intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu thông tin phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:40

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn trình bày kiến thức về bệnh sốt rét và phòng bệnh sốt rét của người dân tại tuyến xã và xác định nhu cầu thông tin và nội dung, hình thức truyền thông phù hợp cho đối tượng nguy cơ về bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu thông tin phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRẦN VIỆT DŨNG THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE VÀ NHU CẦU THÔNG TIN PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT RÉT TẠI XÃ NAM BÌNH VÀ TRƯỜNG XUÂN, HUYỆN ĐĂK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG NĂM 2017 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Việt Dũng
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BNSR Bệnh nhân sốt rét CBYT Cán bộ y tế CTV Cộng tác viên ĐTV Điều tra viên KSTSR Ký sinh trùng sốt rét PCSR Phòng chống sốt rét SR Sốt rét SRAT Sốt rét ác tính TT-GDSK Truyền thông - Giáo dục sức khỏe TVSR Tử vong sốt rét World Health Organization WHO (Tổ chức Y tế thế giới)
  4. MỤC LỤC Contents ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 2 1.1. Thông tin chung về bệnh sốt rét...................................................................................... 2 1.1.1. Định nghĩa.................................................................................................................... 2 1.1.2. Đặc điểm chung về bệnh sốt rét ................................................................................... 2 1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới và khu vực ....................................................................... 2 1.3. Tình hình sốt rét ở Việt Nam .......................................................................................... 2 1.4. Thực trạng hoạt động truyền thông trong phòng chống sốt rét tại Việt Nam ................. 3 1.4.1. Hình thức truyền thông ................................................................................................ 3 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước về kiến thức và phòng bệnh sốt rét của người dân. ......... 3 1.4.3. Các giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét............................ 4 1.5. Tình hình sốt rét tại tỉnh Đắk Nông ................................................................................ 5 1.6. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông ........................... 5 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 7 2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................... 7 2.1.1. Cán bộ y tế thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: ................................ 7 2.1.2. Người dân: ................................................................................................................... 7 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ................................................................................. 7 2.3. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................... 7 2.3.1. Biến số/chỉ số nghiên cứu: ........................................................................................... 7 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................................... 8 2.3.3. Cỡ mẫu, chọn mẫu: ...................................................................................................... 8 2.4. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................................... 9 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: Biểu mẫu thống kê, phiếu điều tra được thiết kế sẵn. ..... 9 2.4.2. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu ............................................................................... 9 2.5. Phân tích và xử lý số liệu ................................................................................................ 9 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................. 10 2.7. Sai số và các biện pháp khắc phục ................................................................................ 10 Chương 3. KẾT QUẢ.................................................................................................. 11 3.1. Hoạt động TT-GDSK về sốt rét qua phỏng vấn CBYT:............................................... 11 3.1.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng ................................................................... 11
  5. 3.1.2. Thực trạng thực hiện hoạt động TT-GDSK ............................................................... 11 3.1.3. Quá trình đạo tạo về TT-GDSK ................................................................................. 14 3.2.Hoạt động TT-GDSK về sốt rét qua phỏng vấn người dân: .......................................... 15 3.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .................................................. 15 3.2.2. Hoạt động TT-GDSK về Phòng chống sốt rét ........................................................... 16 3.3. Kiến thức về bệnh sốt rét và PCSR của người dân ....................................................... 18 3.4. Nhu cầu truyền thông về phòng chống sốt rét của người dân....................................... 21 Chương 4. BÀN LUẬN .............................................................................................. 23 4.1. Thực trạng về nguồn lực, tổ chức và hoạt động truyền thông phòng bệnh sốt rét của cán bộ y tế. ........................................................................................................................... 23 4.1.1. Thực trạng nguồn nhân lực và vật lực ....................................................................... 23 4.1.2. Thực trạng về công tác tổ chức hoạt động truyền thông phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân năm 2017. ........................................................................... 23 4.2.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người dân tham gia nghiên cứu .................................. 24 4.2.2. Hoạt động TT-GDSK đang được thực hiện ............................................................... 24 4.2.4. Kiến thức về sốt rét của người dân ............................................................................ 25 4.2.5. Nhu cầu truyền thông về phòng chống sốt rét của người dân.................................... 26 4.3. Điểm mạnh và hạn chế của nghiên cứu ........................................................................ 26 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 27 1. Thực trạng về nguồn lực, tổ chức và các hoạt động truyền thông phòng bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đăk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017. .................... 27 2. Kiến thức về bệnh sốt rét và phòng bệnh sốt rét của người dân ...................................... 27 3. Nhu cầu về truyền thông – giáo dục sức khỏe của người dân ......................................... 28 KHUYẾN NGHỊ ......................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên cứu..................... 11 Bảng 3.2. Phân tích về nhiệm vụ chính của CBYT ........................................ 11 Bảng 3.3. Thực trạng thực hiện các hoạt động TT-GDSK của nhân viên y tế11 Bảng 3.4. Phân tích về cách thức thực hiện hoạt động TT-GDSK ................. 11 Bảng 3.5. Phân tích thực trạng soạn thảo tài liệu TT-GDSK về sốt rét .......... 11 Bảng 3.6. Phương tiện TT-GDSK về sốt rét ................................................... 12 Bảng 3.7. Số lượng CBYT đánh giá hiệu quả của các phương tiện TT-GDSK về sốt rét .......................................................................................................... 12 Bảng 3.8. Vật dụng TT-GDSK về sốt rét........................................................ 13 Bảng 3.9. Phân tích về sự phối hợp với các tổ chức, đơn vị khác ....................... 13 Bảng 3.10. Đánh giá chung của cán bộ y tế về hoạt động TT-GDSK ở địa phương ......................................................................................................................... 13 Bảng 3.11. Nhu cầu đào tạo của CBYT về TT-GDSK ................................... 14 Bảng 3.12. Đặc điểm nhân khẩu học của các đối tượng nghiên cứu .............. 15 Bảng 3.13. Phân tích nguồn nhận thông tin về PCSR ......................................... 16 Bảng 3.14. Phân tích việc nhận thông tin về PCSR trong 3 tháng qua ................. 17 Bảng 3.15. Tỷ lệ được cung cấp trực tiếp các thông tin liên quan tới PCSR . 17 Bảng 3.16. Đánh giá chung hoạt động TT-GDSK về PCSR tại địa phương.40 Bảng 3.17. Phương pháp TT-GDSK đang được thực hiện tại địa phương…40 Bảng 3.18. Đánh giá về hoạt động phòng chống sốt rét tại địa phương ......... 18 Bảng 3.19. Kiến thức về nguyên nhân gây bệnh sốt rét ................................. 18 Bảng 3.20. Kiến thức về triệu chứng bệnh sốt rét........................................... 18 Bảng 3.21. Kiến thức về phòng chống bệnh sốt rét ........................................ 19 Bảng 3.22. Kiến thức về xử trí ban đầu khi mắc bệnh sốt rét ......................... 19 Bảng 3.23. Kiến thức về điều trị khi mắc bệnh sốt rét .................................... 20 Bảng 3.24. Kiến thức mắc màn trong khi ngủ phòng bệnh sốt rét ................. 20 Bảng 3.25. Kiến thức về các biện pháp diệt muỗi phòng tránh sốt rét ........... 20 Bảng 3.26. Tỷ lệ các loại hình TT-GDSK phù hợp tại địa phương ......... Error! Bookmark not defined. Bảng 3.27. Sự tham gia của người dân đối với các hoạt động TT-GDSK ....... 21
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh sốt rét hiện nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo số liệu báo cáo sốt rét trên phạm vi toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính năm 2016 có trên 200 triệu người mắc sốt rét và 438.000 trường hợp tử vong do sốt rét. Bệnh sốt rét lưu hành ở 91 nước với khoảng trên 3 tỉ dân trên thế giới vẫn đang bị sốt rét đe dọa, chủ yếu ở châu Phi và Đông Nam Á. Riêng khu vực Đông Nam Á ước tính có 20 triệu người mắc sốt rét và 32.000 người chết do sốt rét. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe tại tỉnh Đắk Nông và làm cơ sở xây dựng kế hoạch, phát triển nhân lực, xây dựng vật liệu, tổ chức truyền thông về phòng chống sốt rét phù hợp với nhu cầu tiếp cận thông tin cho các đối tượng nguy cơ, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng truyền thông giáo dục sức khỏe và nhu cầu thông tin phòng chống bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017” với các mục tiêu cụ thể như sau: 1. Mô tả thực trạng về nguồn lực, tổ chức và các hoạt động truyền thông phòng bệnh sốt rét tại xã Nam Bình và Trường Xuân, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông năm 2017. 2. Mô tả các kiến thức về bệnh sốt rét và phòng bệnh sốt rét của người dân tại tuyến xã và xác định nhu cầu thông tin và nội dung, hình thức truyền thông phù hợp cho đối tượng nguy cơ về bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống.
  8. 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Thông tin chung về bệnh sốt rét 1.1.1. Định nghĩa Bệnh sốt rét (SR) là một bệnh truyền nhiễm, do ký sinh trùng Plasmodium của người gây nên. Bệnh lây theo đường máu, do muỗi Anopheles truyền. Bệnh lưu hành ở từng địa phương, trong những điều kiện thuận lợi có thể gây thành dịch [3]. 1.1.2. Đặc điểm chung về bệnh sốt rét Bệnh sốt rét lưu hành chủ yếu ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) có thể gây nên bệnh sốt rét cho con người ở tất cả các nhóm tuổi và được truyền từ người này sang người khác qua trung gian truyền bệnh là muỗi Anopheles [8]. 1.2. Tình hình sốt rét trên thế giới và khu vực Bảng1.1.Ước tính số ca mắc sốt rét của các khu vực năm 2010 Khu vực Ước tính số ca mắc (đơn vị tính: 1000 ca) Số ca mắc Thấp nhất Cao Tỷ lệ nhất P. falciparum Châu Phi 174.000 111.000 242.000 98,00% Châu Mỹ 1.100 900 16.000 35,00% Trung Cận Đông 10. 400 6.400 16.00 83,00% Đông Nam châu Á 32.000 25.900 41.900 53,00% Tây Thái Bình 1.700 1.300 2.100 79,00% Dương Toàn Thế giới 219.000 154.000 289.000 90,00% (Nguồn: UCSF khoa học sức khỏe toàn cầu. Tập hình các Quốc gia loại trừ sốt rét, 2011) [42]. 1.3. Tình hình sốt rét ở Việt Nam
  9. 3 Bảng1.2. Tình hình sốt rét cả nước (Nguồn: Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương) [27]. 1.4. Thực trạng hoạt động truyền thông trong phòng chống sốt rét tại Việt Nam 1.4.1. Hình thức truyền thông Kênh truyền thông được áp dụng trong PCSR chủ yếu là các kênh trực tiếp và gián tiếp: - Trực tiếp: cán bộ truyền thông tuyên truyền trực tiếp tới người dân có sự dụng vật liệu truyền thông hỗ trợ như: tài liệu hướng dẫn thực hành kỹ năng truyền thông cho tuyên truyền viên và y tế thôn bản, bộ hỏi đáp về SR, tranh lật, tờ rơi, áp phích. GDSK trực tiếp bằng các tuyên truyền viên, các hình thức thảo luận nhóm kết hợp với chiến dịch GDSK đại chúng. - Gián tiếp: truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như ti vi, song phát thanh Đài tiếng nói Việt Nam, của tỉnh, hệ thống loa phát thanh tại địa phương. - Ngoài ra, hàng năm các địa phương tổ chức các chiến dịch cổ đông về PCSR [15]. Hằng năm, Dự án quốc gia PCSR đầu tư kinh phí khá lớn cho hoạt động truyền thông. Các vật liệu truyền thông đã sản xuất và hiệu quả tác dụng của chúng: Tờ rơi, Tranh lật, Áp phích, Băng tiếng, Băng hình Hầu hết các vật liệu trên chủ yếu bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt) sử dụng chung cho các dân tộc. Rất ít vật liệu được sản xuất cho đối tượng là nhóm dân tộc thiểu số. Các vật liệu nói trên phần lớn cũng ít được thử nghiệm trước khi cho sản xuất hàng loạt [25]. 1.4.2. Các nghiên cứu trong nước về kiến thức và phòng bệnh sốt rét của người dân. Kết quả điều tra KAP trong Nghiên cứu của Triệu Nguyên Trung và Nguyễn Xuân Quang tại khu vực thủy điện, thủy lợi tỉnh Gia Lai cho thấy tỷ lệ mắc sốt rét thấp (2,5-12%), trong khi tỷ lệ chưa mắc sốt rét rất cao (86- 96%). Người dân đều mô tả được triệu chứng của bệnh sốt rét (99%) nhưng
  10. 4 biết sốt rét do muỗi truyền (36,75%) thấp hơn không biết (55,75%) hoặc không đúng đường lây truyền (27,5%) [23]. Nghiên cứu của một số tác giả khác cũng cho kết quả tương tự như Trần Bá Nghĩa (2001) nhận xét về nhận thức của cộng đồng và tình hình sử dụng màn chống muỗi để phòng tránh bệnh sốt rét tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế rất cao: khi mắc sốt rét (95,83%), số hộ có màn ngủ (92,36%), số hộ chấp nhận biện pháp tẩm màn (99,78%). Tuy nhiên mức độ thường xuyên ngủ màn ban đêm chỉ đạt 79,31%, không thường xuyên 15,50% và không nằm màn 5,09%. Mức độ ngủ màn cao không thường xuyên tập trung ở đồng bào dân tộc thiểu số Tà Ôi (25,83%), Katu (15,55%), Pako (11,32%), Kinh (7,75%) [10]. 1.4.3. Các giải pháp truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống sốt rét - Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống và loại trừ SR tới cộng đồng bằng các phương tiện thông tin thích hợp, đặc biệt truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp tới đối tượng đích. - Tổ chức tốt việc phối kết hợp, huy động các ban ngành, đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ, Già làng trưởng bản...) tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống và loại trừ bệnh SR. - Vận động nhân dân tích cực tham gia phòng chống và loại trừ SR, vận động người dân tự mua màn, ngủ màn thường xuyên tại nhà và cả khi ngủ tại rừng, tại nương rẫy để tự phòng chống SR cho bản thân và gia đình. - Truyền thông giáo dục sức khỏe thay đổi hành vi trong phòng chống và loại trừ bệnh SR ở trường học, đặc biệt ở các trường tiểu học và trung học cơ sở bằng các chương trình chính khóa và ngoại khóa. - Tại các vùng tiến hành loại trừ SR: Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức, hành vi từ phòng chống bệnh SR sang loại trừ bệnh SR của cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ y tế, các thành viên trong trường học và cộng đồng và các giai đoạn, các biện pháp của chương trình loại trừ bệnh SR và ngăn ngừa SR quay trở lại [15].
  11. 5 1.5. Tình hình sốt rét tại tỉnh Đắk Nông Khu vực Miền Trung-Tây Nguyên (gồm 11 tỉnh duyên hải miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận và 4 tỉnh Tây Nguyên: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông) là khu vực trọng điểm sốt rét của cả nước. Từ năm 2000 đến nay mặc dù đã đạt nhiều kết quả thực hiện các mục tiêu giảm mắc, giảm chết và không để dịch sốt rét xảy ra; nhưng công tác phòng chống sốt rét chưa có tính bền vững, đặc biệt là ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên nguy cơ sốt rét còn cao với số mắc sốt rét hàng năm chiếm gần 50% và số chết sốt rét chiếm trên 80% so với cả nước do phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn cho các nhóm dân di biến động (dân di cư tự do, đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới), hiệu quả các biện pháp tác động chưa cao, ý thức tự bảo vệ của người dân trong các vùng sốt rét lưu hành còn thấp, nguồn lực không ổn định, hoạt động của màng lưới y tế cơ sở (huyện, xã, thôn bản) còn hạn chế, đời sống kinh tế của cộng đồng dân tộc thiểu số chưa được cải thiện, hàng năm thời tiết luôn biến động bất thường dẫn đến nguy cơ dịch sốt rét có thể bùng phát trở lại bất cứ lúc nào [26]. 1.6. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông Vị trí địa lý:Huyện Đắk Song nằm về phía Tây của tỉnh Đắk Nông, có tuyến đường Quốc lộ 14 đi qua, đây là con đường giao thông quan trọng nối các tỉnh Tây Nguyên với nhau và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Huyện Đăk Song có tổng diện tích tự nhiên là 80.803,77 ha, gồm 9 đơn vị hành chính cấp xã và là huyện có đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Địa hình:Đắk Song có địa hình cao nguyên núi lửa, có mức độ chia cắt mạnh, tạo thành những dãy đồi dạng bát úp, độ dốc trung bình 100- 200 có nơi trên 200, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 700m - 800m, đây là một trong những vùng có độ dốc lớn và được chia làm 3 dạng địa hình chính sau. - Dạng địa hình thung lũng hẹp.
  12. 6 - Dạng địa hình đồi núi thấp, đến trung bình. - Dạng địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh. Khí hậu: Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang đặc điểm chung của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm nên khí hậu có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Bảng 1.3: Lượng mưa trung bình năm Khu vực Lượng mưa trung bình năm Xã Đăk Môl – xã Đăk Hòa 1800-2000mm Thị Trấn Đức An –Xã Nam Bình–X.Thuận 2000-2200mm Hạnh 2200-2400mm Xã Nâm N’rang – Xã Trường Xuân >2400mm Xã Đăk N’Drung – Xã Thuận Hà (Nguồn từ trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đăk Nông)
  13. 7 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 2.1.1. Cán bộ y tế thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khỏe: - Cán bộ Trạm Y tế xã, thôn bản. - Các nguồn cung cấp thông tin từ văn bản, tài liệu sổ sách, báo cáo liên quan đến nguồn lực, tổ chức và hoạt động TT-GDSK của trạm y tế. 2.1.2. Người dân: Người dân trong độ tuổi từ 15-60. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng ra khỏi nghiên cứu: Những người dân có các đặc điểm sau: - Người dân dưới 15 tuổi và từ 60 tuổi trở lên. - Người dân đang bị bệnh tâm thần. - Người dân khó khăn về nghe và nói. - Những người dân từ chối không tham gia. 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: - Thời gian: Từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2017. - Địa điểm: Xã Nam Bình và Trường Xuân, Huyện Đắk Song, Tỉnh Đắk Nông. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Biến số/chỉ số nghiên cứu: Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu Các chỉ số nghiên cứu: - Độ tuổi trung bình của CBYT. - Số lượng các trang thiết bị. - Tỷ lệ các phương pháp TT-GDSK được sử dụng tại địa phương. - Tỷ lệ người dân tiếp nhận thông tin qua. - Tỷ lệ đối tượng nhận được thông tin về PCSR trong 3 tháng. - Tỷ lệ đánh giá hoạt động TT - GDSK của người dân. - Tỷ lệ các đối tượng có kiến thức đúng về nguyên nhân gây sốt rét.
  14. 8 - Tỷ lệ người dâncó kiến thức đúng về các triệu chứng điển hình của bệnh SR. - Tỷ lệ người dân cho có kiến thức đúng về PCSR. - Tỷ lệ các đối tượng đến cơ sở y tế để khám khi mắc bệnh SR. - Tỷ lệ đối tượng từng mắc bệnh sốt rét. - Tỷ lệ sử dụng màn của các đối tượng. - Tỷ lệ người dân tham gia vào hoạt động TT-GDSK. - Tỷ lệ người dân đánh giá loại hình TT-GDSK phù hợp tại địa phương. - Tỷ lệ người dân cho rằng cần được TT-GDSK về bệnh SR. 2.3.2. Thiết kế nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp hồi cứu. 2.3.3. Cỡ mẫu, chọn mẫu: a) Chọn mẫu nghiên cứu hoạt động TT-GDSK của trạm y tế Chọn toàn bộ cán bộ trạm y tế, cán bộ y tế thôn bản của hai xã b) Chọn mẫu nghiên cứu phỏng vấn người dân Cỡ mẫu: Dựa vào cỡ mẫu ước tính theo một tỉ lệ với sai số tương đối n = Z2(1-α/2) x DE Trong đó: n: là cỡ mẫu cần thiết α: mức ý nghĩa thống kê (chọn α = 0,05) => Z1-α/2 = 1,96 p: là ước tính tỷ lệ % của tổng thể (ước tính khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể, chọn p=0,5) d: khoảng sai lệch cho phép (chọn d = 0,1) DE: Hệ số thiết kế (chọn DE = 2) Thay số và tính toán ta được cỡ mẫu cần thiết là 192. Số mẫu thực tế khi điều tra tại hai xã Nam Bình và Trường Xuân lần lượt là: 199, 200. Tổng số mẫu của hai xã là: 399. Chọn mẫu:
  15. 9 - Bước thứ nhất: Lập danh sách hộ gia đình trên địa bàn xã Nam Bình và xã Trường Xuân theo địa bàn thôn, bản. Xác định số mẫu cần điều tra của từng thôn, bản theo tỷ lệ tương ứng số hộ gia đình của từng thôn, bản. - Bước thứ hai: Tại mỗi thôn, bản điều tra, chọn ngẫu nhiên hộ đầu tiên, tiến hành phỏng vấn những người trong hộ gia đình trong độ tuổi từ 15- 60, hộ kế tiếp được chọn theo phương pháp cổng liền cổng cho đến khi đủ số mẫu cho mỗi thôn, bản. 2.4. Phương pháp thu thập thông tin 2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: Biểu mẫu thống kê, phiếu điều tra được thiết kế sẵn. TT Nội dung 1 Mẫu 1: Biểu mẫu thống kê về Trang thiết bị TT - GDSK 2 Mẫu 2: Biểu mẫu thống kê về nhân lực 3 Mẫu 3: Biểu mẫu thống kê về văn bản, tài liệu, ấn phẩm vật liệu TT 4 Mẫu 5: Phiếu phỏng vấn cán bộ y tế về hoạt động TT-GDSK 5 Mẫu 4: Phiếu phỏng vấn người dân về hoạt động TT-GDSK (Chi tiết theo Phụ lục 1) Kỹ thuật thu thập thông tin: - Phỏng vấn định lượng theo biểu mẫu, phiếu điều tra. - Quan sát. - Lấy số liệu sẵn có từ sổ sách xã. 2.4.2. Tổ chức thực hiện thu thập số liệu ❖ Bước 1: Xây dựng đề cương và hoàn thiện công cụ điều tra ❖ Bước 2: Tổ chức tập huấn cho điều tra viên và giám sát viên ❖ Bước 3: Tiến hành điều tra, giám sát tại thực địa ❖ Bước 4: Thu thập và kiểm tra phiếu điều tra 2.5. Phân tích và xử lý số liệu - Số liệu được nhập bằng phần mềm EpiData 3.0, xử lý bằng phần mềm SPSS 15.
  16. 10 2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu - Điều tra được báo cáo và được sự đồng ý và ủng hộ của Lãnh đạo Cục Y tế dự Phòng, chính quyền địa phươngện, xã thực hiện. - Kết quả điều tra là cơ sở đưa ra các khuyến nghị có tính khả thi cho việc triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sốt rét cho đối tượng nguy cơ tại tỉnh Đắk Nông. 2.7. Sai số và các biện pháp khắc phục - Sai số: - Khống chế và khắc phục sai số: + Xây dựng mối quan hệ tốt với người tham gia nghiên cứu: + Xây dựng lòng tin với người tham gia nghiên cứu: + Đọc các câu hỏi to và rõ ràng. Để người tham gia có thời gian suy nghĩ về câu hỏi và trả lời, không được vội vàng. Nếu người tham gia cảm thấy mệt mỏi, có thể tạm dừng cuộc phỏng vấn trong vòng vài phút để họ nghỉ ngơi. Trong thời gian tạm dừng, nói chuyện với họ về các chủ đề thông thường trong giao tiếp hàng ngày. + Làm theo các chỉ dẫn có trong các câu hỏi trong bộ câu hỏi. + Khi người tham gia không hiểu câu hỏi, hỏi theo một cách khác mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu hỏi. Với các câu hỏi nhiều lựa chọn trả lời, sau khi người tham gia trả lời lần đầu, hỏi họ thêm 2 lần nữa câu hỏi “Còn gì nữa không? Còn ai nữa không?....” để họ nhớ hết các sự việc đã diễn ra. + Nếu người tham gia nói rằng họ không nhớ, động viên họ nhớ lại và ca ngợi sự tham gia và đóng góp của họ cho nghiên cứu và cho lợi ích chung của cả cộng đồng. • Kiểm tra lại phiếu ngay khi điều tra xong để tránh trường hợp thông tin bị bỏ sót, nếu có bất cứ lỗi sai nào, nghiên cứu viên phải liên lạc với đối tượng để sửa lại thông tin sớm nhất. • Kiểm tra, đối chiếu lại phiếu sau khi nhập vào máy.
  17. 11 Chương 3. KẾT QUẢ 3.1. Hoạt động TT-GDSK về sốt rét qua phỏng vấn CBYT: 3.1.1. Đặc điểm thông tin chung của đối tượng Bảng 3.1. Đặc điểm thông tin chung của cán bộ trạm y tế xã Nhận xét: Bảng 3.1 mô tả thông tin chung của cán bộ y tế trong nghiên cứu. Theo đó, số cán bộ y tế hoạt động tại các xã chưa cao, xã Nam Bình có 5 cán bộ y tế, xã Trường Xuân nhều hơn với 8 cán bộ y tế,có độ tuổi trung bình 33,8 tuổi, với thời gian công tác trung bình là 9,1 năm. Đa số các cán bộ y tế là các nữ điều dưỡng, trình độ sơ cấp hoặc trung cấp. Cả hai xã đều có đủ trưởng/phó trạm y tế. Số năm giữ chức vụ trung bình là 4,7 năm. 3.1.2. Thực trạng thực hiện hoạt động TT-GDSK Bảng 3.2. Phân tích về nhiệm vụ chính của CBYT (n=13) Nam Bình Trường Xuân Tổng Nhiệm vụ chính (n=5) (n=8) (n=13) SL SL SL Phụ trách các chương trình y tế 5 5 10 Khác 0 3 3 Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấyđa phầncán bộ tham gia phụ trách các chương trình y tế. Các cán bộ y tế còn lại được giao thực hiện các nhiệm vụ khác như khám và điều trị bệnh, quản lí. Bảng 3.3. Thực trạng thực hiện các hoạt động TT-GDSKcủa nhân viên y tế (n=13) Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy hai xã đều cóCBYT đảm nhận nhiệm vụ TT-GDSK về sốt rét và thực hiện các hoạt động TT-GDSK. Riêng xã Nam Bình chỉ có 5 cán bộ y tế và tất cả đều tham gia thực hiện. Bảng 3.4. Phân tích về cách thức thực hiện hoạt động TT-GDSK (n=13) Nhận xét: Đa số các CBYT cho rằngcác hoạt động TT-GDSK về sốt rét được thực hiện lồng ghép với các chương trình khác. Tần suất thực hiện tại xã Trường Xuân là hàng tuần (3/4 CBYT). Bảng 3.5. Phân tích thực trạng soạn thảo tài liệu TT-GDSK về sốt rét (n=13)
  18. 12 Nam Bình Trường Xuân Tổng Chỉ số (n=199) (n=200) (n=399) SL SL SL Viết, soạn thảo tài liệu TT-GDSK về sốt rét Có 2 3 5 Không 3 5 8 Những tài liệu đã biên soạn Bài viết phát trên loa truyền thanh 2 3 5 Viết bản tin, kẻ khẩu hiệu, băng rôn 0 1 1 Nhận xét: Kết quả cho thấy, tại Xã Nam Bình có 2 CBYT thực hiện viết, soạn thảo các tài liệu TT-GDSK về sốt rét, còn tại xã Trường Xuân là 3 CBYT. Tất cả các đối tượng soạn thảo tài liệu đều biên soạn bài viết phát trên loa truyền thanh. Riêng xã Trường Xuân, có 1 CBYTcòn thực hiện viết các bảng tin, vẽ khẩu hiệu và băng rôn. Bảng 3.6. Phương tiện TT-GDSK về sốt rét (n=13) Nhận xét: Kết quả Bảng 3.6 cho thấy, các CBYT cho rằng phương tiện chủ yếu được sử dụng để tuyên truyền về phòng chống sốt rét là tư vấn cho cá nhân tạo cơ sở y tế (10 CBYT), đài truyền thanh (9 CBYT), cấp phát tài liệu (8 CBYT). Bảng 3.7. Số lượng CBYT đánh giá hiệu quả của các phương tiện TT-GDSK về sốt rét Nam Bình Trường Xuân Tổng Các phương tiện (n=5) (n=8) (n=13) SL SL SL Đài truyền thanh 4 5 9 Cấp phát tài liệu (tờ rơi, tranh quảng 1 2 3 cáo) Nói chuyện trực tiếp cho nhiều người 0 3 3 Đến thăm và TTGDSK cho gia đình 4 5 9 Gặp gỡ tư vấn cho cá nhân, nhóm 2 1 3 người Tư vấn cho cá nhân tại cơ sở y tế 2 3 5 Nhận xét: Bảng 3.7 thể hiện đánh giá hiệu quả các phương tiện TT- GDSK về sốt rét của CBYT. Trong đó, phương pháp TT-GDSK được đánh
  19. 13 giá hiệu quả là đài truyền thanh (9 CBYT) và đến thăm và TT-GDSK cho gia đình (9 CBYT). Bảng 3.8. Vật dụng TT-GDSK về sốt rét Nhận xét: Bảng 3.8 mô tả vật dụng TT-GDSK về sốt rét ở địa phương. Các CBYT cho rằng vật dụng được sử dụng chủ yếu là đài truyền thanh (12 CBYT) và pano, áp phích (7 CBYT). Ngoài ra, còn một số vật dụng khác như khẩu hiệu (2 CBYT), bảng tin (1 CBYT) và vật dụng khác (1 CBYT). Chủ yếu các vật dụng TT-GDSK được đặt tại trung tâm thôn, xã (12 CBYT). Mặt khác, các vật dụng còn được đặt ở ngã tư đường (2 CBYT) và điểm phòng chống sốt rét (3 CBYT). Bảng 3.9. Phân tích về sự phối hợp với các tổ chức, đơn vị khác trong hoạt động TT-GDSK Nhận xét: Bảng 3.9 thể hiện sự phối hợp với các tổ chức, đơn vị khác trong hoạt động TT-GDSK của đối tượng. Trong đó, các đối tượng chủ yếu phối hợp với đoàn thanh niên và chính quyền (9 CBYT và 8 CBYT). Đặc biệt, tất cả nhân viên y tế ở xã Nam Bình phối hợp với đoàn thanh niên và hội phụ nữ để hoạt động truyền TT-GDSK. Bảng 3.10. Đánh giá chung của cán bộ y tế về hoạt động TT-GDSK ở địa phương Nhận xét: Bảng 3.10 thể hiện đánh giá chung của cán bộ y tế về hoạt động TT-GDSK ở địa phương.Đa số CBYT đánh giá các hoạt động ở mức độ tốt (8 CBYT).
  20. 14 3.1.3. Quá trình đạo tạo về TT-GDSK Bảng 3.11. Nhu cầu đào tạo của CBYT về TT-GDSK (n=13) Nam Bình Trường Xuân Tổng Chỉ số (n=5) (n=8) (n=13) SL SL SL Đánh giá về khả năng thực hiện TT-GDSK Tốt 2 2 4 Khá 1 3 4 Trung bình 2 1 3 Chưa đạt, cần đào tạo thêm 0 2 2 Mong muốn được đào tạo thêm về TT-GDSK Có 5 6 11 Không 0 2 2 Nhận xét: Bảng 3.11 mô tả nhu cầu đào tạo của cán bộ y tế về TT- GDSK của đối tượng. Phần lớn các đối tượng đánh giá khả năng thực hiện TT-GDSK của bản thân ở mức độ tốt (4 CBYT) và khá (4 CBYT). Có 11 CBYT mong muốn đào tạo thêm về TT-GDSK, riêng tại xã Nam Bình là tất cả CBYT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2