intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Viện Y học phòng không – không quân năm 2018

Chia sẻ: Huyen Nguyen My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

43
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này nhằm mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Viện Y học Phòng không – Không quân, năm 2018; phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường tuýp 2 điều trị ngoại trú tại Viện Y học phòng không – không quân năm 2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG + LÊ THỊ NGỌC LAN THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI VIỆN Y HỌC PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN NĂM 2018 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG HÀ NỘI - 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỞNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG KHOA: KHOA BỘ MÔN Y HỌC SỨC KHỎE TẾ CÔNG CỘNG BỘ MÔN : Y TẾ CÔNG CỘNG LÊ THỊ NGỌC LAN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊM CỨU THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN “Kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan ĐẾN TUÂN thủ điềuĐIỀU đến tuân THỦ TRỊ trị ở bệnh CỦA nhân NGƯỜI đái tháo BỆNH đường type ĐÁI 2 điều trị THÁO ĐƯỜNG trú tại2TTYT ngoạiTÝP ĐIỀU TRỊ huyện SócNGOẠI Sơn TRÚ TẠI năm 2016” VIỆN Y HỌC PHÒNG KHÔNG-KHÔNG QUÂN NĂM 2018 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG LỜI CẢM ƠN Sự hoàn thành của luận văn Mã này,số: 8.72 ngòi sự07 nỗ01 lực của bản thân học viên là nhờ sự giúp đỡ tận TÓM TẮT tình LUẬN và hỗ VĂN trợ tích cựcTHẠC của cácSỸ cơYquan, tổ chứcCỘNG TẾ CÔNG và cá nhân. Trước hết tôi xin trân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, Bộ môn Y tế Công Cộng, Trường Đại Học Thăng Long đã tạo điều kiện và giúp đỡHƯỚNG tôi trongDẪN KHOA suốt quá trìnhHỌC: PGS.TS. học tập HỒcứu. và nghiên THỊ MINH LÝ LỜI HÀ CẢM ƠN NỘI -2018
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đái tháo đường là một bệnh không lây nhiễm phổ biến, đã và đang gia tăng nhanh chóng ở mọi quốc gia trên thế giới. Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Đái tháo đường typ2 là bệnh mạn tính nên cần được theo dõi, điều trị đúng, đủ và thường xuyên, thậm chí kéo dài hết cuộc đời với mục tiêu điều trị là giảm được đường huyết trong máu và giảm tối đa các biến chứng do đái tháo đường gây ra. Tuân thủ điều trị đóng vai trò quan trọng đối với người bệnh đái tháo đường typ 2 để đạt được mục tiêu điều trị. Tuân thủ điều trị bao gồm tuân thủ chế độ ăn, chế độ luyện tập, chế độ dùng thuốc và kiểm soát đường huyết tốt. Viện Y học Phòng không – Không quân hiện đang khám và điều trị ngoại trú trên 2.500 người bệnh đái tháo đường trong tổng số người bệnh đến khám nhưng chưa có nghiên cứu nào mô tả được thực trạng và một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường typ 2 ngoại trú tại Viện. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Viện Y học Phòng không-Không quân, năm 2018” với hai mục tiêu sau: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Viện Y học Phòng không – Không quân, năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu.
  4. 2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN 1. Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị ngoại trú tại Viện Y học Phòng không – Không quân, năm 2018 Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường typ 2 ngoại trú tại Viện Y Học PK-KQ năm 2018 còn hạn chế, với 24,5% số người bệnh tuân thủ đầy đủ 4 chế độ điều trị, 35% tuân thủ 3 chế độ điều trị, số còn lại chỉ tuân thủ 1-2 chế độ quy định cho điều trị đái tháo đường. Vẫn còn 3,2% không tuân thủ chế độ nào. Trong 4 chế độ, số tuân thủ chế độ điều trị thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (79%), tiếp theo là nhóm tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết (71%); số tuân thủ chế độ luyện tập và chế độ dinh dưỡng chỉ chiếm 49-49,8%. Mức độ đạt các yếu tố kiểm soát của người bệnh ở mức trên trung bình với 61,2% người bệnh đạt ≥3 yếu tố kiểm soát, 38,8% người bệnh không đạt (chỉ đạt
  5. 3 CẤU TRÚC LUẬN VĂN Kết cấu luận văn : luận văn gồm có 78 trang. Trong đó: đặt vấn đề gồm 02 trang; tổng quan tài liệu gồm 20 trang; đối tượng và phương pháp nghiên cứu 11 trang; kết quả nghiên cứu 27 trang; bàn luận: 16 trang; kết luận: 01trang; khuyến nghị: 01 trang. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong 27 bảng và 05 biểu đồ. Luận văn sử dụng 63 tài liệu tham khảo. Trong đó: 41 tài liệu tiếng Việt; 22 tài liệu tiếng Anh.
  6. 4 Chương 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu: - Người bệnh ĐTĐ typ 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh Viện Y học Phòng không – Không quân (để đánh giá mức độ tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ typ 2 của người bệnh). - Hồ sơ bệnh án ngoại trú của người bệnh ĐTĐ typ 2 (để hồi cứu lại các chỉ số cận lâm sàng và lâm sàng của người bệnh trong lần xét nghiệm gần nhất). * Tiêu chuẩn lựa chọn : - Người bệnh được chẩn đoán ĐTĐ typ 2 đang điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh. - Có bệnh án ngoại trú, đã khám từ lần thứ 3 trở lên. - Đồng ý tham gia nghiên cứu. - Bệnh án có đầy đủ thông tin theo mục tiêu nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ:Không chọn những đối tượng sau tham gia vào nghiên cứu: - Không có bệnh án ngoại trú. - Rối loạn ý thức hoặc có bệnh về tâm thần kinh kết hợp. - Từ chối tham gia nghiên cứu. - Bệnh án không đầy đủ thông tin theo mục tiêu nghiên cứu. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu: Tại Khoa Khám bệnh, Viện Y Học Phòng không – Không quân, số 225 đường Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 2.1.3.Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2018 đến tháng 12/2018. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp sử dụng tài liệu thứ cấp.
  7. 5 2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu - Cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính ước lượng một tỷ lệ trong nghiên cứu mô tả: Trong đó : + n: là số mẫu tối thiểu cần nghiên cứu + Z(1 - α/2): là giá trị của hệ số tin cậy khoảng 95%, với mức ý nghĩa =0,05, có Z(1 - α/2)=1,96 + p: là ước lượng tỷ lệ người bệnh ĐTĐ ngoại trú tuân thủ điều trị tại thời điểm nghiên cứu. Lấy p = 0,57 theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải tại Phòng khám Nội tiết – Bệnh viện Quảng Ninh (năm 2015), tỉ lệ người bệnh tuân thủ 4 chế độ điều trị là 57,2%. + d: là sai số tuyệt đối, chọn d=0,05 Thay vào công thức trên tính được n = 376 mẫu,làm tròn thành 400 mẫu. - Phương pháp chọn mẫu: + Chọn chủ đích khoa Khám bệnh, lý do chọn vì tại đây có thể chọn lọc được người bệnh nội, ngoại trú. +Chọn mẫu: dựa vào danh sách người bệnh đến khám tại Khoa Khám bệnh, chúng tôi chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, lấy cho đủ số mẫu cần thiết là 400 mẫu thì dừng. Trong trường hợp mẫu đã chọn vì lý do gì đó không tham gia được trong nghiên cứu thì chọn mẫu kế tiếp mẫu đó để thay thế. 2.2.3. Đánh giá mức độ tuân thủ các chế độ
  8. 6 Bảng 2.1. Đánh giá mức độ tuân thủ các chế độ. Chế độ Tuân thủ Không tuân thủ - Luyện tập thường xuyên - Thỉnh thoảng Luyện tập - Mức độ vừa phải Hoặc : - Thời gian 30ph/ngày - Không thực hiện Duy trì chế độ ăn cân đối : - Thỉnh thoảng Dinh dưỡng - Thường xuyên Hoặc : - Không thực hiện - Uống thuốc đúng theo - Quên uống thuốc \ đơn : đúng thuốc, đúng Hoặc : Điều trị thuốc liều, đúng thời gian. - Tự ý ngừng thuốc - Thuốc tiêm : đúng thuốc, Hoặc : đúng liều, đúng thời gian, - Tự ý thay đổi liều đúng đường dùng thuốc Kiểm soát đường - Kiểm tra đường huyết - Thỉnh thoảng huyết định kỳ và định kỳ 1 lần/tháng. Hoặc khám theo lịch - Khám bác sĩ theo lịch hẹn - Hiếm khi hẹn hàng tháng Hoặc - Không bao giờ Tuân thủ cả 4 chế độ điều Không tuân thủ cả 4 Tuân thủ điều trị trị (thuốc, dinh dưỡng, chế độ điều trị (thuốc, chung luyện tập và kiểm soát dinh dưỡng, luyện tập đường huyết) và kiểm soát đường huyết)
  9. 7 2.2.4. Qui trình thu thập thông tin 2.2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: - Phiếu điều tra nghiên cứu được thiết kế sẵn. Nội dung của phiếu được xây dựng trên cơ sở những câu hỏi dạng đóng, đơn giản, dễ hiểu. - Bệnh án ngoại trú của người bệnh. 2.2.4.2. Sai số và biện pháp khống chế sai số - Sai số do nhập kết quả bệnh án : kiểm tra chéo - Sai số nhớ lại trong thực hành của NB. Để hạn chế gợi lại những mốc chính để đối tượng dễ nhớ nhất. - Sai số do câu hỏi dùng từ chuyên môn sâu. Hạn chế bằng cách phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp của bộ câu hỏi, tập huấn chuyên môn và kỹ năng cho điều tra viên trước khi tiến hành điều tra. 2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu - Hiệu chỉnh và xử lý số liệu thô trước khi tiến hành nhập liệu. - Thiết kế bộ nhập và nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. - Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 - Sử dụng test khi bình phương và T-test để so sánh hai tỷ lệ, tỷ suất chênh OR để xác định mối liên quan. 2.2.6. Đạo đức trong nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu. - Được Hội đồng khoa họcViện y Học PK – KQ chấp thuận. - Các kết quả của nghiên cứu được ứng dụng phục vụ cộng đồng. Thông tin cá nhân được mã hóa và giữ bí mật. 2.2.7. Hạn chế nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tại một thời điểm ngắn, không bao gồm các cơ sở y tế khác nên kết quả nghiên cứu không mang tính đại diện. - Đánh giá thực hành thông qua phỏng vấn/hỏi, không quan sát được thực tế khi đối tượng nghiên cứu thực hành. - Nhân viên hướng dẫn chi tiết hay không cũng chỉ biết qua hỏi.
  10. 8 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh đái tháo đường khi đến khám tại Viện 3.1.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bổ tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới tính và trình độ học vấn (n=400) Các đặc điểm nhân khẩu Số lượng Tỉ lệ Nhóm tuổi
  11. 9 Phân bổ đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp hiện tại: phần lớn ĐTNC là những người đã nghỉ hưu chiếm tỉ lệ cao nhất 87,5%. Đối tượng nghiên cứu còn đi làm chiếm tỉ lệ thấp (12,5%). Kiến thức về bệnh đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu: 72,5% ĐTNC biết bệnh có thể duy trì ổn định. Chỉ có 35,5% đối tượng biết cần phải theo dõi chỉ số glucose máu sau mỗi lần khám. Đa số ĐTNC biết đúng chỉ số glucose máu khi đói 73%. Về biến chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ: Tim mạch và mắt là hai biến chứng được nhiều đối tượng biết đến nhất với 69,8% và 63%, mạch máu là biến chứng được ít đối tượng nhắc đến nhất với 16,2%. Về phương pháp điều trị: Tỉ lệ đối tượng biết phương pháp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ là cao nhất chiếm 83,2%, phương pháp thay đổi một số thói quen được ít đối tượng biết đến nhất với 11,2%. Đánh giá kiến thức chung của người bệnh về bệnh ĐTĐ cho thấy chỉ có 4,5% đối tượng có kiến thức đạt, 95,5% có kiến thức không đạt. Bảng 3.2. Hoàn cảnh phát hiện bệnh đái tháo đường ở người bệnh Hoàn cảnh phát hiện bệnh đái tháo đường Số lượng Tỉ lệ (%) Khám sức khỏe định kỳ 74 18,5 Khám các bệnh khác phát hiện ra mình bị ĐTĐ 88 22 Đi khám vì thấy có biểu hiện của bệnh ĐTĐ 232 58 Không nhớ 6 1,5 Tổng 400 100 Số liệu nêu tại Bảng 3.2 cho thấy: Số ĐTNC đi khám vì thấy có biểu hiện của bệnh ĐTĐ chiếm tỉ lệ cao nhất với 58%. Tỷ lệ ĐTNC phát hiện ra bệnh trong hoàn cảnh khám các bệnh khác tình cờ phát hiện ra mình bị ĐTĐ là 22%. 18,5% đối tượng phát hiện bệnh ĐTĐ khi đi khám sức khoẻ định kỳ. Số ĐTNC không nhớ hoàn cảnh mắc bệnh chiếm tỷ lệ rất thấp (1,5%).
  12. 10 Các biến chứng mắc phải của bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu: tỷ lệ ĐTNC mắc các biến chứng về mắt và thần kinh là chủ yếu chiếm 38,5% và 39%. Biến chứng thận chiếm tỷ lệ thấp nhất chiếm 6,8%. Nội dung tư vấn của nhân viên y tế trong khi điều trị: Dùng thuốc và khám định kỳ là hai nội dung người bệnh được nhân viên y tế tư vấn nhiều nhất với 82,2% và 79,8%. Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng là nội dung người bệnh được nhân viên y tế tư vấn ít nhất với 15,2%. 3.2. Thực trạng tuân thủ điểu trị của người bệnh Bảng 3.3. Mức độ tuân thủ chế độ thuốc của người bệnh (n=400) Mức độ tuân thủ Số lượng Tỉ lệ (%) Uống thuốc đúng đơn: - Uống đều theo đơn 369 92,2 - Quên uống thuốc 31 7,8 Tự ý ngừng thuốc: Có 15 3,8 Không 385 96,2 Tự ý thay đổi liều thuốc: Có 16 4 Không 384 96 Đánh giá mức độ tuân thủ chế độ thuốc Tuân thủ 316 79 Không tuân thủ 84 21 Kết quả nêu tại Bảng 3.3 cho thấy phần lớn người bệnh đã tuân thủ tốt việc uống thuốc đúng đơn với 92,2%, không tự ý ngừng thốc (96,2%), không tự ý thay đổi liều thuốc (96%). Đánh giá mức độ tuân thủ chế độ thuốc cho thấy có 79% người bệnh tuân thủ và 21% người bệnh không tuân thủ.
  13. 11 Bảng 3.4. Mức độ tuân thủ chế độ luyện tập của người bệnh Tuân thủ chế độ luyện tập Số lượng Tỉ lệ (%) Các loại hình thể thao: - Đi bộ 323 80,8 - Chạy 17 4,2 - Đi xe đạp 29 7,2 - Khác 81 20,2 Cường độ luyện tập thể dục thể thao: - Thường xuyên 273 68,2 - Thỉnh thoảng 102 25,5 - Không thực hiện 25 6,3 Thời gian luyện tập thể dục thể thao: - 10 – 15 phút/ngày 99 24,7 - 30 phút/ngày 219 54,8 - 60 phút/ngày 82 20,5 Mức độ tập thể dục thể thao: - Nhẹ 165 41,2 - Vừa phải 233 58,3 - Nặng 2 0,5 Đánh giá tuân thủ chế độ luyện tập của người bệnh Tuân thủ 196 49 Không tuân thủ 204 51 Tổng: 400 100 Kết quả nghiên cứu nêu ở Bảng 3.4 cho thấy số ĐTNC thường xuyên luyện tập thể dục thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất (68,2%), số có thời gian luyện tập 30ph/ngày chiếm 54,8%, số có mức độ tập vừa phải chiếm 58,3%. Trong đó, loại hình đi bộ được ĐTNC luyện tập chủ yếu (80,8%). Loại hình thể dục thể
  14. 12 thao là chạy được sử dụng với tỷ lệ thấp nhất (4,2%). Các loại hình thể thao khác mà ĐTNC đang luyện tập chiếm 20,2%. Kết quả đánh giá chung cho thấy có 49% ĐTNC tuân thủ chế độ luyện tập, 51% không tuân thủ chế độ luyện tập như quy định. Bảng 3.5. Mức độ tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Tuân thủ chế độ dinh dưỡng Số lượng Tỷ lệ (%) Mức độ sử dụng chất béo trong bữa ăn: - Thường xuyên 11 2,8 - Thỉnh thoảng 238 59,5 - Không bao giờ 151 37,7 Sử dụng thực phẩm chứa đường: - Thường xuyên 2 0,5 - Thỉnh thoảng 155 38,7 - Không bao giờ 243 60,8 Duy trì chế độ ăn cân đối: - Thường xuyên 199 49,8 - Thỉnh thoảng 163 40,7 - Không thực hiện 38 9,5 Đánh giá tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh: Tuân thủ 199 49,8 Không tuân thủ 201 50,2 Tổng 400 100 Kết quả nghiên cứu nêu tại Bảng 3.5 cho thấy: tỷ lệ ĐTNC thường xuyên sử dụng chất béo trong bữa ăn và sử dụng thực phẩm chứa đường chiếm tỷ lệ thấp nhất lần lượt là 2,8% và 0,5%. Tỷ lệ ĐTNC thường xuyên duy trì chế độ ăn cân đối chiếm cao nhất (49,8%), số không thực hiện chiếm 9,5%. Đánh giá mức
  15. 13 độ tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh cho thấy có 49,8% đối tượng tuân thủ, 50,2% đối tượng nghiên cứu không tuân thủ. Bảng 3.6. Tuân thủ kiểm soát đường huyết định kỳ của người bệnh Tuân thủ kiểm soát đường huyết Số lượng Tỉ lệ (%) Kiểm tra đường huyết định kỳ Kiểm tra đường huyết ≥1 lần/tháng 308 77 Kiểm tra đường huyết
  16. 14 Kết quả kiểm soát các chỉ số cận lâm sàng và lâm sàng của nhóm tuân thủ và không tuân thủ điều trị: 53,5% người bệnh có chỉ số BMI đạt. 74% số người bệnh có chỉ số huyết áp bình thường. 42,2% người bệnh có chỉ số Glucose máu lúc đói đạt mục tiêu. Các chỉ số lipid máu như triglycerid đạt ở 34,5% người bệnh, HDL bình thường ở 55,8% người bệnh. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số HbA1c và LDL (p
  17. 15 NVYT giải thích và nhắc nhở chế độ tuân thủ điều trị” và “biến chứng của bệnh” với việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh (p< 0,05). Người bệnh thường xuyên được NVYT giải thích và nhắc nhở chế độ tuân thủ điều trị có khả năng tuân thủ chế độ dinh dưỡng gấp 2,3 lần so với nhóm không thường xuyên được giải thích nhắc nhở (95%CI: 1,54-3,44, p< 0,05). Người bệnh có biến chứng có khả năng tuân thủ chế độ dinh dưỡng cao gấp 1,77 lần so với nhóm người bệnh không có biến chứng (95%CI: 1,11-2,84, p< 0,05). Không có mối liên quan giữa các yếu tố khác như tuổi, giới tính và nghề nghiệp, kiến thức về bệnh, thời gian mắc bệnh của ĐTNC đến việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng. 3.3.4. Liên quan giữa một số yếu tố với tuân thủ kiểm soát đường huyết Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa các yếu tố tuổi, giới, nghề nghiệp, kiến thức bệnh, thời gian mắc bệnh, biến chứng bệnh với việc tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết. Có mối liên quan giữa yếu tố “Thường xuyên được NVYT giải thích và nhắc nhở chế độ tuân thủ điều trị” với việc tuân thủ tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết [OR=3,7 (1,68-8,12)] (p< 0,05). 3.3.5. Liên quan giữa một số yếu tố với tuân thủ điều trị Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới, nghề nghiệp, việc thường xuyên được NVYT giải thích và nhắc nhở chế độ tuân thủ điều trị, tình trạng biến chứng của người bệnh đến sự tuân thủ điều trị đái tháo đường của người bệnh (p
  18. 16 tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết [OR=540 (125,3-2331)], tuân thủ điều trị nói chung [OR= 33,4 (4,59-244,1)] và số chế độ tuân thủ [OR=540 (125,3- 2331)] với yếu tố nồng độ HbA1c của đối tượng nghiên cứu (p< 0,05). Liên quan giữa tuân thủ điều trị với nồng độ HDL-C: nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữaviệc tuân thủ chế độ thuốc, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tuân thủ chế độ luyện tập, tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết, tuân thủ điều trị nói chung và số chế độ tuân thủ với yếu tố nồng độ HDL-C. Liên quan giữa tuân thủ điều trị với nồng độ LDL-C: kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuân thủ chế độ thuốc [OR= 2,10 (1,24-3,54)], tuân thủ chế độ dinh dưỡng [OR=2,59 (1,59-4,20)] và nồng độ LDL – C của người bệnh (p
  19. 17 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng tuân thủ trị của đôi tượng nghiên cứu 4.1.1. Tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường điều trị ngoại trú Tổng hợp mức độ tuân thủ điều trị thuốc của ĐTNC cho thấy có 79% người bệnh tuân thủ và 21% người bệnh không tuân thủ. Điều này cũng phù hợp với tỷ lệ ĐTNC có kiến thức biết về phương pháp điều trị dùng thuốc theo đơn bác sỹ chiếm cao nhất (83,2%). Đây là một trong những điều kiện rất cần giúp NB tuân thủ điều trị thuốc được tốt hơn. Như vậy, còn khoảng 1/5 NB không tuân thủ điều trị thuốc bao gồm quên uống thuốc trên 2 ngày/tuần, tự ý thay đổi liều thuốc, tự ý thay thuốc. Sự không tuân thủ này sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ đến kiểm soát các yếu tố đạt mục tiêu điều trị của NB đái tháo đường typ 2. Cùng với việc thực hiện tuân thủ chế độ điều trị thuốc thì chế độ luyện tập cũng không thể thiếu ở người bệnh ĐTĐ typ 2. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ người bệnh tập thể dục thể thao thường xuyên là 68,2% và tỉ lệ người bệnh có thời gian luyện tập từ 30ph trở lên là 75,3% . Tuân thủ chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong điều trị ĐTĐ typ 2. Nếu NB không thực hiện chế độ ăn uống hợp lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Đó là kiểm soát các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng đạt mục tiêu. Một trong những yếu tố giúp NB đái tháo đường điều trị thành công là tuân thủ tốt chế độ kiểm soát đường huyết. Thực hiện kiểm tra đường huyết ít nhất 1 lần/tháng và khám theo lịch hẹn là những tiêu chuẩn đánh giá ĐTNC tuân thủ chế độ kiểm soát đường huyết định kỳ. Tỷ lệ ĐTNC không khám theo lịch hẹn chiếm 7% thể hiện ý thức của ĐTNC trong tuân thủ điều trị khá tốt, phù hợp với điều kiện của ĐTNC đã nghỉ hưu chiếm tỷ lệ cao nhất. Vẫn còn 20,2% ĐTNC không được NVYT tư vấn trong khi điều trị. Số ĐTNC không kiểm tra đường huyết ít nhất 1 lần/tháng chiếm tỷ lệ 23%. Nguyên nhân gây ra tình trạng
  20. 18 trên là do NB thấy đường huyết ổn định chưa cần làm xét nghiệm, thời gian chờ đợi khám chữa bệnh và lấy kết quả xét nghiệm lâu do bệnh viện quá tài, NB làm xét nghiệm xong mới được ăn sáng nên ngại không làm….. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số ĐTNC tuân thủ 4 chế độ, 3 chế độ, 2 chế độ, 1 chế độ chiếm tỷ lệ lần lượt là 20,5%, 29,3%, 32,7%, 13,5%, số không tuân thủ chiếm tỷ lệ 4,0%.Tỷ lệ ĐTNC tuân thủ 4 chế độ chiếm 20,5%. Kiến thức về bệnh đái tháo đường của ĐTNC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuân thủ điều trị của đối tượng. Đánh giá kiến thức chung của người bệnh về bệnh ĐTĐ trong nghiên cứu này cho thấy có 4,5% đối tượng có kiến thức đạt, 95,5% có kiến thức không đạt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 72,5% ĐTNC biết bệnh có thể duy trì ổn định. Chỉ có 35,5% đối tượng biết cần phải theo dõi chỉ số glucose máu sau mỗi lần khám. Đa số ĐTNC biết đúng chỉ số glucose máu khi đói 73%. Về biến chứng thường gặp của bệnh ĐTĐ: Tim mạch và mắt là hai biến chứng được nhiều đối tượng biết đến nhất với 69,8% và 63%, mạch máu là biến chứng được ít đối tượng nhắc đến nhất với 16,2%. Về phương pháp điều trị: Tỉ lệ đối tượng biết phương pháp sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ là cao nhất chiếm 83,2%, phương pháp thay đổi một số thói quen được ít đối tượn g biết đến nhất với 11,2%. Đánh giá chung về tuân thủ điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi có 20,5% đối tượng tuân thủ, 79,5% đối tượng không tuân thủ. Người bệnh đái tháo đường tuân thủ tốt các chế độ điều trị nhằm làm giảm các biến chứng của bệnh và tăng hiệu quả trong quá trình điều trị . Tuân thủ các chế độ đinh dưỡng, luyện tập, điều trị thuốc, kiểm soát đường huyết đóng vai trò rất quan trọng. Các chế độ này đều có liên quan, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. 4.1.2. Về kết quả kiểm soát các chỉ số đạt mục tiêu của người bệnh Chúng tôi thấy rằng tỷ lệ người bệnh có chỉ số đường máu lúc đói không đạt mục tiêu theo khuyến cáo của ADA 2013 còn rất cao, tuy nhiên kết quả kiểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2