intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

48
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là mô tả thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020; phân tích một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên khoa Y Dược trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh năm 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- TRẦN THỊ THANH TUYỀN THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội – Năm 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG --------------------------------------- KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG TRẦN THỊ THANH TUYỀN – C01411 THỰC TRẠNG QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2020 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8.72.07.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN HẬU Hà Nội – Năm 2020
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ tình dục trước hôn nhân là hoạt động tình dục được thực hiện bởi những người trước khi họ kết hôn. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm do hành vi này thường không an toàn. Theo WHO thì đây là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ hai ở các nước nghèo dẫn đến HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), mang thai ngoài ý muốn. Khảo sát năm 2001 của UNICEF tại 10 trong số 12 quốc gia phát triển có sẵn dữ liệu, hơn hai phần ba thanh niên đã có quan hệ tình dục khi còn ở tuổi thiếu niên. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Iceland, Na Uy, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, tỷ lệ này là hơn 80%. Ở Úc, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ, khoảng 25% thanh niên 15 tuổi và 50% thanh niên 17 tuổi có quan hệ tình dục. Năm 2016 một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 trên 604 sinh viên của Trường Đại học Debre Berhan, Ethiopia bằng kỹ thuật lấy mẫu nhiều giai đoạn với phương pháp định lượng và định lượng hỗn hợp. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic để xác định các yếu tố liên quan đến thực hành tình dục trước hôn nhân. Kết quả ghi nhận tỷ lệ có quan hệ tình dục trước hôn nhân là 54,3% . Tại Việt Nam, khảo sát về quan hệ tình dục trước hôn nhân vào năm 2015 trên 405 sinh viên Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội ghi nhận là 23,7%, ở nam là 35%, nữ là 20,9%. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung khoảng 96 trường đại học, cao đẳng, vì vậy, số lượng sinh viên sống và học tập tại thành phố là rất lớn. Đây cũng là nơi có sự phát triển mạnh mẽ về văn hóa, kinh tế và xã hội. Giới trẻ ngày nay gồm thanh niên có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng gia tăng bao gồm sinh viên và được xem là hiện tượng mới do thay đổi trong quan niệm và hành vi về tình yêu, tình dục trong xã hội hiện đại. Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, là Trường công lập trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh, là một trong những cơ sở nghề nghiệp đào tạo uy tín và chất lượng với đội ngũ giảng viên có trình độ cao, cơ sở vật chất mới đầy đủ, phòng học khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập nhằm cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thành phố và cả nước. Sinh viên của Trường tương lai sẽ là những cán bộ y tế, giáo viên mầm non, kế
  4. 2 toán,… những viên chức, công chức có trình độ trong xã hội. Chính vì thế, sức khỏe của sinh viên là một điều rất quan trọng và rất cần được quan tâm. Nếu sinh viên không được giáo dục đầy đủ về giới tính, an toàn tình dục và sức khỏe sinh sản thì các nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng nạo, phá thai sẽ tăng cao. Hậu quả là sinh viên không chỉ bị ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe mà còn mất đi cơ hội học hành khiến con đường phát triển tương lai bị hạn hẹp. Tuy nhiên chưa thấy một nghiên cứu nào liên quan đến kiến thức, thực hành về quan hệ tình dục trước hôn nhân ở những sinh viên tại Trường này. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: ‘Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân và một số yếu tố liên quan của sinh viên Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020”, được triển khai nhằm mô tả được thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020 như thế nào? Cũng như tìm hiểu và phân tích một số yếu tố nào liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trong nhà Trường? Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn năm 2020. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên khoa Y Dược trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn.
  5. 3 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Sinh viên chưa lập gia đình không phân biệt nam, nữ đang theo học (niên khóa 2018 – 2019 và 2019 – 2020) tại Khoa Y Dược của Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020. Tiêu chí lựa chọn Sinh viên chưa lập gia đình không phân biệt nam, nữ đang theo học tại Khoa Y Dược, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chí loại trừ Sinh viên đã lập gia đình đang theo học tại Khoa Y Dược Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020. Sinh viên chưa lập gia đình nhưng không đồng ý tham gia nghiên cứu và vắng mặt tại thời điểm điều tra nghiên cứu. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn. Địa chỉ: 47 Cao Lỗ, phường 4, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.3 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp cắt ngang mô tả. Phương pháp hồi quy logistic đa biến. 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Dịch tễ học cắt ngang mô tả có phân tích. Sử dụng phiếu điều tra cá nhân online. 2.2.2 Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Cỡ mẫu Chọn toàn bộ sinh viên Khoa Y Dược của Trường, tính đến ngày 01.01.2020 là 615 sinh viên, bao gồm cả hai giới. Cách chọn mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ngẫu nhiên đơn sau: 2 𝑧1−∝/2 × 𝑃(1 − 𝑃) 𝑛= 𝑑2
  6. 4 Trong đó : n : cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu - - P : Tỷ lệ ước đoán biến số nghiên cứu. Để đạt cỡ mẫu lớn nhất. Nghiên cứu chọn p = 0,5. - Z1 – α/2: Hệ số giới hạn tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α = 0,05) → Z 1- α/2 = 1,96 - d : Độ chính xác tuyệt đối mong muốn, nghiên cứu chọn: 0,05 2 𝑧1−∝/2 × 𝑃(1 − 𝑃) 1.96 × 0,5(1 − 0,5) 𝑛= = = 385 𝑑2 0,052 Cỡ mẫu toàn bộ và áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện của phương pháp chọn mẫu không xác suất. Lấy danh sách sinh viên chưa lập gia đình, thỏa mãn các tiêu chí tuyển chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu của Khoa Y Dược, Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn đang học ở học kỳ 2, năm 2019 - 2020 để điều tra, khảo sát thu thập số liệu. Tổng số có 388 SV chính thức được đưa vào danh sách nghiên cứu và phân tích kết quả. 2.3 CÁC BIẾN SỐ VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 2.3.1 Bảng biến số và chỉ số nghiên cứu Giới tính, nhóm tuổi, hệ đào tạo, sống cùng ai lúc đi học, số nguồn thông tin sức khỏe sinh sản, áp lực (học tập, kinh tế, xã hội...), uống rượu bia, quan hệ tình dục, số người đã từng QHTD, dùng bao cao su khi QHTD và mang thai ngoài ý muốn. 2.3.2 Tiêu chí đánh giá Thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên - Tỷ lệ % có QHTD trước hôn nhân . - Tỷ lệ % QHTD trước hôn nhân theo giới, theo năm học, theo hệ đào tạo, theo tuổi QHTD lần đầu trung bình và của nhóm có QHTD trước hôn nhân. - Tỷ lệ % QHTD trước hôn nhân của sinh viên có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn. Một số yếu tố liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên - Một số yếu tố nhân khẩu học. - Một số yếu tố kiến thức về sức khỏe sinh sản. - Một số yếu tố hành vi cuộc sống về quan hệ tình dục.
  7. 5 - Một số yếu tố liên quan chung đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến. 2.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN + Công cụ thu thập thông tin: Sử dụng phiếu điều tra cá nhân (thu thập thông tin) dựa vào bộ câu hỏi khảo sát điều tra đã soạn sẵn được hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu (PHỤ LỤC 1). + Các kỹ thuật thu thập thông tin Thu thập thông tin cá nhân qua phỏng vấn online dựa vào bộ câu hỏi điều tra bán cấu trúc đã soạn sẵn được hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Nội dung bảng câu hỏi dễ hiểu và từ ngữ phù hợp với đối tượng. Thực hành điều tra theo các bước: - Soạn bộ câu hỏi KAP (Knowledge – Attitude – Practice). - Xin ý kiến góp ý của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu và điều chỉnh lại bộ câu hỏi. - Điều tra thử (pilot) trên 20 SV để đánh giá tính dễ hiểu và phù hợp của bảng câu hỏi, sau đó tiến hành việc điều tra ở diện rộng, nhanh gọn, bảo đảm bí mật cá nhân. - Điều tra viên có kỹ năng chuyên môn và được tập huấn chu đáo thực hiện. - Kiểm tra lại bộ câu hỏi được trả lời của các sinh viên tại lớp để nhắc các em làm theo hướng dẫn. + Quy trình thu thập thông tin và Sơ đồ nghiên cứu Quy trình thu thập thông tin Bước 1: Nghiên cứu viên liên hệ với Ban Giám hiệu trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn Thành phố Hồ Chí Minh. Bước 2: Nghiên cứu viên phối hợp với Phòng Công tác Chính trị - Học sinh, Sinh viên để đến từng lớp học. Bước 3: Nghiên cứu viên đến các lớp thu thập số liệu. Giới thiệu bản thân. Giới thiệu về việc thực hiện nghiên cứu. Gửi phiếu khảo sát và cả mời sinh viên trả lời bộ câu hỏi khảo sát online thông qua điện thoại smartphone. Trả lời những thắc mắc của sinh viên tham gia nghiên cứu trong quá trình sinh viên hoàn thành phiếu khảo sát. Bước 4: Nghiên cứu viên kiểm tra các bộ câu hỏi đã được điền đầy đủ chưa để bổ sung kịp thời. Bước 5: Gửi lời cám ơn đến sinh viên tham gia nghiên cứu.
  8. 6 Sơ đồ nghiên cứu 2.5 PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Số liệu được nhập liệu trên Microsoft Excel, sau đó được xử lý, phân tích bằng phần mềm R Ver 4.0.1 (06/06/2020). Thống kê mô tả tùy theo giá trị của biến số: Số trung bình và độ lệch chuẩn (SD) đối với biến số liên tục và tính tần số, tỷ lệ % đối với biến định danh, biến đếm. Phân tích sự liên quan của các yếu tố đến QHTD THN bằng mô hình hồi quy logistics và tính OR với 95% CI. Mô hình đơn biến thể hiện mối liên hệ giữa 2 biến x (biến độc lập) và y (biến phụ thuộc) là: yi =  +  xi +  i hoặc log( yi ) =  + xi +  i hoặc Trong đó: α : là giá trị chặn (intercept), tức giá trị xi = 0. β : là độ dốc. εi : biến số tuân theo luật phân phối chuẩn với trung bình bằng 0 và phương sai σ2. Trong trường hợp biến phụ thuộc liên hệ với 2 hoặc nhiều biến độc lập thì mô hình hồi quy Logistics đa biến là:
  9. 7 yi =  + 1 x1i +  2 x2i + ... +  k xki +  i hoặc log( yi ) =  + 1 x1i +  2 x2i + ... +  k xki +  i Khi phân tích hồi quy với 2 hoặc nhiều biến độc lập có nhiều mô hình thì mô hình “tối ưu” dựa vào tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion: AIC). Mô hình nào có giá trị AIC thấp nhất được xem là mô hình tối ưu. Kết quả được trình bày dưới dạng bảng số liệu và biểu đồ. 2.6 SAI SỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP KHỐNG CHẾ SAI SỐ 2.6.1 Sai số Do chủ đề nhạy cảm nên sinh viên còn ngại trong đánh giá đúng thực tế khi phỏng vấn trên bộ câu hỏi. 2.6.2 Biện pháp khắc phục Không có thông tin cá nhân. Kiểm tra lại bộ câu hỏi được trả lời của các sinh viên tại lớp để nhắc các em làm theo hướng dẫn. 2.7 VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU Đối tượng tham gia nghiên cứu được điều tra viên giải thích rõ về mục đích của nghiên cứu và hoàn toàn tự nguyện tham gia. Các nguyên tắc cơ bản về đạo đức của cuộc điều tra này bao gồm: - Tôn trọng quyền của những người tham gia nghiên cứu - Cung cấp thông tin cần thiết về điều tra nghiên cứu cho người tham gia - Đưa ra những khuyến khích thích hợp cho người tham gia. - Nghiên cứu được thực hiện trên tinh thần tôn trọng bí mật riêng tư của đối tượng nghiên cứu. - Thông tin của đối tượng nghiên cứu được mã hóa và chỉ dùng trong nghiên cứu này. - Kết quả được công bố dưới dạng tập hợp số và chỉ sử dụng cho mục đích chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Luận văn được hội đồng đạo đức của Trường Đại Học Thăng Long xét duyệt thông qua. 2.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích không xác định được mối quan hệ nhân – quả. Phạm vi nghiên cứu chỉ là SV của Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn nên không đại diện được cho SV toàn quốc.
  10. 8 Do chủ đề nhạy cảm nên SV còn ngại nên khai báo ít hơn so với thực tế mà tính chân thực ở câu trả lời của đối tượng NC là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Nam 100 25,8 % Giới tính Nữ 288 74,2 % ≤ 20 108 27,8 % Tuổi > 20 280 72,2 % Thứ 1 166 42,8 % Năm học Thứ 2 222 57,2 % Thành thị 184 47,4 % Cư trú Nông thôn 204 52,6 % Chính quy 198 51,0 % Hệ đào tạo Liên thông 190 49,0 % > Trung bình 295 76,0 % Thành tích ≤ Trung bình 93 24,0 % Có 134 34,5 % Tôn giáo Không 254 65,5 % Trọ 211 54,4 % Sống cùng ai Nhà hay nhà người thân 177 45,6 % Tổng số 388 100,0% *Nhận xét: Nghiên cứu đã tiến hành điều tra được 388 SV. Trong đó, nữ giới chiếm 74,2% và độ tuổi chủ yếu trên 20 tuổi là 72,2 %, sinh viên năm 2 với 57,2%. Nơi ở trước khi đi học là nông thôn chiếm 52,6 %. Sinh viên chính quy là 51,0 %, thành tích trên trung bình với 76%; không tôn giáo với tỷ lệ 65,5 % và ở trọ là 54,4 %. 3.2 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020
  11. 9 3.2.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân Có: 39,9% Không: 60,1% Hình 3.1. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân (n=388) *Nhận xét: Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 39,9% (155 người). Theo giới tính thì tỷ lệ QHTD THN ở nam là 65% và nữ ghi nhận là 31,2%. 3.2.2 Thực trạng tỷ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân theo năm học, hệ đào tạo và tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình Bảng 3.2 Phân bố QHTD trước hôn nhân theo năm học và hệ đào tạo ở sinh viên QHTD (n = 155) Biến số Không Có (n= 155) (n= 233) Năm Năm 1 (n = 166) 66/39,8% 100/60,2% học Năm 2 (n = 222) 89/40,1% 133/59,9% Hệ đào Chính quy (n = 198 ) 63/31,8 % 135/68,2% tạo Liên thông (n = 190) 92/48,4 % 98/51,6% *Nhận xét: Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở sinh viên năm 2 là 40,1 % tương đương với SV năm 1 là 39,8 %. Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân ở sinh viên liên thông là 48,4 % cao hơn ở sinh viên chính quy là 31,8 %. 3.2.3 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình
  12. 10 Bảng 3.3 Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình (n= 155) ± Độ lệch Biến Giá trị Trung bình chuẩn Nam 20,2 ± 3,0 Giới Nữ 21,5 ± 2,5 Kết quả học > Trung bình 20,9 ± 2,8 tập ≤ Trung bình 21,2 ± 3,0 Uống rượu, Có 20,8 ± 2,8 bia Không 22,2 ± 3,3 Xem phim Có 20,5 ± 2,8 khiêu dâm Không 21,9 ± 2,9 Hình 3.2. Đặc điểm tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình *Nhận xét: Tuổi QHTD lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình QHTD là 20,9 tuổi  2,9 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu ở nam thấp nhất là 16 tuổi, cao nhất là 27 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,2  3,0; ở nữ thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,5  2,5. Điều này cho thấy sinh viên nam có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn nữ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,9  2,8; ở sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình thấp nhất là 17 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,2  3,0. Kết quả này cho ta thấy sinh viên có nhóm thành tích trên trung bình thì tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên có nhóm thành tích dưới hoặc bằng trung bình. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở nhóm sinh viên có uống rượu bia thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,8  2,8; ở nhóm sinh viên không uống rượu bia thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 22,2  3,3. Điều này cho thấy sinh viên có uống rượu bia có tuổi QHTD lần đầu trung
  13. 11 bình thấp hơn nhóm sinh viên không uống rượu bia. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuổi QHTD lần đầu ở sinh viên có xem phim khiêu dâm thấp nhất là 15 tuổi, cao nhất là 32 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 20,5  2,8; ở sinh viên không xem phim khiêu dâm thấp nhất là 18 tuổi, cao nhất là 28 tuổi. Tuổi QHTD lần đầu trung bình là 21,9  2,9. Điều này cho thấy sinh viên có xem phim khiêu dâm có tuổi QHTD lần đầu trung bình thấp hơn sinh viên không xem phim khiêu dâm. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 3.2.4. Một số đặc điểm của nhóm QHTD trước hôn nhân Bảng 3.4 Đặc điểm của nhóm có QHTD trước hôn nhân (n= 155) Số Đặc điểm Tỷ lệ lượng Tỷ lệ đã có 1 người 87 56,1 Quan hệ tình dục với > 1 người 68 43,9 Phương pháp tránh Có 139 89,7 thai Không 16 10,3 Bao cao su thường Có 77 49,7 xuyên Không 78 50,3 Thuốc ngừa thai khẩn Có 78 50,3 cấp Không 77 49,7 Tổng số 155 100 *Nhận xét: Kết quả bảng trên cho thấy số sinh viên có QHTD > 1 người đến thời điểm điều tra là 43,9%. Có 50,3% SV QHTD mà không sử dụng bao cao su thường xuyên và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp và chỉ có 10,3% sinh viên không sử dụng phương pháp tránh thai. 3.2.5 Một số đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản Bảng 3.5 Đặc điểm liên quan đến sức khỏe sinh sản (n= 155) Yếu tố liên quan Số lượng Tỷ lệ % Có 33 21,3 STDs Không 122 78,7 Mang thai ngoài Có 22 14,2 ý muốn Không 133 85,8 Tổng số 155 100
  14. 12 *Nhận xét: Hậu quả của QHTD trước hôn nhân không an toàn nên có 21,3 % sinh viên có bệnh STDs; 14,2 % mang thai ngoài ý muốn. 3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN QHTD TRƯỚC HÔN NHÂN 3.3.1. Một số yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân Bảng 3.6 Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến Phân tích đa biến Đặc điểm Tham chiếu OR (KTC 95%) Giới Nữ 4,04 (2,43 – 6,74) *** Nhóm tuổi Học đúng tuổi 1,99 (1,01 – 3,94) * Cư trú Nông thôn 0,68 (0,41 – 1,13) Năm học Năm 2 0,51 (0,30 – 0,87) Hệ đào tạo Liên thông 1,86 (1,06 – 3,27) * Thành tích > Trung bình 1,33 (0,87 – 2,05) Nhóm Tôn Không tôn giáo 0,76 (0,47 – 1,24) giáo Nhà hay nhà Nơi sống 1,60 (0,95 – 2,67) người thân Áp lực Có áp lực 1,78 (0,96 – 3,28) * Chú thích: *: p < 0,05 **: p < 0,01 ***: p < 0,005 *Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng cao hơn nữ với OR: 4,04; KTC 95%: 2,43 – 6,74 (p < 0,001). Kết quả cũng cho thấy sinh viên đi học đúng tuổi có khả năng QHTD THN thấp hơn so với sinh viên học không học đúng tuổi trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,99; KTC 95%: 1,01 – 3,94 (p < 0,01). Tỷ lệ có QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,86; KTC 95%: 1,06 – 3,27 (p < 0,05). Số lượng sinh viên cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, học tập, quan hệ công việc thì khả năng QHTD THN cao hơn số SV không cảm thấy
  15. 13 áp lực trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 1,78; KTC 95%: 0,96 – 3,28 (p < 0,05). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trong mô hình hồi quy logistics đa biến, nghiên cứu cũng tìm hiểu QHTD THN với một số yếu tố khác như xuất thân ở thành thị có điều kiện QHTD THN thấp hơn sinh viên xuất thân nông thôn. Sinh viên mới học năm 1 có khả năng QHTD THN thấp hơn sinh viên năm 2. Số SV có thành tích học tập trên trung bình có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên có thành tích trung bình hay dưới trung bình. Sinh viên ở trọ lúc đi học có khả năng QHTD THN cao hơn số sinh viên ở nhà hay ở nhà người thân cũng như theo nhóm tôn giáo. Tuy nhiên những sự khác biệt này với QHTD THN đều không có ý nghĩa thống kê. 3.3.2 Một số yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD THN Bảng 3.7 Các yếu tố kiến thức liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến Phân tích đa biến Đặc điểm Giá trị OR (KTC 95%) Số nguồn thông tin ≥ 3 nguồn 1,21 mà SV tìm hiểu về thông tin (1,06 – 1,38) *** QHTD 1,03 Tập huấn Có tập huấn (0,67 – 1,59) Không thảo Thảo luận với cha 1,25 luận với cha mẹ (0,74 – 2,11) mẹ về tình dục Chú thích: ***: p
  16. 14 tình dục với cha mẹ nhưng sự khác biệt này với QHTD trước hôn nhân đều không có ý nghĩa thống kê. 3.3.3 Một số yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD THN Bảng 3.8 Các yếu tố hành vi cuộc sống liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến Phân tích đa biến Đặc điểm Giá trị OR (KTC 95%) Thuốc lá Không hút 3,03 (1,41 – 6,52) ** Rượu bia Không uống 2,67 (1,49 – 4,79) ** Xem Phim Không xem 4,91 (2,92 – 8,28) **** Chú thích: **: p < 0,01 ****: p < 0,00001 Nhận xét: Nhóm sinh viên hút thuốc lá có khả năng QHTD THN cao hơn nhóm sinh viên không hút thuốc lá với OR: 3,03, KTC 95%: 1,41 – 6,52 (p < 0,01). Nhóm SV có uống rượu bia có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,67; KTC 95%: 1,49 – 4,79 (p < 0,01). Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nhóm SV có xem phim khiêu dâm trong phân tích đa biến thì tỷ lệ QHTD THN của nhóm có xem phim khiêu dâm cao hơn nhóm không xem khiêu dâm với OR: 4,91; KTC 95%: 2,92 – 8,28 (p < 0,00001). Sự khác nhau giữa QHTD THN với 3 yếu tố hành vi là hút thuốc lá, uống rượu bia gần như hàng tuần và hàng tháng với có xem phim khiêu dâm có ý nghĩa thống kê.
  17. 15 3.3.4. Một số yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến Bảng 3.9 Các yếu tố liên quan đến QHTD trước hôn nhân trong phân tích hồi quy logistics đa biến Phân tích đa biến Đặc điểm Tham chiếu OR (KTC 95%) Giới ** Nữ 2,3 (1,29 – 4,08) ** Cư trú Thành thị 0,71 (0,42 - 1,2) Hệ đào tạo *** Chính quy 2,31 (1,43 - 3,73) *** Thành tích ≤ Trung bình 0,67 (0,39 - 1,14) Tôn giáo Không tôn giáo 0,62 (0,37 - 1,04) Nơi ở hiện tại * Ở trọ 1,76 (1,03 - 3,0) * Số nguồn thông < 3 nguồn thông tin 1,27 (1,09 – 1,49) * tin * Áp lực Không áp lực 1,34 (0,7 - 2,57) Thảo luận cha Không thảo luận 1,12 (0,63 - 1,99) mẹ Rượu bia *** Không uống 2,50 (1,77 - 3,56) *** Chú thích: *: p < 0,05 **: p < 0,01 ***: p < 0,005 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ghi nhận QHTD trước hôn nhân trong phân tích đa biến theo giới thì nam có khả năng QHTD THN cao hơn nữ với OR: 2,3; KTC 95%: 1,29 – 4,08 (p < 0,01). Kết quả cho thấy SV xuất thân ở nông thôn có khả năng QHTD trước hôn nhân cao hơn sinh viên xuất thân thành thị. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy QHTD THN ở SV theo học hệ đào tạo liên thông có khả năng QHTD THN cao hơn sinh viên hệ đào tạo chính quy trong phân tích đa biến thì tỷ số này là OR: 2,31; KTC 95%: 1,43 - 3,73 (p < 0,005). Tỷ lệ QHTD trước hôn nhân theo nơi ở hiện tại trong phân tích đa biến thì điều kiện QHTD THN của nhóm ở nhà trọ cao hơn nhóm ở nhà hay nhà người thân với OR: 1,76; KTC 95%: 1,03 - 3,0 (p < 0,05).
  18. 16 Số lượng nguồn thông tin như truyền hình, internet, sách báo, gia đình, bạn bè, nhà trường … mà SV tìm hiểu cũng là 1 yếu tố liên quan đến QHTD THN. Kết quả cho thấy nhóm SV có tìm hiểu thông tin về QHTD ≥ 3 nguồn thông tin thì khả năng QHTD THN cao hơn có ý nghĩa thống kê so với SV tìm hiểu về QHTD ≤ 3 nguồn thông tin với OR: 1,27; KTC 95%: 1,09 – 1,49 (p < 0,05). Nhóm SV có uống rượu bia gần như hàng tuần có điều kiện QHTD trước hôn nhân cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không uống rượu bia với OR: 2,50; KTC 95%: 1,77 - 3,56 (p < 0,005). Trong mô hình hồi quy logistics đa biến, nghiên cứu cũng tìm hiểu thêm một số yếu tố khác như số SV cảm thấy có áp lực trong cuộc sống như quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quan hệ tình yêu, quan hệ công việc … hay sinh viên có hoặc không thảo luận chuyện tình dục với cha mẹ, cũng như theo nhóm tôn giáo nhưng sự khác biệt này với QHTD trước hôn nhân đều không có ý nghĩa thống kê. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1 THỰC TRẠNG TỶ LỆ VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN, NĂM 2020 4.1.1 Thực trạng tỷ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020 Kết quả điều tra ở 388 SV của Khoa Y – Dược, Trường Cao đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn năm 2020 bằng phiếu điều tra tự điền để tìm hiểu thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân ghi nhận được là 39,9 % (155 sinh viên) đã quan hệ tình dục. Tỷ lệ trong nghiên cứu này tương đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thành Luân và Trương Phi Hùng khảo sát hành vi tình dục từ 184 sinh viên nam và 214 sinh viên nữ năm 2009 ở Trường Đại học Mở thì tỷ lệ sinh viên đã có quan hệ tình dục lần lượt ở nam và nữ là 39,67% và 19,62%. Cuộc khảo sát ở 3 thành phố là Hà Nội, Thượng Hải và Đài Bắc năm 2004 của các nhà nghiên cứu xã hội học Thượng Hải và Đài Bắc và các nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam so sánh về hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh viên ở 3 thành phố Thượng Hải, Hà Nội và Đài Bắc. Kết quả tỉ lệ QHTD trước hôn nhân ghi nhận có 8% thanh niên trong mẫu nghiên cứu ở Hà Nội đã từng có hành vi tình dục trong khi tỷ lệ này ở Thượng Hải là 16% và ở Đài
  19. 17 Bắc tỷ lệ này lên đến 34%. Tỷ lệ trong nghiên cứu này thấp hơn kết quả của nghiên cứu được thực hiện để xác định tỷ lệ thực hành tình dục trước hôn nhân và các yếu tố liên quan trên sinh viên khoa học sức khỏe bậc đại học của Đại học Madawalabu, Bale Goba, Đông Nam Ethiopia. Kết quả ghi nhận có 181 sinh viên (59,9%) đã có bạn trai hoặc bạn gái; khoảng 129 sinh viên (42,7%) đã từng quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong số những người được hỏi có quan hệ tình dục, 85 người (66,4%) có một bạn tình, 44 người (33,6%) có hai hoặc nhiều bạn tình. Tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình là 18,4 ± 2,14 tuổi. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân theo giới ghi nhận có sự khác nhau khá rõ. Ở nam giới là 65%, cao hơn nữ giới là 31,2%. Tương tự một nghiên cứu cắt ngang phân tầng theo địa phương, trường và sinh viên được thực hiện tại 35 trường công lập của vùng Đông Bắc, Ibadan cho thấy 32,9% từng quan hệ tình dục và xu hướng hoạt động tình dục tương tự ở nam giới là 39%, cao hơn ở nữ giới là 13%. Tại Malaysia, một chương trình khám sức khỏe thanh thiếu niên được thực hiện vào năm 2010 đã được phân tích. Tổng cộng có 21.438 thanh thiếu niên chưa lập gia đình đã trả lời chủ đề này bằng cách sử dụng bảng câu hỏi xác thực không ẩn danh tự quản lý có kết quả: Trong số những người tham gia, 54,5% là nam và 45,5% là nữ. Các kết quả này chứng minh rằng nam giới có xu hướng quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn đáng kể so với nữ giới. Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên năm 2 là 40,1 % tương đương với sinh viên năm 1 là 39,8 %. Tỷ lệ này phù hợp với kết quả điều tra về nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn nhân tại hai trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên của tác giả Tạ Thị Hằng năm 2011, tỉ lệ sinh viên có quan hệ tình dục trước hôn nhân ở năm thứ hai là cao nhất. Năm thứ ba và thứ tư có tỉ lệ bằng nhau, thấp nhất là năm thứ nhất. Phân bố theo hệ đào tạo thì tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên học liên thông là 48,4 % cao hơn nhiều so với các sinh viên chính quy là 31,8 %. Điều này có thể được giải thích là theo độ tuổi thì những sinh viên hệ liên thông cao hơn các sinh viên hệ chính quy. Tuổi QHTD lần đầu dao động từ 15 đến 32 tuổi và trung bình QHTD là 20,9 tuổi  2,9 tuổi.
  20. 18 Kết quả này tương tự như nghiên cứu năm 2004 của Vũ Mạnh Lợi khi so sánh tuổi băt đầu quan hệ tình dục của thanh niên Hà Nội, Thượng Hải, và Đài Loan thì tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở nam là 20,15 và nữ là 20,34 tuổi. Còn trong nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng nhằm tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi của quan hệ tình dục trước hôn nhân với nhóm sinh viên ở trọ được thực hiện tại Thành phố Huế vào năm 2015. Kết quả trong tổng số 730 sinh viên (nam/nữ: 44,2% / 55,8%; tuổi trung bình là 20,9 tuổi). Tỷ lệ quan hệ tình dục trước hôn nhân là 11,9% với tuổi quan hệ tình dục lần đầu là 19,8  2,2 tuổi. Tỷ lệ tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình với quan hệ tình dục trước hôn nhân theo các yếu tố liên quan như: theo giới, theo nhóm rượu bia và theo xem phim có nội dung khiêu dâm đều có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nhìn chung cũng như ở nhiều nước khác trên thế giới, tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình của thanh niên có xu hướng giảm xuống, những kiến thức và hành vi tạo điều kiện cho quan hệ tình dục trước hôn nhân ở sinh viên. 4.1.2 Đặc điểm quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn, năm 2020 Liên quan đến quan hệ tình dục không an toàn, nghiên cứu ghi nhận có 43,9 % SV đã từng quan hệ tình dục với nhiều người và 50,3% sinh viên quan hệ tình dục mà không sử dụng bao cao su thường xuyên và uống thuốc ngừa thai khẩn cấp và chỉ có 10,3% sinh viên không sử dụng phương pháp tránh thai. Kết quả này cao hơn nghiên cứu cắt ngang dựa vào cộng đồng được thực hiện trên 500 trẻ em gái vị thành niên đang đi học tại khu vực thực hành tại Trung tâm Đào tạo Y tế Đô thị, Tripuri, thuộc Trường Cao đẳng Y tế Chính phủ, Patiala (Punjab) có khoảng 38,4% trẻ em gái biết rằng bao cao su là biện pháp tránh thai an toàn nhất nhưng được các bạn gái ưu tiên lựa chọn là bao cao su (24,40%), thuốc uống hàng tháng (20,20%) và thuốc ngừa thai khẩn cấp (19,60%). Tương tự kết quả này thấp hơn nghiên cứu được thực hiện ở Jamnagar đối với 450 sinh viên nam sinh viên đại học (18-24 tuổi) được chọn ngẫu nhiên từ ba trường cao đẳng của Jamnagar có 62,9% sử dụng bao cao su thường xuyên, ba phần năm trong số những người đồng ý nên quan hệ tình dục trước hôn nhân, tuổi quan hệ tình dục lần đầu từ 16-20.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2