intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

37
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm giúp nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn. Có hai phương pháp cơ bản được sử dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán là phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội

TÓM TẮT LUẬN VĂN<br /> Chính thức hoạt động tại thị trường Việt Nam từ năm 1996, hiện nay hoạt động<br /> đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội vẫn còn<br /> nhiều hạn chế và mới đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai. Chính vì vậy,<br /> đề tài “Phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho<br /> Corporate, Chi nhánh Hà Nội” đã được chọn để nghiên cứu.<br /> Hoạt động đầu tư chứng khoán đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động<br /> của Ngân hàng thương mại, thể hiện trong việc cung cấp nguồn thu nhập bổ sung<br /> cho Ngân hàng thương mại, tạo nguồn thanh khoản, giảm thiểu rủi ro nhờ việc đa<br /> dạng hoá hoạt động sử dụng vốn. Các chứng khoán còn có thể sử dụng như những<br /> khoản thế chấp cho các khoản đi vay của Ngân hàng. Khi thị trường tín dụng trầm<br /> lắng, thông qua hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng thương mại, một bộ<br /> phận vốn trên thị trường tín dụng sẽ được dịch chuyển sang thị trường chứng<br /> khoán. Khi có nhu cầu cho vay hay đầu tư vào các tài sản sinh lợi khác, Ngân hàng<br /> thương mại có thể bán các chứng khoán đang nắm giữ. Việc dịch chuyển vốn như<br /> vậy giúp Ngân hàng thương mại sử dụng tối đa nguồn huy động, nâng cao hiệu quả<br /> hoạt động.<br /> Việc phát triển hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng thương mại có<br /> thể được biểu hiện thành các nội dung:<br /> - Xây dựng chiến lược và kế hoạch đầu tư chứng khoán: Muốn phát triển<br /> hoạt động đầu tư chứng khoán, Ngân hàng thương mại cần phải có chiến lược và<br /> kế hoạch đầu tư chứng khoán cụ thể. Trước hết là chiến lược huy động và sử dụng<br /> vốn thích hợp. Ngân hàng phải xác định được có thể huy động vốn từ những nguồn<br /> nào và theo những kỳ hạn nào. Trên cơ sở đó, xác định rõ tỷ lệ phân bổ thích hợp<br /> giữa hoạt động cho vay và đầu tư chứng khoán.<br /> <br /> - Phân tích chứng khoán để quyết định hướng phát triển đầu tư chứng<br /> khoán: phân tích đầu tư chứng khoán là một hoạt động quan trọng nhằm giúp nhà<br /> đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư chứng khoán đúng đắn. Có hai phương pháp<br /> cơ bản được sử dụng trong phân tích đầu tư chứng khoán là phân tích cơ bản và<br /> phân tích kỹ thuật. Phân tích cơ bản là việc phân tích các báo cáo tài chính của<br /> doanh nghiệp cũng như việc phát triển công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các<br /> chuyển biến giá chứng khoán. Phân tích cơ bản giúp cho doanh nghiệp có thể lựa<br /> chọn được cơ cấu danh mục đầu tư phù hợp. Phân tích kỹ thuật nghiên cứu cung và<br /> cầu chứng khoán dựa trên các nghiên cứu số lượng và giá cả. Nhà phân tích dùng<br /> các biểu đồ để phân tích chiều hướng giá cả. Không giống như phân tích cơ bản,<br /> nhà phân tích kỹ thuật không quan tâm đến vị thế tài chính của doanh nghiệp.<br /> - Tiến hành đầu tư và kiểm soát quá trình đầu tư chứng khoán: bao gồm<br /> làm các thủ tục trước khi tiến hành đầu tư, kiểm soát công việc và quá trình đầu tư<br /> - Tiến hành thực hiện các nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động đầu tư chứng<br /> khoán: Các nghiệp vụ phụ trợ cho hoạt động đầu tư chứng khoán của Ngân hàng<br /> thương mại như đăng ký làm thành viên lưu ký, thành viên bảo lãnh phát hành trái<br /> phiếu, thành viên đấu thầu… tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư<br /> chứng khoán tại Ngân hàng thương mại song lại góp phần giúp Ngân hàng thương<br /> mại tham gia tích cực hơn vào thị trường tài chính và thị trường chứng khoán với<br /> tư cách là thành viên hỗ trợ thị trường.<br /> Đề tài đã đề cập đến một số kinh nghiệm đầu tư chứng khoán của một số chi<br /> nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, trên cơ sở<br /> đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà<br /> Nội như:<br /> - Tham gia đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo<br /> lãnh, trái phiếu doanh nghiệp<br /> <br /> - Tham gia góp vốn, mua cổ phần<br /> - Tham gia các hoạt động và nghiệp vụ bổ trợ: đăng ký làm thành viên lưu<br /> ký, thành viên đấu thầu, thành viên bảo lãnh phát hành trái phiếu Chính phủ, tham<br /> gia tư vấn cổ phần hoá các Ngân hàng thương mại quốc doanh…<br /> Khái quát về Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội<br /> Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội được thành lập theo Quyết<br /> định số 36/1996 của Ngân hàng Nhà nước. Chính thức đi vào hoạt động ngày 10<br /> tháng 7 năm 1996, đến nay Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đã đi<br /> vào hoạt động được hơn 10 năm. Là một chi nhánh của Ngân hàng Mizuho<br /> Corporate, Hội sở chính, Tokyo, ngoài việc chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân<br /> hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội còn<br /> chịu sự quản lý của Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính. Bên cạnh đó,<br /> Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội không có tư cách pháp nhân.<br /> Tổ chức kinh doanh chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi<br /> nhánh Hà Nội<br /> Ban đầu tư Ngân hàng Mizuho Corporate, Hội sở chính, Tokyo là người<br /> chịu trách nhiệm xét duyệt và thông qua các đơn xin đầu tư, hạn mức đầu tư của<br /> chi nhánh Hà Nội. Ban đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động đầu tư<br /> của chi nhánh Hà Nội lên tập đoàn Tài chính Mizuho (Mizuho Financial Group).<br /> Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ là phòng chịu trách nhiệm chính trong việc<br /> cập nhập tình hình biến động giá chứng khoán, đưa ra các quyết định đầu tư, chịu<br /> trách nhiệm trực tiếp về lợi nhuận của các giao dịch. Khi tiến hành hoạt động đầu<br /> tư chứng khoán, Phòng kinh doanh vốn và tiền tệ phải chuẩn bị hồ sơ thuyết trình<br /> về tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, tình hình hoạt động<br /> của chi nhánh và gửi về Ban đầu tư của Hội sở chính từ tháng 9 năm 2005. Và đến<br /> tháng 6 năm 2006, yêu cầu này đã được chấp nhận.<br /> <br /> Phòng quản trị rủi ro chịu trách nhiệm đánh giá các rủi ro khi đầu tư chứng<br /> khoán, đưa ra các khuyến nghị và dự báo.<br /> Bộ phận Nghiệp vụ có trách nhiệm nhập các giao dịch đầu tư chứng khoán<br /> vào hệ thống và đảm bảo các dữ liệu nhập vào đúng với những gì đã diễn ra trong<br /> thực tế tại Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội.<br /> Phòng Kế toán và pháp chế chịu trách nhiệm kiểm tra lại tính hợp lệ và<br /> chính xác của giao dịch, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến<br /> hoạt động đầu tư chứng khoán để thông tin kịp thời cho Phòng kinh doanh vốn và<br /> tiền tệ và Ban Tổng giám đốc chi nhánh.<br /> Chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ hoạt động đầu tư<br /> chứng khoán<br /> Hiện nay, Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội đang sử dụng hệ<br /> thống Reuter 3000 Version 5.0 cho phép cung cấp tin tức cập nhật 24/24 giờ, lưu<br /> trữ thông tin trong quá khứ vô thời hạn với chức năng tìm kiếm dễ dàng, cung cấp<br /> hệ thống định giá và lãi suất linh hoạt, đảm bảo việc định giá chứng khoán chính<br /> xác và dễ dàng, hỗ trợ đắc lực cho công tác tính toán và xác định lãi suất chiết<br /> khấu.<br /> Hiện nay, mọi giao dịch đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho<br /> Corporate, Chi nhánh Hà Nội giữa các cán bộ giao dịch Phòng kinh doanh vốn và<br /> tiền tệ của chi nhánh với các cán bộ giao dịch của các Ngân hàng hay công ty<br /> chứng khoán khác đều được thực hiện qua điện thoại và qua máy fax, dẫn đến tốn<br /> thời gian và công sức trong việc duy trì hệ thống máy fax, lưu trữ dữ liệu, tài liệu<br /> giao dịch…<br /> Đánh giá hoạt động đầu tư chứng khoán tại Ngân hàng Mizuho<br /> Corporate, Chi nhánh Hà Nội<br /> <br /> Ngày 31 tháng 7 năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong tiến<br /> trình đầu tư chứng khoán của Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi nhánh Hà Nội khi<br /> tiến hành mua 50 tỷ đồng trái phiếu Kho bạc mã chứng khoán CP061109 với lãi<br /> suất coupon 8.63% .Tính cho đến nay, Ngân hàng đã mua được 120 tỷ đồng trái<br /> phiếu Kho bạc tương ứng với 3 mã chứng khoán. Việc đầu tư trên đã đạt được<br /> một số kết quả sau:<br /> Góp phần tạo nên một kênh đầu tư mới an toàn: nói đây là một kênh đầu<br /> tư mới là vì Ngân hàng Mizuho Corporate, chi nhánh Hà Nội là một trong những<br /> chi nhánh ngân hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống Mizuho Corporate đầu tư<br /> vào trái phiếu Chính phủ bằng tiền huy động được tại nước đặt trụ sở chi nhánh.<br /> Còn nói đây là một kênh đầu tư an toàn vì từ trước đến nay trái phiếu Chính phủ<br /> vẫn được coi là an toàn nhất trong các loại chứng khoán vì được đảm bảo thanh<br /> toán bởi Chính phủ Việt Nam.<br /> Tạo một bước tiến dài trong quá trình thâm nhập vào thị trường tài chính<br /> Việt Nam: cùng với việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, Ngân hàng Mizuho<br /> Corporate, chi nhánh Hà Nội có thể sử dụng số trái phiếu này để tham gia vào<br /> nghiệp vụ thị trường mở, tham gia vào các nghiệp vụ cầm cố, thấu chi, repo trái<br /> phiếu… và các giao dịch tiền tệ khác trên thị trường tiền tệ Việt Nam.<br /> Lựa chọn thời điểm đầu tư hợp lý: Việc lựa chọn thời điểm đầu tư mặc dù<br /> không phải ở thời kỳ lãi suất cao nhất, song Ngân hàng Mizuho Corporate, Chi<br /> nhánh Hà Nội đã đầu tư tại thời điểm lãi suất tương đối ổn định và an toàn. Bởi vì,<br /> sau thời điểm này, lãi suất coupon của trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là trái phiếu<br /> Kho bạc kỳ hạn 5 năm đi xuống rõ rệt, cá biệt có trường hợp trong phiên đấu thầu<br /> ngày 28 tháng 3 năm 2007, lãi suất này đã xuống còn 6.5%.<br /> Những hạn chế<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2