intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Rối loạn cơ xương của nữ công nhân Công ty may Kim Anh tại Thanh Hóa năm 2018 và một số yếu tố liên quan

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

34
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là mô tả thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn may Kim Anh tại Thanh Hóa năm 2018 và phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Rối loạn cơ xương của nữ công nhân Công ty may Kim Anh tại Thanh Hóa năm 2018 và một số yếu tố liên quan

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN VĂN BÌNH RỐI LOẠN CƠ XƯƠNG CỦA NỮ CÔNG NHÂN CÔNG TY MAY KIM ANH TẠI THANH HÓA NĂM 2018 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội– Năm 2018
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này Tôi đã nhận được rất nhiều sự dạy dỗ, giúp đỡ và động viên của quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Với tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Thầy Cô giáo Trường Đại Học Thăng Long những người đã truyền thụ kiến thức cho Tôi hoàn thành chương trình học tập; lòng yêu nghề để tiếp tục vững bước trên con đường nghề nghiệp đã chọn. PGS,TS Nguyễn Bạch Ngọc, cô giáo đầy tâm huyết, tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong quá trình học tập, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi từ suốt quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, xây dựng đề cương và hoàn thành luận văn. Ban giám đốc, đồng nghiệp của Tôi tại Công ty cổ phần Y dược An Bình Hưng nơi Tôi công tác đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ Tôi trong suốt 2 năm qua. Ban lãnh đạo và các nữ công nhân may công ty TNHH may Kim Anh là đối tượng nghiên cứu đã hợp tác trong quá trình thu thập số liệu không có sự đóng góp đó Tôi khó có thể hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn các bạn bè khóa Cao học YTCC 5 TH Trường đại học Thăng Long đã luôn chia sẻ kinh nghiệm học tập, động viên Tôi những lúc khó khăn, được làm quen và cùng học tập với các bạn đối với Tôi thực sự là một niềm vui. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những người thân trong đại gia đình những người luôn bên cạnh, động viên, ủng hộ trên bước đường đi của Tôi. Lời cảm ơn chân thành, đặc biệt nhất Tôi xin được gửi tới: Bố mẹ, vợ và con là những người đã chịu nhiều khó khăn vất vả, đã hy sinh rất nhiều cho Tôi trong suốt quá trình học tập vừa qua.
  3. ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBYT Cán bộ Y tế Cl Confidence interval Khoảng tin cậy CXK Cơ xương khớp ĐH Đại học ĐTNC Đối tượng nghiên cứu ILO International Labour Organization Tổ chức lao động thế giới MSDs Muscnloskeletal disorders Rối loạn cơ xương OR Odd Ratio – Tỷ số chênh RLCX Rối loạn cơ xương TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TL Tỷ lệ TS Tần số WHO World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới
  4. iii MỤC LỤC TÓM TẮT ............................................................................................................. 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 3 * Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................................... 3 * Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................................... 3 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................... 3 2.4. Cỡ mẫu ........................................................................................................... 3 2.5. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................. 3 2.6. Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................... 4 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu.......................................................................... 4 2.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu................................................................. 4 2.7. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 4 III.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 5 3.1. Thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn may Kim Anh ................................................................................................. 5 3.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương khớp của đối tượng nghiên cứu 8 IV.BÀN LUẬN ................................................................................................... 13 1. Thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân may .................................... 13 2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương .............................................. 16 V. KẾT LUẬN .................................................................................................... 20 1. Thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân may .................................... 20 2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương .............................................. 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 212
  5. 1 TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn may Kim Anh tại Thanh Hóa năm 2018 và phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: 345 nữ công nhân may thuộc Công ty TNHH may Kim Anh, thành phố Thanh Hoá. Phương pháp: Áp dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, điều tra bằng bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn cơ xương ở đối tượng nghiên cứu trong 12 tháng là 49,8%, 7 ngày là 38,8% trong đó: Các nữ công nhân may có biểu hiện khó chịu, đau tê trong 12 tháng qua tại cổ là 32,8% chiếm tỷ lệ cao nhất, lưng (30,4%), thắt lưng (23,5%), vai (23,2%), mông (17,4%); thấp nhất là tại gối (9,0%). Tỷ lệ này thấp hơn trong 7 ngày qua, tương đương ở các vi trí cổ, lưng, thắt lưng, vai và mông là 27,5%, 26,7%, 19,7%, 19,4% và 13,6%. Một số yếu tố liên quan với rối loạn cơ xương khớp như: nhóm tuổi 31- 46 và nhóm 18-30 với OR=3,4 (p
  6. 2 bệnh liên quan đến công việc, chiếm tỷ lệ 44%. Tại Indonexia theo khảo sát của bộ Y tế trên 482 công nhân tại 12 thành phố thì tỉ lệ rối loạn cơ xương khoảng 16%. Tỉ lệ rối loạn cơ xương nữ công nhân các nước Đông Nam Á làm việc tại Hàn Quốc là 34,6%. Cao nhất là người Việt nam (57,1%), tiếp theo là người Thái Lan (33,9%) và Philippines (25,8%) [3]. Ngành dệt may là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai và giá trị xuất khẩu đóng góp từ 10 – 15 % vào GDP. Trong những năm gần đây, ngành dệt may liên tục phát triển với tốc độ phát triển với tốc độ bình quân 17% năm. Lực lượng lao động chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% tổng lượng lao động toàn quốc, do tính chất công việc người lao động trong ngành công nghiệp may mặc có tỉ lệ rối loạn cơ xương cao. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của những rối loạn được xem là kết quả của những đặc điểm công việc, hạn chế và duy trì một tư thế làm việc lâu, thao tác có tính lặp lại. Tại Thanh Hóa, may công nghiệp là một trong những ngành có nhiều lao động tham gia sản suất của tỉnh. Đa số là công nhân nữ, điều kiện làm việc, tư thế làm việc bất thường: ngồi quá lâu, gập, cúi, tính chất công việc đơn điệu, lặp đi lặp lại, thời gian làm việc kéo dài, ca kíp, áp lực công việc căng thẳng… Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người lao động, thậm chí có thể gây ra bệnh RLCX nghề nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, vấn đề nguy cơ rối loạn cơ xương của nữ công nhân may công ty TNHH may Kim Anh tại Thanh Hóa như thế nào? Yếu tố nguy cơ nào gây rối loạn cơ xương của nữ công nhân may công ty TNHH may Kim Anh tại Thanh Hóa? Hiện tại, trên địa bàn tỉnh chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Rối loạn cơ xương của nữ công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn may Kim Anh tại Thanh Hóa năm 2018 và một số yếu tố liên quan”. Với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn may Kim Anh tại Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương của đối tượng nghiên cứu.
  7. 3 II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nữ công nhân may thuộc Công ty TNHH may Kim Anh, thành phố Thanh Hoá. * Tiêu chuẩn lựa chọn - Công nhân nữ trực tiếp sản xuất ở vị trí may, có thời gian làm việc tại vị trí may trên một năm, có hợp đồng lao động với doanh nghiệp. - Đồng ý tham gia nghiên cứu * Tiêu chuẩn loại trừ - Công nhân có thời gian làm việc tại vị trí may dưới 1 năm. - Công nhân không trực tiếp may. - Nữ công nhân trực tiếp may không có mặt trong thời gian thu thập thông tin. - Công nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu 2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 04/2018 - 08/2018 - Địa điểm nghiên cứu: Công ty TNHH may Kim Anh, khu công nghiệp Tây Bắc Ga - thành phố Thanh Hoá 2.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang. 2.4. Cỡ mẫu Sử dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ, tính được n = 338 đối tượng cần nghiên cứu. Vì công ty có 3 phân xưởng và tỉ lệ người lao động trực tiếp ở 3 phân xưởng này là ngang nhau nên làm tròn cỡ mẫu là 345 người và chia đều mẫu cho 3 phân xưởng. 2.5. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên: Lập danh sách công nhân của mỗi ca tại mỗi phân xưởng đánh số ngẫu nhiên cho mỗi công nhân từng phân xưởng.
  8. 4 2.6. Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu 2.6.1. Công cụ thu thập số liệu - Bảng hỏi đánh giá rối loạn cơ xương (The Nordic Muscoloskeletal Questionnaire – NMQ) (Phụ lục 3) - Bảng hổi soạn trước soạn trước (Phụ lục 2) được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu và điều kiện làm việc. - Bảng hỏi đánh giá mức độ đau theo thang Likert (đau rất it, đau ít, đau vừa, đau nhiều, đau dữ dội) (Phụ lục 4) 2.6.2. Phương pháp thu thập dữ liệu Sử dụng phương pháp phát vấn tự điền để thu thập số liệu theo công cụ đã thiết kế. Điều tra viên trong nghiên cứu này chính là học viên và 2 cán bộ khoa Sức khỏe Nghề nghiệp, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra trong mỗi buổi thu thập số liệu tại các xí nghiệp may, có tổ phó hỗ trợ điều tra viên tổ chức thu, phát phiếu điều tra. 2.7. Phương pháp phân tích số liệu - Quản lý số liệu: Sau khi thu thập, phiếu điều tra được kiểm tra đầy đủ thông tin sau đó làm sạch, mã hóa, nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Để tránh sai sót trong quá trình nhập, 10% số phiếu nhập được kiểm tra lại để đảm bảo chính xác và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. - Phân tích mô tả: Sử dụng các giá trị tần số, tỷ lệ % với biến định tính, giá trị trung bình, độ lệnh chuẩn với biến định lượng về thông tin chung và điều kiện làm việc, thực trạng đau cơ xương khớp, nguy cơ RLCX của ĐTNC.
  9. 5 III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng rối loạn cơ xuong của nữ công nhân công ty trách nhiệm hữu hạn may Kim Anh Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ Thông tin (n=345) (%) 1. Tuổi 18-30 163 47,2 31-40 139 40,3 41-46 43 12,5 Trung bình 30±8,4 2. Trình độ học vấn Mù chữ 4 1,2 TH 29 8,4 THCS 146 42,3 THPT 151 43,8 Trung cấp trở lên 15 4,3 3. Tình trạng hôn nhân Độc thân 101 29,3 Có chồng 208 60,3 Ly hôn 17 4,9 Góa 19 5,5 4. BMI Dưới 18 63 18,3 18-23 226 65,5 Trên 23 56 16,2 Bảng 1 cho thấy: Trong số 345 nữ công nhân may tham gia nghiên cứu, công nhân ở độ tuổi dưới 30 tuổi cao nhất chiếm tỷ lệ 47,2%, độ tuổi từ 31-40 tuổi chiếm tỷ lệ 40,3%, độ tuổi trên 40 tuổi thấp nhất chiếm tỷ lệ 12,5%. Tuổi trung bình của nữ công nhân tham gia nghiên cứu là 30±8,4 tuổi. Tuổi nhỏ nhất tham gia nghiên cứu là 18 tuổi, tuổi cao nhất là 46 tuổi. Về trình độ học vấn: cao nhất là trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ lệ 43,8%, kế đến trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 42,3%, thấp nhất là những nữ công nhân không biết chữ chiếm tỷ lệ 1,2%. Về tình trạng hôn nhân: cao nhất là những người đã lập gia đình chiếm tỷ lệ 60,3%, thấp nhất là người đã ly hôn chiếm tỷ lệ 4,9%.
  10. 6 Chỉ số BMI thuộc nhóm bình thường 18-23 chiếm tỷ lệ 65,5% là cao nhất, số người có chỉ số BMI từ 18 trở xuống chiếm 18,3%, số người có chỉ số BMI từ 23 trở lên chiếm tỷ lệ 16,2% thấp nhất. Bảng 2. Thực trạng đau cơ xương của đối tượng nghiên cứu (n=345) Hạn chế sinh Gặp BS vật lý Gặp vấn đề Khó chịu, đau hoạt, lao động trị liệu trong xương khớp hay tê trong 12 Yếu tố trong 12 tháng 12 tháng do trong 7 ngày tháng (n=345) do đau (n=345) đau (n=345) (n=345) SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Cổ 113 32,8 46 13,3 16 4,6 95 27,5 Vai 80 23,2 35 10,1 11 3,2 67 19,4 Lưng 105 30,4 49 14,2 26 7,5 92 26,7 Khủyu tay 40 11,6 5 1,4 2 0,6 38 11,0 Cổ tay 52 15,1 17 4,9 25 7,2 22 6,4 Thắt lưng 81 23,5 31 9,0 6 1,7 68 19,7 Mông 60 17,4 8 2,3 0 0,0 47 13,6 Gối 31 9,0 10 2,9 4 1,2 26 7,5 Cổ chân 37 10,7 27 7,8 6 1,7 9 2,6 Trong 12 172 tháng qua (49,8%) Trong 7 134 ngày qua (38,8%) Kết quả bảng 2 cho thấy: Các nữ công nhân may có biểu hiện khó chịu, đau tê trong 12 tháng qua tại cổ là 32,8% chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là tại lưng 30,4%, thấp nhất là tại gối 9,0%. Các nữ công nhân bị hạn chế hoạt động trong sinh hoạt, lao động, giải trí trong 12 tháng qua vì vấn đề xương khớp tại lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 14,2%, thấp nhất là tại khuỷu tay 1,4%. Nữ công nhân phải gặp bác sỹ vật lý trị liệu trong 12 tháng qua tại vị trí ở lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 7,5%. Với vấn đề xương khớp trong 7 ngày với tỷ lệ cao nhất tại cổ chiếm 27,5%, tiếp đến là tại lưng chiếm tỷ lệ 26,7%, thấp nhất tại cổ chân chiếm tỷ lệ 2,6%. Nữ công nhân có biểu hiện đau, tê trong 12 tháng qua chiếm 49,8%; biểu hiện đau trong 7 ngày qua chiếm 38,8%.
  11. 7 Bảng 3. Đánh giá mức độ đau trong 07 ngày qua của ĐTNC (n=345) Vị trí Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Đau dữ dội Chung đau SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Cổ 19 5,5 28 8,1 30 8,7 15 4,3 3 0,9 95 27,5 Vai 10 2,9 22 6,4 27 7,8 8 2,3 0 0,0 67 19,4 Lưng 17 4,9 30 8,7 29 8,4 11 3,2 2 0,6 92 26,7 Khuỷu 6 1,7 13 3,8 18 5,2 1 0,3 0 0,0 38 11,0 tay Cổ tay 4 1,6 10 3,0 6 1,7 2 0,6 0 0,0 22 6,4 Thắt 13 3,8 19 5,5 27 7,8 9 2,6 0 0,0 68 19,7 lưng Mông 8 2,3 23 6,7 16 4,6 0 0,0 0 0,0 47 13,6 Gối 6 1,7 12 3,5 7 2,0 1 0,3 0 0,0 26 7,5 Cổ 0 0,0 0 0,0 7 2,0 2 0,6 0 0,0 9 2,6 chân Chung 77 22,3 132 38,3 144 41,7 51 14,8 5 1,4 134 38,8 Kết quả bảng 3 cho thấy khi đánh giá mức độ đau 7 ngày qua của nữ công nhân may chỉ có 0,9% tỷ lệ nữ công nhân đau dữ dội tại cổ và 0,6% tỷ lệ nữ công nhân đau dữ dội tại lưng. Tỷ lệ nữ công nhân đau nhiều tại cổ chiếm tỷ lệ 4,3% là cao nhất. Nữ công nhân có biểu hiện đau trong 7 ngày qua chiếm tỷ lệ 38,8%, trong đó: biểu hiện đau vừa là 41,7%, đau ít 38,3%, đau rất ít 22,3%, đau nhiều 14,8%, đau dữ dội 1,4%. Bảng 4. Đánh giá mức độ đau 12 tháng qua của ĐTNC (n=345) Đau dữ Vị trí Đau rất ít Đau ít Đau vừa Đau nhiều Chung dội đau SL TL% SL TL% SL SL TL% TL% TS TL% TS TL% Cổ 21 6,0 32 9,3 25 7,2 27 7,8 8 2,3 113 32,8 Vai 20 5,8 26 7,5 17 4,9 12 3,5 5 1,4 80 23,2 Lưng 26 7,5 17 4,9 29 8,4 24 7,6 9 2,6 105 30,4 Khuỷu 17 4,9 12 3,5 7 2,0 3 0,9 1 0,3 40 11,6 tay Cổ tay 14 4,1 11 3,2 11 3,2 9 2,6 7 2,0 52 15,1 Thắt 19 5,5 18 5,2 14 4,1 22 6,4 8 2,3 81 23,5 lưng Mông 19 5,5 28 8,1 9 2,6 4 1,2 0 0,0 60 17,4 Gối 7 2,0 6 1,7 9 2,6 7 2,6 2 0,6 31 9,0 Cổ chân 6 1,7 8 2,3 6 1,7 13 3,8 4 1,2 37 10,7 Chung 193 55,9 125 36,2 101 29,3 105 30,4 41 11,9 172 49,8
  12. 8 Kết quả bảng 4 cho thấy đánh giá mức độ đau 12 tháng qua của nữ công nhân may có 2,6% tỷ lệ nữ công nhân đau dữ dội tại lưng và thắng lưng chiếm tỷ lệ cao nhất; tỷ lệ nữ công nhân đau nhiều tại cổ chiếm 7,8% và đau nhiều tại lưng chiếm 7,6%. Nữ công nhân có biểu hiện đau trong 12 tháng qua là 49,8%, trong đó: đau rất ít 55,9%, đau ít 36,2%, đau nhiều 30,4%, đau vừa 29,3%, đau dữ dội 11,9%. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương khớp của đối tượng nghiên cứu Bảng 5. Mối liên quan giữa yếu tố nhân khẩu học và RLCX (n=345) Rối loạn cơ xương OR Yếu tố p Có (N=172) Không (N= 173) (95%CI) Tuổi 31 – 46 116 66 3,4
  13. 9 Bảng 6. Mối liên quan giữa tuổi nghề và rối loạn cơ xương (n=345) Rối loạn cơ xương OR Tuổi nghề Có Không p (95%CI) (N=172) (N= 173) >3 năm 112 54 4,1 3 năm năm tỷ lệ rối loạn cơ xương cao gấp 4,1 lần nữ công nhân may có tuổi nghề từ 1-3 năm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p
  14. 10 16,7 lần so với nữ công nhân không có biểu hiện. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p8h/ngày/tuần 73 66 1,2 >0,05 0,05. Bảng 10. Mối liên quan giữa chiều cao bàn, ghế làm việc và RLCX (n=345) Rối loạn cơ xương OR Thời gian làm việc Có Không p (95%CI) (N=172) (N= 173) Có thể thay đổi Không 108 104 1,1 chiều cao bàn máy (0,7-1,7) >0,05 Có 64 69 Có thể thay đổi Không 74 48 chiều cao ghế ngồi 1,97
  15. 11 Bảng 11. Mối liên quan giữa tính chất công việc và RLCX (n=345) Rối loạn cơ xương OR Thời gian làm việc Có RLCX Không p (95%CI) (N=172) (N= 173) Tư thế làm việc Có 91 76 1,4 thường xuyên >0,05 (0,9-2,2) với tay Không 81 97 Tư thế làm việc Có 99 90 thường xuyên cúi 1,25 >0,05 đầu Không 73 83 (0,8-1,9) Tư thế làm việc thường xuyên Có 50 25 2,4
  16. 12 Nữ công nhân may làm việc không đơn điệu tỷ lệ rối loạn cơ xương chỉ bằng 0,48 lần so với nữ công nhân may làm công việc đơn điệu (p
  17. 13 7,9 lần so với nữ công nhân không có biểu hiện đau nhiều trên đau nhiều (p
  18. 14 Ngành may mặc là một ngành non trẻ nhưng phát triển rất nhanh và mạnh tạo công ăn việc làm cho một nguồn nhân lực rất lớn. Đặc biệt với Thanh Hóa là một tỉnh nông nghiệp đất chật người đông, tình trạng dư thừa lao động phổ thông, do đặc thù của mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp số lao động thiếu việc làm ở nông thôn lên tới hàng trăm nghìn người. Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp may mặc hầu hết là con em nông dân phần lớn mới học xong trung học cơ sở, trung học phổ thông và một số lớn lực lượng nữ lao động nông nghiệp trẻ, khỏe rất muốn thay đổi từ công việc đồng ruộng vất vả, thu nhập thấp vào nhà máy với kỳ vọng làm việc nhàn hơn, công việcổn định và thu nhập cao hơn vì thế tuổi đời của nữ công nhân trong công ty còn rất trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: trong số 345 nữ công nhân may tham gia nghiên cứu, nữ công nhân ở độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ cao nhất 47,2%, độ tuổi từ 31-40 chiếm tỷ lệ 40,3%, độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất 12,5%. Tuổi trung bình của nữ công nhân tham gia nghiên cứu là 30±8,4 tuổi. Tuổi nhỏ nhất tham gia nghiên cứu là 18 tuổi, tuổi cao nhất là 46 tuổi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế ngành may công nghiệp đó là đòi hòi công nhân có độ còn trẻ. Như vậy, công nhân lớn tuổi có vấn đề sức khỏe hay vì sự gắn bó với nghề là yếu tố ảnh hưởng đang cần được nghiên cứu thêm. Nếu vấn đề sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng quan trọng thì công tác chăm sóc sức khỏe công nhân nữ ở đây cần được đặt ra một cách cấp thiết hơn. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Bùi Hoài Nam và cộng sự [6]. Kết quả bảng 3 cho thấy công việc hàng ngày của nữ công nhân may đơn điệu, thao tác lặp đi lặp lại chiếm tỷ lệ 73,3%, công việc gò bó chiếm tỷ lệ 22,3% và làm việc theo ca kíp chiếm tỷ lệ 7,2%. Thời gian làm việc của nữ công nhân may ≤8h/ngày chiếm tỷ lệ 59,7%, thời gian làm việc >8h/ngày chiếm tỷ lệ 40,3%. Thời gian lao động và nghỉ ngơi không hợp lý sẽ gây nên sự xáo trộn các hoạt động tâm, sinh lý của người lao động đến các rối loạn bệnh lý và stress nghề nghiệp. Tình trạng rối loạn cơ xương nghề nghiệp đang ở mức báo động đối với công nhân ngành may. Đây là ngành công nghiệp có lực lượng lao động rất lớn với đặc thù nghề nghiệp là tư thế lao động gò bó, bất lợi, thời gian làm việc kéo dài. Những năm gần đây tỷ lệ bệnh rối loạn cơ xương ngày càng gia tăng, hầu hết bệnh nhân còn rất trẻ. Tổ chức Lao động Thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới
  19. 15 đã coi rối loạn cơ xương do nghề nghiệp là một bệnh dịch mới cần tập trung giải quyết. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 4 cho thấy thực trạng rối loạn cơ xương của nữ công nhân may trong 12 tháng qua tại cổ là 32,8% chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả này tương đồng với kết quả của Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng và các cộng sự đau mỏi cổ (35,0%) [6], thấp hơn nghiên cứu của Wakjira Kebede Deyyas & Arasoc Tafese (97% kêu đau ở cổ) [7]. Nghiên cứu của Wakjira Kebede Deyyas & Arasoc Tafese năm 2014 về các yếu tố môi trường và tổ chức liên kết với khuỷu tay/cẳng tay và tay/cổ tay rối loạn giữa các thợ may công nghiệp may mặc ở Ethiopia, thiết kế nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 422 công nhân may cả nam và nữ, thu nhập số liệu bằng bộ công cụ Nordic, kết quả tỷ lệ hiện mắc triệu chứng của cổ là 57% [7]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Phương Linh khi nghiên cứu về tác hại nghề nghiệp do môi trường lao động, tư thế lao động, ecgonomi gây ra các hiện trạng sử dụng thuốc của công nhân may Đáp Cầu-Bắc Ninh (vị trí đau mỏi cổ, bả vai, thắt lưng chiếm tỷ lệ khá cao 30,0%) [8]. Vị trí đau tại lưng là 30,4% kết quả này tương đồng với kết quả của S. S. P. Warnakulasuriya và cộng sự vị trí đau lưng (33%) [9]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Wakjira Kebede Deyyas & Arasoc Tafese (lưng 47%) [7]. Thấp hơn nghiên cứu của Bùi Hoài Nam, Nguyễn Đức Trọng và các cộng sự đau mỏi lưng (52,3%) [13] và thấp hơn nghiên cứu của Shaheen AHMEED & Mohammad Zahir RAIHAN (2014), tỷ lệ đau lưng chiếm (68%) [6]. Vị trí đau tại thắt lưng trong 12 tháng chiếm tỷ lệ 23,5%, kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Maduagwn SM và cộng sự đau mỏi lưng dưới trong 12 tháng là 41,7% [10]. Nghiên cứu của Trịnh Hồng Lân và cộng sự tỷ lệ công nhân bị rối loạn cơ xương nghề nghiệp là 83% trong đó đau thắt lưng chiếm tỷ lệ cao nhất 54,3% [2]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ RLCX của nữ công nhân may là 49,8%. Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Sk. Akhtar Ahmad, MH Salimullah Saycd và cộng sự năm 2007 về RLCX và yếu tố Ecgonomi giữa các công nhân may ở Dhaka, Bangladesh. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 600 công nhân may từ 3 công ty, đối tượng làm việc tất cả các công đoạn: cắt,
  20. 16 may, hoàn tất. Kết quả tỷ lệ RLCX của công nhân may là 57,5% [11]. Thấp hơn nghiên cứu của Lina Bandiopadhiai, Baijaianti Baur và cộng sự năm 2012 về cơ xương và sức khỏe khác trong vấn đề lao động của quy mô công nghiệp may nhỏ - kinh nghiệm từ một khu ổ chuột đô thị, Kolkata, Ấn Độ cho thấy rối loạn cơ xương là phổ biến nhất 78,5% [12]. Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề xương khớp trong 7 ngày với tỷ lệ cao nhất tại cổ chiếm 27,5%, tiếp đến là tại lưng chiếm tỷ lệ 26,7%, thấp nhất tại cổ chân chiếm tỷ lệ 2,6%. Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Leap Van, Naesinee Chaiear và cộng sự năm 2016 về tỷ lệ hiện mắc các rối loạn cơ xương trong công nhân may mặc tại tỉnh Kandal, Camphuchia. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 714 công nhân từ3 công ty may. Đối tượng nghiên cứu là công nhân may, công nhân cắt, ủi, đóng gói, hoàn tất. Với độ tuổi trung bình là 27,2±7,45 tuổi. Sử dụng bộ công cụ Nordic để đánh giá tỷ lệ hiện mắc rối loạn cơ xương của công nhân. Kết quả có 92% người lao động báo cáo có triệu chứng cơ xương trong ít nhất một vùng cơ thể trong vòng 12 tháng trước và 89,0% của người lao động báo cáo xuất hiện triệu chứng như vậy trong thời gian 7 ngày qua [13]. Và thấp hơn nghiên cứu của E. Merisalu, M. Mannaste và cộng sự năm 2016 về dự đoán và tỷ lệ hiện mắc RLCX trong vận hành má may của công nhân Estonia. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang đối tượng là nữ công nhân may, cỡ mẫu phân tích là 57 công nhân. Kết quả đau cơ xương khớp là 91,2% các trường hợp trong 12 tháng qua và 82,5% trong tháng vừa qua [14]. 2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn cơ xương Kết quả nghiên cứu bảng 5 chỉ ra rằng có mối liên quan giữa nhóm tuổi với rối loạn cơ xương:nữ công nhân nhóm tuổi từ 31-46 tuổi có tỷ lệ rối loạn cơ xương cao hơn 3,36 lần so với nữ công nhân nhóm tuổi từ 18-30, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2