intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

61
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là tìm hiểu việc tuân thủ quá trình điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát tốt tăng huyết áp, tránh các tai biến nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG NGUYỄN HUY ĐẠI THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG Hà Nội - 2019 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG NGUYỄN HUY ĐẠI THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BA TRẠM Y TẾ XÃ HUYỆN PHÚ XUYÊN HÀ NỘI NĂM 2019 Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG Mã số: 8 72 07 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ THỊ MINH LÝ Hà Nội - 2019 2 Thái Bình – 2018
  3. ĐẶT VẤN ĐỀ Tăng huyết áp là một trong những bệnh mạn tính không lây nhiễm có tỷ lệ người mắc cao nhất trong cộng đồng, bệnh gây nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan đích, người mắc bệnh tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng rất dễ bị các biến chứng và thường để lại di chứng làm cho người bệnh trở nên tàn phế, bệnh có các biến chứng nguy hiểm có thể gây tử vong đột ngột vì vậy bệnh tăng huyết áp là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu [5]. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch, thường dẫn đến các biến chứng nặng nề như: suy tim, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não, suy thận, giảm thị lực, mù lòa...dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thể chất, tinh thần cũng như vật chất của người bệnh, gia đình và xã hội. Tăng huyết áp cũng là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở các nước đã và đang phát triển. Theo thống kê năm 2008, trên thế giới có khoảng 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý tim mạch trong đó có tăng huyết áp [8]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ mắc tăng huyết áp là 8-18% dân số, đao động từ các nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu - Mỹ như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24% [39]. Thống kê tại Hoa Kỳ năm 2006, có khoảng trên 74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp; cứ 3 người lớn có một người bị t ă n g h u y ế t á p [8]. Trung Quốc năm 2002 ước tính có khoảng 153 triệu người mắc tăng huyết áp. Vì vậy, tăng huyết áp là vấn đề lớn đối với y tế cộng đồng đòi hỏi phải có sự can thiệp tích cực và thường xuyên [3]. Nhiều nước trên thế giới đã có chương trình quốc gia phòng chống tăng huyết áp. Tại Việt Nam, tần suất mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng và đáng báo động. Một điều tra năm (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp là 25,1%, nghĩa là cứ khoảng 4 người lớn ở nước ta thì có 1 3
  4. người bị tăng huyết áp. Với dân số Việt Nan là khoảng 90 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [47]. Tăng huyết áp còn là nguy cơ hàng đầu của các biến chứng tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ tăng gấp 4 lần, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim tăng gấp 2 lần so với người không bị tăng huyết áp. Nguy cơ tử vong cũng tăng gấp đôi khi số huyết áp tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu và 10 mmHg huyết áp tâm trương [8],[5]. Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tại 4 tỉnh phía Bắc năm 2003 cho thấy, tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu (10%) gây suy tim tại cộng đồng ở người lớn Việt Nam. 46% bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch (2005) có liên quan với tăng huyết áp và hơn 1/3 bệnh nhân tai biến mạch máu não điều trị tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai (2003) có nguyên nhân là tăng huyết áp. Tăng huyết áp còn gây ra nhiều tai biến nguy hiểm đến tính mạng con người như cơn tăng huyết áp ác tính. Vì vậy, người ta coi “Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng”[Error! Reference source not found.9]. Với các lý do trên, việc tuân thủ trong điều trị nhằm khống chế được tăng huyết áp là rất quan trọng và cần được quan tâm. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về: “Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người bệnh điều trị ngoại trú tại ba trạm y tế xã của huyện Phú Xuyên Hà Nội năm 2019” để tìm hiểu việc tuân thủ quá trình điều trị của người bệnh tăng huyết áp tại cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, giúp người bệnh kiểm soát tốt tăng huyết áp, tránh các tai biến nguy hiểm, làm giảm gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Nghiên cứu có 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp tại ba Trạm Y tế xã của huyện Phú Xuyên, Hà Nội năm 2019 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị tăng huyết áp của đối tượng nghiên cứu. 4
  5. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm về huyết áp và tăng huyết áp 1.1.1 Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực ở trong lòng động mạch góp phần giúp cho máu được luân chuyển trong động mạch tới các mô và cơ quan. Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu) là do lực co bóp của tim tạo nên. Huyết áp của chúng ta ở mức cao nhất khi tim co bóp. Trái lại huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương) là do trương lực thành mạch tạo nên (và trong thời kỳ tim giãn – tâm trương). Huyết áp bị ảnh hưởng bởi tim (sức co bóp và nhịp đập); độ quánh của máu; thể tích máu lưu thông và bản thân thành mạch (sức đàn hồi). Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường đo ở cánh tay là ≤120/80mmHg. Huyết áp có đặc điểm là thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm lý và một số yếu tố khác…[8]. 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp thường xuyên cao hơn mức bình thường (huyết áp tâm thu và/ hoặc huyết áp tâm trương). Theo Tổ chức Y tế Thế giới, THA khi huyết áp tâm thu ≥140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥90 mmHg [8],[Error! Reference source not found.9]. 1.1.3 Chẩn đoán tăng huyết áp Chẩn đoán xác định THA: dựa vào trị số huyết áp đo được sau khi đo huyết áp đúng quy trình. Ngưỡng chẩn đoán THA thay đổi theo từng cách đo huyết áp [6]. 1.1.4 Chẩn đoán mức độ tăng huyết áp Dựa vào trị số huyết áp do cán bộ y tế đo được có thể xác định mức độ THA Bảng 1.1: Phân độ tăng huyết áp Phân độ HA Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương (mmHg) (mmHg) HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120 - 129 80 - 84 Tiền THA 130 – 139 85-89 5
  6. THA độ I ( nhẹ 140 – 159 90 – 99 THA độ II (trung bình) 160 – 179 100 – 109 THA độ III (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 (Nguồn: Cập nhật hướng dẫn điều trị bệnh tăng huyết áp theo ESC/ESH 2018) Phân độ THA dựa vào chỉ số huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương (HATTr) hoặc chỉ một trong hai dạng đó. Khi HATT và HATTr không cùng mức phân độ khác nhau thì chọn mức cao hơn để xếp loại. THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức biến động của HATT [6]. 1.1.5 Cơ chế bệnh sinh tăng huyết áp Cơ chế bệnh sinh của THA còn nhiều vấn đề chưa sáng tỏ song cũng có một số yếu tố đã được chứng minh và khẳng định. Tăng huyết áp xảy ra khi có tăng cung lượng tim hoặc tăng sức cản ngoại vi, hoặc tăng cả hai yếu tố đó. Trong 30 năm gần đây, các công trình đã khẳng định THA có thể xảy ra khi: 1.1.6 Biến đổi sinh lý của huyết áp Có nhiều yếu tố tác động đến HA của con người. HA của con người cũng thay đổi theo quy luật của các chu kỳ vật lý địa cầu, nhiệt độ, thời tiết, áp suất khí quyển, rối loạn từ trường quả đất, ánh sáng, tư thế… và các chu kỳ sinh học của cơ thể, tâm sinh lý của con người. 1.2. Đánh giá người bệnh tăng huyết áp 1.2.1. Khám lâm sàng và xét nghiệm Khám và hỏi bệnh sử đầy đủ ở mọi bệnh nhân nhưng chỉ cần làm một số xét nghiệm thường quy. 1.2.2 Tiền sử gia đình Khai thác tiền sử gia đình đầy đủ, đặc biệt chú trọng vào THA, ĐTĐ, rối loạn lipid máu, bệnh tim – động mạch vành sớm, đột quỵ và bệnh thận. 1.2.3 Khám thực thể Ngoài việc đo HA, khám thực thể nhằm tìm kiếm các yếu tố nguy cơ (đặc biệt béo phì dạng nam), các dấu hiệu của THA thứ phát và bằng chứng của 6
  7. tổn thương cơ quan đích. 1.2.4 Đánh giá cận lâm sàng + Đánh giá cận lâm sàng giúp góp phần tìm kiếm bằng chứng các yếu tố nguy cơ của THA thứ phát, tổn thương cơ quan đích. + Các chỉ định cận lâm sàng thường quy bao gồm: đường máu (nên xét nghiệm đường máu lúc đói), Cholesterol toàn thể, Triglycerid, HDL-C, urat, Creatinin, Na+, K+, Hemoglobin và Hematocrit, nước tiểu (test que nhúng bổ sung bởi kiểm tra cặn lắng nước tiểu), điện tim. Nếu đường máu khi đói ≥ 6,1 mmol/L (110mg/dL) thì đường máu sau ăn hoặc nghiệm pháp dung nạp Glucose nên được kiểm tra. 1.3. Các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp người bị bệnh THA có thể gặp các triệu chứng sau: - Đau đầu: đau khư trú vùng trán, chẩm hoặc thái dương, có khi đau nửa đầu, thường đau về đêm, đau tăng khi bị các kích thích mạnh như ồn ào, tức giận… đau âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội. 1.4. Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp Phần lớn THA ở người trưởng thành là không rõ nguyên nhân (THA nguyên phát), chỉ có khoảng 10% các trường hợp là có nguyên nhân (THA thứ phát). Cần chú ý tìm nguyên nhân trong các trường hợp như THA ở người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi); THA kháng trị; THA tiến triển hoặc ác tính. Các nguyên nhân gây THA thứ phát: - Bệnh thận cấp hoặc mãn tính: viêm cầu thân cấp/ mãn, viêm thận kẽ, sỏi thận, thận đa nang, thận ứ nước, suy thân. 1.5. Các yếu tố nguy cơ Tăng huyết áp có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và cholesterol cũng dẫn đến tăng nguy cơ bệnh tim mạch (BTM) với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt đối BTM ở bệnh nhân THA dao động mạnh (khoảng trên 20 lần) tuỳ thuộc vào tuổi, giới, mức HA và sự hiện diện 7
  8. các yếu tố nguy cơ khác. Theo một số nghiên cứu [53-54], nguy cơ đột quỵ cao 10% đến trên 20% ở từng người có yếu tố nguy cơ tim mạch. Các yếu tố nguy cơ tim mạch chủ yếu là: 1.6. Các biến chứng của tăng huyết áp Tăng huyết áp gây nên tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt hay gặp là tổn thương ở tim, não, thận, mắt và mạch máu lớn... những tổn thương này được gọi chung là tổn thương ở cơ quan đích hay biến chứng của THA. Các biến chứng của THA nguy hiểm không chỉ bởi vì có thể gây tử vong, mà ngoài ra còn để lại những di chứng nặng nề (liệt do tai biến mạch não, suy tim, suy thận, mù lòa...) ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và là gánh nặng của gia đình và xã hội. 1.7. Thái độ xử trí bệnh nhân tăng huyết áp Thái độ xử trí BN THA cần phải căn cứ vào hai vấn đề mấu chốt: - Chỉ số HA tâm thu và tâm trương. - Nguy cơ tim mạch tổng thể. Cần đặc biệt lưu ý: - Cần điều trị ngay bằng thuốc hạ HA đối với những BN THA độ 3 hoặc ngay cả độ 1,2 nếu có nguy cơ tim mạch là cao hoặc rất cao. - Có thể bắt đầu bằng điều chỉnh lối sống và trì hoãn điều trị thuốc đến nhiều tuần lễ đối với những người bệnh độ 1,2 có nguy cơ tim mạch mức độ vừa hoặc đến nhiều với người bệnh THA độ 1 và không kèm theo yếu tố nguy cơ nào. Tuy nhiên, nếu sau đó vẫn không khống chế được tốt HA thì phải bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ áp [Error! Reference source not found.1]. 1.8. Mục tiêu điều trị tăng huyết áp - Mục tiêu quan trọng nhất của điều trị THA là nhằm giảm tối đa và lâu dài nguy cơ bệnh tim mạch. - Đối với hầu hết các bệnh nhân, HA mục tiêu phải ở mức
  9. đạt là
  10. Theo WHO, điều tra cộng đồng cho thấy THA không điều trị hoặc điều trị không đầy đủ chiếm khoảng 70 – 75% ở bệnh nhân THA trên toàn thế giới. Tại Hoa kỳ năm 2006, có khoảng 77,6% là được biết bị THA. Trong số BN bị THA chỉ có 67,9% được điều trị và chỉ có 44,1% là được khống chế tốt HA [8]. Theo thông báo của Hội THA Tây Ban Nha năm 1996, tỷ lệ THA của nước này là 30% ở người trưởng thành, tỷ lệ nhận biết và được điều trị ở thập kỷ 80 là 50%, nhưng sau đó nhờ hoạt động tuyên truyền giáo dục sức khoẻ và quan tâm tích cực của y tế, kết quả tăng thêm 20%. 1.11.2. Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam Tỷ lệ THA ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ THA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1%, năm 1992 theo điều tra toàn quốc của Trần Đỗ Chinh và cộng sự, tỷ lệ này là 11,7% và năm 2002, theo điều tra dịch tễ học THA và các yếu tố nguy cơ tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam là Hà Nội, Thái Nguyên, Thái Bình và Nghệ An ở người dân trên 25 tuổi, tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng đến 16,3%; trong đó tỷ lệ tăng huyết áp ở thành thị là 22,7% và ở nông thôn là 12,3% [18]. Điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (từ 25 tuổi trở lên) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta (2008) cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1% [7]. 1.11.3. Tình hình tăng huyết áp tại Hà Nội Những năm gần đây, Hà Nội cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, đời sống nhân dân được nâng cao, những tác động của xã hội đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình bệnh tật nói chung và bệnh THA nói riêng. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự năm 1999 về đặc điểm dịch tễ học THA tại Hà Nội ở lứa tuổi trưởng thành, trên 16 tuổi cho thấy tỷ lệ m ắ c b ệ n h THA chung là 16,05%, tỷ lệ mắc ở nam là 17,99%, ở nữ là 14,51%. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc càng cao, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên xấp xỉ một nửa số nam giới ở Hà Nội bị THA và đối với phụ nữ, tỷ lệ này có ở nhóm từ 65 tuổi trở lên [25Error! Reference source not found.]. 10
  11. 1.12. Tuân thủ điều trị tăng huyết áp Tuân thủ điều trị THA là tuân thủ thực hiện chế độ ăn, luyện tập, sinh hoạt, thực hiện uống thuốc và đi khám, kiểm tra huyết áp theo chỉ dẫn của bác sỹ. Thực hiện ăn chế độ ăn, luyện tập và sinh hoạt: là thực hiện một cách thích hợp ở tất cả các bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo HA, giảm thuốc cần dùng… nhưng do việc tuân thủ này thường kém nên cần theo dõi giám sát để khuyến khích người bệnh và bắt đầu dùng thuốc khi cần. Uống thuốc điều trị tăng huyết áp: - Tuân thủ uống thuốc theo đơn bác sĩ. - Không tự ý thay đổi thuốc và liều lượng. - Uống thuốc thường xuyên, lâu dài liên tục kể cả khi huyết áp bình thường. Khám bệnh và kiểm tra huyết áp: Điều trị đạt kết quả tốt là khi đạt được huyết áp mục tiêu và ngăn ngừa được biến chứng tim mạch cũng như tổn thương cơ quan. Vì vậy ngoài việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp, khám bệnh định kỳ, theo dõi huyết áp theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn, đi khám ngay nếu uống thuốc không hiệu quả người bệnh cần được định kỳ kiểm tra, làm một số xét nghiệm nhằm phát hiện tổn thương cơ quan đích, đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. 1.12.1. Yêu cầu tuân thủ trong điều trị tăng huyết áp Theo khuyến nghị của Bộ Y tế số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 về điều trị bệnh THA, tuân thủ điều trị không những bao gồm dùng thuốc kéo dài theo đúng chỉ định của thầy thuốc mà còn bao gồm thay đổi lối sống như chế độ ăn hạn chế muối natri, hạn chế thực phẩm có nhiều cholesterol và acid béo bão hòa, giảm uống rượu/bia, không hút thuốc lá, thuốc lào, tập thể dục mức độ vừa phải 30-60 phút mỗi ngày, và cần đo huyết áp định kỳ hàng ngày [5], 11
  12. những khuyến cáo này cũng hoàn toàn phù hợp với những khuyến cáo mà JNC VII đưa ra năm 2003. 1.12.2 . Cách đo lường tuân thủ điều trị Định nghĩa: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên định nghĩa về tuân thủ điều trị của Haynes và Rand có sửa đổi, tuân thủ điều trị là tuân thủ dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và/hoặc thay đổi lối sống đúng với những khuyến cáo phù hợp của cán bộ y tế. Sự khác biệt chính của định nghĩa này so với định nghĩa trước đây là tuân thủ điều trị cần sự đồng tình của người bệnh với những khuyến cáo mà cán bộ y tế đưa ra, người bệnh là đối tượng tích cực với cán bộ y tế trong việc chăm sóc sức khỏe của mình. Chính vì vậy, quan hệ tốt giữa người bệnh với cán bộ y tế cần phải duy trì trong thực hành lâm sàng. 1.12.3. Hậu quả của việc không tuân thủ điều trị tăng huyết áp Các chuyên gia về tim mạch cho biết, trong quá trình điều trị THA, qua quá trình khảo sát nghiên cứu cho thấy còn rất nhiều bệnh nhân không biết mình bị THA, chỉ biết mình bị THA khi vô tình đi khám bệnh hoặc vào viện điều trị một bệnh khác rồi phát hiện ra mình bị THA, đặc biệt là những người dân sống tại vùng nông thôn, vùng miền núi,... do trình độ văn hóa thấp, khó khăn về kinh tế nên việc tiếp cận với dịch vụ y tế hầu như không có, khi bị bệnh chỉ ra hiệu thuốc tây mua các loại thuốc về uống mà không biết mình bị bệnh gì, đó là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm, thậm chí có những người bị tai biến mạch máu não, đột quỵ mà vẫn cho là mình bị cảm. Một bộ phận bệnh nhân dù biết mình bị THA nhưng vẫn không điều chỉnh chế độ ăn uống còn hút thuốc lá/thuốc lào, uống rượu bia. 1.13. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp trên thế giới và tại Việt Nam 1.13.1. Các nghiên cứu trên thế giới về tuân thủ điều trị tăng huyết áp Phần lớn các nước phát triển đã có hệ thống quản lý, điều trị bệnh nhân THA tại cộng đồng nhờ vào mạng lưới bác sỹ gia đình, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại Trạm y tế xã, thôn bản. Thuốc được cấp miễn phí cho bệnh 12
  13. nhân chủ yếu là từ các dự án, chương trình phòng chống THA quốc gia, các chương trình giáo dục sức khỏe thường xuyên tại cộng đồng nói chung, cho người bệnh THA nói riêng, bảo hiểm y tế,… 1.13.2. Một số nghiên cứu về tuân thủ điều trị tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở Việt Nam Tuân thủ điều trị THA là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các biến chứng. Nhưng do ở việt nam chưa được quan tâm chăm sóc đúng mức cộng với đời sống xã hội chưa cao, kiến thức còn hạn chế nên tỷ lệ đạt tuân thủ điều trị THA còn thấp. Tỷ lệ người bệnh THA tuân thủ điều trị còn thấp trong các nghiên cứu: chỉ có 26,3 trong nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Khanh [24], nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Hạnh chỉ có 49,5% [15], 38,7% người mắc THA không điều trị hoặc điều trị không liên tục trong nghiên cứu của Hoàng Cao Sạ [Error! Reference source not found.6], nghiên cứu của Vũ Phong Túc thì tuân thủ điều trị là 62,6% [43], nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Yến chỉ ra tuân thủ chế độ ăn của người bệnh THA chỉ là 40,4% [50], trong nghiên cứu của tác giả Trần Cao Minh chỉ có 26,8% thực hiện đúng điều trị THA bằng thuốc [30]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự tại Hà Nội cho thấy tỷ lệ người bệnh biết mình bị THA là 21,43%, tỷ lệ người bệnh có điều trị THA là 27,09%, nhưng đa số là điều trị không thường xuyên chiếm tới 80,89% còn điều trị thường xuyên chỉ có 19,11% [25]. Nghiên cứu của Phạm Gia Khải và cộng sự ở người dân trên 25 tuổi sống tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam cũng cho thấy cho thấy trong số 818 người được phát hiện có THA, chỉ có 94 người dùng thuốc, chiếm tỷ lệ 11,5%, trong đó tỷ lệ điều trị tốt là 19,1% [25]. Cũng theo nghiên cứu này, THA ở người trẻ ít được chú ý hơn ở người có độ tuổi cao hơn cho dù hiệu quả điều trị đạt được là dễ dàng hơn. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
  14. 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng Người bệnh tăng huyết áp, tuổi từ 40 tuổi trở lên đang được quản lý và điều trị ngoại trú tại 3 Trạm Y tế xã Bạch Hạ, xã Minh Tân, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. *Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu: - Có trong danh sách quản lý người bệnh THA tại Trạm Y tế. - Đã uống thuốc điều trị THA ít nhất 6 tháng tại cộng đồng. - Có khả năng trả lời phỏng vấn. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. *Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: - Không có tên trong danh sách quản lý người bệnh tại Trạm Y tế - Từ chối tham gia nghiên cứu. - Bị bệnh tâm thần phân liệt 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: 3 xã Bạch Hạ, Minh Tân, Quang Lãng huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 8 năm 2019. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp. 2.2.2 . Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Chọn 3 xã: chọn có chủ đích, dựa trên danh sách người bệnh tới khám và nhận thuốc điều trị tăng huyết áp được quản lý tại 3 trạm y tế trên địa bàn nghiên cứu với số lượng người bệnh đủ để tiến hành nghiên cứu. Địa bàn nghiên cứu thuận lợi cho nghiên cứu viên thực hiện điều tra, thu thập số liệu đảm bảo độ chính xác cao. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Lấy toàn bộ số người bệnh THA đạt tiêu chuẩn lựa chọn được 3 Trạm Y tế quản lý và điều trị trong thời gian từ tháng 4 14
  15. đến tháng 8 năm 2019. Số người bệnh được chọn đưa vào nghiên cứu trong thực tế là 270 người. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Thông tin được thu thập: gồm các thông tin cá nhân, thông tin về bệnh lý, về tình trạng và điều trị THA, v.v. được thu thập qua hồ sơ bệnh án (HSBA), sổ sách và phiếu phỏng vấn Số liệu thu thập qua phỏng vấn trực tiếp người bệnh bằng phiếu phỏng vấn thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn đã được chuẩn bị sẵn. Điều tra viên: gồm nghiên cứu viên và các cộng sự (các cán bộ y tế của 3 Trạm Y tế) đã được tập huấn về nội dung và cách thức thực hiện phỏng vấn, ghi nhận thông tin. 2.4. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu được nhập liệu và làm sạch và được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 - Thống kê mô tả lập bảng phân bố tần số của các biến số - Thống kê phân tích: Phân tích mối liên quan giữa việc tuân thủ điều trị với các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu sử dụng chỉ số tỷ suất chênh (OR), khoảng tin cậy 95% (CI95%) và giá trị p. 2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 2.6. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu 2.6.1. Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị tăng huyết áp Để đánh giá kiến thức tuân thủ điều trị THA của người bệnh trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm). Như vậy, tổng điểm cho câu trả lời đúng là 16 điểm. Kiến thức đạt khi tổng điểm của đối tượng nghiên cứu trả lời được từ 75% trở lên, tương ứng với số điểm ≥12, không đạt
  16. Để đánh giá thực hành tuân thủ điều trị bệnh tăng huyết áp trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp chấm điểm. Trong đó mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm (không trừ điểm). Như vậy đối tượng nghiên cứu có tổng điểm thực hành tuân thủ điều trị THA > 50% tổng số điểm đúng được xếp loại đạt, tương ứng với số điểm >10, không đạt ≤10 điểm. 16
  17. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=270) Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%) Nam 122 45,2 Giới tính Nữ 148 54,8 < 60 tuổi 78 28,9 Nhóm tuổi ≥ 60 tuổi 192 71,1 Trình độ học Dưới trung học phổ thông 232 85,9 vấn Từ trung học phổ thông trở lên 38 14,1 Đang đi làm (công nhân, nông dân, buôn bán dịch vụ, cán bộ 258 95,6 Nghề nghiệp viên chức) Hiện không đi làm (nội trợ, hưu 12 4,4 trí) Hiện không có vợ/ chồng 18 6,7 Tình trạng hôn Đang có vợ /chồng 252 93,3 nhân Có 265 98,1 Bảo hiểm y tế Không 5 1,9 Trong số 270 người bệnh THA tham gia nghiên cứu, tỷ lệ người bệnh là nam giới (45,2%) thấp hơn so với người bệnh là nữ giới (54,8%). Phần lớn người bệnh có độ tuổi bằng 60 hoặc hơn 60 tuổi trở lên (71,1%). Đa số đối tượng có trình độ học vấn dưới trung học phổ thông (85,9%), đang đi làm (95,6%) và đang sống với vợ hoặc chồng trong gia đình (93,3%). 98,1% người bệnh có bảo hiểm y tế (Bảng 3.1). 17
  18. Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh tật của đối tượng nghiên cứu (n =270 ) Số lượng Tỷ lệ Đặc điểm bệnh tật (%) Tiền sử gia đình có Có 40 14,8 người mắc THA Không 230 85,2 Thời gian phát < 1 năm 27 10,0 hiện bệnh ≥ 1 năm 243 90,0 Khám phát hiện THA 12 4,4 Khám sức khỏe định kỳ 53 19,6 Khám bệnh khác 128 47,4 Hoàn cảnh phát Khám vì có triệu chứng hiện bệnh 61 22,6 THA Không nhớ 16 5,9 Về tiền sử gia đình có người nhà mắc THA, chỉ có 14,8% người bệnh có, số còn lại không có ai trong gia đình mắc THA. Thời gian phát hiện bệnh THA của những người bệnh tham gia nghiên cứu phần lớn là 1 năm hoặc hơn (90%). Có 47,4% người bệnh phát hiện được bệnh khi đi khám bệnh khác, 22,6% phát hiện khi có triệu chứng THA và 19,6% phát hiện được mình bị THA trong khi đi khám sức khỏe định kỳ (Bảng 3.2). Bảng 3.3 Kiến thức của người bệnh về hậu quả nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp Nội dung Số lượng Tỷ lệ (n=270) % Không kiểm soát được HA 256 94,8 Không hạn chế được nguy cơ tim mạch 242 89,6 Không ngăn ngừa biến chứng và tử 186 68,9 vong Kết quả nêu tại Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ rất cao người bệnh biết nếu không tuân thủ điều trị tăng huyết áp sẽ gây ra hâu quả: không kiểm soát được huyết áp 18
  19. (94,8%), không hạn chế được nguy cơ tim mạch (89,6), không ngăn ngừa biến chứng và tử vong (68,9). Bảng 3.4 Kiến thức của người bệnh về biện pháp điều trị tốt nhất bệnh tăng huyết áp Nội dung Số lượng Tỷ lệ (n=270) % Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của 89 33,0 bác sĩ Thực hiệ lối sống lạnh mạnh theo chỉ 37 13,7 dẫn của bác sĩ Theo dõi HA và khám bệnh định kỳ 64 23,7 theo chỉ dẫn của bác sĩ Phối hợp cả 3 biện pháp trên 80 29,6 Bảng 3.4 cho thấy tỷ lệ người bệnh biết phối hợp giữa 3 biện pháp chưa cao chiếm 29,6%, trong đó thực hiện lối sống lành mạnh theo chỉ dẫn của bác sĩ là thấp nhất chiếm 13,7%, theo dõi và khám định kỳ 23,7%, thuốc thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ 33,0%. Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về việc uống thuốc huyết áp Nội dung Số lượng Tỷ lệ (n=270) % Uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu 235 87,0 dài, theo đơn của bác sĩ Uống thuốc từng đợt khi có THA 95 35,2 Chỉ uống thuốc khi có biểu hiện THA 64 23,7 Uống thuốc theo đơn của bệnh nhân 4 1,5 khác hoặc tự mua thuốc về uống Người bệnh quan tâm hơn về cách uống thuốc thường xuyên, liên tục, lâu dài theo đơn của bác sĩ 87,0%, tỷ lệ tự mua về uống hay dùng đơn của bệnh nhân khác thấp 1,5% (Bảng 3.5). Bảng 3.6 .Kiến thức của người bệnh về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ 19
  20. Nội dung Số lượng Tỷ lệ (n=270) % Đánh giá kết quả điều trị và hướng điều 261 96,7 trị tiếp Phát hiện các biến chứng THA 253 93,7 Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch 170 63,0 Không biết 5 1,9 Phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ, có 96,7% người bệnh cho rằng việc theo dõi và khám định kì đánh giá kết quả điều trị và hường điều trị, có 93,7% cho rằng phát hiện các biến chứng THA, có 63,0% cho rằng đánh giá nguy cơ tim mạch (Bảng 3.6) Bảng 3.7 Kiến thức của người bệnh về chế độ ăn uống trong điều trị tăng huyết áp Nội dung Số lượng Tỷ lệ (n=270) % Ăn nhạt 200 74,1 Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi 265 98,1 Ăn ít các chất béo 247 91,5 Hạn chế rượu bia, chất kích thích 116 43,0 Không hút thuốc 55 20,4 Vẫn ăn uống bình thường 8 3,0 Theo kết quả nêu tại Bảng 3.7, phần lớn người bệnh có kiến thức đúng về việc chế độ ăn uống từ khi phát hiện THA để đảm bảo sức khỏe, có 98,1% người bệnh cho rằng nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, có 91,5% người bệnh cho rằng nên ăn ít các chất béo, có 74,1% người bệnh biết nên ăn nhạt. Tỷ lệ rất ít bệnh nhân cho rằng không cần thay đổi chế độ ăn 3,0%. Bảng 3.8 Kiến thức của người bệnh về chế độ sinh hoạt, luyện tập trong điều trị tăng huyết áp 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2