intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng cận thị ở sinh viên từ đó phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở sinh viên khoa Y Dược trường Cao đẳng Bách khoa nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ XUYÊN THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN THỊ XUYÊN THỰC TRẠNG CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN KHOA Y DƯỢC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI – 2020
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm tỷ lệ cao trong nhóm các tật về thị giác và gặp ở mọi lứa tuổi [4]. Xã hội ngày càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với những phương tiện máy móc tiện ích phục vụ học tập và nhu cầu giải trí nên số lượng người cận thị tăng cao và ngày càng trẻ hóa. Tỷ lệ cận thị và cận thị cao đang gia tăng trên toàn cầu với tốc độ đáng báo động, đã và đang trở thành vấn đề xã hội phổ biến. Theo ước tính trong năm 2016, trên toàn thế giới có khoảng 1,4 tỷ người mắc cận thị, tương ứng 22,9% [53] trong đó khoảng 163 triệu người (2,7% dân số thế giới) mắc cận thị nặng [50], [84]. Tại khu vực Châu Á, tỷ lệ mắc tật cận thị học đường đã và đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng theo từng năm và lan rộng ở nhiều quốc gia. Tại Trung Quốc tỷ lệ tật khúc xạ ở lứa tuổi 15 là 36% (nam) và 55% (nữ). Tại Singapore, tỷ lệ tật khúc xạ ở trẻ mẫu giáo, cấp 1, cấp 2 lần lượt là 8,6%, 32,4%, 79,3%. Nhật Bản cũng có tỷ lệ tật khúc xạ là 66% [47]. Qua đó, cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ khá cao, chiếm gần 1/3 dân số thế giới. Tổ chức Y tế thế giới đã đưa tật khúc xạ vào danh sách những bệnh trọng tâm của chương trình thị giác 2020 [48]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tật khúc xạ học đường chiếm 30-40% số lượng học sinh, sinh viên [5]. Đặc biệt là ở thành phố, có nơi tỷ lệ này là 80%. Tật khúc xạ có thể gây ra lác, nhược thị làm giảm thị lực và mất mỹ quan của người bệnh. Cận thị nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến mù lòa vĩnh viễn như thoái hóa dịch kính võng mạc, bong võng mạc bên cạnh đó cận thị còn làm hạn chế sự
  4. 2 nhanh nhạy trong học tập, thể lực phát triển yếu hơn, dễ bị tai nạn trong sinh hoạt đời sống, gây ảnh hưởng về mặt tinh thần như: mất thẩm mỹ, không tự tin trong giao tiếp [20]. Tuy vậy, tật khúc xạ hiện nay vẫn chưa được xã hội quan tâm đúng mức [8]. Ngoài những tác hại về sức khỏe, chi phí liên quan đến điều trị tật khúc xạ cũng là một gánh nặng cho gia đình và xã hội. Là một bệnh khó điều trị được nhưng có thể phòng ngừa được, tỷ lệ cận thị học đường cao cho thấy nhận thức của cộng đồng về các biện pháp can thiệp, dự phòng nhằm giảm tỷ lệ cận thị chưa được quan tâm. Do đó, trong chương trình "Thị giác năm 2020" Tổ chức Y tế thế giới đã xếp tật khúc xạ là một trong năm nguyên nhân hàng đầu được ưu tiên trong chương trình phòng chống mù lòa toàn cần [55], [58], [59]. Măc ̣ dù đã có những nghiên cứu về vấn đề cận thị học đường và các yếu tố liên quan trên lứa tuổi học sinh nhưng nghiên cứu trên đối tượng sinh viện hiện tai vẫn còn rất ít nghiên cứu. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Thực trạng cận thị và một số yếu tố liên quan ở Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020” với hai mục tiêu nghiên cứu sau: 1. Mô tả thực trạng cận thị ở Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến cận thị của đối tượng nghiên cứu.
  5. 3 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Phần chính của luận văn dài 60 trang, không kể phần phụ lục, bao gồm các phần sau: Đặt vấn đề: 2 trang Chương 1 – Tổng quan: 18 trang Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 10 trang Chương 3 – Kết quả nghiên cứu: 14 trang Chương 4 – Bàn luận: 14 trang Kết luận: 1 trang Khuyến nghị: 1 trang Luận văn có 94 tài liệu tham khảo, trong đó có 48 tài liệu tiếng Việt và 46 tài liệu tiếng Anh. Luận văn có 21 bảng, 2 hình. Phần phụ lục gồm 3 phụ lục dài 5 trang
  6. 4 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm 1.1.1 Khái niệm về mắt và tật khúc xạ 1.1.2 Phân biệt cận thị và tật cận thị 1.2 Phân loại cận thị 1.3 Biểu hiện của cận thị 1.4 Một số yếu tố liên quan đến cận thị 1.4.1 Cận thị trục ( yếu tố di truyền) 1.4.2 Cận thị khúc xạ ( yếu tố môi trường) 1.5 Cận thị học đường 1.5.1 Nguyên nhân gây cận thị học đường 1.5.2 Cách đánh giá cận thị học đường 1.5.3 Tiêu chuẩn xác định cận thị học đường 1.6 Một số nghiên cứu về thực trạng cận thị trên thế giới và tại Việt Nam 1.6.1 Trên thế giới 1.6.2 Tại Việt Nam 1.7 Giới thiệu sơ lược về địa điểm nghiên cứu: Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh
  7. 5 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020. Tiêu chí lựa chọn Tất cả sinh viên hiện đang học tại khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Sinh viên vắng mặt trong thời điểm nghiên cứu và quay lại lần 2 nhưng không gặp. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 02/2020 đến tháng 07/2020 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả có phân tích 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu Cỡ mẫu: Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu theo tỷ lệ.
  8. 6 p (1 – p) n =Z2(1α/2) d2 Trong đó: - n là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu - Z1-/2=1,96 trị số phân phối chuẩn, α = 0,05 sai lầm loại I - d : độ chính xác (hay sai số cho phép), d = 0,05 - p: tỷ lệ sinh viên mắc cận thị. Theo nghiên cứu của Dương Hoàng Ân “Thực trạng cận thị của tân sinh viên Trường đại học Thăng Long năm 2013-2014 và một số yếu tố ảnh hưởng”. Chọn p=0,616 [1]. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là n= 400 sinh viên Số lượng mẫu thực tế đưa vào nghiên cứu là 430 sinh viên. 2.2.3 Kỹ thuật chọn mẫu Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. 2.3 Phương pháp thu thập thông tin Sinh viên tự trả lời bằng bộ câu hỏi tự điền được soạn sẵn Quy trình lấy mẫu: Phần thông tin chung Bước 1: Liên hệ ban quản lý đào tạo xin danh sách sinh viên của mỗi lớp và lịch học của mỗi lớp. Bước 2: Liên hệ với lớp trưởng các lớp sắp xếp vào giờ giải lao của các tiết học tiến hành thu thập thông tin.
  9. 7 Bước 3: Nghiên cứu viên đến mỗi lớp, giải thích mục đích nghiên cứu Bước 4: Sinh viên ký xác nhận vào giấy đồng ý tham gia nghiên cứu và hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Phần chỉ số khám mắt: tổ chức khám mắt cho sinh viên vào cuối buổi học. 2.4 Các biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá 2.4.1 Biến số và chỉ số nghiên cứu 2.4.2 Các chỉ số, tiêu chí đánh giá kết quả nghiên cứu Thực trạng cận thị ở sinh viên - Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị - Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị một mắt - Tỷ lệ sinh viên mắc cận thị ở cả 2 mắt Một số yếu tố liên quan đến tật khúc xạ ở sinh viên - Mối liên quan giữa tiền sử gia đình với cận thị - Mối liên quan giữa đặc điểm sinh viên với cận thị - Mối liên quan giữa gánh nặng học tập với cận thị - Mối liên quan giữa thời gian dành cho các hoạt động nhìn gần như: đọc truyện tranh/ sách/ báo, xem truyền hình, chơi game... với cận thị - Mối liên quan giữa hoạt động thể thao ngoài trời với cận thị 2.5 Phương pháp thu thập thông tin 2.5.1 Công cụ thu thập thông tin - Bảng đo thị lực nhìn xa Snellen
  10. 8 - Máy đo khúc xạ - Sử dụng bộ câu hỏi tự điền và được hiệu chỉnh sau khi phỏng vấn thử. 2.5.2 Kỹ thuật thu thập thông tin 2.6 Phân tích và xử lý số liệu Làm sạch số liệu và mã hóa số liệu. Nhập số liệu vào phần mềm Epidata 3.1 và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Thống kê mô tả: Tính số lượng và tỷ lệ % để thống kê mô tả cho các biến số định tính: giới, tuổi, sinh viên khóa, học lực, tiền sử cận thị của bản thân và gia đình, tần suất đi học thêm, thói quen sinh hoạt và học tập. Thống kê phân tích: Dùng phép kiểm định chi bình phương nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên. Tính tỉ số số chênh OR của mối liên quan trên với khoảng tin cậy 95%. Tỷ số chênh OR và KTC 95 % dùng để lượng giá mối liên quan. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p
  11. 9 Sử dụng thông tin sẳn có (kết quả khám thị lực đầu năm) có thể thay đổi so với thời điểm khảo sát. Sử dụng bộ câu hỏi tự điền có cấu trúc có thể dẫn đến sai lệch thông tin từ người trả lời do không hiểu rõ câu hỏi. 2.7.2 Biện pháp hạn chế sai số Kiểm soát sai lệch thông tin từ người được phỏng vấn: Tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí đưa vào và tiêu chí loại ra trong nghiên cứu. Tập huấn cho điều tra viên trước khi triển khai thu thập dữ liệu Đối tượng được cung cấp thông tin về mục đích nghiên cứu, giải thích việc làm khảo sát không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng. Đồng thời, nhấn mạnh vai trò quan trọng của đối tượng khi tham gia nghiên cứu. Điều tra viên giải thích và hướng dẫn trả lời từng câu hỏi trước khi phát phiếu khảo sát. Trường hợp đối tượng vắng mặt tại thời điểm khảo sát có việc đột xuất chưa hoàn thành phiếu khảo sát, nghiên cứu viên sẽ liên hệ hẹn gặp lại, đưa phiếu khảo sát và theo dõi đối tượng hoàn thành phiếu khảo sát, kiểm tra và thu lại phiếu khảo sát sau khoảng thời gian 20 phút. Kiểm soát sai lệch thông tin từ người phỏng vấn: Liệt kê và định nghĩa rõ ràng cụ thể từng biến số. Thu thập thông tin đầy đủ, không bỏ sót, kiểm tra hoàn tất toàn bộ câu hỏi khi thực hiện xong cuộc phỏng vấn.
  12. 10 Sử dụng các thang đo đã được lượng giá về độ tin cậy và tính giá trị. Chọn điều tra viên có cùng trình độ, tập huấn cho những người tham gia. Kiểm soát thông tin trên phiếu điều tra ngay sau mỗi ngày điều tra, số liệu nghi ngờ phải xác minh ngay. 2.8 Đạo đức trong nghiên cứu Đề cương nghiên cứu đã được thông qua hội đồng xét duyệt đề cương trường đại học Thăng Long thông qua. Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu, việc sử dụng kết quả nghiên cứu. Đối tượng được quyền từ chối tham gia nghiên cứu. Những thông tin mà sinh viên cung cấp được đảm bảo tính bảo mật bằng cách không điền họ và tên vào bộ câu hỏi nghiên cứu. Bộ câu hỏi không bao gồm các câu hỏi mang tính riêng tư, các vấn đề nhạy cảm nên không ảnh hưởng gì đến tâm lý hay sức khoẻ của đối tượng nghiên cứu. Các số liệu này chỉ nhằm mục đích phục vụ cho nghiên cứu, kết quả nghiên cứu được đề xuất sử dụng vào mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, không sử dụng cho các mục đích khác. 2.9 Hạn chế của đề tài Nghiên cứu cắt ngang tại một thời điểm nên chỉ phản ánh được tỷ lệ cận thị tại thời điểm nghiên cứu và không thể xác đinh được mối quan hệ nhân quả với các yếu tố liên quan tìm thấy.
  13. 11 Vì nguồn lực có hạn nên nghiên cứu chỉ thực hiện được tại một Sinh viên tại 1 khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn, Hồ Chí Minh năm 2020, chưa thể đại diện hết cho họ sinh viên với nhiều môi trường sống và điều kiện học tập khác nhau trên cả nước, trong khi cận thị có thể xem là một căn bệnh thời đại của học sinh và sinh viên hiện nay. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, gần ¾ sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 78,4%. Hầu hết sinh viên đều là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 95,1%. Hơn một nữa mẫu nghiên cứu là sinh viên năm thứ 2 chiếm tỷ lệ 51,2%, sinh viên năm nhất cũng chiếm tỷ lệ khá cao 43,0%, một phần nhỏ là sinh viên năm 3 và năm 4. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên gia đình có tiền sử tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 39,5%. Trong đó, tật khúc xạ mắc phải là cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất 85,9% viễn thị chiếm tỷ lệ 12,4%. 3.2 Thực trạng cận thị ở sinh viên Bảng 3.4 Kết quả khám thị lực Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Bình thường 232 54,0 Kết quả khám thị Giảm thị lực 195 45,3 lực Giảm thị lực trầm 3 0,7 trọng Tật khúc xạ Có 189 44,0
  14. 12 Không 241 56,0 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sinh viên giảm thị lực chiếm 46%, gần ½ sinh viên tham gia nghiên cứu. Trong đó tỷ lệ sinh viên mắc tật khúc xạ là 44%. Bảng 3.5 thực trạng cận thị ở sinh sinh Số Tỷ lệ Đặc điểm lượng (%) Có 171 398 Cận thị Không 259 60,2 Cận thị đã Cận thị đã đeo kính trước đó 137 80,1 đeo kính Cận thị mới phát hiện 34 19,9 Cận thị một mắt 16 9,4 Cận thị Cận thị cả hai mắt 155 90,6 Đã mang kính đúng 129 75,4 Thực trạng Đã mang kính sai 21 12,3 mang kính Chưa mang kính 21 12,3 Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 430 sinh viên tham gia nghiên cứu có 171 sinh viên mắc cận thị, chiếm 39,8%. Về cận thị đã đeo kính trước đó có 137 sinh viên đã đeo chiếm tỷ lệ 80,1%, tỷ lệ sinh viên cận thị mới phát hiện là 19,9%.
  15. 13 Trong 171 sinh viên cận thị, có 155 sinh viên cận cả hai mắt chiếm 90,6%, 16 sinh viên chỉ cận một mắt chiếm 9,4%. Hơn ¾ sinh viên cận đã mang kính đúng chiếm tỷ lệ 75,4%. Tỷ lệ sinh viên đã mang kính sai và chưa mang kính chiếm tỷ lệ ngang nhau 12,3%. 3.3 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên Bảng 3. 1 Tiền sử gia đình và bản thân liên quan đến cận thị ở sinh viên nghiên cứu (n=430) Cận thị OR Đặc điểm dân số Có Không (KTC 95%) p học SL % SL % Tiền sử Có 141 78,1 32 21,9 1 có người bị cận thị Không 57 20,1 227 79,9 14,19 ( 8,71- 23,11) 0,000 Tiền sử Có 19 63,3 11 36,7 1 bệnh về Không 152 38,0 248 62,0 2,82 ( 1,31-6,08) 0,006 mắt Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị với tiền sử gia đình có người bị cận thị, tiền sử gia đình có bệnh về mắt. Cụ thể, gia đình có tiền sử cận thị thì tỷ lệ mắc cận thị (78,1%) cao gấp gần 4 lần so với những gia đình không có tiền sử (20,1%), (p=0,000; OR=14,19; KTC 95%: 8,71- 23,11).
  16. 14 Gia đình có tiền sử bệnh mắt thì tỷ lệ cận thị là 63,3% cao hơn so với gia đình không có tiền sử về bệnh mắt 38,0% (p=0,006; OR=2,82; KTC 95%: 1,301-6,08). Bảng 3. 14 Mối liên quan giữa hành vi học tập và cận thị ở sinh viên (n=430) Cận thị Đặc điểm dân số OR p Có Không học (KTC 95%) SL % SL % Tư thế ngồi Đúng 78 25,8 224 74,2 1 học, đọc sách, xem Chưa tivi 93 72,7 35 27,3 0,13(0,08-0,21) 0,000 đúng
  17. 15 hình < 2 giờ/ngày (24,3%), (p= 0,000; OR=0,35; KTC 95%: 0,23- 0,55). BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Nghiên cứu chúng tôi tiến hành trên sinh viên một trường Cao Đẳng tại TP.HCM nơi đây có nền kinh tế phát triển, sinh viên tập trung từ các vùng miền khác nhau.Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, gần ¾ sinh viên tham gia nghiên cứu là nữ chiếm tỷ lệ 78,4% chiếm tỷ lệ khá cao. Nghiên cứu tại Đại học Thăng Long cho thấy trong tổng số 1725 tân sinh viên năm học 2013 – 2014, sinh viên nữ chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên nam [1]. Hầu hết sinh viên đều là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 95,1%. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại một trường Cao Đẳng tại thành phố Hồ Chí Minh, đây là thành phố với nhiều hoạt động kinh tế phát triển nên học sinh cũng ít có các hoạt động vui chơi giải trí như những đưa trẻ học ở quê. Đa phần tiết ra chơi sinh viên ở đây ít tham gia các hoạt động giải trí chủ yếu đọc truyện và đọc sách, và giải trí trên mạng và đó cũng là nguyên nhân cận thị tăng cao. 4.2 Thực trạng cận thị ở sinh viên Kết quả nghiên cứu của các tác giả nói trên cho thấy, tật khúc xạ học đường hiện đang là một vấn đề y tế công cộng ở nước ta vì số lượng học sinh mắc ngày một tăng. Tỷ lệ mắc tật khúc xạ học đường cao không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học tập, sinh hoạt và chất
  18. 16 lượng cuộc sống của các em mà còn là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và toàn xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ trên sinh viên cận thị là 39,8%. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nhiều nghiên cứu trên đối tượng sinh viên trước đây. Điển hình nghiên cứu của tác giả Dương Hoàng Ân tại Đà Nẵng vào năm 2013 với tỷ lệ cận thị trên đối tượng sinh viên 61,62% [1]. Tương tự nghiên cứu vào năm 2014 của tác giả Nhuyên năm 2013 trên sinh viên trường đại học kỹ thuật y tế Hải Dương cho thấy tỷ lệ cận thị là 51,6% [29]. Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng sinh viên Y Dược, hầu hết mọi người được ý thức tầm quan trọng của đôi mắt, hiểu biết các kiến thức về nguyên nhân, tác hại của bệnh tật và phòng chống cận thị để có thái độ và hành vi sức khỏe đúng và tỷ lệ cận thị thấp hơn nhiều so với nhiều nghiên cứu trên sinh viên trước đây. Trong 171 sinh viên cận thị thì có 16 sinh viên cận thị một mắt chiếm tỷ lệ 9,4% còn lại là cận thị hai mắt với tỷ lệ 90,6%. Tuy nhiên, cận thị một mắt có tác hại lớn hơn rất nhiều so với cận thị cả hai mắt. Khi cận thị cả hai mắt trẻ có biểu hiện dấu hiệu nhìn mờ rất rõ ràng, trẻ được cha mẹ đưa đi khám, được điều chỉnh kính và thầy thuốc tư vấn. Tuy nhiên, đối với cận thị một mắt dấu hiệu nhìn mờ biểu hiện không rõ, bởi vì mắt có thị lực tốt có khả năng bù trừ. Đối với cận thị một mắt thì mắt cận thị ngày càng không tham gia vào quá trình nhìn, các tế bào cảm thụ võng mạc ngày càng lười hoạt động từ đó dẫn tới bị nhược thị do tật khúc xạ [45]. Nghiên cứu của
  19. 17 tác giả khác tại Việt Nam cũng đã phát hiện ra tình trạng cận thị một mắt ở học sinh: Trần Đức Nghĩa cho thấy số học sinh cận thị hai mắt là 705 trường hợp, chiếm tỷ lệ cao 86,2% số học sinh mắc cận thị một mắt phải hoặc trái là 113 và chiếm 13,8%. Tỷ lệ cận thị một mắt trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Trong đó, tác giả Vũ Thị Thanh và cộng sự đã phát hiện trong 811 trường hợp cận thị có tới 190 trường hợp cận thị một mắt, tương ứng với tỷ lệ là 23,4% [33]. Trong một nghiên cứu khác tại Thái Nguyên và Đà Nẵng cũng phát hiện những trường hợp cận thị một mắt, tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn so với nghiên cứu của chúng tôi. Cụ thể, tác giả Vũ Quang Dũng và cộng sự đã phát hiện thấy tỷ lệ cận thị một mắt tại Thái Nguyên là 6,7% [12]. Trong khi đó, tỷ lệ cận thị một mắt tại Đà Nẵng được tác giả Hoàng Hữu Khôi và cộng sự ghi nhận là 6,2% [20]. Trong các trường hợp cận thị, phát hiện các cận thị một bên là hết sức quan trọng để có các giải pháp điều trị phù hợp. Cận thị một mắt cũng là một vấn đề y tế công cộng đáng lưu tâm trong dự phòng và phát hiện sớm cận thị ở học sinh. 4.3 Một số yếu tố liên quan đến cận thị ở sinh viên Trong nhiều năm qua đã có rất nhiều nghiên cứu cho rằng tật khúc xạ, đặc biệt là cận thị ngoài yếu tố nguy cơ là môi trường học tập và làm việc, thì yếu tố di truyền cũng góp phần tăng nguy cơ mắc tật khúc xạ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng 33% đến 60% trẻ bị cận thị có cả cha và mẹ bị cận thị. Trong khi đó 23% đến 40% trẻ bị cận thị có cha hoặc mẹ bị cận thị và chỉ có 6% đến 15% trẻ cận thị không có cha và mẹ bị cận thị [19], [76].
  20. 18 Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tiền sử cận thị của gia đình có mối liên quan đến cận thị học đường. Cụ thể, gia đình có tiền sử cận thị thì tỷ lệ mắc cận thị (78,1%) cao gấp gần 4 lần so với những gia đình không có tiền sử (20,1%) (p= 0,000). Tuy nhiên ở Việt Nam yếu tố bẩm sinh và di truyền liên quan đến tật khúc xạ trong kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả còn rất khác nhau. Theo tác giả Nguyễn Văn Trung năm 2014 tại Trà Vinh tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cận thị học đường với tiền sử gia đình: tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có người thân mắc tật cận thị là 42,03% cao hơn nhóm đối tượng không có người mắc tật cận thị trong gia đình. Tỷ lệ cận thị ở nhóm học sinh có anh/chị/em ruột mắc cận thị là 46,67% cao hơn các nhóm học sinh có người thân bị cận thị là cha hoặc mẹ với mức ý nghĩa thống kê p=0,00
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2