intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

tổng quan về các giao thức báo hiệu và điều khiển, chương 15

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

223
lượt xem
83
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sự phát triển của MGCP được mở rộng do ảnh hưởng của sự xung đột giữa các phần kiến nghị cho việc tách rời hóa kiến trúc GW. MGCP là sự bổ sung của cả hai giao thức SIP và H.323, được thiết kế đặc biệt như một giao thức bên trong giữa các MG và các MGC cho việc tách hoá kiến trúc GW. Trong đó, MGC xử lý cuộc gọi bằng việc giao tiếp với mạng IP qua truyền thông với một thiết bị báo hiệu địa chỉ giống như H.323 GK hoặc SIP Server và với mạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: tổng quan về các giao thức báo hiệu và điều khiển, chương 15

  1. Chương 15. CÁC GIAO THỨC BÁO HIỆU VÀ ĐIỀU KHIỂN CHỦ TỚ 5.1. GIAO THỨC ĐIỀU KHIỂN CỔNG PHƯƠNG TIỆN – MGCP “MGCP- Media Gateway Controll Protocol là giao thức điều khiển các cổng VoIP từ các thiết bị điều khiển cuộc gọi như MGC hay Call Agent”. Đây là định nghĩa về MGCP trích từ IETF RFC 2705 - Media Gateway Control Protocol. Sự phát triển của MGCP được mở rộng do ảnh hưởng của sự xung đột giữa các phần kiến nghị cho việc tách rời hóa kiến trúc GW. MGCP là sự bổ sung của cả hai giao thức SIP và H.323, được thiết kế đặc biệt như một giao thức bên trong giữa các MG và các MGC cho việc tách hoá kiến trúc GW. Trong đó, MGC xử lý cuộc gọi bằng việc giao tiếp với mạng IP qua truyền thông với một thiết bị báo hiệu địa chỉ giống như H.323 GK hoặc SIP Server và với mạng chuyển mạch kênh qua một GW báo hiệu tuỳ chọn. MGC thực hiện đầy đủ chức năng của lớp báo hiệu trong H.323 và như một H.323 GK. MG có nhiệm vụ chuyển đổi giữa dạng tín hiệu analog từ các mạch điện thoại, với các gói tin trong mạng chuyển mạch gói. MGCP hoàn toàn tương thích với VoIP GW. Nó cung cấp một giải pháp mở cho truyền thông qua mạng và sẽ cùng tồn tại với H.323 và SIP.
  2. 5.1.1. Kiến trúc và các thành phần MGCP dựa trên mô hình Client/Server. Giống như các giao thức khác, MGCP sử dụng giao thức SDP để mô tả phương thức truyền thông và sử dụng RTP/RCTP cho việc vận chuyển và giám sát truyền tin. MGCP định nghĩa các thực thể điểm cuối (Endpoint- E) và các kết nối (Connection-C). E là các nguồn dữ liệu có thể là vật lý hoặc logic. Việc tạo nguồn vật lý đòi hỏi phải thiết lập phần cứng, chẳng hạn như giao tiếp qua một GW và kết thúc một kết nối tới mạng chuyển mạch kênh PSTN, còn nguồn logic tạo ra từ phần mềm như nguồn tiếng nói. Kết nối có thể là kết nối điểm – điểm hoặc đa điểm, có thể được thiết lập qua rất nhiều thành phần mang trên mạng, như gói tin thoại dùng RTP trên mạng TCP/UDP, dùng AAL2 cho mạng ATM. Các hoạt động của MGCP là các báo hiệu (Signal-S) gửi từ MGC tới MG và các kết quả (Event-E) do MG gửi tới MGC. Quan hệ giữa MG và MGC (hay CA) được thể hiện trên hình 5.1: Hình 5.1. Quan hệ giữa MG và MGC
  3. Quá trình thiết lập giữa hai đầu cuối tại các Gateway cùng được quản lý bởi MGC diễn ra như sau: Quá trình thiết lập giữa hai đầu cuối tại các Gateway cùng được quản lý bởi MGC diễn ra như sau:  MGC gửi CreatConnection tới GW đầu tiên. GW sẽ định vị các tài nguyên cần thiết và gửi trả các thông tin cần thiết cho kết nối như địa chỉ IP, cổng UDP, các tham số cho quá trình đóng gói. Các thông tin này được chuyển tiếp qua MGC.  MGC gửi CreatConnection tới GW thứ hai chứa các thông tin chuyển tiếp ở trên. GW này trả về các thông tin mô tả phiên của nó.  MGC gửi lệnh ModifyConnection tới đầu cuối thứ nhất. Quá trình kết nối thành công sau khi hoàn tất các bước trên. MGCP định nghĩa 3 báo hiệu: Bảng 5.1. Các báo hiệu trong MGCP Các sự kiện được quan sát Khai báo (Notify) trên Gateway Xoá kết nối Xóa một kết nối, giải phóng tài (DeleteConnection) nguyên. Khởi động lại trong Xóa mọi dịch vụ tại đầu cuối, quá trình khởi tạo lại tiến trình kết nối. ( RestartInProcess ) MGCP cũng định nghĩa 8 lệnh trao đổi thông tin giữa các MGC với các đầu cuối:
  4. Bảng 5.2. Các lệnh trao đổi thông tin trong MGCP MGC cho Gateway biết tên luật Cấu hình kết cuối mã hoá tín hiệu. Trong trường (EndpointConfiguration) hợp tiếng nói là luật –  hoặc luật – A. Yêu cầu Gateway gửi các thông Yêu cầu khai báo báo về các sự kiện diễn ra ở một (NotificationRequest) đầu cuối nào đó. Tạo kết nối Mở một kết nối giữa hai đầu cuối. (CreatConnection) Sửa đổi kết nối Thay đổi các tham số trong một (ModifyConnection) kết nối đã được mở trước đó. Đóng một kết nối. Lệnh này có thể được gửi bởi MGC, Gateway. Xoá kết nối Đáp ứng của lệnh này trả vể các (DeleteConnection) thông tin tổng hợp trong suốt quá trình kết nối. Kiểm toán đầu cuối MGC tìm kiếm các thông tin về (AuditEndpoint) trạng thái tại một đầu cuối nào đó. MGC gửi yêu cầu trả về các Kiểm toán kết nối thông số trong một kết nối đã (AuditConnection) được mở. Thông báo thăm Đưa sự kiện thông báo. dò(PollNotify)
  5. 5.1.2. Thiết lập cuộc gọi thông qua MGCP Hình 5.2. Thiết lập cuộc gọi giữa A và B Trình tự thiết lập cuộc gọi giữa hai máy điện thoại A điện thoại B như sau:  Khi máy điện thoại A được nhấc lên Gateway A gửi bản tin cho MGC.  Gateway A tạo âm mời quay số và nhận số bị gọi.  Số bị gọi được gửi cho MGC. MGC xác định định tuyến cuộc gọi như thế nào:  MGC gửi lệnh cho Gateway B.  Gateway B đổ chuông ở máy B.  MGC gửi lệnh cho Gateway A và B tạo phiên kết nối RTP/RTCP. 5.1.3. So sánh giữa MGCP, SIP và H.323 MGCP khác với SIP và H.323 ở một số điểm như sau:
  6.  MGCP là giao thức kiểu chủ/tớ, trong khi SIP và H.323 là giao thức ngang cấp.  MGCP được sử dụng giữa MG và MGC. Bảng 5.3. So sánh H.323 và MGCP H.323 MGCP 1. Thuê bao nhấc máy và 1. Thuê bao nhấc máy và quay số quay số 2. Gateway phân tích định 2. Gateway thông báo cho tuyến cuộc gọi MGC 3. Hai Gateway trao đổi thông 3. MGC phân tích số, định tin tuyến và gửi lệnh cho 4. Gateway bị gọi đổ chuông Gateway bị gọi để đổ ở số máy bị gọi chuông ở số máy bị gọi 5. Hai Gateway thiết lập 4. MGC gửi lệnh cho 2 phiên kết nối RTP/RTCP Gateway để thiết lập phiên kết nối RTP/RTCP MGCP ra đời nhằm tách biệt các chức năng báo hiệu và thiết lập đường truyền. MGC (hay CA, Softswitch...) sau khi nhận được yêu cầu thiết lập cuộc gọi SIP hoặc H.323 sẽ dùng giao thức MGCP để điều khiển Gateway thiết lập phiên kết nối giữa 2 đầu cuối.
  7. Trong hình 5.2 ta thấy chức năng báo hiệu đã được tách biệt và do MGC đảm nhiệm. Chúng ta xem xét việc thiết lập cuộc gọi trong hai trường hợp: cuộc gọi trong mạng H.323 và trong mạng MGCP.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2