intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

42
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn tiến sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG §¶NG Bé TØNH H¦NG Y£N L·NH §¹O Ho¹t ®éng cña HéI LI£N HIÖP PHô N÷ tØnh Tõ N¡M 1997 §ÕN N¡M 2015 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 22 03 15 HÀ NỘI - 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Danh Tiên 2. PGS.TS. Phạm Hồng Chương Phản biện 1:......................................................... ......................................................... Phản biện 2:......................................................... ......................................................... Phản biện 3:......................................................... ......................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng đã lớn mạnh không ngừng về chính trị, tư tưởng và tổ chức để có thể đảm đương xuất sắc sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể quần chúng trong hệ thống chính trị của đất nước. Bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị nói chung, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) nói riêng, trở thành vấn đề quan trọng, là một trong những trọng tâm của công tác lãnh đạo của Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội LHPN Việt Nam đã trưởng thành và lớn mạnh, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam, đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, dân chủ, hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham gia quản lý nhà nước, xây dựng Đảng; đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hội LHPN Việt Nam thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng các tầng lớp phụ nữ, góp phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, tích cực tham gia các hoạt động của phụ nữ quốc tế và tranh thủ sự ủng hộ to lớn của phụ nữ Quốc tế đối với phụ nữ Việt Nam... Hưng Yên là một tỉnh ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, là tỉnh giàu truyền thống văn hiến cách mạng, trên mảnh đất ‘‘địa linh nhân kiệt’’ này, đã sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng. Chính nơi đây là quê hương của phong trào ‘‘Nữ du kích Hoàng Ngân’’ trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1997, sau ngày tái lập tỉnh, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong tỉnh, Hưng Yên đã phát huy tối đa mọi nguồn lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn, giành được những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn vốn đầu tư trong nước, nước ngoài và
  4. 2 hoạt động sản xuất công nghiệp tăng vượt bậc. Kinh tế nông nghiệp từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và xuất khẩu; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên. Hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng khởi sắc, tiềm năng du lịch được chú trọng đầu tư và khai thác có hiệu quả.... Góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh, không thể không nói đến vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên và các tầng lớp phụ nữ trong Tỉnh. Từ sau ngày tái lập Tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hưng Yên luôn coi trọng quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các đoàn thể quần chúng, trong đó có Hội LHPN Tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, hoạt động của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên luôn được chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Hội LHPN tỉnh vẫn còn một số hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và truyền thống của Tỉnh. Những tồn tại, hạn chế, cần được nghiên cứu, tổng kết để rút kinh nghiệm cho hoạt động của Hội trong thời gian tiếp theo. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII), nhằm làm rõ vai trò to lớn của các tầng lớp phụ nữ trong xây dựng quê hương xứ nhãn, góp phần giúp Đảng bộ tỉnh tổng kết công tác vận động quần chúng trong tình hình mới; từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng bộ đối với hệ thống chính trị trong Tỉnh nói chung, các đoàn thể chính trị xã hội và Hội LHPN nói riêng. Qua đó, góp phần đánh giá thực trạng tổ chức, bộ máy Hội LHPN và hoạt động của phụ nữ tỉnh Hưng Yên dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ sau khi tái lập tỉnh (1997), trải qua các kỳ Đại hội (Đại hội XIV, nhiệm kỳ 1997 - 2000; Đại hội XV, nhiệm kỳ 2000 - 2005; Đại hội XVI, nhiệm kỳ 2005 - 2010; Đại hội XVII, nhiệm kỳ 2010 - 2015); đúc kết một số bài học kinh nghiệm góp phần đưa phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên phát triển ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.
  5. 3 Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Trên cơ sở đó, đúc kết một số kinh nghiệm từ thực tiễn quá trình lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh: -Trình bày có hệ thống các quan điểm của Đảng và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. - Phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. - Đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan về ưu điểm, hạn chế và bước đầu đúc kết một số kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh trên các phương diện: Nâng cao nhận
  6. 4 thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Hội LHPN; xây dựng, phát triển tổ chức Hội: (xây dựng bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội và phát triển hội viên); chỉ đạo Hội LHPN tỉnh, trực tiếp là hội viên phụ nữ tham gia phát triển kinh tế xã hội; công tác tuyên truyền, sơ kết, tổng kết nhân rộng điển hình tiên tiến; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. - Về thời gian: Luận án nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 (là năm tái lập tỉnh) đến năm 2015 (năm kết thúc nhiệm kỳ XVII). Tuy nhiên, để đảm bảo tính logic, khoa học, luận án mở rộng thời gian nghiên cứu trước năm 1997 và sau năm 2015. - Về không gian: Luận án nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Hưng Yên, gồm thành phố Hưng Yên và các huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Giang, Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động. 4. Cơ sở lí luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ và xây dựng Hội LHPN. 4.2. Nguồn tài liệu Các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phụ nữ và công tác phụ nữ; những văn kiện của Trung ương Hội LHPN Việt Nam; nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên; nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, báo cáo của Hội LHPN tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ. Các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và logic. Bên cạnh đó là các phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê; so sánh; điều tra, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử... để hoàn thành mục tiêu mà luận án đề ra.
  7. 5 5. Đóng góp mới của Luận án Một là, tổng quan những nội dung của những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, trên cơ sở đó, khái quát những kết quả đã đạt được, chỉ rõ hướng nghiên cứu mà luận án tập trung giải quyết. Hai là, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh trong những năm 1997- 2015 trên các khía cạnh: quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động Hội LHPN tỉnh trước năm 1997. Ba là, góp phần làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015 qua 2 giai đoạn 1997-2005 và 2005-2015 trên phương diện: Xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Bốn là, luận án đưa ra một số nhận xét về những ưu điểm, hạn chế và phân tích nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế; đúc kết một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Năm là, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.
  8. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ. Tiêu biểu là các công trình khoa học: Tiếp tục tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong đời sống chính trị của đất nước, của Nguyễn Thị Thanh Hòa; Phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong tham gia quản lý Nhà nước của Nguyễn Thị Bình; Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế, xã hội, tham gia quản lý Nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000, của Trương Mỹ Hoa; Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng Phụ nữ và xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, của Nguyễn Thị Mão. Cuốn sách Hai mươi năm một chặng đường phát triển của phụ nữ Việt Nam 1975 - 1995 của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Những chặng đường đã qua, của tác giả Lê Chân Phương; Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bình đẳng giới của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân số, văn hóa và sự phát triển bền vững của Lê Thi, và Gia đình Việt Nam và vai trò của phụ nữ trong giai đoạn hiện nay của Dương Thị Minh; Phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Công trình: Phụ nữ Việt Nam bước vào thế kỷ XXI, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; và Tham gia xây dựng chính sách pháp luật về bình đẳng giới, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Bài viết: Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới đất nước của Dương Thị Xuân; “Công tác tuyên truyền của Đảng nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tri thức” của Lê Lục. Bài viết: Hoạt động và đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, của Nguyễn Thị Thanh Hòa; Nâng cao vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; và Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế của Hoàng Thị Ái Nhiên; Phụ nữ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, bình đẳng và phát triển, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh của Nguyễn Thị Thanh Hòa.
  9. 7 Những công trình khoa học nghiên cứu chung về phụ nữ và vai trò của phụ nữ Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc; làm rõ chủ trương, đường lối công tác phụ nữ nói chung, lãnh đạo tổ chức Hội LHPN và phong trào phụ nữ nói riêng của Đảng; nêu rõ thực trạng hoạt động của Hội LHPN Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa; đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Hội phụ nữ các cấp. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức Hội phụ nữ và phong trào phụ nữ Việt Nam Đổi mới mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp phường trong điều kiện kinh tế thị trường, do Dương Xuân Ngọc chủ biên; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, của hai tác giả Nguyễn Khánh Ngọc, Phạm Ngọc Quang; Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân hiện nay, của Ngô Huy Tiếp. Bài viết: “Làm tốt công tác vận động, quy tụ sức mạnh của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa; “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với việc xây dựng các mô hình hoạt động” của Trương Thị Khuê; Cuốn sách Nâng cao vị trí chính trị và năng lực hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, của Trịnh Xuân Giới; “Nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp trong thời kỳ mới” của Nguyễn Thị Thanh Hòa; “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam với công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Hoàng Thị Ái Nhiên. Bên cạnh đó, là các đề tài khoa học, tiêu biểu là: “Cơ cấu cán bộ và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị đổi mới” và “Vị trí, vai trò, chức năng và mô hình tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong hệ thống chính trị”, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; ngoài ra còn có các đề tài khoa học cấp Bộ: Thực trạng lao động nữ khu vực công nghiệp tham gia sinh hoạt Hội trên địa bàn dân cư và Khảo sát, đánh giá mô hình thu hút hội viên phụ nữ tham gia hoạt động Hội Liên hiệp Phụ nữ và đề xuất giải pháp, của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Thực trạng và đề xuất phương hướng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và phát triển tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, của Nguyễn Thị Kim Thúy.
  10. 8 Các công trình khoa học trên ở phạm vi, góc độ khác nhau, đã đề cập đến vai trò của phụ nữ Việt Nam, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với Hội LHPN Việt Nam, mô hình tổ chức Hội LHPN các cấp trong hệ thống chính trị; đồng thời, đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ vận trong thời kỳ đổi mới cũng như việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế thực hiện công tác vận động phụ nữ. Các công trình khoa học cũng xác định tầm quan trọng của các cấp ủy Đảng đối với việc nâng cao năng lực của phụ nữ trên phương diện, xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ Hội LHPN là nhân tố quan trọng để đổi mới công tác Hội và nâng cao chất lượng phong trào phụ nữ trong tình hình mới. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về Hưng Yên và hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hưng Yên, tập I (1929 -1954), tập II (1954 -1975), tập III (1975 -2000), của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hưng Yên; Hưng Yên vùng phù sa văn hóa, của Nguyễn Phúc Lai; Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên sau 14 năm tái lập (1997-2010) của Cục thống kê tỉnh Hưng Yên và cuốn sách Kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên sau 15 năm tái lập (1997-2011) của Cục thống kê tỉnh Hưng Yên. Dưới các góc độ khác nhau, những công trình khoa học trên đã nêu bật truyền thống lịch sử, văn hóa và quá trình Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hưng Yên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua đó, làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh. Những công trình khoa học nghiên cứu về công tác vận động phụ nữ và hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên Tiêu biểu là công trình khoa học Lịch sử phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên (1930 - 2000), của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên; Nữ du kích Hoàng Ngân, của Kinh Lịch; Chuyện kể về phong trào nữ du kích Hoàng Ngân, của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên; Hoa xứ nhãn, của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Hưng Yên. Những công trình khoa học trên tập trung phân tích vai trò của Hội LHPN tỉnh và các tầng lớp phụ nữ qua các thời kỳ lịch sử, bước đầu chỉ ra phương thức lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với phong trào phụ nữ; cung cấp tư liệu và cách tiếp cận trong nghiên cứu tổ chức Hội và phong trào phụ nữ tỉnh Hưng Yên những năm đổi mới.
  11. 9 1.2. NỘI DUNG NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐÃ GIẢI QUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU 1.2.1. Nội dung các công trình nghiên cứu đã giải quyết Nhóm công trình nghiên cứu về phụ nữ, vai trò của phụ nữ Việt Nam và nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức Hội và phong trào phụ nữ Việt Nam cho thấy: các công trình khoa học đã phản ánh, nêu bật vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức Hội LHPN Việt Nam; đồng thời, làm rõ hơn vị trí, vai trò, đóng góp của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng cũng như vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xã hội. Nhóm công trình nghiên cứu về Hưng Yên và hoạt động của Hội LHPN tỉnh đã tái hiện những truyền thống tốt đẹp, vai trò của phụ nữ Hưng Yên trong lịch sử phát triển của Tỉnh, là kinh nghiệm quý để Hội LHPN tỉnh tiếp tục phát huy trong điều kiện mới. Những kết quả nghiên cứu trên cung cấp nguồn tư liệu có giá trị và phương pháp tiếp cận; đồng thời, gợi mở những yêu cầu mới đối với quá trình nghiên cứu luận án. 1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, là những tài liệu có giá trị để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa trong quá trình thực hiện luận án. Tuy nhiên, đa số những nghiên cứu chung về phong trào phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN mới chỉ tiếp cận dưới dạng bài viết, chưa có nhiều công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện, sâu sắc về Đảng lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, từ năm 1997 đến năm 2015. Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về hoạt động của Hội LHPN tỉnh nói chung và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh nói riêng, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2015. Từ thực tiễn đó, nghiên cứu sinh xác định những nội dung tập trung nghiên cứu: Một là, trình bày quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và xây dựng Hội LHPN Việt Nam; phân tích những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên đối với hoạt động của Hội LHPN tỉnh như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng hoạt động của Hội LHPN tỉnh trước năm 1997. Hai là, phân tích chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN. Trên cơ sở các quan
  12. 10 điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, làm rõ quá trình phát triển về nhận thức và chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. Ba là, phân tích, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên chỉ đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh qua hai giai đoạn 1997 - 2005 và 2005 - 2015, trên các mặt: Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với Hội LHPN tỉnh; xây dựng và phát triển tổ chức Hội về bộ máy đội ngũ cán bộ Hội, phát triển hội viên; phát triển kinh tế - xã hội; công tác tuyên truyền và sơ kết, tổng kết nhân rộng điển hình tiên tiến; về đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước. Đây là nội hàm cơ bản trong hoạt động của Hội LHPN dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh. Bốn là, đánh giá những thành công và hạn chế, bước đầu đúc kết những kinh nghiệm qua thực tiễn quá trình Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN tỉnh, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng tỉnh Hưng Yên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Chương 2 QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.1. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH 2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác phụ nữ và xây dựng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng đặc biệt chú trọng công tác vận động, tập hợp các tổ chức quần chúng. Đề cập đến vị trí, vai trò của phụ nữ, Đại hội VI của Đảng khẳng định: phát huy vai trò to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng, cần làm cho đường lối vận động phụ nữ của Đảng được thấu suốt trong cả hệ thống chuyên chính vô sản, được cụ thể hóa thành chính sách, luật pháp... Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa VI ra Nghị quyết số 8B-NQ/TW Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 8B/NQ-TW, Ban
  13. 11 Bí thư ra Chỉ thị số 62/CT-TW yêu cầu: các đoàn thể quần chúng ở cơ sở xác định rõ chức năng, cải tiến phương thức hoạt động, đề ra nhiệm vụ của tổ chức mình để đem lại lợi ích thiết thực cho đoàn viên, hội viên. Tiếp đó ngày 12-7-1993, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 04-NQ/TW Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, nêu rõ: Hội LHPN là tổ chức đại diện cho lợi ích của phụ nữ, là trung tâm tập hợp đoàn kết phụ nữ Việt Nam, hướng dẫn và vận động chị em phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng nam nữ, vì sự nghiệp phát triển và hạnh phúc của phụ nữ, vì sự nghiệp đổi mới, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW(1993) của Bộ Chính trị, ngày 16-5-1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 37-CT/TW(1994) Về một số vấn đề cấp bách về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới. Chỉ thị một lần nữa thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của phụ nữ Việt Nam, trong đó, công tác cán bộ là khâu then chốt. Đại hội VIII (1996) của Đảng chủ trương xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2000. Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), Đảng tiếp tục đổi mới tư duy về công tác vận động phụ nữ. 2.1.2. Điền kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa * Điều kiện tự nhiên Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Hưng Yên là một tỉnh nông nghiệp, một miền quê mang những nét đặc trưng của nông thôn Việt Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. * Điều kiện kinh tế - xã hội Tháng 1 năm 1997, tỉnh Hưng Yên chính thức được tái lập sau 29 năm hợp nhất với tỉnh Hải Dương. Khi tái lập tỉnh, Hưng Yên vẫn là tỉnh thuần nông, công nghiệp hầu như không có gì đáng kể, kết cấu hạ tầng yếu kém, thiết bị công nghệ lạc hậu; kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu.
  14. 12 * Truyền thống lịch sử, văn hóa Hưng Yên mảnh đất có truyền thống văn hiến, nhất là về cử nghiệp và thi thư, đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hoá lớn. Là quê hương có nhiều di tích lịch sử, đặc biệt là đền chùa; đồng thời, Hưng Yên cũng là một trong những địa danh lưu giữ, bảo tồn một số di tích, di vật quý hiếm và có giá trị nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc. Những đặc điểm kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hóa của Tỉnh đã tạo ra những thuận lợi cơ bản đồng thời cũng chứa đựng những khó khăn đối với công tác vận động phụ nữ và xây dựng tổ chức Hội LHPN tỉnh. Thuận lợi Một là: Hưng Yên là Tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, có hệ thống giao thông thuận lợi đến các trung tâm lớn của đất nước, tạo điều kiện cho nhân dân trong tỉnh, trong đó có tầng lớp phụ nữ, mở mang phát triển các ngành kinh tế nhất là các nông sản hàng hóa và các sản phẩm của nghề thủ công nghiệp để cung cấp cho thị trường rộng lớn. Hai là: Là địa phương có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần đảm bảo đời sống vật chất cho các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ. Ba là: Với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời và truyền thống cần cù trong lao động sản xuất, bước vào thời kỳ đổi mới, với đường lối và chủ trương đúng đúng đắn của Trung ương Đảng và Đảng bộ tỉnh, các tầng lớp nhân dân, nhất là phụ nữ, hăng hái sản xuất, tiếp thu các thành tựu khoa học - kỹ thuật, để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Khó khăn Thứ nhất, là tỉnh có diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng, song nhiều vùng thuộc vùng chiêm trũng, chua, phèn, gây ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa, gây cản trở cho việc chuyển đổi nghề nghiệp của nhân dân, trong đó có các tầng lớp phụ nữ. Thứ hai, do điều kiện kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp phụ nữ nông thôn còn khó khăn, ảnh hưởng đến việc vận động các tầng lớp phụ nữ tham gia công tác Hội và các phong trào phụ nữ.
  15. 13 Thứ ba, đại đa số phụ nữ Hưng Yên là nông dân sống ở các vùng nông thôn, trình độ dân trí còn thấp nên khả năng tiếp thu khoa học - kỹ thuật, công nghệ còn hạn chế. Điều đó ảnh hưởng đến việc nâng cao năng suất lao động, tiền lương và thu nhập của phụ nữ. Thứ tư, với đặc thù của một tỉnh mới tái lập, công tác Hội LPHN của tỉnh cũng còn nhiều bất cập 2.1.3. Hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hưng Yên trước năm 1997 Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy và sự chỉ đạo của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, ngay khi tái lập tỉnh (1997), Ban cán sự tỉnh quyết định tái lập Hội LHPN tỉnh Hưng Yên. Hội LHPN tỉnh đã vận các tầng lớp phụ nữ học tập, áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển hướng sản xuất, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tương trợ giúp nhau làm kinh tế, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng… Do mục đích đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng thiết tha của quần chúng, nên Hội LHPN tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển, từng bước thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia. 2.2. CHỦ TRƯƠNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH 2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (11-1997), trên cơ sở xác định rõ những hạn chế của tỉnh mới tái lập và những yếu kém trong hoạt động của hệ thống chính trị nói chung và Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể nói riêng, đã chủ trương: “…Đổi mới phương thức hoạt động của các đoàn thể quần chúng để gắn hoạt động thực tiễn cơ sở”. Nhằm cụ thể hóa những quan điểm trên, tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8B (khóa VI) năm 1990, Nghị quyết 04-NQ/TW (1993) và Chỉ thị số 37-CT/TW (khóa VII) năm 1994, Đảng bộ tỉnh ban hành một số văn bản chỉ đạo công tác vận động phụ nữ. Sau khi Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ tỉnh Hưng Yên được kiện toàn (1998), Tỉnh ủy Hưng
  16. 14 Yên tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW (1998) của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng”. Thực hiện chủ trương của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (2000), nêu rõ giải pháp nhằm phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ, phải quan tâm đến phụ nữ nghèo, cổ động phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình nhằm đảm bảo đời sống của các tầng lướp phụ nữ. Thực hiện Chỉ thị thị số 42-CT/TW (1998) của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (2005) nhấn mạnh:... Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tổ chức, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...; tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể theo phương châm hướng về cơ sở, vì cơ sở... Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) Về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Tỉnh ủy Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 43 và Kế hoạch số 51 KH/TU nhằm đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội LHPN tỉnh. Trong những những năm 1997-2005, chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên về công tác phụ nữ và hoạt động của Hội LHPN, được thể hiện tập trung ở một số nội dung cơ bản sau: Một là, khắc phục những hạn chế của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với việc lãnh đạo hoạt động của Hội LHPN và phong trào phụ nữ, trên cơ sở đó, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đối với tổ chức hội các cấp. Hai là, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các cấp Hội nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội phụ nữ các cấp và phong trào phụ nữ trong toàn Tỉnh, góp phần huy động năng lực, trí lực của các tầng lớp phụ nữ vào sự nghiệp đổi mới.
  17. 15 Ba là, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phụ nữ làm nòng cốt để vận động các tầng lớp phụ nữ vào sinh hoạt trong Hội phụ nữ các cấp. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển hội viên tại các địa phương và các ngành nghề, thành phần kinh tế, theo hướng hướng về cơ sở. 2.2.2. Đảng bộ tỉnh chỉ đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 2.2.2.1. Chỉ đạo nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo sát với tình hình thực tiễn. Căn cứ Chỉ thị số 646/TTg, ngày 7-1-1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở các bộ, ngành, địa phương, ngày 15-11- 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ra Quyết định số 2609/QĐ-UB v/v kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Hưng Yên. Ngày 03-12-2002, Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên ra Thông báo số 261/TB-TU Về Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Hưng Yên đến năm 2005. Tiếp đó, ngày 20-10-2003, Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 58/2003/QĐ - UB v/v ban hành Kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Hưng Yên đến năm 2005. Để nâng cao hiệu quả chỉ đạo, Đảng bộ tỉnh vận dụng linh hoạt các phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thứ nhất, thông qua biện pháp tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục Thứ hai, thông qua công tác kiểm tra, giám sát Thứ ba, chỉ đạo tổng kết quá trình thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác phụ nữ và công tác Hội 2.2.2.2. Chỉ đạo xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ và phát triển hội viên Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác tổ chức và cán bộ của Hội phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực, tổ chức Hội được củng cố và phát triển, đội ngũ cán bộ Hội trưởng thành. Song công tác tổ chức cán bộ còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Hội trong giai đoạn mới.
  18. 16 2.2.2.3. Chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước, chăm lo, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên Nhằm nâng cao hiệu quả các phong trào phụ nữ, Hội LHPN tỉnh tổ chức các hội thi: “Cán bộ Hội phụ nữ cơ sở giỏi - tiếng hát ru” ở ba cấp; Hội thi “Truyền thống cuốn sách cần cho sự sống”; “Tuyên truyền về sữa mẹ”; “Tìm hiểu kiến thức pháp luật, kiến thức gia đình”. Bên cạnh đó, hoạt động Câu lạc bộ phụ nữ đã có những hoạt động nổi bật. Đến năm 2001, toàn tỉnh đã có trên 700 câu lạc bộ, trong đó hơn 400 câu lạc bộ nữ công ở cơ sở và hơn 300 câu lạc bộ ở các tổ, chi Hội phụ nữ. Những đơn vị tiêu biểu là Hội Phụ nữ các huyện: Phù Cừ, Văn Lâm, xã Phùng Hưng (Khoái Châu) và phường Hồng Châu (Thị xã Hưng Yên). Tiếp đó, năm 2002, Hội LHPN tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện phong trào thi đua“Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”cấp tỉnh. Phong trào,“Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước” được chú trọng. Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội LHPN tỉnh đã tổng kết các cuộc vận động:“Phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phong trào thi đua phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ, xóa nhà tranh cho phụ nữ nghèo”. “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm hộ nghèo, tăng thu nhập”... Căn cứ vào quy chế phối hợp, trong chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Hội và triển khai thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Từ năm 2005, nhiều nội dung hoạt động của Hội liên quan và tác động đến các phong trào “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch; “Phụ nữ rèn luyện 4 phẩm chất: Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang”. Nhờ kết hợp linh hoạt các phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, gắn các chủ trương, nghị quyết với triển khai chỉ đạo những việc làm thực tế để đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên mà việc triển khai, thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch lãnh đạo Hội LHPN tỉnh những năm 1997 - 2005 ngày càng sát hợp và hiệu quả.
  19. 17 Chương 3 ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2015 3.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ ĐẢNG BỘ TỈNH HƯNG YÊN VỀ CÔNG TÁC PHỤ NỮ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ 3.1.1. Tình hình và nhiệm vụ mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội phụ nữ tỉnh Hưng Yên * Tình hình, nhiệm vụ mới đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, xuất hiện xu hướng hội viên tham gia tổ chức Hội chỉ mang tính hình thức và nếu tổ chức Hội không được xây dựng vững mạnh, có phương thức vận động Hội viên phù hợp thì với nhu cầu cuộc sống ngày càng cao, điều kiện sống thay đổi, rất khó tập hợp phụ nữ tham gia tổ chức Hội.... Để xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực sự là tổ chức quần chúng của phụ nữ và thu hút ngày càng đông đảo phụ nữ tham gia các phong trào thi đua, Đảng cần tăng cường lãnh đạo, định hướng đối với việc xây dựng, phát triển tổ chức hội vững mạnh và đổi mới nội dung phương thức hoạt động của Hội LHPNViệt Nam. Trước bối cảnh mới, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII đề ra 5 chương trình trọng tâm: Giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ và năng lực cho phụ nữ; Vận động phụ nữ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập; chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh; nghiên cứu và kiểm tra giám sát. Trên cơ sở đó, Đại hội phát động hai phong trào thi đua yêu nước: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc”, và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”. Tiếp đó, Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2002- 2007) chủ trương đẩy mạnh phong trào: “Phụ nữ Việt Nam Năng động - Sáng tạo - Trung hậu - Đảm đang”. Năm 2012, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI (nhiệm kỳ 2012-2017) đã đề ra mục tiêu: Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.
  20. 18 * Yếu tố mới của tỉnh Hưng Yên tác động đến hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh - Về kinh tế - Về văn hóa - xã hội 3.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (2006) yêu cầu: Đổi mới, nâng cao chất lượng của Mặt trận của đoàn thể nhân và các hội quần chúng, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phô trương, hình thức, làm tốt công tác dân vận theo phong cách trọng dân, gần dân và có trách nhiệm với dân. Nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới, ngày 27-4-2007, Bộ Chính trị (khóa X) ra Nghị quyết số 11-NQ/TW về Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết nêu 4 quan điểm về công tác phụ nữ, thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; đồng thời đề ra 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội LHPN Việt Nam. Từ năm 1997 đến năm 2006, Đảng đã chú trọng đến vị trí, vai trò của phụ nữ, công tác phụ nữ. Đến Nghị quyết số 11NQ/TW (2007) của Bộ Chính trị, Đảng đã đặc biệt chú trọng đến xây dựng tổ chức Hội LHPN. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), quan điểm của Đảng về công tác phụ nữ được thể hiện ngắn gọn nhưng đầy đủ và nâng lên tầm cao mới so với trước đó là: "…Thực hiện bình đẳng giới và hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ…". Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nêu rõ yêu cầu: Nâng cao trình độ mọi mặt về đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò của mình... Kiên quyết đấu tranh chống các tệ nạn xã hội và các hành vi bạo lực, buôn bán, xâm hại và xúc phạm nhân phẩm phụ nữ. 3.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Xuất phát từ thực trạng hoạt động của Hội LHPN tỉnh, Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XVI chỉ rõ tăng cường xây dựng, phát triển tổ chức Hội và đổi mới hoạt động của phụ nữ trở thành yêu cầu bức thiết của các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Hưng Yên, là mong muốn của đông đảo hội viên phụ nữ, đồng thời cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ tỉnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2