intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (Tập 1): Phần 2 - Nguyễn Văn Hiệp và Phạm Ngọc Trâm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

19
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Tổng quan về biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (Tập 1) phần 2 gồm các chuyên đề chính như: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội vùng biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ; văn hóa và làng nghề truyền thống của cư dân biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ; tình hình quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ trước thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ (Tập 1): Phần 2 - Nguyễn Văn Hiệp và Phạm Ngọc Trâm

  1. Chuyên đề 4 CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 4.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội biển đảo Việt Nam ở miền Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực phát triển kinh tế năng động với mức tăng trưởng cao, nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp thương mại, dịch vụ, khoa học – kỹ thuật, đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế, có nhiều tiềm năng và lợi thế về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như công nghiệp dầu khí, sản xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản… Do vậy sự phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cả nước. Tuy chỉ chiếm 7,2% diện tích và 17,5% dân số cả nước, song Đông Nam Bộ tạo ra 42,14% tổng thu ngân sách cả nước59. Đông Nam Bộ đang là khu vực có tổng thu ngân sách trên địa bàn lớn nhất. Đây cũng là khu vực có 4/6 tỉnh thành phải điều tiết nguồn thu phân chia về ngân sách trung ương là Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiến đến 20,5% tổng sản phẩm GDP, 25,05% tổng thu ngân sách, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính …Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Trung tâm thương mại Sài Gòn, Diamond Plaza … Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1, 5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào năm 1998. Hiện nay, toàn thị 59 Tổng hợp theo Báo cáo QUYẾT TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 (Theo Quyết định số 2041/QĐ-BTC ngày 22 tháng 9 năm 2016của Bộ trưởng Bộ Tài chính)- http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/quyettoan 59
  2. trường có 507 loại chứng khoán niêm yết, tróng đó có 138 cổ phiếu có tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng. Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ có khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó nhiều khu công nghiệp cho thuê chiếm hết diện tích như Sóng Thần I, Sóng Thần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP – Việt Nam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 3483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có vốn 2,656 tỷ đồng. Bà Rịa- Vũng Tàu là tỉnh công nghiệp và cảng biển, đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 14% / năm, kế cả dầu khí bình quân 10,8% / năm. GDP bình quân đầu người đạt 11.500 USD, kế cả dầu khí đạt 15.000 USD. Năm 2014, thu ngân sách trên địa bàn đạt 109.030,91 tỷ đồng. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế về vị trí, đất đai, hạ tầng kỹ thuật để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành kinh tế biển như công nghiệp dầu khí, sản xuất điện, đạm, cảng biển, du lịch, khai thác và chế biến hải sản… Do vậy sự phát triển kinh tế của Bà Rịa - Vũng Tàu có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cả nước. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam bộ, thuộc nhóm cảng biển số 05 bao gồm: TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các thùng chứa trên 100.000 tấn có thể cập cảng BRVT đi thẳng sang các nước châu Âu, châu Mỹ. Tính đến nay, toàn tỉnh có 24/52 cảng đã đi vào hoạt động, cảng còn lại đang trong quá trình quy hoạch và xây dựng. Về lĩnh vực du lịch, Vũng Tàu là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thuỳ Vân hay Bãi Sau trên đường Thuỳ Vân. Các khu du lịch nổi tiếng như khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong … Các khách sạn nổi tiếng như khách sạn Thuỳ Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC … Đồng Nai là một trong ba góc nhọn tam giác phát triển gồm Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tăng 13,32% , trong đó dịch vụ tăng 14,9%, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,9% công nghiệp – xây dựng tăng 14,2%. GDP quy mô toàn tỉnh đạt 96,820 tỷ đồng, GDP bình quân đầu người đạt 36,6 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu đạt 9,8 tỷ USD, tăng 60
  3. 30,3% so với cùng kỳ đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 900 triệu USD. Năm 2014 thu ngân sách trên địa bàn đạt 38.021,34 tỷ đồng. Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và điểm du lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, khu du lịch sinh thái thác Mai – hồ nước nóng, Đảo Ó, chiến khu Đ, mộ cổ Hàng Gòn, đàn đá Bình Đa, khu du lịch thác Giang Điền, khu du lịch long Châu Viên (Xuân Tân, long Khánh), khu du lịch Vườn Xoài, khu di tích cấp quốc gia núi Chúa Chan (núi Gia Lào), Hồ núi Le (Xuân Lộc). Hiện nay, Đông Nam Bộ là trung tâm khai thác dầu khí chủ yếu của Việt Nam, với 93,29% tổng trữ lượng dầu mỏ và 16,20% tổng trữ lượng khí thiên nhiên của cả nước. Trên vùng biển đảo Đông Nam Bộ, Tổng Công ty dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) và các đối tác liên doanh như Công ty dầu khí Việt - Nhật (JVPC), Petronas Carigali Vietnam (PCV) đang tiến hành khai thác dầu thô trên 6 mỏ với sản lượng khai thác bình quân hơn 40.000 tấn dầu thô và hơn 4 triệu m3 khí/ngày đêm. Vào tháng 5- 2001, Dự án khí Nam Côn Sơn với số vốn đầu tư 15 tỷ USD đã được khởi công xây dựng để khai thác khí thiên nhiên từ hai mỏ Lan Tây và Lan Đỏ cách Vũng Tàu 370 km về phía Đông Nam, nhằm cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Khu Công nghiệp Liên hiệp Khí - Điện Đạm Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư ước tính 4,5 tỷ USD. Có thể thấy, kể từ ngày thành lập đến nay, ngành dầu khí đã nộp hơn 7 tỷ USD vào ngân sách Nhà nước. Đến năm 2000, nguồn thu từ ngành dầu khí đã trở thành nguồn thu chủ lực của ngân sách Nhà nước với tỷ lệ 40%. 61
  4. QUYẾT TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NĂM 2014 (Theo Quyết định số 2041/QĐ-BTC ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Số TT Địa bàn Tổng thu Tỉ lệ % - so với cả (triệu đồng) nước 1. Cả nước 1,120,237,007 100% 2. ĐÔNG NAM BỘ 472,051,051 42,14% 3. HỒ CHÍ MINH 280,593,771 25,05% 4. ĐỒNG NAI 38,021,340 3,39% 5. BÌNH DƯƠNG 35,093,669 3,13% 6. BÌNH PHƯỚC 4,050,621 0,36% 7. TÂY NINH 5,260,739 0,47% 8. BÀ RỊA - VŨNG TÀU 109,030,911 9,73% Nguồn: http://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/lvtc/slnsnn/sltn/quyettoan 4.2. Cảng biển Một trong những thế mạnh của Đông Nam Bộ là cảng biển và dịch vụ cảng biển. Với vị trí chiến lược và nhiều lợi thế khác, Đông Nam Bộ đã là trung tâm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực cảng biển. Hiện nay tốc độ phát triển các cảng biển diễn ra khá nhanh, nhiều cảng nước sâu đi vào hoạt động, thu hút nhiều hãng tàu nổi tiếng trên thế giới cập bến tại đây. Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ, là tập hợp các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu và các cảng trên sông; phục vụ trực tiếp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm cả Nam Trung Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; gắn liền với hành lang kinh tế phía Nam của tiểu vùng sông Mekong (Thái Lan – Campuchia – Việt Nam). Các cảng biển thuộc nhóm cảng biển Đông Nam Bộ được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế và đảm nhận chức năng trung chuyển quốc tế. Theo đó, các cảng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngõ quốc tế (loại IA); các cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai được quy hoạch là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I). 62
  5. Hiện nay cụm cảng Thành phố Hồ Chí Minh có 38 cảng với chiều dài gần 13km đang khai thác, trong đó có một số cảng lớn, đảm trách phần lớn thị phần vận tải biển của cả nước như Tân Cảng - Cát Lái, Cảng Sài Gòn, Cảng SPCT (Container trung tâm Sài Gòn) ... Năm 2014, tổng sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 109 triệu tấn, tăng 28 triệu tấn so với năm 2013 và vượt cả kế hoạch năm 2015 mà thành phố đề ra là 100 triệu tấn. Trong hệ thống cảng biển trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn là một đơn vị chủ lực lĩnh vực khai thác cảng biển, dịch vụ logistics, chiếm gần 85% thị phần container xuất nhập khẩu phía Nam và gần 50% thị phần của cả nước. Tân Cảng Sài Gòn quản lý và khai thác 14 cảng, 2 ICD (cảng nội địa) suốt từ Nam ra Bắc, trong đó cảng Cát Lái (quận 2) nằm trong top 34 cảng container lớn và hiện đại nhất thế giới.60 Hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu chia thành 6 cụm cảng: khu Vũng Tàu, Long Sơn, Cái Mép, Phú Mỹ, Mỹ Xuân, Gò Dầu. Công suất thiết kế của hệ thống cảng biển Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 đạt khoảng 250 triệu tấn/năm. Đặc biệt, nhờ có độ sâu lý tưởng (trên 14 mét) cảng nước sâu tại Thị Vải - Cái Mép có thể tiếp nhận các tàu trọng tải lớn lên đến 110.000 DWT. Cảng này không những tạo lợi thế cho địa phương và khu vực phía Nam, mà còn có tác động đến sự phát triển kinh tế của cả nước. Từ năm 2007 đến nay, kinh tế cảng biển trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành rõ nét với sự đầu tư của các tập đoàn đầu tư và khai thác cảng biển lớn của thế giới như Hutchison Port Holding (HongKong – Trung Quốc), PSA (Singapore), SSA (Mỹ). Tính đến năm 2016, Bà Rịa Vũng Tàu có 26 dự án cảng biển đã đưa vào khai thác với công suất 76,5 triệu tấn/năm, trong đó có đến 3 cảng nước sâu có thể đón tàu có tải trọng đến 110.000 DWT, 6 bến cảng container với công suất hơn 6,0 triệu tấn/năm. Việc cảng container SP- PSA và Tân Cảng - Cái Mép được đưa vào khai thác thời gian qua có ý nghĩa quan trọng, khẳng định vai trò và vị trí cảng biển nước sâu của Việt Nam trên trường quốc tế nói chung và Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Hiện nay có 9 cảng đang xây dựng và 22 cảng chuẩn bị đầu tư. Do dòng vốn đầu tư phát triển cảng mạnh đã kéo theo nhiều dự án sản xuất công nghiệp cũng được tăng tốc đầu tư vào Bà Rịa – Vũng Tàu để tận dụng lợi thế cảng, đồng thời tạo chân hàng cho các cảng. Tuy hệ thống cảng biển phát triển mạnh nhưng hạ tầng giao thông phục vụ sau cảng trên địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu và cả khu vực Đông Nam Bộ chưa đáp ứng được tốc độ phát triển hệ thống cảng nước sâu của khu vực; các tuyến giao thông kết nối nội 60 https://saigonnewport.com.vn/tin-tuc/Pages/phat-huy-the-manh-cang-bien-tp-hcm-vuon-minh-manh-me.aspx 63
  6. vùng chưa thực sự được thông suốt. Cụ thể là dự án đường liên cảng dài 21,36 km chạy dọc phía sau hàng rào 33 cảng dọc song Thị Vải, từ khu Cái Mép hạ lên đến Nhơn Trạch, Ðồng Nai, nối vào đường cao tốc liên vùng phía Nam đã khởi công xây dựng nhưng gặp khó khăn vì thiếu vốn; tuyến đường 695 nối các cảng trên tuyến sông Thị Vải - Cái Mép đang xuống cấp, công tác sửa chữa, duy tu thực hiện rất chậm. Quốc lộ 51, dù được mở rộng, nhưng sẽ trở nên quá tải nếu các cấp, các ngành không sớm xây dựng thêm các tuyến đường mới để vận chuyển hàng hóa từ các cảng của Bà Rịa Vũng Tàu đi Ðồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác. Các tuyến giao thông đối ngoại chiến lược vẫn chưa được đầu tư theo quy hoạch được duyệt. Điển hình là tuyến đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, giao đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua sân bay quốc tế Long Thành tại Đồng Nai, kết nối giữa cụm càng Cái Mép – Thị Vải với các nguồn hàng, các trung tâm đô thị của nhiều tỉnh trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuyến đường sắt cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là các tuyến chiến lược trong việc rút hàng của toàn bộ khu vực cảng và các khu công nghiệp của vùng vẫn chưa được đầu tư. Nhìn chung, mạng cơ sở hạ tầng giao thông bộ, đặc biệt là các tuyến kết nối với hệ thống cảng tuy đã được chú trọng phát triển nhưng hầu hết đều được triển khai rất chậm so với tốc độ đầu tư các cảng. Bên cạnh đó, nhiều cảng đi vào hoạt động vẫn phải sử dụng đường tạm, điều này làm hạn chế hoạt động khai thác của các cảng biển mới rất nhiều. 4.3. Cảng cá, bến cá Vùng ven biển Đông Nam Bộ có nhiều cảng cá, bến cá. Ven biển Cần Giờ có 2 bến cá: Cần Thạnh, Hàng Dương. Ven biển Bà Rịa – Vũng Tàu có 6 cảng, cụm cảng cá được đầu tư xây dựng nằm rải rác ở các huyện, thành phố phục vụ hoạt động nghề cá của vùng Đông Nam Bộ. Riêng tại Bà Rịa – Vũng Tàu, tổng chiều dài cầu cảng là 1.463m, có sức chứa 3.830 chiếc và sản lượng hàng hóa qua cảng 340.000 tấn/ năm. Tuy nhiên, một số ít cảng cá được đầu tư, xây dựng hiện đại có khả năng đáp ứng cho các loại tàu công suất lớn, còn lại là các bến cá, bến đậu quy mô nhỏ chủ yếu tận dụng điều kiện tự nhiên. Cụm cảng cá Bến Đình (Bến Đình, Bến Đá, Incomap, Pasco): Nằm trên rạch Bến Đình đổ ra vịnh Gành Rái thuộc phường 5, thành phố Vũng Tàu. Đây là nơi tập trung chủ yếu của đội tàu của Tỉnh và một số tỉnh lân cận. 64
  7. Cảng cá Cát Lở: Nằm trên cửa sông Dinh, thuộc phường 11, Tp.Vũng Tàu. Đây là cảng cá lớn và hiện đại bậc nhất nước ta với tổng vốn đầu tư 23 triệu USD do Nhật Bản tài trợ. Cảng Cát Lở cho phép các đội tàu khai thác có công suất lớn ra. Tuy nhiên, số lượng tàu cá cập cảng có sự biến động theo mùa vụ. Cảng Hải đoàn 129: Nằm trên cửa sông Dinh, kế cận cảng cá Cát Lở. Hoạt động của cảng còn hạn chế, chỉ thực hiện đối với những hợp đồng dịch vụ thông qua các doanh nghiệp. Hiện tại có khoảng 60 - 80 tàu cá thường xuyên cập bến tại cảng. Cụm cảng cá Phước Tỉnh (cảng Phước Hiệp, Tân Phước, Phước Tỉnh và Lò Vôi): Nằm trên sông Cửa Lấp, Phước Tỉnh, Long Điền. Cụm cảng cá Phước Tỉnh là nơi có lượng tàu cá cập bến lớn nhất, sản lượng hải sản qua bến chiếm gần 50% tổng sản lượng hải sản toàn Tỉnh. Đây là nơi tập trung chủ yếu của đội tàu khai thác của 2 làng cá lớn nhất Tỉnh là Phước Tỉnh và Long Hải. Cảng cá Lộc An: Nằm trên cửa sông Ray, xã Lộc An, Đất Đỏ. Cảng cá Lộc An được hoàn thành và đi vào hoạt động năm 2001. Tuy nhiên, chưa phát huy tác dụng do cửa biển thường xuyên bị bồi lấp, tàu thuyền công suất lớn ra vào cảng rất khó khăn. Cảng cá Bến Đầm: Nằm trong vịnh Bến Đầm, Côn Đảo. Đây là cảng cá có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triển hậu cần dịch vụ khai thác xa bờ. Cảng được hoàn thành và đi vào sử dụng năm 2002 và đã thu hút được nhiều tàu cá đến trú đậu. Tuy nhiên, tại cảng chưa phát triển hệ thống cơ sở thu mua sản phẩm cho đội tàu đánh bắt, do đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cảng. Bên cạnh các cảng cá, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu còn có các bến cá lớn như Lộc An, Cầu Tàu, Long Hải, Phước Hải, Bến Lội và một số bến đậu nhỏ khác như Bến Đá - Long Sơn, Hội Bài, Bến Cát - Phước Thuận. Bến cá Lộc An: là nơi neo đậu chủ yếu của đội tàu đánh bắt của Lộc An (khoảng 85 chiếc với công suất 2.289 cv) và một số tàu thuyền công suất nhỏ của Phước Hải, Phước Thuận. Bến cá Cầu Tàu: nằm trong vịnh Côn Sơn, Côn Đảo. Đây cũng là nơi neo đậu, trú ẩn cho tàu cá khi có gió bão. Tại bến đã có những dịch vụ thiết yếu như cung cấp nhiên liệu, nước ngọt, lương thực thực phẩm và sửa chữa cơ khí. Bến cá Long Hải: nằm trên địa bàn xã Long Hải, Long Điền. Do có núi Minh Đạm che chắn nên khá kín gió. Đây là nơi tập trung chủ yếu của tàu thuyền nghề cá Long Hải 65
  8. và một phần của Phước Hải. Tuy bến chưa có cầu cảng nhưng lượng tàu thuyền neo đậu, bốc dỡ sản phẩm và nhận dịch vụ khá lớn. Bến cá Phước Hải: nằm trên địa bàn xã Phước Hải, Đất Đỏ. Các tàu neo đậu tại bến phần lớn là tàu thuyền công suất nhỏ, hoạt động ven bờ của địa phương. Do vị trí ở đây không thuận lợi cho việc neo đậu, các tàu thuyền phải di chuyển đến các cảng, bến cá khác để trú đậu khi có gió bão. Bến Lội: nằm trên cửa Bến Lội, Bình Châu, Xuyên Mộc. Hiện đã hoàn tất đầu tư giai đoạn 1 với sức chứa 380 tàu, đang tiến hành đầu tư giai đoạn 2. Giống như bến cá Phước Hải, điều kiện tự nhiên ở đây không thuận lợi cho việc neo đậu tàu thuyền nên các tàu thuyền neo đậu ở đây chủ yếu là tàu thuyền nhỏ của địa phương. 4.4. Cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác thủy – hải sản Vùng biển Đông Nam Bộ có nguồn lợi hải sản rất phong phú và đa dạng, là một trong những ngư trường trọng điểm của cả nước. Ngoài sự tăng trưởng về phương tiện, sản lượng, nhiều nghề đánh bắt mới cũng phát triển, với trữ lượng khai thác hàng năm trên 250.000 tấn. Năm 2013, sản lượng đánh bắt đạt 230.500 tấn, trong đó Bà Rịa – Vũng Tàu 220.600 tấn. 66
  9. Sản lượng cá biển khai thác khu vực Đông Nam Bộ (1995 - 2005) Đơn vị tính: Nghìn tấn 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Đông Nam Bộ 78,0 88,5 91,4 94,2 101,9 120,5 129,1 146,2 155,9 190,2 199,3 Bà Rịa - Vũng Tàu 65,2 72,4 77,1 80,1 84,6 104,4 111,1 131,1 134,3 170,0 180,8 TP.Hồ Chí Minh 12,8 16,0 14,3 14,0 17,3 16,1 17,9 15,2 21,6 20,2 18,5 Sản lượng cá biển khai thác khu vực Đông Nam Bộ (2005 – 2015) Đơn vị tính: Nghìn tấn 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Đông Nam Bộ 202,4 208,5 211,1 220,3 227,6 221,6 228,3 218,9 227,5 230,5 Bà Rịa - Vũng Tàu 184,0 194,0 199,1 208,6 211,9 206,7 213,8 204,8 217,6 220,6 TP.Hồ Chí Minh 18,4 14,5 12,0 11,7 15,7 14,9 14,6 14,2 10,0 9,9 Nhìn vào bảng thống kế trên cho thấy những năm gần đây sản lượng cá biển ở Đông Nam Bộ tăng lên không đáng kể, mặc dù chi phí đầu tư và các phương tiện khai thác được tăng cường. Năm 2009 khai thác cá biển của khu vực được 220.300 tấn. Năm 2015: 230.500 tấn, tăng hơn năm 2009: 10.200 tấn. Một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao trước đây được ngư dân đánh bắt với số lượng lớn như cá thu, cá mú, tôm hùm, mực... giờ trở nên khan hiếm. 67
  10. Về tàu thuyền khai thác Số tàu khai thác thủy sản biển có công suất từ 90 CV Đơn vị tính: Chiếc 2010 2012 2013 2014 2015 Đông Nam Bộ 2.129 2.655 2.567 2.637 2.657 Bà Rịa - Vũng Tàu 2.038 2.616 2.540 2.605 2.617 TP. Hồ Chí Minh 91 39 27 32 40 Trong giai đoạn 2010 - 2012, tàu thuyền khai thác hải sản Đông Nam Bộ có sự biến động khá lớn cả về số lượng và tổng công suất, nhất là số tàu thuyền có công suất từ 90CV, từ 2.129 chiếc năm 2010 lên 2.655 chiếc năm 2012. Sự gia tăng này tấp trung chủ yếu ở vùng Bà Rịa – Vũng Tàu ven biển. Tốc độ tăng số tàu thuyền ở Bà Rịa – Vũng Tàu bình quân là 2,3%/năm, từ 5.002 chiếc năm 2006 tăng lên 5.740 chiếc năm 2012. Trong đó, nhóm tàu thuyền trên 400 cv đạt tốc độ tăng bình quân cao nhất 17,6%/năm, nhóm tàu thuyền dưới 20 cv cũng có tốc độ tăng khá cao 4,6%/năm. Hiện nay, hầu hết tàu thuyền khai thác hải sản Đông Nam Bộ được trang bị máy tầm ngư, máy định vị, máy đo độ sâu… Có 2.657 tàu cá có công suất từ 90 cv trở lên được trang bị máy thông tin liên lạc tầm xa. Số tàu cá có công suất từ 20 cv trở lên cơ bản đã trang bị đầy đủ máy thông tin liên lạc tầm gần. Ngoài ra, hàng năm ở vùng biển của Đông Nam Bộ còn có khoảng 2.500 đến 3.000 tàu đánh cá xa bờ của các tỉnh khác đến lưu đậu, đánh bắt hải sản. 68
  11. Số lượng tàu thuyền khai thác hải sản ở Bà Rịa – Vũng Tàu (2006 - 2012) Đvị: tàu (chiếc); công suất (cv) BQ TT Địa phương 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 %/năm 1 TP.Vũng Tàu 1.862 1.826 1.829 2.463 2.714 2.711 2.327 3,8 2 TP.Bà Rịa 49 48 49 162 165 165 140 19,1 3 Tân Thành 141 141 142 290 352 352 299 13,3 4 Châu Đức 1 1 1 1 1 1 2 12,2 5 Long Điền 1.702 1.653 1.695 1.928 1.941 1.955 1.720 0,2 6 Đất Đỏ 664 680 704 725 768 778 655 -0,2 7 Xuyên Mộc 515 534 562 654 670 671 562 1,5 8 Côn Đảo 68 69 70 70 99 99 35 -10,5 Tổng số tàu 5.002 4.952 5.052 6.293 6.710 6.732 5.740 2,3 Tổng c.suất 656.508 651.118 691.209 725.417 750.228 775.615 933.115 6,0 (Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS BRVT) Về cơ cấu nghề khai thác hải sản Đông Nam Bộ phát triển khá đa dạng được chia thành 6 nhóm nghề chính là lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề cố định và họ nghề khác. 69
  12. Cơ cấu nghề khai thác hải sản Bà Rịa – Vũng Tàu Đơn vị BQ TT Danh mục 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 %/năm Tổng cộng Chiếc 5.002 4.952 5.052 6.293 6.710 6.732 5.740 2,3 Chiếc 1.938 1.895 1.924 1.912 1.925 1.964 1.923 -0,1 1 Họ lưới kéo % 38,7 38,3 38,1 30,4 28,7 29,2 33,5 -2,4 Chiếc 267 244 239 244 232 223 182 -6,2 2 Họ lưới vây % 5,4 4,9 4,8 3,9 3,5 3,3 3,2 -8,3 Chiếc 132 129 133 164 162 160 239 10,4 3 Họ lưới rê % 2,6 2,6 2,6 2,6 2,4 2,4 4,2 7,9 Chiếc 805 816 848 931 946 951 710 -2,1 4 Họ nghề câu % 16,1 16,5 16,8 14,8 14,1 14,1 12,4 -4,3 Chiếc 6 6 6 6 6 0 0 -100,0 5 Họ cố định % 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,0 0,0 -100,0 Chiếc 1.854 1.862 1.902 3.036 3.439 3.434 2.686 6,4 6 Họ nghề khác % 37,1 37,6 37,6 48,2 51,2 51,0 46,8 4,0 (Nguồn: Chi cục KT&BVNLTS BRVT) Nghề lưới kéo là nghề khai thác đặc thù của Đông Nam Bộ và có sản lượng cao, chiếm hơn 30% cơ cấu nghề năm 2012. Nghề này chủ yếu hoạt động ở tầng đáy, đối tượng đánh bắt chính là tôm, cá, mực. Nghề lưới kéo phát triển rất mạnh ở một số địa phương ven biển như Long Điền, Vũng Tàu… Đây là nghề gây ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển. Do vậy, nghề này không được các địa phương khuyến khí cho phát triển thêm trong thời gian tới. Nghề lưới rê chiếm 5% và nghề câu chiếm hơn 10% cơ cấu nghề năm 2012, đây là những nghề đang có xu hướng tăng, do đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế cao. Ngược lại, nghề lưới vây có xu hướng giảm và chiếm 3% cơ cấu nghề năm 2012. Họ nghề khác (te, xiệp, rập xếp…) chủ yếu hoạt động ở vùng ven bờ, những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nghề năm 2012 với 46,8%. Nghề Lờ dây (Rập xếp) là nghề mới xuất hiện ở địa phương nhưng phát triển khá nhanh. Đây là nghề khai thác ở các vùng ven bờ, cửa sông, lạch có độ sâu dưới 10m nước. 70
  13. Theo thống kê, có khoảng 20% số tàu có công suất dưới 20 cv làm nghề te xiệp và sản lượng khai thác của nghề te xiệp khoảng 3.000 tấn/năm. Trong đó, tỷ lệ sản lượng khai thác hải sản có kích thước nhỏ chiếm khoảng 65% tổng sản lượng. 4.5. Tiểu kết luận chuyên đề Đông Nam Bộ là vùng năng động nhất của Việt Nam hiện nay, nơi có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế biển, đặc biệt là lĩnh vực khai thác dầu khí, thủy hải sản, du lịch và cảng biển. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ có nguồn dầu mỏ và khí thiên nhiên có trữ lượng lớn nhất Việt Nam – đây là lợi thế to lớn của vùng cho việc phát triển công nghiệp khai thác dầu khí, dịch vụ dầu khí và các ngành công nghiệp có sử dụng dầu khí làm nguyên liệu, nhiên liệu (điện, đạm, khí hoá lỏng, luyện cán thép...). Bờ biển Đông Nam Bộ dài, nhiều địa điểm kín và sâu. Một số cửa sông, lòng sông rộng và sâu thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống cảng đa dạng về quy mô và công dụng, đây là lợi thế to lớn để phát triển vận tải, và các ngành kinh tế biển. Đông Nam Bộ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch với nhiều bãi tắm nổi tiếng cùng các hệ thống các di tích lịch sử, văn hóa, khu dự trử sinh quyển thế giới, đặc biệt là di tích lịch sử Côn Đảo... Đông Nam Bộ có thềm lục địa rộng là lợi thế vô cùng to lớn cho phát triển các ngành khai thác, đánh bắt hải sản. Nơi đây khí hậu khá ôn hòa, hầu như không có gió bão lớn, thuận lợi cho phát triển các ngành dịch vụ, thương mại, sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Có cơ sở vật chất kỹ thuật, và hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ. Tuy nhiên, do việc khai thác chưa hợp lý đã và đang làm cho môi trường, các loại tài nguyên, nguồn lợi của biển Đông Nam Bộ ngày càng suy giảm và biến đổi phức tạp. Các hoạt động hàng hải trên hệ thống cảng; nước thải từ các khu công nghiệp, chế biến thủy sản; tốc độ đô thị hóa... tạo ra hệ lụy là sự ô nhiễm môi trường nước và trầm tích tại các vùng ven biển, cửa sông. Thêm vào đó, tình trạng chặt phá rừng ngập mặn ven biển đã phá vỡ thế cân bằng tự nhiên. Cùng với việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc, du lịch, dịch vụ, sản xuất kinh doanh lấn biển không theo quy hoạch ở nhiều nơi đã gây ra sự biến đổi địa hình, thay đổi dòng chảy và ngập nước, gây bồi lắng và xói lở vùng cửa sông, cửa biển ở nhiều nơi. Hiện tượng mặn hóa, phèn hóa gây ô nhiễm hữu cơ cho nguồn nước... làm cho hệ sinh thái ven biển bị phá vỡ cân bằng tự nhiên. 71
  14. Chuyên đề 5 VĂN HÓA VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG CỦA CƯ DÂN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM Ở MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 5.1. Mở đầu Nghiên cứu về “Văn hóa và làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ” là chủ đề được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm vì đây là vấn đề không chỉ có giá trị trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc mà còn có ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu; trong số đó có 2 tỉnh, thành tiếp giáp với Biển Đông là Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh vừa có diện tích biển rộng lớn vừa có một huyện đảo (Côn Đảo). Riêng Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có một huyện tiếp giáp với biển là Cần Giờ. Do đó, khi nghiên cứu về văn hóa truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu tập trung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Tuy nhiên, đứng trên góc độ văn hóa luôn có sự lan tỏa, giao thoa hoặc tiếp biến giữa các vùng, miền, khu vực nên trong một số vấn đề cụ thể chúng tôi cũng có sự liên hệ mở rộng địa bàn nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ vấn đề chính của đề tài là văn hóa truyền thống của cư dân biển Đông Nam Nam Bộ. Về lịch sử nghiên cứu vấn đề, đã có khá nhiều tác phẩm đề cập đến “Văn hóa và làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ” như: Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn ; Xứ Đàng Trong năm 1621 của Chiristoforo Borri; Các loại thuyền buồm ven biển Đông Dương trong Tỉnh thành xưa ở Việt Nam của Piétri; Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, Thanh thư về tàu thuyền cận duyên miền Nam Việt Nam của Viện Battelle Memorial... Những năm gần đây hoạt động nghiên cứu liên quan đến chủ đề “Văn hóa và làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ” đã được công bố như Cộng đồng ngư dân người Việt ở Nam Bộ do TS. Trần Hồng Liên (chủ biên, 2004). Đề tài đã khảo sát cộng đồng ngư dân ở Nam Bộ trên các phương diện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. 72
  15. Thông qua các nghiên cứu này chúng ta thấy được phần nào bức tranh của đời sống cộng đồng ngư dân ở Đông Nam Bộ. Công trình Những vấn đề văn hóa-xã hội của cư dân vùng biển Nam bộ, do Phan Thị Yến Tuyết làm chủ nhiệm đề tài. Đây là đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp Đại học Quốc gia TP.HCM, 2010, được khảo sát tại 9 tỉnh thành có biển ở Nam Bộ. Nội dung công trình phản ánh một bức tranh đa dạng, chung nhất về các khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa và tôn giáo của cư dân vùng biển tại nhiều tỉnh thành có biển ở Nam Bộ. Trong đó, những vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến quản lý và khai thác biển đảo Đông Nam Bộ. Ngoài ra còn có hàng loạt tác phẩm khác bàn về vấn đề này như Văn hóa Đông Nam Á của Mai Ngọc Chừ, (1998), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam bộ, của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng ngư dân ven biển Bến Tre của Dương Hoàng Lộc ; Phát triển kinh tế, xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam Đỗ Hoài Nam (chủ biên), Mấy vấn đề bản sắc văn hóa-xã hội, Kỷ yếu hội thảo khoa học lần thứ ba, Đề án khoa học xã hội cấp nhà nước Quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ, Ngư cụ thủ công truyền thống chủ yếu của nghề cá ở Kiên Giang của Đoàn Nô; Ngư nghiệp Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, của Nguyễn Quang Trung Tiến; Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2000), Văn hoá dân gian làng ven biển ; Nguyễn Duy Thiệu (2002), Cộng đồng ngư dân ở Việt Nam ; Tập bản đồ địa danh – địa giới các tỉnh miền Đông Nam Bộ; Phan Thị Yến Tuyết (2008), Nghiên cứu văn hóa biển Nam Bộ: tiếp cận nhân học và văn hóa dân gian trong Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ; và Vấn đề nghiên cứu Nhân học biển (Maritime Anthrpology) và văn hóa biển (Marine culturology) trong xã hội; Viện Đông Nam Á (1996), Biển với người Việt cổ... Phần lớn các công trình nêu trên giúp cho người đọc có cái nhìn tổng thể về văn hóa và làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ là một trong những nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cho ta cái nhìn toàn diện, cung cấp nhiều tư liệu quý giá về văn hóa và làng nghề truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ. 5.2. Văn hóa truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ là một khu vực lịch sử, văn hóa không chỉ là nơi chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên, đất đai và các nguồn lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, mà còn là khu vực còn bảo lưu nhiều nét truyền thống văn hóa độc đáo của cư dân biển. 73
  16. Từ tiềm năng và lợi thế của biển, các cộng đồng cư dân biển Đông Nam Bộ đã tiến hành các hoạt động kinh tế biển như khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản… đem lại nguồn thu nhằm đảm bảo đời sống hàng ngày của cộng đồng cư dân biển xưa và nay. Từ trong đời sống sản xuất trải qua hàng trăm năm gắn bó với biển, văn hóa truyền thống của cư dân biển Đông Nam Bộ cũng gắn liền với những hình thức văn hóa, tín ngưỡng cộng đồng liên quan đến biển, đó là tín ngưỡng thờ cúng cá Ông và các vị thần phò trợ người đi biển. 5.2.1. Tín ngưỡng và lễ hội trong cộng đồng cư dân biển Đông Nam Bộ Đông Nam Bộ giữ vai trò là vùng “giao thoa” chuyển tải và ngưng tụ giữa cư dân bản địa với dân di cư, giữa các dân tộc khác nhau, đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong tín ngưỡng của cư dân biển trong quá trình hình thành, giao lưu và tiếp biến văn hóa Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Tín ngưỡng và lễ hội trong cộng đồng cư dân biển được thể hiện qua ba loại tín ngưỡng và lễ hội có ảnh hưởng đậm nét nhất đối với cư dân biển ở Đông Nam Bộ từ xưa đến nay: 1/ Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và lễ hội đình. Hầu như tất cả các làng xã từ thành thị đến nông thôn vùng ven biển và hải đảo Đông Nam Bộ đều có hoạt động tín ngưỡng này. 2/ Tín ngưỡng thờ cá ông và lễ hội Nghinh Ông (tức tục thờ cá ông - cá voi, hay Nam hải Đại tướng quân). 3/ Tín ngưỡng thờ thần nữ và lễ hội thờ Mẫu – Nữ thần 5.2.1.1. Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng và Lễ hội Đình Thần Thành Hoàng, theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, là “ông thần làm chủ trong thành”. Thành là “chỗ có nhiều người ở, xung quanh có xây tường kín; Hoàng là cái hào, cái rãnh đào xung quanh thành”. Ban đầu, Thành Hoàng gồm là nhiên thần, về sau chuyển thành nhân thần (các vị quan tướng). Thần Thành Hoàng theo khuôn mẫu chính thống của Trung Quốc được du nhập vào nước ta thời An Nam đô hộ phủ (thế kỷ IX) và sau đó, các triều đại độc lập, tự chủ tiếp tục duy trì bằng nhiều đợt sắc phong, coi thần Thành Hoàng là thần bảo hộ kinh đô của vương triều. Dưới thời phong kiến, trong thiết chế văn hóa của làng, đình là cơ sở tín ngưỡng mang tính chất chính thống. Nó vừa mang chức năng tín ngưỡng, lại vừa mang chức năng thế tục. Nghĩa là ngôi đình vừa là trụ sở của thần linh, vừa là công sở của làng (nơi các chức sắc của làng hội họp, bàn bạc 74
  17. những công việc từ hành chính đến thuế khóa, ruộng đất, phân xử những công việc nội bộ của làng) vừa là nơi sinh hoạt cộng đồng, hội hè, vui chơi, hát xướng, thi tài, khao vọng, ăn uống…61 Tại vùng ven biển Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều ngôi Đình được xây dựng cách nay hàng trăm năm, là cơ sở tín ngưỡng dân gian, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử truyền thống về văn hóa phi vật thể của vùng đất Cần Giờ anh hùng, như Đình Thần Dương Văn Hạnh, đình Bình Khánh, đình Cần Thạnh. Đình Thần Dương Văn Hạnh là nơi thờ ông Dương Văn Hạnh vốn là một người dân địa phương vừa có công khai phá vùng đất Cần Giờ vừa là một bộ tướng của Trương Định tích cực tham gia phong trào Cần vương, bị thực dân Pháp sát hại năm 1863. Bến nước ngay đến Đình Thần được gói là Bến Đình. Hằng năm tại Đình Thần Dương Văn Hạnh, Lễ hội Kỳ yên được dân làng tổ chức bày tỏ lòng kính trọng của nhân dân đối với bậc tiền nhân có công khai khẩn và hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ đất nước. Đây là một lễ hội rất quan trọng trong đời sống tinh thần của cư dân biển Cần Giờ, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Ngôi đình Bình Khánh thờ cúng Trần Văn Đạo tức Trần Quang Đạo là Thần Thành Hoàng, được xây dựng vào năm 1880. Trần Văn Đạo là tiền hiền có công huy động người dân khai phá đất đai lập xóm làng ở Bình Khánh Cần Giờ. Theo các tư liệu lịch sử, đình Cần Thạnh – Cần Giờ đã được xây dựng vào năm Mậu Dần – 1818. Đình thờ tự Thành Hoàng Bản Cảnh, Tả Ban – Hữu Ban, Tiền Hiền, Hậu Hiền, Đông Hiến, Tây Hiến, Biền Binh, Lịch Đại, Thần Nông, Tiên Sư; Ngoài ra, đình còn là nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa tinh thần của dân làng. Lễ hội Kỳ Yên được diễn ra hàng năm vào ngày 15-16-17 tháng chạp.Đình được vua Tự Đức sắc phong Thành Hoàng Bản Cảnh vào ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Tý – 1852. Trên địa bàn ven biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, theo kết quả điều tra của Hội Khảo cứu phong tục vào năm 1938, tỉnh Bà Rịa (gồm cả thành phố Vũng Tàu, bao gồm các tổng An Phú Hạ, An Phú Thượng, An Phú Tân, Phước Hưng Hạ, Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung) có 36 ngôi đình62. Trải qua 30 năm chiến tranh tàn phá, số đình làng hiện nay còn lại khoảng trên dưới một phần ba, mà phần lớn tập trung ở thành phố, thị xã, thị trấn hay dọc theo quốc lộ 51. 61 Thạch Phương – Nguyễn Trọng Minh (chủ biển) (2005), Địa chí Bà Rịa-Vũng Tàu, Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.604 62 Trương Thị Thọ, Nguyễn Văn Hội (chủ biên), Thư mục Thần tích, thần sắc, phần tỉnh Bà Rịa, Viện Thông tin Khoa học xã hội, 1996, tr.1-4. Dẫn từ nguồn: Địa chí Bà Rịa – Vũng Tàu, 2004, Sđd, tr. 607. 75
  18. Hầu hết các đình làng ở Bà Rịa - Vũng Tàu đều trải qua nhiều lần trùng tu, mặc dù niên đại ra đời của các ngôi đình ở đây khá muộn so với nhiều nơi khác. Đình Hắc Lăng xây dựng từ năm 1788 đã trải qua ba lần trùng tu. Các đình Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam được xây dựng vào cùng thời điểm thập niên 40, thế kỷ XIX, cũng trải qua nhiều lần trùng tu. Đình Long Phượng (ở thị trấn Long Điền, nên cũng gọi là đình Long Điền) được xây dựng trên nền cũ của một di tích Khmer vào năm 1851, được tôn tạo vào đầu thế kỷ XX. Năm 1945, đình bị đốt cháy theo chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” cùng lúc với đình Long Thạnh có cùng một quy mô kiến trúc. Năm 1958, đình Long Phượng được xây dựng lại với cấu trúc “hiện đại” hơn trên diện tích 1.500m2. Đình Long Hương nằm ở trung tâm thị xã Bà Rịa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, trải qua nhiều lần trùng tu, nhưng còn giữ được kiến trúc cổ cùng những tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo…63 Nhìn chung, trong các ngôi đình ở vùng ven biển Đông Nam Bộ, ngoài việc thờ thần Thành Hoàng bổn cảnh, các vị Tiền hiền, Hậu hiền, các đình còn phối tự nhiều thần linh khác rất đông đảo, gồm cả nhiên thần và nhân thần. Cơ cấu thần linh này khá phồn tạp và đa chủng: Thần Nông, Thổ Địa, Thổ Công, Thiên Y A Nam, Cao Các, Thiên Hậu, Quan Công, Cửu Thiên Huyền Nữ, Bà Chúa Xứ, Bà Ngũ Hành, Thủy Long Thần nữ, Bạch Mã thái giám, Tứ vị Thánh nương, Đại càng quốc gia Nam Hải, Thần Hổ…64 Từ sau ngày giải phóng (30-4-1975), tiếp theo công tác quy tập các mồ mả của liệt sĩ nằm rải rác các nơi trong suốt 30 năm chiến tranh vào các nghĩa trang liệt sĩ của địa phương, đã dấy lên phong trào tôn vinh những người đã hy sinh vì nước, bằng cách đưa danh sách các anh hùng liệt sĩ của địa phương vào thờ ở trong đình làng, coi như lớp hậu duệ có công giữ nước tiếp nối thế hệ tiền nhân được thờ tự ở trong đình. Nơi nào không có đình có thể xây dựng đền thờ liệt sĩ của địa phương. Hàng năm lấy ngày 27-7, ngày Thương binh liệt sĩ, làm ngày giỗ chung để tưởng nhớ những người đã hy sinh. Ngày nay, đình ở vùng ven biển Đông Nam Bộ là cơ sở tín ngưỡng, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân. Một số đình nổi tiếng ở vùng ven biển Đông Nam Bộ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa. Đình Dương Văn Hạnh, đình Bình Khánh được Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định công nhận là di tích lịch sử của thành phố; đình Cần Thạnh được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố. Các ngôi đình ở vùng ven 63 Dẫn nguồn: Địa chí Bà Rịa - Vũng Tàu, 2004, tr.604-608. 64 Dẫn nguồn: Địa chí Bà Rịa - Vũng Tàu, 2004, tr.608. 76
  19. biển Bà Rịa – Vũng Tàu được công nhận là di tích lịch sử văn hóa: Đình Thắng Tam, đình Thắng Nhứt, đình Thắng Nhì, đình Long phượng, đình Long Hương… Đình ở vùng ven biển Đông Nam Bộ cũng có các loại lễ hội chung như các địa phương khác ở Nam Bộ, đó là: lễ Dựng nêu, lễ Niêm ấn-trước đây, lễ Rước thần, lễ Đưa thần, lễ Nguyên đán, lễ Giở ấn-trước đây, Hạ nêu, lễ Tam nguyên, lễ Tứ thời tiết lạp, lễ Kỳ yên, lễ Thượng điền và Hạ điền, lễ cúng Tiên sư, lễ Tạp tế, giỗ Hậu và cúng các anh hùng lịch sử… Nhưng cũng có thêm nhiều lễ riêng mà đình làng các địa phương khác không có, như lễ cúng các vị thần phù hộ cho người đi biển, lễ hội “uống nước nhớ nguồn” tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến (1945-1975), tổ chức nhằm ngày 27-7 hàng năm (dương lịch) tại đình làng…Trong các loại lễ trên, có loại lễ thuộc về truyền thống quá khứ, như lễ niêm ấn và mở ấn ngày nay không còn, hoặc người ta vẫn tiến hành lễ đó như đã thay đổi tên gọi là lễ dựng nêu và hạ nêu, không ai gọi là lễ Niêm ấn và Mở ấn nữa.65 Lễ chính ở đình làng ở vùng ven biển Đông Nam Bộ ngày nay là lễ Thượng điền và Hạ điền và đặc biệt lễ chính là lễ Kỳ yên. Ngoài ra, trong khoảng 20 năm trở lại đây, lễ hội uống nước nhớ nguồn 27-7 (tức ngày thương binh, liệt sĩ) cũng có thể xem là lễ chính, vì tổ chức khá quy mô và đông người tới tham dự.Lễ Hạ điền là lễ tế thần vào đầu mùa mưa. Lễ Thượng điền cử hành vào cuối mùa mưa. Có lẽ đây là hình thức biến dạng của lễ Xuân tế và Thu tế của đình làng miền Bắc và miền Trung (vốn phụ thuộc rất chặt chẽ vào nông lịch).Lễ Kỳ yên tức là lễ Cầu an. Có khi người ta gọi là lễ vía Thành hoàng hoặc là lễ Giỗ Ông; mỗi đình làng tổ chức vào một ngày khác nhau.66 Đình làng Thắng Tam lễ Kỳ yên – Cầu an diễn ra từ ngày 16 đến 18-2 Âm lịch hàng năm. Dân địa phương không gọi là lễ Cầu an mà gọi là ngày Cúng đình, Hội đình. Trước đây, trong thời kỳ Pháp thuộc lễ Cầu an ở Thắng Tam chỉ kéo dài một ngày hai đêm, thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954) chỉ gói gọn trong một ngày và đình còn bị thực dân Pháp biến thành đồn bót. Từ năm 1957, việc tổ chức cúng đình ở Thắng Tam hầu như được phục hồi như lệ cũ. Hội đình của ngư dân ở vùng ven biển Đông Nam Bộ là sinh hoạt phản ánh quá trình giao tiếp văn hóa trong môi trường, hoàn cảnh địa lý, lịch sử, đặc điểm vùng đất địa phương… Ngoài những đặc trưng truyền thống như đã trình bày, thời gian gần đây, xu hướng phát triển hội đình của ngư dân mang màu sắc mới mẻ và hiện đại. Việc lập bàn 65 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.69-91 66 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.70 77
  20. thờ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước và tổ chức lễ hội nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27 tháng 7 hàng năm ngay trong đình làng là biểu hiện điển hình cho xu hướng đó. 5.2.1.2. Tín ngưỡng thờ Cá Ông và Lễ hội Nghinh Ông Bờ biển Đông Nam Bộ dài 127 km, được tính từ ranh giới giữa huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) và huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) đến ranh giới huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) 67 có mật độ đền thờ Lăng Ông (cá ông) khá dày, có đến 11 ngôi đền thờ Lăng Ông; bình quân khoảng 10 km có một đền thờ Lăng Ông. Đó là những đền thờ Lăng Ông Cần Thạnh (Cần Giờ); đền thờ Lăng Ông ở xã Bình Châu (Xuyên Mộc), Phước Hải, Long Hải, Phước Tỉnh (huyện Long Đất cũ), Xóm Lăng (thị xã Bà Rịa), các làng Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam cũ) của thành phố Vũng Tàu. Trong đó, tiêu biểu nhất về quy mô đền miếu và tổ chức lễ hội là Dinh Ông Phước Hải, Phước Tỉnh, Thắng Tam, Cần Thạnh (Cần Giờ). Trong một năm tại những ngôi đền nay đều diễn ra nhiều kỳ cúng lễ. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông - cúng cá ông được tổ chức khá quy mô, thu hút đông đảo nhân dân không riêng gì bà con ngư dân địa phương mà còn nhiều địa phương khác ở Nam Bộ hành hương tham dự.68 Tục thờ cá voi (cá ông) vốn phổ biến đối với ngư dân ven biển từ đèo Ngang (địa phận tỉnh Quảng Bình, cụ thể là xã Cảnh Dương huyện Quảng Trạch) trở vào đến Hà Tiên-Nam Bộ. Cá voi (tên khoa học là Balaenus) là thần hộ mạng đối với người đi biển. Theo quan niệm của ngư dân, cá ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh của những người đi biển.69 Từ quan niệm cho rằng cá ông là sinh vật linh thiêng, nên khi ngư dân phát hiện Ông bị sóng lớn đánh giạt vào mà còn sống thì tìm cách đưa cá xuống nước, còn nếu gặp cá ông chết thì cho đó là vận may của làng. Người phát hiện đầu tiên được xem là trưởng nam, thay mặt dân làng bịt khăn đỏ chịu tang. Sau 3 ngày làm lễ mở cửa mả, 21 ngày làm lễ cầu siêu, 3 tháng 10 ngày làm Tuần, cúng giỗ hàng năm. Ba năm làm lễ thượng Ngọc cốt thỉnh vào Dinh thờ rồi mới xả tang. Theo Lê Quang Nghiêm, ngư dân các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào Nam thường để tang Nam Hải 3 năm, trong khi ngư dân các tỉnh từ Phú Yên trở ra miền ngoài chỉ để tang 3 tháng 10 ngày (tức 100 ngày)70. Nếu người 67 Lấy sông Vàm Cỏ làm ranh giới 68 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.92 69 Đinh Văn Hạnh – Phan An (cb), 2004, Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Nxb. Trẻ, tr.93 70 Lê Quang Nghiêm, Tục thờ cúng của ngư phủ Khánh Hòa, Sài Gòn 1969, tr.31. 78
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1