cỡ mẫu “Ước lượng tỷ lệ quần thể với độ chính xác tương đối”. Trong đó, n: Cỡ mẫu nghiên cứu; Z2(1 – α /2) = 1,962 (Với độ tin cậy 95%); d = 0,05 (Độ chính xác tuyệt đối); p = 0,1 (Tỷ lệ người bệnh đái tháo đường dùng thuốc viên có mức độ kiến thức tốt). Thay vào công thức, cỡ mẫu nghiên cứu n = 139 người bệnh. Để dự phòng một tỷ lệ nhất định số người bệnh được chọn làm đối tượng nghiên cứu từ chối hoặc không tiếp cận được, cỡ mẫu sẽ được tăng thêm 10%. Cỡ mẫu thực tế trong nghiên cứu là 160 người bệnh. Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện. 2.4. Phương pháp thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp các người bệnh ĐTĐ đang điều trị tại khoa Điều trị theo yêu cầu Bệnh viện Nội tiết TW sau 2 ngày sau khi vào viện, sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl được thiết kế bởi Bradley năm 1993 và chỉnh sửa năm 1998. Bên cạnh đó, tất cả các người bệnh đều được hỏi, đo chiều cao, cân nặng và thu
  6. thập thêm 1 số thông tin về tiền sử bệnh (tuổi, giới, nghề nghiệp, địa chỉ, thời gian mắc bệnh, tiền sử mắc ĐTĐ, HbA1C, đường huyết, huyết áp, LDL-C, HDL-C,…). 2.5. Các biến số nghiên cứu 2.5.1. Đặc điểm về người bệnh - Tuổi, giới (tần số, tỷ lệ) - Địa dư, nghề nghiệp (tần số, tỷ lệ) - Cân nặng, chiều cao, BMI (trung bình, trung vị) 2.5.2. Tiền sử bệnh ĐTĐ - Phân loại bệnh (tần số, tỷ lệ) - Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ (tần số, tỷ lệ) - Mốt số chỉ số xét nghiệm (HbA1C, đường huyết, huyết áp, LDL-C, HDL-C,… trung bình, trung vị) 2.5.3. Kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ (sử dụng bộ câu hỏi ADKnowl) 2.5.4. Tìm kiếm mối liên quan giữa kiến thức tự chăm sóc của người bệnh ĐTĐ với một số yếu tố - Nhóm tuổi (trên 60 và dưới 60 tuổi) - Giới (nam và nữ) - Địa dư (thành thị, nông thôn…) - Nghề nghiệp (hưu trí, thất nghiệp, công nhân, nông dân…) - Phân loại bệnh (type 1 và type 2) - Thời gian phát bệnh (trên 5 năm và dưới 5 năm) 2.5.5. Đánh giá mức độ kiến thức của NB thông qua điểm tính được của từng mục - NB trả lời đúng 75% số câu hỏi được đánh giá là có kiến thức tốt. 2.6. Xử lí và phân tích số liệu Số liệu được nhập liệu, làm sạch bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 13.1. - Các biến định lượng như: tuổi, BMI, HbA1c được ghi dưới dạng trung bình (mean), trung vị và độ lệch chuẩn (SD). - Các biến định tính được ghi dưới dạng tần số (n) và tỷ lệ phần trăm (%). - So sánh các tỷ lệ theo phương pháp khi bình phương (Chi- square) hoặc Fisher‘s exact test. - Giá trị p
  7. • Đối với đối tượng được phỏng vấn - Được giải thích rõ mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn để đối tượng hiểu rõ và chấp nhận hợp tác. - Tạo điều kiện tốt nhất để đối tượng hiểu rõ câu hỏi và trả lời trung thực, rõ ràng. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm của người bệnh đái tháo đường Bảng 3.1. Đặc điểm cá nhân của người bệnh (n=160) Đặc điểm Số lượng (SL) Tỷ lệ % Giới tính Nam 85 53,13 Nữ 75 46,88 Nhóm tuổi
  8. Ở nhóm dưới 60 tuổi, NB là nam giới (54,12%) chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (34,88%). Ở nhóm tuối ngoài 60, NB là nữ giới (39,19%) chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (39,19%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nam nữ theo nhóm tuổi (p
  9. Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được bằng điều trị 97,01 1,20 1,80 Kiểm tra đường niệu dương tính là dấu hiệu tốt 31,01 56,33 12,66 Bệnh tiểu đường sẽ tử vong nhanh sau 1 thời gian mắc 28,14 67,07 4,79 bệnh Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết 87,95 6,02 6,02 Tập luyện thể lực giúp cải thiện hoặc duy trì kiểm soát 21,56 71,86 6,59 đường máu tốt Duy trì cân nặng lý tưởng giúp kiểm soát bệnh tốt 98,19 1,81 0,00 Nồng độ đường huyết không ảnh hưởng đến việc gia 92,81 4,79 2,40 tăng các biến chứng Nhận xét: Đối với ba nội dung là bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được bằng điều trị, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, và duy trì cân nặng lý tưởng giúp kiểm soát bệnh tốt thì phần lớn NB đều có kiến thức đúng. Tỷ lệ có kiến thức đúng tương ứng là 97,01%; 87,95%; và 98,19%. Với hai nội dung là kiểm tra đường niệu dương tính là dấu hiệu tốt, và bệnh tiểu đường sẽ tử vong nhanh sau 1 thời gian mắc bệnh thì tỷ lệ NB có kiến thức đúng chiếm tỷ lệ tương ứng là 56,33% và 67,07%. Chỉ có 4,79% ĐTNC có kiến thức đúng về việc nồng độ đường huyết không ảnh hưởng đến việc gia tăng các biến chứng. Bảng 3.6. Kiến thức của người bệnh liên quan đến thuốc viên điều trị tiểu đường (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Thuốc điều trị tiểu đường thì: Có tác dụng làm giảm đường máu 96,30 2,47 1,23 Không dùng nếu bỏ bữa ăn 21,38 72,96 5,66 Không cần thiết dùng hằng ngày 5,66 91,82 2,52 Ngừng sử dụng nếu kiểm tra đường niệu âm tính 14,56 67,09 18,35 Có thể làm đường huyết hạ xướng quá thấp 38,51 53,42 8,07 Nếu bị mệt hoặc ăn uống kém, điều cần làm là: Kiểm tra đường máu ngay 96,86 1,26 1,89 Tiếp tục uống thuốc 59,87 33,76 6,37 Ngừng dùng thuốc 16,67 76,92 6,41 Gặp bác sĩ điều trị nếu bạn bị nôn hoặc không thể ăn 93,71 1,89 4,40 uống được gì Nhận xét: Trên 90% NB có kiến thức đúng đối với các nội dung bao gồm có tác dụng làm giảm đường máu, không cần thiết dùng hằng ngày, kiểm tra đường máu ngay, và gặp bác sĩ điều trị nếu bạn bị nôn hoặc không thể ăn uống được gì. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng với các nội dung không dùng nếu bỏ bữa ăn,
  10. ngừng sử dụng nếu kiểm tra đường niệu âm tính, và ngừng thuốc dùng tương ứng là 72,96%; 67,09% và 76,92%. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng với hai nội dung là có thể làm đường huyết hạ xướng quá thấp và tiếp tục uống thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất, tương ứng 38,51% và 59,87%. Bảng 3.7. Kiến thức của người bệnh liên quan đến dùng insulin điều trị tiểu đường (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Nếu bị mệt hoặc ăn uống kém, điều cần làm là: Tiêm giảm lượng insulin 50,66 35,53 13,82 Dùng liều tương tự hoặc nhiều hơn 13,33 66,67 20,00 Kiểm tra đường máu và ceton niệu thường xuyên 94,12 0,65 5,23 Gặp bác sĩ điều trị nếu bạn bị nôn ra thức ăn hoặc không 98,69 1,31 0,00 thể ăn uống được gì Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng về kiểm tra đường máu và ceton niệu thường xuyên (94,12%); và gặp bác sĩ điều trị nếu bạn bị nôn ra thức ăn hoặc không thể ăn uống được gì (98,69%). Chỉ có 35,53% NB có kiến thức đúng về tiêm giảm lượng insulin và 13,33% NB có kiến thức đúng về dùng liều tương tự hoặc nhiều hơn. Bảng 3.8. Kiến thức của người bệnh liên quan đến hạ đường huyết (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Hạ đường huyết là lượng đường máu quá thấp 95,09 3,07 1,84 Hạ đường huyết là lượng đường máu quá cao 3,70 96,30 0,00 Hạ đường huyết có thể là hậu quả của việc tăng hoạt động 79,01 15,43 5,56 thể lực quá mức Triệu chứng của hạ đường huyết là: Nói ngọng, nói khó 56,52 30,43 13,04 Cảm thấy quá khát 66,46 27,95 5,59 Vã mồ hôi 96,05 0,61 2,44 Chóng mặt 95,73 1,22 3,05 Rối loạn ý thức 73,42 17,09 9,49 Đi tiểu nhiều hơn bình thường 58,39 36,02 5,59 Nếu bị hạ đường huyết, cần làm gì: Ngay lập tức dùng thuốc viên hoặc insulin 38,13 59,38 2,50 Ăn hoặc uống các loại đồ ngọt 90,24 7,93 1,83 Nghỉ ngơi 15 phút 88,20 9,94 1,86 Kiểm tra đường huyết ngay 96,95 1,22 1,83 Ăn ít hơn ở bữa sau 19,75 78,40 1,85 Nhận xét:
  11. Trên 90% NB có kiến đúng trong các nội dung hạ đường huyết là lượng đường máu quá thấp, hạ đường huyết là lượng đường máu quá cao, vã mồ hôi, chóng mặt, ăn hoặc uống các loại đồ ngọt, và kiểm tra đường huyết ngay. Tỷ lệ NB có kiến thức đúng trong các nội dung hạ đường huyết có thể là hậu quả của việc tăng hoạt động thể lực quá mức, rối loạn ý thức, nghỉ ngơi 15 phút và ăn ít hơn ở bữa sau tương ứng là 79,01%; 73,42%; 88,20% và 78,40%. Ba nội dung có tỷ lệ NB có kiến thức đúng thấp nhất là cảm thấy quá khát (27,95%), đi tiểu nhiều hơn bình thường (36,02%), và ngay lập tức dùng thuốc viên hoặc insulin (59,28%). Bảng 3.9. Kiến thức của người bệnh liên quan đến hoạt động thể lực (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Hiệu quả của hoạt động thể lực: Làm giảm đường máu 82,21 17,18 0,61 Làm tăng đường máu 8,13 89,38 2,50 Tăng đường niệu 11,25 62,50 26,25 Lượng đường máu không đổi 29,01 61,11 9,88 Cải thiện tình trạng bệnh 91,41 4,91 3,68 (Đối với NB dùng insulin): Nếu có tăng hoạt động thể lực cần làm Dùng giảm liều insulin nhưng vẫn ăn như mọi khi 52,98 39,07 7,95 Giữ nguyên lượng insulin nếu ăn nhiều hơn 38,00 42,67 19,33 Dùng tăng insulin nếu ăn ít hơn 9,33 75,33 15,33 Nhận xét: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng cao nhất với các nội dung về cải thiện tình trạng bệnh (91,41%), làm tăng đường máu (89,38%), và làm giảm đường máu (82,21%). Khoảng ¾ NB có kiến thức đúng về nội dung dùng tăng insulin nếu ăn ít hơn (75,33%). Tỷ lệ NB có kiến thức đúng thấp nhất trong nội dung là giữ nguyên lượng insulin nếu ăn nhiều hơn (38,00%). Bảng 3.10. Kiến thức của người bệnh liên quan đến chế độ ăn và dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Chế độ ăn của người bệnh: Những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn thức ăn có 92,68 6,10 1,22 chứa đường bằng lượng chất xơ Thực phẩm có đường sẽ không ảnh hưởng đến lượng 1,82 95,15 3,03 đường trong máu Thực phẩm giàu chất xơ giúp giữ mức đường huyết ổn 89,70 9,70 0,61 định Thực phẩm giàu chất béo có thể làm tăng nguy cơ biến 47,53 30,25 22,22 chứng Những thực phẩm đặc biệt có thể ăn cũng không dẫn đến 23,42 63,29 13,29
  12. Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB tăng cân Dinh dưỡng cho người bệnh: Các loại cá, thịt màu trắng (VD: thịt gà…) chứa hàm lượng 78,53 13,50 7,98 béo ít hơn thịt màu đỏ (VD: thịt bò, thịt lợn…) Không ăn quá nhiều đạm 92,64 6,75 0,61 Đồ chiên rán chứa nhiều chất béo 67,48 31,29 1,23 Bánh bột nhào và bánh ngọt có hàm lượng chất béo cao 62,20 35,37 2,44 Phomat và bánh quy thường có hàm lượng chất béo ít hơn 49,08 38,65 12,27 xúc xích Bơ thực vật, bơ phết bánh mì chứa ít calo hơn bơ động vật 58,90 24,54 16,56 Ăn nhạt làm giảm huyết áp 92,68 4,27 3,05 Bất kỳ loại trái cây tươi nào cũng có thể ăn được với ảnh 59,76 37,20 3,05 hưởng không nhiều tới mức đường huyết. Nước ép trái cây tươi, không đường có thể được uống tự 52,98 39,07 7,95 do với ảnh hưởng không nhiều tới mức đường huyết Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng với ba nội dung về những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn thức ăn có chứa đường bằng lượng chất xơ (92,68%), thực phẩm có đường sẽ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu (95,15%), thực phẩm giàu chất xơ giúp giữ mức đường huyết ổn định (89,70%), và ăn nhạt làm giảm huyết áp (92,68%). Tỷ lệ NB có kiến thức đúng thấp nhất trong các nôi dung về không ăn quá nhiều đạm (6,75%), phomat và bánh quy thường có hàm lượng chất béo ít hơn xúc xích (38,65%), bơ thực vật, bơ phết bánh mì chứa ít calo hơn bơ động vật (24,54%), bất kỳ loại trái cây tươi nào cũng có thể ăn được với ảnh hưởng không nhiều tới mức đường huyết (37,20%), và nước ép trái cây tươi, không đường có thể được uống tự do với ảnh hưởng không nhiều tới mức đường huyết (39,07%). Bảng 3.11. Kiến thức của người bệnh liên quan đến hiệu quả của việc kiểm soát đường huyết (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Nếu kiểm soát bệnh tốt, sẽ làm giảm nguy cơ mắc biến chứng về: Thần kinh ngoại vi 94,48 1,23 4,29 Thận 98,16 0,61 1,23 Mắt 99,38 0,00 0,62 Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng trong cả 3 nội dung liên quan đến hiệu quả của việc kiểm soát đường huyết. Bảng 3.12. Kiến thức của người bệnh liên quan đến khám định kỳ của người bệnh (n=160) Tỷ lệ (%)
  13. Đúng Sai KB Người bệnh phải thường xuyên khám, kiểm tra định kỳ: Các tổn thương bàn chân 97,52 1,24 1,24 Huyết áp 98,77 0.61 0.61 Mắt 98,77 0.61 0.61 Chỉ khám khi gặp phải vấn đề khó chịu nào đó 26,99 68,71 4,29 Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng trong 3 nội dung bao gồm các tổn thương bàn chân (97.52%), huyết áp (98,77%) và mắt (98,77%). Có 68,71% NB có kiên thức đúng về nội dung chỉ khám khi gặp phải vấn đề khó chịu. Bảng 3.13. Kiến thức của người bệnh liên quan đến việc khám mắt và soi đáy tai (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Khám mắt bằng việc soi đáy mắt thì: Không cần thiết làm hàng năm nếu trước đó mắt bạn khỏe 32,72 59,88 7,41% mạnh Là cần thiết mặc dù NB kiểm soát bệnh tốt 90,06 4,97 4,97 Không cần thiết ở những NB chưa phải dùng thuốc điều trị 27,78 64,81 7,41 Cần thiết để phát hiện sớm nguy cơ mù lòa 97,55 1,23 1,23 Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng về nội dung cần thiết để phát hiện sớm nguy cơ mù lòa (97,55%), và cần thiết mặc dù NB kiểm soát bệnh tốt (90,06%). Bảng 3.14. Kiến thức của người bệnh liên quan đến hút thuốc lá và uống rượu bia (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Người bệnh hút thuốc là thì: Tăng nguy cơ cắt cụt chi nếu gặp những vấn đề nghiêm 90,06 4,97 4,97 trọng ở bàn chân Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch 96,27 1,24 1,24 Tăng nguy cơ đột quỵ 96,89 0,62 2,48 Là điều bình thường với người bệnh 8,18 89,94 1,89 Là 1 giải pháp tốt với những người muốn giảm cân 19,88 74,53 5,59 Người bệnh uống rượu bia thì: Làm hạ đường máu sau vài giờ 31,48 53,09 15,43 Ban đầu làm tăng đường máu 60,87 20,50 18,63 Không cung cấp năng lượng 56,88 26,25 16,88 Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng trong các nội dung là tăng nguy cơ cắt cụt chi nếu gặp những vấn đề nghiêm trọng ở bàn chân (90,06%), tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (96,27%), và tăng nguy cơ
  14. đột quỵ (96,89%). Tỷ lệ NB có kiến thức đúng thấp nhất trong nội dung làm hạ đường máu sau vài giờ (31,48%), và không cung cấp năng lượng (26,25%). Bảng 3.15. Kiến thức của người bệnh liên quan đến việc xuất hiện bất thường ở chân (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Nếu ở chân xuất hiện nhiễm khuẩn, chai chân, chấn thương hoặc bất kỳ vấn đề nào thì việc kiểm tra bàn chân: Bởi chính bạn hoặc nhờ ai đó 1 lần/ngày 80,00 15,00 5,00 Kiểm tra chân trước khi đi 1 đôi giầy mới 86,34 9,32 4,35 Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy không thoải mái 81,99 15,53 2,48 Chỉ kiểm tra khi bạn có những vấn đề bàn chân trước đó. 24,22 72,05 3,73 Nếu gặp phải các vấn đề ở chân như: phỏng rộp, chai chân hoặc móng quá cứng Gặp các chuyên gia có chứng chỉ hành nghề để được tư 95,09 4,29 0,61 vấn và chăm sóc chân Bất kể ai có thể trị bệnh ở chân 12,96 85,19 1,85 Tự bản thân giải quyết các vấn đề đó 15,53 83,23 1,24 Bất cứ ai 8,13 89,38 2,50 Nhận xét: Trên 70% NB có kiến thức đúng về các nội dung liên quan đến việc xuất hiện bất thường ở chân. Tỷ lệ trả lời đúng cao nhất trong nội dung gặp các chuyên gia có chứng chỉ hành nghề để được tư vấn và chăm sóc chân (95,09%). Bảng 3.16. Kiến thức của người bệnh liên quan đến việc chăm sóc bàn chân (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Tốt nhất là chọn giầy có kích cỡ rộng hơn so với kích 91,98 7,41 0,62 thước thực sự của chân Nên ngâm chân hàng ngày 37,65 54,94 7,41 Bạn có thể bị thương ở chân nhưng sẽ không cảm thấy gì 66,67 25,31 8,02 Nếu có vết thương thì sẽ lâu liền hơn những người bình 98,15 1,23 0,62 thường Các vết thương sẽ bị loét ,hoại tử nếu chúng không được 97,53 1,85 0,62 chăm sóc và điều trị đúng cách , kịp thời Nhận xét: Phần lớn NB có kiến thức đúng trong hai nội dung là nếu có vết thương thì sẽ lâu liền hơn những người bình thường (98,15%), và các vết thương sẽ bị loét ,hoại tử nếu chúng không được chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời (97,53%). Chỉ có 7,41% NB có kiến thức đúng trong nội dung tốt nhất là chọn giầy có kích cỡ rộng hơn so với kích thước thực sự của chân. Bảng 3.17. Kiến thức của người bệnh liên quan đến việc cắt tỉa móng tay, móng chân (n=160) Tỷ lệ (%)
  15. Đúng Sai KB Cắt thẳng ngang qua 63,0633 ,12 3,82 Cắt lựa theo hình của móng 13,41 84,76 1,83 Nhận xét: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng về cắt thẳng ngang qua là 63,06%. Trong khi đó, tỷ lệ NB có kiến thức đúng về cắt lựa theo hình của móng là 84,76%. Bảng 3.18. Kiến thức của người bệnh liên quan đến việc chọn giày cho người bệnh đái tháo đường (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Giầy buộc dây 59,63 31,06 9,32 Giầy thể thao 73,29 20,50 6,21 Giầy cao gót 3,11 88,20 8,7 Giầy hở mũi 29,01 62,96 8,02 Tốt nhất không đi giầy 36,42 56,17 7,41 Nhận xét: Tỷ lệ NB có kiến thức đúng cao nhất đối với nội dung là giày cao gót (88,20%), tiếp là giày thể thao (73,29%) và giày hở mũi (62,96%). Tỷ lệ NB có kiến thức đúng thấp nhất đối với nội dung là giày buộc dây (59,63%) và tốt nhất không đi giày (56,17%). Bảng 3.19. Kiến thức của người bệnh liên quan đến việc chăm sóc chân khi bị khô chân (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Dùng kem dưỡng ẩm thoa đều khắp chân 71,60 19,75 8,64 Chà chân bằng các dụng cụ như bàn chải hoặc viên đá kỳ 11,73 82,10 6,17 giúp làm sạch Không làm gì cả 17,39 75,16 7,45 Đeo tất. vớ 55,90 35,40 8,70 Gặp các chuyên viên chăm sóc bàn chân 91,93 3,73 4,35 Nhận xét: Đối với kiến thức liên quan đến việc chăm sóc chân khi bị khô chân, phần lớn NB trả lời đung nội dung gặp các chuyên viên chăm sóc bàn chân (91,93%). Khoảng 75% NB cho rằng không làm gì cả. Có 55,90% NB trả lời đúng việc đeo tất vớ. Chỉ có 19,75% NB trả lời đúng nội dung dùng kem dưỡng ẩm thoa đều khắp chân, và 11,73% NB trả lời đúng nội dung chà chân bằng các dụng cụ như bàn chải hoặc viên đá kỳ giúp làm sạch. Bảng 3.20. Kiến thức của người bệnh liên quan đến nồng độ HbA1C trong máu (n=160) Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB Có thể xuất hiện khi bị hạ đường huyết. 22,36 38,51 39,13 Phản ánh mức độ đường huyết trung bình trong thời gian 55,90 16,15 27,95
  16. Tỷ lệ (%) Đúng Sai KB 6-8 tuần Phản ánh mức độ đường huyết trung bình trong thời gian 16,77 52,80 30,43 6-8 ngày Phản ánh mức độ đường huyết trung bình trong 24h 16,35 52,83 30,82 Nhận xét: Hơn 50% NB có kiến thức đúng ở các nội dung liên quan đến nồng độ HbA1C trong máu. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 56,88% 40% 30% 20% 26,25% 10% 16,88% 0% Tốt Trung bình Kém Biểu 3.3. Mức độ kiến thức chung về bệnh của người bệnh (n=160) Nhận xét: Hơn một nửa NB có kiến thức tốt về bệnh đái tháo đường (56,88%). Tỷ lệ NB có kiến thức ở mức trung bình là 26,25% và kiến thức kém là 16,88%. 3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến mức độ kiến thức chung của người bệnh Bảng 3.21. Liên quan giữa mức độ kiến thức và giới tính (n=160) Giới tính Mức độ kiến thức p* Tốt Trung bình Kém Nam 52 (61,18) 21 (24,71) 12 (14,12) 0,456 Nữ 39 (52,00) 21 (28,00) 15 (20,00) * : Chi-square test Nhận xét: BN nam (61,18%) có mức độ kiến thức tốt cao hơn BN nữ (52%). Mức độ hiểu biết trung bình và kém ở hai giới tương đối bằng nhau. Sự khác biệt về mức độ kiến thức theo giới không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.22. Liên quan giữa mức độ kiến thức và nhóm tuổi (n=160) Nhóm tuổi Mức độ kiến thức p* Tốt Trung bình Kém
  17. ≥60 tuổi 42 (56,76) 20 (27,03) 12 (16,22) * : Chi-square test Nhận xét: Mức độ kiến thức của BN dưới 60 tuổi và trên 60 tuổi tương đối bằng nhau. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.23. Liên quan giữa mức độ kiến thức và nghề nghiệp (n=160) Nghề nghiệp Mức độ kiến thức p* Tốt Trung bình Kém Cán bộ viên chức 28 (70,00) 10 (25,00) 2 (5,00) 0,417 Công nhân 3 (60,00) 2 (40,00) 0 (0,00) Nông dân 29 (61,70) 13 (27,66) 5 (10,64) Khác 34 (50,00) 17 (25,00) 17 (25,00) * : Chi-square test Nhận xét: BN là cán bộ viên chức có tỷ lệ hiểu biết cao hơn các nhóm nghề còn lại. Sự khác biệt về mức độ kiến thức theo nhóm nghề không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.24. Liên quan giữa mức độ kiến thức và khu vực sinh sống (n=160) Khu vực Mức độ kiến thức p* Tốt Trung bình Kém Thành thị 44 (56,41) 21 (26,92) 13 (16,67) 0,982 Nông thôn 47 (57,32) 21 (25,61) 14 (17,07) * : Chi-square test Nhận xét: Mức độ hiểu biểu giữa khu vực nông thôn và thành thị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.25. Liên quan giữa mức độ kiến thức và thời gian mắc đái tháo đường (n=160) Thời gian mắc đái tháo Mức độ kiến thức p* đường (năm) Tốt Trung bình Kém 1 năm 23 (56,10) 9 (21,95) 9 (21,95) 0,908 2-5 năm 28 (53,85) 16 (30,77) 8 (15,38) 6-9 năm 20 (62,50) 7 (21,88) 5 (15,63) 10 năm 20 (57,14) 10 (28,57) 5 (14,29) * : Chi-square test Nhận xét: Mức độ hiểu biểu giữa khu vực nông thôn và thành thị không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Bảng 3.26. Liên quan giữa mức độ kiến thức và phân loại chỉ số khối cơ thể (n=160) Phân loại BMI (kg/m2) Mức độ kiến thức p* Tốt Trung bình Kém
  18. chắc chắn tỷ lệ đái tháo đường ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn vì đối tượng nghiên cứu chỉ là bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Hơn nữa, bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện tuyến trung ương và được đặt tại thành phố Hà Nội nên tỷ lệ bệnh nhân là người thành phố sẽ nhiều hơn do thuận tiện về vấn đề đi lại, ăn ở trong quá trình khám và điều trị nội trú. Để có được số liệu tổng thể cần phải có một điều tra dịch tễ học tại cộng đồng. Qua nghiên cứu 160 bệnh nhân đái tháo đường chúng tôi thấy, số bệnh nhân có thời gian phát hiện bệnh trong vòng 5 năm chiếm tỷ lệ cao 58,13%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với một số nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của tác giả Khăm Pheng Phun Ma Keo cho thấy thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm là 63,8%, dưới 1 năm là 29,2%. Nghiên cứu của tác giả Triệu Quang Phú, và tác giả Bùi Thế Bừng cũng cho kết quả thời gian phát hiện bệnh từ 1 - 5 năm chiếm đa số, tỷ lệ lần lượt là 53,9% và 51,9%. Hiện nay ở trong nước đã có nhiều nghiên cứu tiến hành đánh giá kiến thức của người bệnh mắc đái tháo đường. Tuy nhiên các nghiên cứu đó chỉ tiến hành ở một mảng nào đó của kiến thức trong bộ câu hỏi ADKnowl đầy đủ như: dinh dưỡng, tập luyện thể lực, chăm sóc bàn chân chứ chưa có nghiên cứu nào đánh giá hoàn thiện mức độ kiến thức của NB về tất cả các mặt của chăm sóc và theo dõi bệnh như bộ câu hỏi ADKnowl. Đối với kiến thức của người bệnh liên quan đến điều trị bệnh tiểu đường, chúng tôi nhận thấy đối với ba nội dung là bệnh tiểu đường có thể kiểm soát được bằng điều trị, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, và duy trì cân nặng lý tưởng giúp kiểm soát bệnh tốt thì phần lớn người bệnh đều lựa chọn đúng. Tỷ lệ lựa đúng đúng tương ứng là 97,01%; 87,95%; và 98,19%. Với hai nội dung là kiểm tra đường niệu dương tính là dấu hiệu tốt, và bệnh tiểu đường sẽ tử vong nhanh sau một thời gian mắc bệnh thì tỷ lệ NB lựa chọn đúng chiếm tỷ lệ tương ứng là 56,33% và 67,07%. Chỉ có 4,79% ĐTNC có kiến thức đúng về việc nồng độ đường huyết không ảnh hưởng đến việc gia tăng các biến chứng. Nghiên cứu của Speight J & Bradley năm 2001 trên 789 NB (451 NB dùng insulin điều trị và 338 NB dùng thuốc viên và hoặc điều chỉnh chế độ ăn) tại 2 phòng khám ngoại trú thuộc Oxford Anh đã cho thất thiết hụt kiến thức ở tất cả các NB được xác định rõ ràng liên quan đến: chế độ ăn và dinh dưỡng, ảnh hưởng của bia rượu và thuốc lá đến ĐH và chăm sóc bàn chân. Đối với nội dung của người bệnh liên quan đến thuốc viên điều trị tiểu đường, kết quả nghiên cứu đã cho thấy, phần lớn người bệnh (trên 90%) lựa chón đúng đối với các nội dung bao gồm có tác dụng làm giảm đường máu, không cần thiết dùng hằng ngày, kiểm tra đường máu ngay, và gặp bác sĩ điều trị nếu bạn bị nôn hoặc không thể ăn uống được gì. Bên cạnh đó, tỷ lệ người bệnh lựa chọn đúng với các nội dung không dùng nếu bỏ bữa ăn, ngừng sử dụng nếu kiểm tra đường niệu âm tính, và ngừng thuốc dùng tương ứng là 72,96%; 67,09% và 76,92%. Tỷ lệ người bệnh cho rằng đúng với hai nội dung là có thể làm đường huyết hạ xướng quá thấp và tiếp tục uống thuốc chiếm tỷ lệ thấp nhất, tương ứng 38,51% và 59,87%. Theo kết quả nghiên cứu này, khi xem xét đến kiến thức của người bệnh liên quan đến dùng insulin điều trị tiểu đường thì phần lớn người bệnh lựa chọn đúng về kiểm tra đường máu và ceton niệu thường xuyên (94,12%); và gặp bác sĩ điều trị nếu bạn bị nôn ra thức ăn hoặc không thể ăn uống được gì (98,69%). Chỉ có 35,53% người bệnh lựa chọn đúng về tiêm giảm lượng insulin và 13,33% người bệnh cho rằng đúng đối với việc dùng liều tương tự hoặc nhiều hơn. Tác giả Khamis và cộng sự tiến hành nghiên cứu năm 2004 trên 41 NB mắc ĐTĐ typ 1 tại phòng khám của 1 bệnh viện giảng dạy
  19. thuộc Vương quốc Anh. Kết quả cho thấy, thiếu hụt kiến thức liên quan đến điều chỉnh liều lượng insulin khi mắc bệnh lý khác kèm theo, lựa chọn thực phẩm và khám mắt định kỳ. Khamis cũng thấy được mức hiểu biết của các NB là khá tốt khi được hỏi đến các kiến thức liên quan đến HĐH, tác dụng của tập thể dục, rượu và thuốc lá đến ĐH. Nghiên cứu của tác giả Speight J & Bradley năm 2001 trên 789 NB (451 NB dùng insulin điều trị và 338 NB dùng thuốc viên và hoặc điều chỉnh chế độ ăn) tại 2 phòng khám ngoại trú thuộc Oxford Anh. Các NB này được đánh giá kiến thức hàng năm thông qua việc trả lời bộ câu hỏi ADKnowl. Kết quả nghiên cứu cho thấy: số điểm kiến thức cao hơn ở những NB điều trị bằng insulin, với điểm chung là 34,875 điểm và sự khác biệt giữa 2 nhóm này có ý nghĩa thống kê với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2