intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa năm 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm mô tả tình trạng lo âu của người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện ung bướu Thanh Hóa năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa năm 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN TRÍ ĐỘ Mã học viên - C00790 LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THANH HÓA NĂM 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72. 07.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRƯƠNG VIỆT DŨNG HÀ NỘI – 2018
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CI Khoảng tin cậy DALYs Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật DSM - IV Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần phiên bản 4 GBD Tổ chức đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu HADS Thang đánh giá lo âu và trầm cảm tại bệnh viện ICD – 10 Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 Min Giá trị nhỏ nhất Max Giá trị lớn nhất NC Nghiên cứu NB Người bệnh OR Tỷ suất chênh SAS Thang tự đánh giá lo âu của Zung SD Độ lệch chuẩn UICC Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế WHO Tổ chức Y tế Thế giới BV Bệnh viện CSVC Cơ sở vật chất
  3. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh ung thư 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về bệnh ung thư 1.1.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư 1.1.3. Các nguyên tắc và phương pháp điều trị ung thư 1.1.4. Dịch tễ học và gánh nặng của bệnh ung thư 1.2. Rối loạn lo âu 1.2.1. Một số khái niệm về lo âu 1.2.2. Phân loại các rối loạn lo âu 1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu 1.3. Rối loạn lo âu ở người bệnh ung thư 1.3.1. Tâm lý của người bệnh ung thư. 1.3.2. Một số nghiên cứu về lo âu trên bệnh nhân ung thư 1.1.1. 1.3.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu ở người bệnh ung thư 1.3.4. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu..... 2.1.1 .Đối tượng nghiên cứu… 2.1.2.Địa điểm nghiên cứu. 2.1.3.Thờigiannghiên ứu… 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu...... 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu.. 2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu.. 2.4Phươngphápthuthậpthông tin................... 2.4.1 Công cụ thu thập thông tin............. 2.4.2. Kỹ thuật thu thập thông tin 2.4.3. Quy trình thu thập thông tin… 2.5. Sai số và biện pháp khống chế sai số... 2.5.1.Sai số .. 2.5.2. Biện pháp khống chế sai số.. 2.6. Xử lý và phân tích số liệu.
  4. 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .. 2.8.Hạn chế của đề tài....... CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu... 3.2. Tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 3.2.1. Điểm lo âu của đối tượng nghiên cứu 3.2.2. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu 3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu………...... 4.2. Tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Tỉ lệ lo âu chung… 4.2.2.Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm nhân khẩu học 4.2.3. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm bệnh 4.2.4. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo đặc điểm môi trường bệnh viện 4.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh… 4.3.1. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh ( phân tích đơn biến) 4.3.2. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh ( phân tích đa biến)
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân biệt u lành và u ác theo đặc tính sinh học Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý4 Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.2 Thông tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.3 Thông tin chung về môi trường bệnh viện Bảng 3.4. Tỉ lệ các mức độ lo âu của bệnh nhân theo thang SAS Biểu đồ 1. Phân bố điểm đánh giá tình trạng lo âu của đối tượng… Bảng 3.5. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm thông tin cá nhân Bảng 3.6. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm bệnh Bảng 3.7. Tỷ lệ lo âu của đối tượng nghiên cứu theo các đặc điểm môi trường bệnh viện Bảng 3.8. Mối liên quan giữa các yếu tố về nhân khẩu học đến tình trạng lo âu của bệnh nhân Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố về kinh tế đến tình trạng lo âu của người bệnh Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các loại ung thư và quá trình điều trị đến tình trạng lo âu của bệnh nhân. Bảng 3.11Mối liên quan giữa yếu tố kinh tế với tình trạng lo âu Bảng 3.12.Mối liên quan giữa tình trạng bệnh với lo âu .3.13. Mối liên quan giữa kết quả điều trị với tình trạng lo âu… 3.14. Mối liên quan giữa các yếu tố môi trường với tình trạng lo âu…
  6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, bệnh ung thư đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới với một tốc độ gia tăng đáng báo động [13]. Theo như lời kêu gọi Hành động toàn cầu chống ung thư của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Hiệp hội phòng chống ung thư quốc tế (UICC), năm 2000 đã có 22,4 triệu người đang sống với ung thư trong đó có 10,1 triệu trường hợp mới mắc. Căn bệnh này cũng đã lấy đi mạng sống của 6,2 triệu người chiếm 12,6% nguyên nhân của tất cả các trường hợp tử vong và con số này thậm chí còn nhiều hơn so với tỷ lệ tử vong gây ra bởi HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại [14]. Đến năm 2002, số người chết vì ung thư đã tăng lên là 6,7 triệu người và sau hai năm số bệnh nhân tử vong do ung thư đã là 7,4 triệu chiếm hơn 13% nguyên nhân gây ra tất cả các trường hợp tử vong [15], [16]. Mới đây, theo nghiên cứu về gánh nặng ung thư toàn thế giới của Tổ chức đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu (GBD), năm 2013 có 14,9 triệu trường hợp mới mắc, 8,2 triệu người chết vì ung thư chiếm 15% nguyên nhân trong tất cả các trường hợp tử vong [17]. Trên đà gia tăng ngày càng nhanh, người ta dự đoán rằng sau 2 thập kỉ nữa, sẽ có khoảng 20 triệu người mới mắc ung thư và hơn 10 triệu người chết vì căn bệnh này mỗi năm [18]. Tại Việt Nam, theo báo cáo chung tổng quan ngành Y tế 2014 của Bộ Y tế và nhóm đối tác, mỗi năm ước tính có 125.000 trường hợp mới mắc và hơn 80.000 người chết vì ung thư. Cũng theo báo cáo trên, tại Việt Nam, tỉ lệ mắc bệnh ung thư tăng nhanh cùng với việc hơn 70% số người bệnh đến khám và chữa trị đều đã ở giai đoạn III hoặc IV dẫn đến những tổn thất rất nặng nề đối với toàn xã hội [2]. Ngày nay, nền y học và khoa học kĩ thuật phát triển hiện đại với những phương pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả đã mang thêm niềm hi vọng cho người bệnh ung thư nhưng những gánh nặng mà họ phải chịu đựng vẫn là rất lớn [20]. Bên cạnh việc đối mặt với các vấn đề về kinh tế như trang trải viện phí hay đau đớn về thể xác, suy giảm sức khỏe thì những tổn thương về tinh thần, lo lắng, căng thẳng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư. Theo nghiên cứu của tiến sĩ Bottomley A (1998) thì những triệu chứng lo âu rất phổ biến trên người bệnh ung thư
  7. 2 nhưng lại thường ít được chẩn đoán và điều trị dẫn đến nhiều trường hợp người bệnh không tuân theo sự chăm sóc y tế tốt nhất để có thể phát huy tối đa hiệu quả phục hồi [21]. Như vậy có thể thấy bên cạnh việc điều trị về thể chất thì người bệnh ung thư rất cần được quan tâm chăm sóc về mặt tinh thần. Những cảm xúc tiêu cực, lo âu, buồn phiền mà bệnh nhân ung thư đang trải qua hàng ngày cần phải được chú ý phát hiện, tìm hiểu và có những giải pháp chăm sóc phù hợp nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất và nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy vậy việc nghiên cứu các vấn đề này tại Việt Nam vẫn còn hạn chế. Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa ( tiền thân là khoa Ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa được thành lập từ năm 2001) đã có những thành tựu to lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư với những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại ngang tầm các bệnh viện chuyên khoa Ung bướu của Trung ương. Chưa có nghiên cứu nào về vấn đề lo âu của người bệnh ung thư được điều trị tại đây, do đó chúng tôi thực hiện đề tài “Lo âu và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện ung bướu Thanh Hóa năm 2018” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả tình trạng lo âu của người bệnh ung thư điều trị tại Bệnh viện ung bướu Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu.
  8. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Bệnh ung thư 1.1.1. Những khái niệm cơ bản về bệnh ung thư Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích của các tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể [3]. Bảng 1.1 Phân biệt u lành và u ác theo đặc tính sinh học U lành tính U ác tính Tế bào biệt hóa cao Ít biệt hóa Hiếm có phân bào Luôn có gián phân Phát triển chậm Phát triển nhanh Không xâm lấn Xâm lấn lan rộng Không có hoại tử Hay có hoại tử trung tâm Có vỏ bọc Không có vỏ hoặc ranh giới Rất ít tái phát Luôn tái phát Không di căn Di căn Ít ảnh hưởng tới cơ thể Ảnh hưởng nặng tới cơ thể Hiện nay, người ta biết có đến hơn 200 loại ung thư trên cơ thể người, những loại ung thư này có đặc điểm giống nhau về bản chất nhưng có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, tiến triển của bệnh, về phương pháp điều trị và về tiên lượng bệnh [3]. 1.1.2. Các triệu chứng lâm sàng của bệnh ung thư 1.1.2.1.Triệu chứng báo hiệu ung thư 1.1.2.2. Triệu chứng rõ rệt 1.1.2.3. Hội chứng cận ung thư 1.1.3. Các nguyên tắc và phương pháp điều trị ung thư 1.1.4. Dịch tễ học và gánh nặng của bệnh ung thư 1.1.4.1.Trên thế giới: Ung thư đang là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới, với khoảng 14 triệu người mới mắc và 8,2 triệu ca tử vong vào năm 2012 [14] .Số lượng các trường
  9. 4 hợp mới mắc dự kiến sẽ tăng khoảng 70% trong 2 thập kỷ tới và hiện nay hơn 60% tổng số các trường hợp mới mắc hàng năm của thế giới xảy ra ở châu Phi, châu Á, Trung và Nam Mỹ. Các vùng này cũng chiếm đến 70% các ca tử vong do ung thư trên toàn thế giới [14], [23]. 1.1.4.2. Tại Việt Nam: Theo thống kê của Bộ Y tế, có khoảng 125.000 trường hợp mới mắc và hơn 80.000 ca tử vong do ung thư mỗi năm. Dự báo vào năm 2020 sẽ có ít nhất 189 344 trường hợp ung thư mới mắc [2]. Trong tổng số trường hợp ung thư, nữ chiếm 43% và nam giới 57%. Bốn loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư gan, phổi, dạ dày và đại trực tràng, chiếm 66% tổng số trường hợp ung thư mới mắc ở nam giới. Ở nữ giới, bốn loại phổ biến nhất là ung thư vú, phổi, gan, cổ tử cung, chiếm gần 50% tổng số trường hợp ung thư mới mắc ở nữ [26]. 1.2. Rối loạn lo âu 1.2.1. Một số khái niệm về lo âu 1.2.1.1. Lo âu bình thường 1.2.1.2. Lo âu bệnh lý Bảng 1.2. Sự khác nhau giữa lo âu bình thường và lo âu bệnh lý [1] Lo âu bình thường Lo âu bệnh lý - Lo âu không làm ảnh - Lo âu gây mất ổn định các hưởng đến công việc, hoạt hoạt động, ảnh hưởng đến động hàng ngày. nghề nghiệp, cuộc sống xã hội. - Lo âu có thể kiểm soát - Lo âu không thể kiểm soát được. được. - Lo âu gây khó chịu đôi - Lo âu hết sức khó chịu, chút, không nặng nề. bồn chồn, căng thẳng. - Lo âu giới hạn trong một - Lo âu trong mọi tình số tình huống có thật, hoàn huống bất kỳ, luôn có xu cảnh đặc trưng, cụ thể. hướng chờ đợi những kết cục xấu. - Lo âu chỉ tồn tại trong một - Lo âu kéo dài ngày này qua thời điểm nhất định. ngày khác trong khoảng thời gian ít nhất 6 tháng
  10. 5 1.2.2. Phân loại các rối loạn lo âu * Phân loại theo ICD-10 *Phân loại theo DSM – IV (Tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh tâm thần phiên bản 4) 1.2.3. Biểu hiện lâm sàng của rối loạn lo âu Những người bị rối loạn lo âu thường cảm thấy rất sợ hãi, không chắc chắn cùng với những biểu hiện đa dạng và phức tạp. Họ thường xuyên lo lắng và không thể kiểm soát sự lo lắng, không thể thư giãn, khó tập trung, khó ngủ và duy trì giấc ngủ, hay bất chợt giật mình, bồn chồn và cáu gắt. 1.3. Rối loạn lo âu ở người bệnh ung thư 1.3.1. Tâm lý của người bệnh ung thư. 1.3.2. Một số nghiên cứu về lo âu ở người bệnh ung thư 1.3.3. Một số nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu trên bệnh nhân ung thư. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam: Trịnh Phương Thảo, Trương Việt Dũng, Nguyễn Văn Thành năm 2015 Mô tả tình trạng lo âu của NB ung thư, sử dụng thang đo HADS để phỏng vấn trực tiếp 510 NB ung thư đang điều trị tại Trung tâm YHHN và Ung Bướu – Bệnh viện Bạch Mai theo phương pháp mô tả cắt ngang. Trong số 510 NB tham gia NC có 171 NB bị lo âu, chiếm 33,53%, trong đó 31,96% là lo âu mức độ nhẹ; 1,57% lo âu mức độ vừa; không có trường hợp nào cho thấy lo âu nặng và rất nặng. Một số yếu tố liên quan : người bệnh nữ lo âu nhiều hơn nam giới, đối tượng làm nội trợ và nông dân lo âu nhiều hơn những đối tượng NB làm nghề khác. NB không có BHYT, BN nghèo, không đủ khả năng chi trả, lo âu nhiều hơn so với những NB còn lại. Xét trong từng nhóm yếu tố, Những NB ung thư vú, NB nặng, NB sử dụng phương pháp phẫu thuật kết hợp xạ trị, hóa trị, NB có thời gian điều trị > 6 tháng và những NB gặp nhiều tác dụng phụ khi điều trị cũng cho tỉ lệ lo âu cao hơn các NB khác (p
  11. 6 1.3.4. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở người bệnh ung thư - Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety Scale): - Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory) - Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS) - Thang đánh giá lo âu trên NB tại bệnh viện HADS: CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu : Là người bệnh (NB) được chẩn đoán mắc ung thư điều trị tai Bệnh viện ung bướu Thanh Hóa năm 2018 * Tiêu chuẩn lựa chọn người bệnh: - NB đã được chẩn đoán xác định bất kỳ loại ung thư nào. Còn khả năng giao tiếp và sẵn sàng trả lời câu hỏi. - Từ 18 tuổi trở lên. Đang điều trị tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa năm 2018. - NB đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: NB được xác định không đủ thể lực và tinh thần để hoàn thành nghiên cứu hoặc phỏng vấn bởi điều tra viên (mê sảng, mất trí nhớ, đã được chẩn đoán bệnh lý tâm thần). 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa 2.1.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 01/05/2018 đến 30/09/2018 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu và kỹ thuật chọn mẫu 2.2.2.1. Cỡ mẫu Cỡ mẫu xác định dựa trên công thức tính cỡ mẫu cho việc ước lượng một tỷ lệ trong quần thể, [43]:
  12. 7 Trong đó: - n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết - α: mức ý nghĩa thống kê (Chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy 95%, thay vào bảng ta được Z(1 – α/2) = 1,96) - p: tỷ lệ người bệnh có triệu chứng lo âu trong nghiên cứu của Trương Thị Phương (2014) p=0,27. - ε: sai số mong muốn giữa mẫu và quần thể (sai số tương đối) chọn ε =0,15 Như vậy cỡ mẫu tối thiểu cần thiết trong nghiên cứu là 462. Xem xét tỷ lệ loại trừ là 10%, vậy cỡ mẫu cần thiết là 510 người bệnh. 2.2.2.2. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu bằng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện (conveniencesampling): Chọn mẫu dựa trên sự thuận lợi, đễ tiếp cận với đối tượng: - Người phỏng vấn đến buồng bệnh xin được trực tiếp phỏng vấn từng NB có đủ tiêu chuẩn và khả năng trả lời nội dung trong bộ câu hỏi phỏng vấn. - Nếu NB nào không đồng ý phỏng vấn thì chuyển sang đối tượng khác. 2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu Phương Nhóm pháp Mục tiêu Biến số Chỉ số và cách tính Biến số thu thập Tỷ lệ % nam và nữ: Số NB nam (nữ) trên tổng Phỏng Thông tin Giới Thông số NB tham gia nghiên vấn trực chung tin cá cứu (NC). tiếp đối nhân Tỷ lệ %: tỷ lệ NB từng tượng Tuổi nhóm tuổi trên tổng số NB tham gia NC.
  13. 8 Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo Tình trạng từng loại tình trạng hôn hôn nhân nhân trên tổng số NB tham gia NC. Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo Trình độ từng nhóm trình độ học học vấn vấn trên tổng số NB tham gia NC. Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo Nghề từng loại nghề nghiệp nghiệp trên tổng số NB tham gia NC. Tỷ lệ %: tỷ lệ NB được hưởng BHYT cho chi BHYT trả chăm sóc tại bệnh viện trên tổng số NB tham gia NC. Phỏng Kinh tế gia Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo vấn trực đình từng nhóm kinh tế gia tiếp đối đình trên tổng số NB tượng tham gia nghiên NC. Chi phí điều trị Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo người bệnh từng nhóm chi phí chi trả/tháng Tỉ lệ %: tỷ lệ NB theo Khả năng từng nhóm khả năng chi trả chi trả trên tổng số NB tham gia nghiên cứu + Tỷ lệ % : tỷ lệ mỗi - Phỏng Thông loại hoặc nhóm bệnh vấn trực tin về Loại ung ung thư trên tổng số tiếp tình thư NB tham gia NC. - Xem trạng + Tỷ lệ % theo giới: tỷ Hồ sơ bệnh lệ mỗi loại hoặc nhóm bệnh án
  14. 9 bệnh ung thư theo giới nam/nữ trên tổng số NB nam/nữ tham gia NC. + Tỷ lệ % theo nhóm tuổi: tỷ lệ mỗi loại hoặc nhóm bệnh ung thư theo nhóm tuổi của NB trên tổng số NB ở mỗi nhóm tuổi ấy. - Phỏng Tỷ lệ %: tỷ lệ NB vấn trực thuộc các nhóm giai Giai đoạn tiếp đoạn bệnh khác nhau bệnh - Xem trên tổng số NB tham Hồ sơ gia NC. bệnh án Tỷ lệ %: tỷ lệ các Thời gian nhóm khoảng thời gian - Phỏng được chẩn chẩn đoán bệnh của vấn trực đoán bệnh các NB trên tổng số tiếp NB tham gia NC. - Xem Tỷ lệ %: tỷ lệ các Các Hồ sơ nhóm phương pháp phương bệnh án điều trị ở các NB trên pháp điều tổng số NB tham gia trị NC. - Phỏng vấn trực tiếp Tỷ lệ %: tỷ lệ NB - Xem thuộc các nhóm tiến Tiến triển Hồ sơ triển khác nhau trên bệnh bệnh tổng số NB tham gia án: NC Căn cứ kết quả xét
  15. 10 nghiệm. - Phỏng vấn trực tiếp - Xem Tỷ lệ %: tỷ lệ các Hồ sơ Tác dụng nhóm mức độ tác dụng bệnh phụ khi phụ khi điều trị ở NB án: điều trị trên tổng số NB tham Căn cứ gia NC kết quả xét nghiệm. Tỷ lệ %: tỷ lệ .BN theo Ảnh hưởng các nhóm mức độ ảnh từ lo âu của Phỏng hưởng từ lo âu của NB người bệnh vấn , khác trên tổng số NB khác quan sát tham gia NC trực tiếp Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo đối Cơ sở vật các nhóm trả lời về cơ tượng chất bệnh sở vật chất bệnh viện Thông viện trên tổng số NB tham tin về gia NC môi Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo trường Thái độ các nhóm trả lời về bệnh phục vụ thái độ phục vụ của viện Phỏng của nhân nhân viên y tế trên vấn trực viên y tế tổng số NB tham gia tiếp NC Đối Tỷ lệ %: tỷ lệ NB theo tượng Niềm tin các nhóm mức độ tin vào thầy tưởng với thầy thuốc thuốc trên tổng số NB tham gia NC
  16. 11 Tỉ lệ NB lo âu trên Tỷ lệ lo âu chung tổng số NB tham gia nghiên cứu (%). Tỉ lệ NB theo các đặc Tỷ lệ lo âu theo các điểm thông tin cá nhân đặc điểm thông tin cá bị lo âu trên tổng số Phân nhân NB tham gia nghiên tích và cứu (%). xử lí ố Mục tiêu liệu 1. Mô tả bằng tình trạng phần lo âu mềm Tỉ lệ NB theo các đặc SPSS Tỉ lệ lo âu theo các điểm về tình trạng 16.0 đặc điểm về tình bệnh bị lo âu trên tổng trạng bệnh số NB tham gia nghiên cứu (%) Tỉ lệ lo âu theo các Tỉ lệ NB bị lo âu theo đặc điểm môi trường các đặc điểm môi bệnh viện. trường bệnh viện (%).
  17. 12 - Phân tích từng nhóm yếu tố thông tin cá nhân, thông tin tình trạng bệnh, thông tin môi trường bệnh viện liên quan đến sự lo âu của NB (phân tích từng yếu tố trong mỗi nhóm với tỷ lệ lo Mục tiêu âu, so sánh ) 2.Các yếu - Các phép tính so sánh các tỷ lệ , chấp nhận tố liên mức khác biệt ở ngưỡng 
  18. 13 chế sai số một cách tối đa. 2.6. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được nhập vào máy tính và quản lý bằng phần mềm SPSS 16.0 - Mức ý nghĩa thống kê α = 0,05 được áp dụng. 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu 2.8. Hạn chế của nghiên cứu - Chưa thể phân tích sâu đến từng loại ung thư vì mặt bệnh ung thư là đa dạng. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu( n= 510) Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Số lượng % Giới tính ❖ Nam 353 69,21 ❖ Nữ 157 30,78 Nhóm tuổi ❖ 20 – 39 24 4,70 ❖ 40 – 49 79 15,49 ❖ 50 – 59 185 36,28 ❖ ≥60 222 43,53 Tuổi trung bình ( ) 58,78  10,98 Tình trạng hôn nhân ❖ Đang sống với 462 90,59 vợ/chồng/bạn tình ❖ Ly dị, góa, độc thân 48 9,41 Trình độ học vấn ❖ Phổ thông 466 91,37 ❖ Đại học 40 7,84 ❖ Sau đại học 4 0,78
  19. 14 Nghề nghiệp ❖ Sinh viên 1 0,20 ❖ Công nhân 47 9,21 ❖ Nông dân 241 47,25 ❖ Cán bộ nhà nước 15 2,94 ❖ Nội trợ 15 2,94 ❖ Về hưu 65 12,74 ❖ Lao động tự do 95 18,63 ❖ Không có việc làm 31 6,08 Bảo hiểm y tế ❖ Có 503 98,63 ❖ Không 7 1,37 Kinh tế gia đình ❖ Hộ nghèo 120 23,53 ❖ Cận nghèo 162 31,76 ❖ Không nghèo 228 44,70 Chi phí điều trị người bệnh chi trả/tháng 350 68,63 ❖ ≥ 3 triệu 160 31,7 ❖ < 3 triệu Chi phí điều trị người bệnh chi 3,62  2,63 trả trung bình/tháng ( ) Khả năng chi trả ❖ Đủ khả năng 201 39,41 ❖ Vay nợ một phần 281 55,10 ❖ Vay nợ toàn bộ 28 5,49
  20. 15 Nhận xét: Bảng 3.2 Thông tin chung về tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu (n= 510) Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Số % lượng Loại ung thư Phổi 98 19,21 Gan 18 3,53 Đại-trực tràng, dạ dày, thực quản 211 41,37 Đầu-cổ 73 17,26 Vú 62 12,15 Cổ tử cung 11 2,15 Khác 34 6,66 Giai đoạn bệnh Nặng, di căn nhiều 105 20,59 Trung bình, ít di căn 303 59,41 Nhẹ, không di căn 102 20.00 Các chỉ số xét nghiệm gần nhất: • Hồng cầu giảm: 200 39,21 • TS.Bạch cầu giảm: 16 3,14 • AST tăng: 70 13,72 • ALT tăng: 72 14,12 • Creatinin máu tăng: 11 2,21 Thời gian được chẩn đoán (tháng) ≤6 tháng 268 52,55 >6 tháng 242 47,45 Thời gian được chẩn đoán trung bình 9,65  13,36 (tháng) Phương pháp điều trị Hóa chất 178 34,90 Xạ trị 162 31,76 Phẫu thuật 98 19,22 Kết hợp 72 14,12 Tiến triển bệnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2