intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

47
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tiến hành mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2018

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chất thải y tế đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành y tế, môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng nếu không được quản lý theo cách tương ứng và từng loại chất thải. Phân loại và thu gom chất thải rắn y tế đang nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là đối với các chất thải có chứa mầm bệnh [16]. Ước tính có tới 10 – 25% chất thải rắn y tế nguy hại, nếu không được quản lý và xử lý tốt sẽ là nguồn lây nhiễm nguy hiểm cho con người. Ngoài ra, việc xả rác bừa bãi chất thải y tế còn có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí... [1], [37]. Hiện nay, vì nhiều lý do, trong đó có áp lực từ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, sự thiếu đồng bộ cơ sở hạ tầng của bệnh viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo. Phương tiện thu gom chất thải y tế như túi, thùng đựng chất thải, xe đẩy rác, nhà chứa rác, còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Quy chế quản lý chất thải y tế. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa là bệnh viện hạng I với 1200 giường bệnh. Ngay khi có Quyết định số 1788/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh hóa đã tích cực triển khai nhiều hoạt động để hướng tới xử lý triệt rác thải, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường [3]. Để đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài về: "Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa và một số yếu tố liên quan năm 2018”với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế của đối tượng nghiên cứu.
  2. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Một số khái niệm về quản lý chất thải y tế 1.1.1. Một số khái niệm về quản lý chất thải y tế Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố lây nhiễm hoặc có đặc tính nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại, bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm. Quản lý chất thải y tế là quá trình giảm thiểu, phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, xử lý CTYT và giám sát quá trình thực hiện. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế. Thu gom chất thải y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và vận chuyển về khu vực lưu giữ, xử lý CTYT trong khuôn viên cơ sở y tế. Vận chuyển chất thải y tế là quá trình chuyên chở chất thải y tế từ nơi lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế đến nơi lưu giữ, xử lý chất thải của cơ sở xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung hoặc cơ sở xử lý chất thải nguy hại tập trung có hạng mục xử lý chất thải y tế. 1.2. Thực trạng quản lý chất thải y tế Thực trạng quản lý chất thải y tế trên thế giới Nghiên cứu về CTYT đã được tiến hành tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Canada... Các nghiên cứu đã quan tâm đến nhiều lĩnh vực như tình hình phát sinh; phân loại CTYT; quản lý CTYT (biện pháp làm giảm thiểu chất thải, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải, đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý chất thải...); tác hại của CTYT đối với môi trường, sức khoẻ; biện pháp làm giảm tác hại của CTYT đối với sức khỏe cộng đồng, sự đe dọa của chất thải nhiễm khuẩn tới sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng của nước thải y tế đối với việc lan truyền dịch bệnh; những vấn đề liên quan của y tế công cộng với CTYT; tổn thương
  3. 3 nhiễm khuẩn ở điều dưỡng, hộ lý và người thu gom rác; nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn ngoài bệnh viện đối với người thu nhặt rác, vệ sinh viên và cộng đồng; người phơi nhiễm với HIV, HBV, HCV ở nhân viên y tế [50], [51], [54], [55]. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Việt Nam Hiện nay, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng từ cấp Trung ương đến địa phương với lượng chất thải rắn phát sinh vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó có 47 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại. Lượng nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế có giường bệnh là khoảng 125.000 m3 /ngày. Theo số liệu thống kê (công bố) của Cục Quản lý môi trường Y tế, năm 2011, uớc tính đến năm 2015 lượng chất thải rắn y tế phát sinh sẽ là 590 tấn/ngày và đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Về khí thải y tế nguy hại, lượng phát sinh chủ định từ hoạt động chuyên môn của ngành y tế không nhiều, chủ yếu phát sinh từ các cơ sở y tế có các phòng thí nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo y dược. Tuy nhiên lượng khí thải hình thành không chủ định từ hoạt động xử lý chất thải y tế vẫn còn chưa được kiểm soát [24]. 1.3. Một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế Hệ thống văn bản pháp lý về quản lý chất thải y tế: - Luật Bảo vệ môi trường và các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật. Điều 39, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường trong bệnh viện và các cơ sở y tế. - Thông tư 36/2015/TT- BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại - Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý chất thải y tế - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu Nguồn nhân lực làm công tác quản lý chất thải Trình độ hiểu biết của Nhân viên y tế về quản lý chất thải y tế Về kinh phí và trang thiết bị xử lý chất thải: Mức độ hiểu biết của nhân dân về quản lý chất thải y tế.
  4. 4 Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ▪ Chất thải y tế: - Chất thải rắn y tế: Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường. - Nước thải bệnh viện: Nước thải ra từ các hoạt động của bệnh viện. ▪ Nhân viên y tế là những người phơi nhiễm với chất thải y tế nguy hại. Gồm có Bác sỹ và Điều dưỡng. ▪ Cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý chất thải: - Dụng cụ thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế. - Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tháng 5 đến tháng 9 năm 2018 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: là nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu - Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu cho mục tiêu 1: ▪ Chất thải rắn: Cân định lượng toàn bộ rác thải hàng ngày của bệnh viện 1 lần/ngày, cân liên tục hàng ngày. ▪ Nước thải bệnh viện: Lấy nước thải tại hố ga sau khi đã qua hệ thống xử lý, 2 lần (tháng 6 và tháng 9). Làm 7 chỉ số xét nghiệm: pH, COD, BOD5, N/NH4+, N/NO3-, N/NO2-, tổng chất thải lơ lửng và Coliforms. ▪ Cỡ mẫu quan sát thực trạng phân loại chất thải rắn y tế: quan sát tại các khoa lâm sàng. Quan sát tất cả các thùng rác trên xe tiêm, xe thay băng trong 3 ngày mỗi ngày 2 lượt sáng và chiều trước khi thu gom. Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả. p.(1 − p ) n = Z 2 (1−α/ 2 )  d2 n: Cỡ mẫu cần nghiên cứu p=0,455: Tỷ lệ nhân viên y tế đạt thực hành thu gom chất thải rắn y tế (45,5%) theo nghiên cứu của Phạm Đức Giang tại Bệnh viện Y học cổ truyền Kiến Giang (2016) [30].
  5. 5 Z1-α/2: Hệ số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95%( α=0,05)→ Z1-α/2= 1,96 d: Sai số tuyệt đối so với p, chọn d = 0,049 Thay các tham số vào công thức trên tính được n = 397 ➔ Trên thực tế nghiên cứu thực hiện trên 400 đối tượng. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu tầng theo tỷ lệ Khoa, phòng Số NV Cỡ mẫu I. Xét nghiệm 88 55 II. Khối ngoại 180 117 III. Khối nội 178 93 IV. Hồi sức tích cực, Cấp cứu 105 96 V. Chuyên khoa 70 39 Chọn mẫu phỏng vấn: Lập danh sách nhân viên y tế theo từng khoa, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thống để chọn đủ số nhân viên y tế. 2.3. Biến số và chỉ số nghiên cứu: Biến số, chỉ số theo 2 mục tiêu nghiên cứu. - Cách đánh giá: ▪ Thang điểm cho các biến số nghiên cứu Tiêu chuẩn đánh giá dựa theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT- BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý chất thải y tế và theo tác giả Nguyễn Văn Chuyên [23], [13], nhóm nghiên cứu dưa ra cách cho điểm kiến thức, thực hành về quản lý chất thải y tế của nhân viên y tế như sau: ▪ Kiến thức (điền phiếu trả lời) Mỗi kiến thức đạt sẽ được 1 điểm, kiến thức chưa đạt là 0 điểm. Tổng tối đa là 49 điểm. Phân loại: Kiến thức đạt: khi đạt từ 75% tổng số điểm trở lên (≥ 36 điểm) Kiến thức chưa đạt: khi đạt duới 75% ▪ Tự đánh giá thực hành (điền phiếu trả lời) Mỗi thực hành sẽ được 1 điểm, thực hành không đúng hoặc không thực hành là 0 điểm. Tổng số điểm tối đa là 25. Phân loại: Thực hành tốt: khi đạt từ 75% tổng số điểm trở lên (từ ≥ 18 điểm) ▪ Quan sát thực hành Không làm 0 điểm, Có làm 1 điểm, làm đúng 2 điểm. Tối đa 50 điểm. Thực hành tốt: khi đạt từ 75% tổng số điểm trở lên 2.4. Phân tích và xử lý số liệu
  6. 6 Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1. Số liệu được làm sạch và mã hóa trước khi phân tích. Phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 2.5. Đạo đức nghiên cứu Nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Thăng Long thông qua. Nghiên cứu được được lãnh đạo bệnh viện, Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh hóa phê duyệt và Hội đồng đạo đức của Trường Đại học Thăng Long thông qua. 2.6. Hạn chế nghiên cứu - Phiếu khảo sát được nhân viên đánh tập trung trong một phòng, nên không tránh khỏi giống nhau và khi cán bộ khảo sát quan sát thì công việc phân loại thu gom ý thức có thay đổi. - Giới hạn của đề tài chỉ dừng lại nghiên cứu trong phạm vi ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, do đó chưa có được những đánh giá sâu sắc, cụ thể về thực trạng quản lý rác thải y tế trên phạm vi rộng của toàn tỉnh và cả nước. - Từ thực trạng được bàn đến trong giới hạn của đề tài, các giải pháp đưa ra có giá trị áp dụng trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải y tế tại bệnh viên đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Đối với các bệnh viện khác dừng lại ở mức độ để làm tài liệu tham khảo và có khả năng áp dụng cho các bệnh viện có điều kiện, đặc điểm tương tự như Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa.
  7. 7 Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018 Bảng 3.1. Thực trạng lượng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Chỉ số NC Đơn vị Trung bình Giường bệnh GB 1200 CTRYT Kg/ngày 5464,5 CT Thông thường Kg/ngày 5295,6 CTYT NH Kg/ngày 168,9 CTRYT/GB Kg/ngày 4,6 CTYTNH/ GB Kg/GB/ ngày 0,14 CTYTNH/ CTRYT % 3,1 Lượng chất thải y tế nguy hại chiếm gần 3,1% chất thải rắn y tế thải ra hàng ngày trong bệnh viện. Bảng 3.2. Thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Kết quả Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Lần 1 Lần 2 pH 7,46 7,45 Hàm lượng COD mg/l 98,2 98,3 Hàm lượng BOD5 mg/l 46,8 46,7 Tổng chất rắn lơ lửng mg/l 89,5 89,4 Hàm lượng N/NH4+ mg/l 8,1 8,2 Hàm lượng N/NO3- mg/l 10,8 10,9 Hàm lượng N/NO2- mg/l 4,3 4,3 Coliforms MNP/100ml 4.6.103 4.6.103 Qua 2 lần quan trắc chất lượng nước thải y tế đầu ra, của hệ thống xử lý nước thải, cho thấy các chỉ số đều cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (Theo QCVN 28:2010/BTNMT). - Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
  8. 8 Bảng 3.3. Số NVYT làm ở các bộ phận tham gia khảo sát Bộ phận công tác Số lượng Tỷ lệ % Khối Ngoại 117 29,3 Khối Nội 93 23,3 Hồi sức tích cực, Cấp cứu 96 24,0 Chuyên khoa 39 9,7 Xét nghiệm 55 13,7 Bộ phận có số người tham gia khảo sát đông nhất là khối Ngoại với 117 người chiếm 29,3%; Hồi sức tích cực, Cấp cứu 96 người chiếm 24% và khối Nội 93 người chiếm 23,3%. Hai khoa có số lượng tham gia ít là: Chuyên khoa 39 người (9,7%) và Xét nghiệm 55 người (13,7%). - Kiến thức, thực hành về quản lý chất thải y tế Bảng 3.4. Kiến thức phân loại, thu gom chất thải y tế (n = 400) Kiến thức Đạt Không Kiến thức cơ bản về chất thải y tế 344 (86,0) 56 (14,0) Quy định chung về quản lý chất thải y tế 383 (95,7) 17 (4,3) Giảm thiểu chất thải y tế 356 (89,0) 44 (11,0) Mã màu, dán nhãn và tiêu chuẩn túi, 383 (95,7) 17 (4,3) thùng đựng chất thải y tế Quy trình phân loại, thu gom chất thải 392 (98,0) 8 (2,0) An toàn lao động và ứng phó sự cố 354 (88,5) 46 (11,5) Số liệu bảng 3.4 thể hiện kiếnthức phân loại, thu gom chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa. Trong số 400 người tham gia khảo sát,kiến thức đúng về quy trình phân loại, thu gom chất thải đạt tỉ lệ cao nhất (98,0%); quy định chung về quản lý chất thải y tế và mã màu, dán nhãn tiêu chuẩn túi, thùng đựng chất thải y tế đều có tỉ lệ 95,7% . Kiến thức cơ bản về chất thải y tế và an toàn lao động, ứng phó với sự cố lao động có tỷ lệ thấp nhất với lần lượt là 86,0 và 88,5%.
  9. 9 Biểu đồ 3.1. Thực trạng tự khai báo phơi nhiễm với vật sắcnhọn Biểu đồ 3.1 cho ta thấy có 5,8% nhân viên y tế khai báo bị phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong 6 tháng vừaqua và 94, 2% không bị phơi nhiễm với vật sắc nhọn trong vòng 6 tháng vừa qua. Biểu đồ 3.2. Thực trạng tự khai báo phơi nhiễm với máu, dịch Biểu đồ 3.2 cho thấy chỉ có 3% nhân viên y tế khai báo bị phơi nhiễm với máu, dịch trong 6 tháng vừa qua và 97% không bị phơi nhiễm với máu, dịch trong vòng 6 tháng vừa qua. Biểu đồ 3.3. Thực trạng tự khai báo tiêm viêm gan B (n=400)
  10. 10 Biểu đồ 3.3 cho thấychỉ có 8,8% khai báo tiêm đủ 3 mũi phòng viêm gan B; 73% tiêm không đủ 3 mũi còn lại 18,2% không tiêm phòng.. Biểu đồ 3.4. Tập huấn kiến thức về quản lý chất thải y tế (n=400). Biểu đồ 3.4 cho thấy có 98 % được tập huấn kiến thức về quản lý chất thải y tế và chỉ có 2% không tham gia tập huấn. Biểu đồ 3.5. Thực trạng tập huấn kiến thức về quản lý chất thải y tế theo nhóm tuổi (n =400) Biểu đồ 3.5 cho thấy tỷ lệ được tập huấn theo các nhóm tuổi của NVYT. Hầu hết NVYT ở các nhóm tuổi được tập huấn về quản lý chất thải y tế chiếm tỷ lệ từ 96,8% đến 98,0%. Số người không tham gia tập huấn chiếm tỷ lệ thấp. Ở độ tuổi dưới 35 tỷ lệ người không tham gia tập huấn chiếm 2% (6 người); Tỉ lệ này ở độ tuổi từ 35-50 chiếm 1,4% (1 người), và độ tuổi trên 50 chiếm 3,2% (1 người).
  11. 11 Biểu đồ 3.6. Quan sát thực hành phân loại chất thải (n=400) Biểu đồ 3.6 cho thấy qua quan sát thực hành về phân loại chất thải y tế của nhân viên y tế đạt tỉ lệ 97,4%. Tỉ lệ không đạt là 5,3%. Biểu đồ 3.7. Quan sát thực hành phân loại chất thải theo tuổi Biểu đồ 3.7 trên cho thấy tỷ lệ NVYT được quan sát đã thực hành phân loại chất thải đúng theo các nhóm tuổi. Tỷ lệ đạt chiểm cao nhất ở người từ 35-50 tuổi (97,3 %), tiếp đến là ở người có độ tuổi từ 50 trở lên (96,8%) và ở người dưới 35 tuổi (93,9%). Biểu đồ 3.8. Quan sát thực hành xử lý phân loại sai chất thải
  12. 12 Biểu đồ 3.8 cho thấy tỉ lệ thực hành về xử lý phân loại sai chất thải y tế của nhân viên y tế chỉ có 10,5% không đạt, còn 89,5% là xử trí phân loại đúng chất thải y tế. Biểu đồ 3.9. Quan sát thực hành xử lý sai phân loại chất thải theo tuổi Biểu đồ 3.9 cho thấy tỷ lệ thực hành xử lý phân loại chất thải theo các nhóm tuổi của NVYT được quan sát. Tỷ lệ đạt chiếm cao nhất ở người từ 35-50 tuổi 90,4 %, tiếp đến là ở người dưới 35 tuổi (89,9%) và ở người có độ tuổi từ 50 trở lên (83,9%). Biểu đồ 3.10. Quan sát thực hành thu gom túi đựng chất thải Biểu đồ 3.11. Quan sát thực hành thu gom túi chất thải theo nhóm tuổi (n=400)
  13. 13 Biểu đồ 3.11 cho thấy tỉ lệ thực hành thu gom của NVYT được quan sát theo các nhóm tuổi. Số người được đánh giá ở mức đạt chiểm tỷ lệ cao hơn so với người không đạt, chiếm tỷ lệ từ 74,2% đến 80,8%. Số người không đạt chiếm tỷ lệ từ 19,2% đến 25,8%. 3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế 3.2.1. Kiến thức về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế Bảng 3.5. Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức của NVYT Kiến thức thu Đã từng Chưa từng OR (95%CI) p gom (n=623) (n=77) Đặc điểm SL % SL % Giới tính Nam 77 88,5 10 11,5 0,58 0,17 Nữ 291 93,0 22 7,0 (0,60-1,30) Trình độ chuyên môn Bác sỹ 73 93,6 5 6,4 1 Điều dưỡng 295 91,6 27 8,4 0,5-3,6 0,56 Bảng 3.5 cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính với kiến thức thu gom của nhân viên y tế. Bảng 3.6. Mối liên quan giữa bộ phận công tác với kiến thức Kiến thức thu Đã từng Chưa từng OR (95%CI) p gom (n=623) (n=77) Đặc điểm SL % SL % Giới tính Xét nghiệm 50 90,0 5 9,1 1 Khối Ngoại 103 88 14 12,0 0,7 (0,3 - 2,2) 0,56 Khối Nội 87 93,5 6 6,5 1,5 (0,4 - 5,0) 0,55 Hồi sức tích cực, 91 94,8 5 5,2 1,8 (0,5 - 6,6) 0,36 Cấp cứu Chuyên khoa 37 94,9 2 5,1 1,9 ( 0,3 - 10,1) 0,47 Thâm niên công tác >5 năm 223 96,5 8 3,5 4,6 1 (1,93- 1-5 năm 145 85,8 24 14,2 12,17)
  14. 14 NVYT có thời gian công tác >5 năm: OR=4,61 (95%CI: 1,93-12,17), mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p
  15. 15 Chuyên khoa 32 82,1 7 17,9 0,46 (0,13-1,6) 0,21 Thâm niên công tác >5 năm 156 92,3 13 7,7 1,86 1-5 năm 200 86,6 31 13,4 (0,91-4,00) 0,08 Không có mối liên quan giữa bộ phận công tác, thâm niên với thực hành thu gom của nhân viên y tế. Bảng 3.10. Mối liên quan giữa tham gia tập huấn với thực hành Kiến thức thu Đã từng Chưa từng OR (95%CI) p gom (n=623) (n=77) Đặc điểm SL % SL % Tham gia tập huấn Có 354 90,3 38 9,7 27,94
  16. 16 Chương IV. BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2018 4.1.1. Thực trạng quản lý về khối lượng chất thải rẳn y tể: Khối lượng chất thải rắn thay đổi theo từng khu vực, theo mùa và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan như quy mô bệnh viện, điều kiện kinh tế địa phương, lưu lượng bệnh nhân, phương pháp, thói quen của nhân viên y tế trong khám chữa bệnh [33], Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng chỉ số tổng lượng chất thải rắn y tế/ngày; lượng chất thải rắn y tế trung bình/GB/ngày; tỷ lệ CTYT nguy hại/tổng lượng CTYT tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa để xem xét về khối lượng phát thải hàng ngày và so sánh với các bệnh viện khác để có cơ sở xem xét lập kế hoạch bố trí nguồn lực cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý, như: kinh phí hợp đồng với Công ty môi trường đô thị; mua sắm bổ sung các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, bố trí nhân lực...Bảng 3.1 cho thấy lượng chất thải y tế/GB/ngày tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa (4,6 kg/GB/ngày) cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) ở bệnh viện tuyến tỉnh (0,88 kg/GB/ngày) [19]. Tuy nhiên, khi xét về lượng CTYT nguy hại/GB/ngày với một số nghiên cứu trước đây lại cho thấy: kết quả nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa là 0,14 kg CTYT nguy hại/GB/ngày bằng kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) đối với bệnh viện tuyến tỉnh (0,14 kg/GB/ngày)và cũng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu gần đây (2003 - 2004) ở bệnh viện tuyến Trung ương (0,3 kg/GB/ngày) và bệnh viện tuyến tỉnh (0,2 - 0,25 kg/GB/ngày) [10], [46].Với kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ chất thải y tế nguy hại/ngày chiếm tỷ lệ nhỏ so với lượng CTRYT/ngày (3,1%), thấp so với kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (1994) 10% - 15% [10]. Qua phân tích trên cho thấy lượng chất thải y tế/GB/ngày ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh hóa thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế (1998) đối với bệnh viện tuyến tỉnh (0,14 với 0,97). Qua đó cho thấy bệnh viện đã thực hiện tốt việc phân loại CTYT, chất thải được phân loại thành các nhóm theo quy định, trong đó đã tách được các chất thải tái chế ra khỏi chất thải y tế
  17. 17 để bán tận thu (bệnh viện đã cẩn thận cắt mảnh các đồ nhựa và đập vỡ đồ thuỷ tinh trước khi bán để tránh việc tận dụng vào các mục đích khác); mặt khác cũng có thể là do sự thay đổi về quy định phân loại CTYT theo Thông tư liên tịch số: 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2015 quy định về quản lý chất thải y tế Bộ y tế và Bộ tài nguyên môi trường. 4.1.2. Thực trạng quản lý nước thải bệnh viện Theo số liệu báo cáo của bệnh viện, lượng nước sử dụng hàng ngày của bệnh viện vào khoảng 450 m3/ngày. Ước tính, mỗi ngày bệnh viện dùng khoảng 375 lít nước/giường bệnh. Theo TCVN 4470 - 87, bệnh viện có quy mô trên 700 giường thì tiêu chuẩn dùng nước là 600 lít/GB/ngày, như vậy lượng nước sử dụng/giường bệnh/ngày tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh hóa thấp hơn so với tiêu chuẩn. Lượng nước sử dụng này cũng thấp hơn lượng nước sử dụng tại một số bệnh viện đa khoa có cùng quy mô giường bệnh: Bệnh viện Quân đội 103 sử dụng 660 lít nước/GB/ngày; bệnh viện đa khoa Hải Dưong sử dụng 600 lít nước/GB/ngày; Bệnh viện Việt Tiệp sử dụng 670 lít nước/GB/ngày [27]. Hiện nay bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, đang xử lý nước thải bằng trạm xử lý nước thải, dạng hợp khối đúc sẵn công nghệ AAO tiên tiến của Kubota Nhật Bản, công suất 700 m3 /24h. Để đánh giá hiệu quả xử lý của trạm xử lý nước thải của bệnh viện, trong phạm vi và điều kiện tiến hành nghiên cứu tôi đã sử dụng 7 thông số đặc trưng ô nhiễm trong nước thải bệnh viện theo tiêu chuẩn 7382:2004, Chất lượng nước - nước thải bệnh viện - tiêu chuẩn thải để xác định mức độ ô nhiễm nước thải của bệnh viện trước khi thải ra môi trường. Với lý do là đặc trưng ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện là ô nhiễm các chất hữu co, các chất dinh dưỡng (nitơ và hợp chất của nitơ, phốt pho và hợp chất của phốt pho) và các vi khuẩn gây bệnh. Việc lựa chọn phân tích các chỉ số: pH, COD, BOD5, N/NH4+, NO3-, NO2-, Tổng chất thải lơ lửng và Coliform phản ánh được đầy đủ đặc trưng ô nhiễm trong nước thải bệnh viện. Thông thường các hợp chất nitơ có rất nhiều trong nước thải bệnh viện có nguồn gốc động vật từ các chất bài tiết của người và từ các quá trình phân huỷ protein. Nếu không loại bỏ chúng ra khỏi nguồn nước thải
  18. 18 thì chúng có thể làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng, làm cho các loài thuỷ sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa và làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD) là lượng ô xy cần thiết để vi sinh vật sử dụng trong quá trình ô xy hoá các hợp chất hữu co của nguồn nước, khi giá trị BOD cao là phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải lớn, việc ô xy hoá các hợp chất hữu cơ này làm giảm lượng ô xy hòa tan trong nước gây tác động tiêu cực đến đời sống của các sinh vật trong nước. Ion sunfat cũng thường có trong nước thải có nguồn gốc từ lưu huỳnh, lưu huỳnh là một nguyên tố cần thiết cho tổng hợp protein và được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ chúng, sunfat bị khử sinh học trong điều kiện kỵ khí sẽ sinh ra khí H2S, khí H2S thoát vào không khí trên bề mặt nước thải, trong cống, khí này gây mùi và độc hại cho công nhân vận hành nước thải. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, đặc biệt là trong phân, đó là các loại mầm bệnh, phân chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh, mức độ ô nhiễm về mặt vi sinh vật của nước thải thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu vi khuẩn đại diện: E coli, coliform chịu nhiệt và coliform tổng số. Kết quả 2 lần phân tích với 7 chỉ số nghiên cứu (bảng 3.3) cho thấy các chỉ số đều ở mức cho phép khi thải ra môi trường. Với hệ thống xử lý nước thải bằng trạm xử lý nước thải, dạng hợp khối đúc sẵn công nghệ AAO tiên tiến của Kubota Nhật Bản, bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt được việc ô nhiễm môi trường nước từ các cơ sở y tế thải ra.Với các bệnh viện khác thực trạng ô nhiễm hiện còn khá phổ biến trong cả nước, kể cả những bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Minh Tâm (2006) tại bệnh viện tuyến huyện tỉnh Hải Dương cho thấy: hàm lượng BOD5 trong nước thải ra môi trường cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 3,0 lần; ở các bệnh viện cùng tuyến đã có hệ thống xử lý nước thải như: Bệnh viện Lao và Phổi Trung ương, Bệnh viện quân y 103 cũng cho thấy chỉ số BOD5 vượt tiêu chuẩn cho phép khá cao, từ 6,5 - 8 lần [39]; Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự (1998), nước thải bệnh viện đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt:
  19. 19 nước sông, ao, đầm, hồ, giếng khơi (84,5 - 86,3%); ô nhiễm đất (88,4%); tác động xấu đến mỹ quan ngoại cảnh, gieo rắc mầm bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hoá [36]. Đồng thời nước thải bệnh viện cũng gây ra ô nhiễm không khí do mùi hôi, thối bốc lên trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ từ các bể chứa nước thải, đường ống dẫn nước thải, các nơi phát sinh chất thải, đặc biệt đối với nước thải không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường không khí. Khi mức độ ô nhiễm cao, các mùi hôi thối khó chịu và các khí độc hại phát ra từ nước thải bệnh viện sẽ tác động đến sức khoẻ con người, động vật, thực vật, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phần lớn các bệnh viện đều nằm trong các đô thị hoặc khu dâncư đông đúc, nếu nước thải bệnh viện chưa được xử lý mà vẫn thải ra môi trường sẽ gây nhiễm bẩn và làm lan truyền dịch bệnh [39]. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của nhân viên y tế về phân loại, thu gom chất thải y tế 4.2.3.1 Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về phân loại và thu gom chất thải y tế Khi tìm hiểu về mối liên quan giữa giới tính với kiến thức của NVYT trong phân loại, thu gom chất thải y tế đã cho thấy NVYT nữ có kiến thức cao hơn NVYT nam với các tỉ lệ đạt 93% và 88,5%. Tuy nhiên sự khác nhau này không ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chuyên và cộng sự năm 2012, nghiên cứu cũng cho kết quả khi so sánh sự khác biệt về kiến thức giữa nữ giới và nam giới khi nữ giới có kết quả kiến thức đạt cao hơn nam giới là 1,4 lần [23]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi có thể được giải thích là tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao với tỷ lệ là 78,2%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc xác định mối liên quan giữa hai nhóm giới tính với kiến thức của cán bộ. Bên cạnh đó nữ giới thường cẩn thận và tỉ mỉ hơn trong việc phân loại và thu gom chất thải y tế, chính vì thế nên tỷ lệ nữ giới có kiến thức đạt cao hơn so với nam giới.
  20. 20 Trong nghiên cứu của chúng tôi, bác sỹ có kiến thức đạt về phân loại và thu gom chất thải y tế gấp 1,3 lần so với những người có trình độ chuyên môn là Điều dưỡng và sự khác nhau này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả phù hợp với nghiên cứu Lê Vĩnh Thịnh và Đặng Thị Kim Loan về khảo sát tình hình quản lý chất thải y tế của trạm y tế xã, thị trấn huyện Long Thành, tác giả cũng chưa xác định được mối liên quan thống kê giữa yếu tố trình độ chuyên môn với kiến thức của nhân viên y tế [42]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Kiệm năm 2012 về đánh giá thực trạng thu gom và phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp Hải Phòng cũng cho thấy mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức về phân loại và thu gom chất thải rắn y tế, trình độ học vấn càng cao thì kiến thức cũng càng cao hơn [32]. Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi về kiến thức của NVYT theo nơi làm việc có sự khác nhau giữa các cán bộ ở các khoa phòng khác nhau. Tuy nhiên vẫn chưa thấy có mối liên quan giữa bộ phận công tác với kiến thức của NVYT. Khối chuyên khoa là khoa có tỷ lệ cán bộ có kiến thức đạt về phân loại và thu gom rác thải cao nhất trong số các khoa phòng khác tại bệnh viện với tỷ lệ là 94,9% (37 người); Khối ngoạicó tỉ lệ thấp nhất 88% (103 người) Kết quả kết quả khảo sát cho ta thấy những NVYT có thời gian công tác từ 1 – 5 năm đạt thấp nhất với 85,8%; NVYT công tác trên 20 năm đạt cao nhất với 100%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Tuy nghiên nghiên cứu của chúng tôi lại có sự khác biệt so với nghiên cứu của Lê Vĩnh Thịnh và Đặng Thị Kim Loan. Nhân viên y tế có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên có kiến thức đạt thấp hơn 0,9 lần so với những người có thâm niên công tác ít năm hơn [42].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2