intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án)

Chia sẻ: Lam Chi Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

619
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các em học sinh cùng tham khảo "Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án)", để ôn tập lại các kiến thức như: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, gieo vần trong thơ,... Chúc các em ôn thi thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 (kèm đáp án)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút * Phần trắc nghiệm: (3 đ) Câu 1: Tình cảm của tác giả trong bài thơ “Tiếng gà trưa” : A. Yêu quý những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, yêu quý người bà đã hết lòng yêu thương, chăm lo cho cháu. B. Yêu thiên nhiên đất nước tươi đẹp, nguyện xây dựng đất nước ngày càng đi lên, phát triển. C. Yêu quý tiếng gà trưa. D. Yêu quý người bà. Câu 2: Tuỳ bút gần với các thể bút kí, kí sự ở những yếu tố: A. Đều là thể văn tự sự kết hợp với biểu cảm. B. Yếu tố ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. C. Yếu tố ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. D. Yếu tố miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. Câu 3: Qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Đỗ Phủ đã thể hiện: A. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. B. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà vừa to vừa đẹp. C. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà xây bằng gạch, lợp ngói thật kiên cố. D. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có ngói để lợp lại ngôi nhà. Câu 4: Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” của tác giả: A. Nguyễn Tuân B. Minh Hương C. Thạch Lam D. Vũ Bằng Câu 5: Vũ Bằng là một nhà báo già dặn, là một cây bút viết văn có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí: A. Sai B. Đúng Câu 6: Vẻ đẹp của cảnh trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” là: A. Ánh trăng giống như người bạn tâm tình của tác giả, trăng gắn bó với người rất đỗi thân tình. B. Trăng sáng lồng lộng trên bầu trời, trên sông nước, khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sức xuân. C. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây, tạo nên vẻ đẹp rất cụ thể , chính xác. D. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây tạo nên bóng hoa, lung linh, huyền ảo, ấm áp tình người. Câu 7: Hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya” biểu hiện: A. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. B. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng vì đất nước vẫn trong vòng nô lệ. C. Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước trong con người Bác. D. Bác yêu thiên nhiên say đắm nên không ngủ được. Câu 8: Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu không sử dụng từ trái nghĩa là: A. Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà. B. Chị em như chuối nhiều tàu/ Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời. C. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. D. Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Câu 9: Thành ngữ “An cư lạc nghiệp” có nghĩa là: A. Đóng cửa, không giao lưu với bên ngoài. B. Cai quản, trông coi việc nước để dân sống yên ổn. C. Bình yên , không có việc gì xấu xảy ra. D. Sinh sống yên ổn, làm ăn vui vẻ. Câu 10: (Điền vào chỗ trống) …………………………………… là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Câu 11: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ đồng nghĩa hoàn toàn là: A. Ăn, nhậu B. Bỏ mạng, bỏ xác C. Ngoan cường, ngoan cố D. Mua, mượn Câu 12: Trong luật thơ lục bát, những tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc là: A. 1, 3, 5, 7 B. 1, 2, 5, 7 C. 2, 4, 6, 8 D. 2, 3, 6, 8 …………………………………………………………………………………………………………………………. * Tự luận: (7 đ) Câu 1: (2 đ) Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó. “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giác mơ thôi.” (Khánh Hoài) Câu 2: (5 đ) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
  2. ĐỀ THI HỌC KÌ I – MÔN : NGỮ VĂN 7 Thời gian: 90 phút * Phần trắc nghiệm: (3 đ) Câu 1: Qua bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, Đỗ Phủ đã thể hiện: A. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà xây bằng gạch, lợp ngói thật kiên cố. B. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có ngói để lợp lại ngôi nhà. C. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ. D. Nỗi khổ của bản thân vì căn nhà tranh bị gió thu phá nát và ước mơ có được một ngôi nhà vừa to vừa đẹp. Câu 2: Hai câu thơ cuối bài “Cảnh khuya” biểu hiện: A. Niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước trong con người Bác. B. Bác yêu thiên nhiên say đắm nên không ngủ được. C. Bác chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. D. Tâm trạng bồn chồn, lo lắng vì đất nước vẫn trong vòng nô lệ. Câu 3: Vẻ đẹp của cảnh trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng” là: A. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây, tạo nên vẻ đẹp rất cụ thể , chính xác. B. Trăng sáng trong rừng khuya, ánh trăng lồng vào bóng cây tạo nên bóng hoa, lung linh, huyền ảo, ấm áp tình người. C. Ánh trăng giống như người bạn tâm tình của tác giả, trăng gắn bó với người rất đỗi thân tình. D. Trăng sáng lồng lộng trên bầu trời, trên sông nước, khiến không gian càng thêm bao la bát ngát và đầy ắp sức xuân. Câu 4: Tình cảm của tác giả trong bài thơ “Tiếng gà trưa” : A. Yêu quý tiếng gà trưa. B. Yêu quý người bà. C. Yêu quý những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, yêu quý người bà đã hết lòng yêu thương, chăm lo cho cháu. D. Yêu thiên nhiên đất nước tươi đẹp, nguyện xây dựng đất nước ngày càng đi lên, phát triển. Câu 5: Tuỳ bút gần với các thể bút kí, kí sự ở những yếu tố: A. Yếu tố ghi chép những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. B. Yếu tố ghi chép, miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. C. Yếu tố miêu tả những hình ảnh, sự việc mà nhà văn quan sát, chứng kiến. D. Đều là thể văn tự sự kết hợp với biểu cảm. Câu 6: Văn bản “Sài Gòn tôi yêu” của tác giả: A. Thạch Lam B. Vũ Bằng C. Nguyễn Tuân D. Minh Hương Câu 7: Vũ Bằng là một nhà báo già dặn, là một cây bút viết văn có sở trường về truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí: A. Đúng B. Sai Câu 8: Thành ngữ “An cư lạc nghiệp” có nghĩa là: A. Bình yên , không có việc gì xấu xảy ra. B. Sinh sống yên ổn, làm ăn vui vẻ. C. Đóng cửa, không giao lưu với bên ngoài. D. Cai quản, trông coi việc nước để dân sống yên ổn. Câu 9: (Điền vào chỗ trống) …………………………………… là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Câu 10: Trong các nhóm từ sau, nhóm từ đồng nghĩa hoàn toàn là: A. Ngoan cường, ngoan cố B. Mua, mượn C. Ăn, nhậu D. Bỏ mạng, bỏ xác Câu 11: Trong các câu ca dao, tục ngữ sau, câu không sử dụng từ trái nghĩa là: A. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười chưa cười đã tối. B. Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. C. Số cô chẳng giàu thì nghèo/ Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà. D. Chị em như chuối nhiều tàu/ Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời. Câu 12: Trong luật thơ lục bát, những tiếng bắt buộc theo luật bằng trắc là: A. 2, 4, 6, 8 B. 2, 3, 6, 8 C. 1, 3, 5, 7 D. 1, 2, 5, 7 …………………………………………………………………………………………………………………………. * Tự luận: (7 đ) Câu 1: (2 đ) Thế nào là điệp ngữ? Nêu các dạng điệp ngữ. Tìm điệp ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó. “Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giác mơ thôi.” (Khánh Hoài) Câu 2: (5 đ) Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
  3. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vdụng thấp Vdụng cao Tổng số Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài ca nhà tranh bị 1c/0.25 gió thu phá Cảnh khuya 1c/0.25 VĂN Rằm tháng giêng 1c/0.25 7c/1.75 Tiếng gà trưa 1c/0.25 Một thứ quà của lúa 1c/0.25 non: Cốm Sài Gòn tôi yêu 1c/0.25 Mùa xuân của tôi 1c/0.25 Từ đồng nghĩa 1c/0.25 TV Từ trái nghĩa 1c/0.25 Từ đồng âm 1c/0.25 4c/1đ Thành ngữ 1c/0.25 Điệp ngữ 1c/2đ 1c/2đ TLV PBCN về 1 TPVH 1c/5đ 1c/5đ ( Qua Đèo Ngang) Làm thơ lục bát 1c/0.25 1c/0.25 Tổng 6c/1.5đ 6c/1.5đ 1c/2đ 1c/5đ 12c/3đ 2c/7đ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM * Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án đúng C A D C B D A B Từ đồng âm D B A * Phần tự luận: Câu 1: - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ . (0.5 đ) - Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng) (0.5 đ) - Điệp ngữ trong đoạn trích: xa nhau, một giấc mơ (0.5 đ) - Tác dụng của điệp ngữ trên: Làm nổi bật nỗi buồn đau ở nhân vật Thành khi hai anh em sắp xa nhau.(0.5 đ) Câu 2: - Hình thức : 1 đ + Bố cục rõ ràng, đủ ý + Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc + Dùng từ chính xác, đúng chính tả, đúng ngữ pháp - Nội dung(Bố cục): 4 đ (I) MB: Giới thiệu tác giả, bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.(0.5 đ) (II) TB: Nêu cảm nghĩ của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ theo bố cục đề , thực, luận , kết.(3.0 đ) (III) KB: Tình cảm của em đối với bài thơ.(0.5 đ)
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NGỮ VĂN 7 Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vdụng thấp Vdụng cao Tổng số Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Bài ca nhà tranh bị 1c/0.25 gió thu phá Cảnh khuya 1c/0.25 VĂN Rằm tháng giêng 1c/0.25 7c/1.75 Tiếng gà trưa 1c/0.25 Một thứ quà của lúa 1c/0.25 non: Cốm Sài Gòn tôi yêu 1c/0.25 Mùa xuân của tôi 1c/0.25 Từ đồng nghĩa 1c/0.25 Từ trái nghĩa 1c/0.25 Từ đồng âm 1c/0.25 4c/1đ Thành ngữ 1c/0.25 Điệp ngữ 1c/2đ 1c/2đ TLV PBCN về 1 TPVH 1c/5đ 1c/5đ (Qua Đèo Ngang) Làm thơ lục bát 1c/0.25 1c/0.25 Tổng 6c/1.5đ 6c/1.5đ 1c/2đ 1c/5đ 12c/3đ 2c/7đ ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM * Phần trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án đúng A C A B B B C D D Từ đồng âm B C * Phần tự luận: Câu 1: - Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ( hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ . (0.5 đ) - Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp( điệp ngữ vòng) (0.5 đ) - Điệp ngữ trong đoạn trích: xa nhau, một giấc mơ (0.5 đ) - Tác dụng của điệp ngữ trên: Làm nổi bật nỗi buồn đau ở nhân vật Thành khi hai anh em sắp xa nhau.(0.5 đ) Câu 2: - Hình thức : 1 đ + Bố cục rõ ràng, đủ ý + Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc + Dùng từ chính xác, đúng chính tả, đúng ngữ pháp - Nội dung(Bố cục): 4 đ (I) MB: Giới thiệu tác giả, bài thơ và cảm nghĩ chung của em về bài thơ.(0.5 đ) (II) TB: Nêu cảm nghĩ của em về nghệ thuật và nội dung của bài thơ theo bố cục đề , thực, luận , kết.(3.0 đ) (III) KB: Tình cảm của em đối với bài thơ.(0.5 đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2