intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm Công nghệ gen

Chia sẻ: Abcdef_41 Abcdef_41 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

255
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo các phương pháp giải bài tập sinh học nhằm củng cố nâng cao kiến thức của học sinh 12. Đồng thời học liệu có đưa một số bài tập cho các em tự luyện tập. Chúc các em học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm Công nghệ gen

  1. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Bài tập trắc nghiệm tạo giống bằng công nghệ gen P hần 1 Câu 1: Trong trường hợp nào sau đây không được xem là sinh vật bị biến đổi gen? A. Bò tạo ra nhiều hooc môn sinh trưởng nên lớn nhanh, năng suất thịt và sữa đều tăng. B. Cây đậu tương có mang gen kháng thuốc diệt cỏ từ cây thuốc lá cảnh Petunia. C. Chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n. D. Cà chua bị bất hoạt gen gây chín sớm. Câu 2: Điểm giống nhau trong kĩ thuật chuyển gen với plasmid và virut làm thể truyền là: A. Các giai đoạn và các loại enzim tương tự. B. Protein tạo thành có tác dụng tương đương. C. Thể nhận đều là E.coli. D. Đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau. Câu 3: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen? A. Tạo Cừu biến đổi gen sản sinh protein người trong sữa. B. Chuyển gen từ sâu, vi khuẩn vào cây bông, tạo ra giống bông kháng sâu bệnh. C. Tạo Chuột nhắt chứa gen hooc môn sinh trưởng của chuột cống. D. Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao lá dùng cho ngành chăn nuôi dâu tằm. Câu 4: Trong kĩ thuật di truyền, những enzim được dùng để tạo ADN tái tổ hợp là: A. ARN polimeraza và peptitlaza. B. ADN polimeraza và lipaza. C. amilaza và lipaza. D. restrictaza và ligaza. Câu 5: Kĩ thuật cấy gen hiện nay không sử dụng để tạo: A. hooc mon sinh trưởng. B. hooc mon insulin. Cô giáo: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
  2. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ C. chất kháng sinh. D. thể đa bội. Câu 6: Trình tự các khâu của kĩ thuật chuyển gen là: 1. cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN của plasmid ở những điểm xác định. 2. tạo ADN tái tổ hợp. 3. tách ADN của tế bào cho và plasmid ra khỏi tế bào. 4. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Trình tự đúng là: A. 3, 1, 2, 4. B. 1, 2, 3, 4. C. 4, 3, 2, 1. D. 2, 3, 1, 4. Câu 7: Kĩ thuật di truyền là: A. Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền, làm thay đổi cấu trúc của gen. B. Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền ở cấp phân tử. C. Kĩ thuật thao tác trên trên NST làm thay đổi số lượng NST. D. Kĩ thuật thao tác trên vật liệu di truyền, làm thay đổi cấu trúc NST. Câu 8: Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta thường dùng: A. CaCl2. B. gen đánh dấu hoặc gen thông báo. C. xung điện cao áp. D. mẫu ARN đặc hiệu có đánh dấu phóng xạ. Câu 9: Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là: A. sản xuất lượng protein lớn trong thời gian ngắn. B. tạo ưu thế lai. C. tạo các giống cây ăn quả không hạt. D. tạo thể song nhị. Câu 10: Kĩ thuật di truyền không trực tiếp sản xuất được hợp chất sinh học nào sau đây? A. vacxin phòng các bệnh do virus gây ra. B. hoocmon sinh trưởng tự nhiên của động vật. Cô giáo: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
  3. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ C. hoocmon sinh trưởng tự nhiên của động vật. D. hoocmon insulin của người chữa bệnh đái tháo đường. Câu 11: Trong kĩ thuật di truyền, thể truyền thường được sử dụng là: A. virut và plasmid. B. nấm men và virut. C. virut và vi khuẩn. D. plasmid và NST. Câu 12: Trong kĩ thuật chuyển gen, sau khi đưa phân tử ADN tái tổ hợp vào tế bào nhân, hoạt động của ADN tái tổ hợp là: A. kết hợp với NST của tế bào nhận. B. kết hợp với plasmid của tế bào nhận. C. tự nhân đôi cùng với quá trình phân chia của tế bào nhận. D. cả 3 đáp án trên. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về sinh vật biến đổi gen? A. Sinh vật biến đổi gen là sinh vật mà hệ gen của nó đã được con người làm biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình. B. Sinh vật được đưa thêm một gen lạ vào hệ gen gọi là sinh vật chuyển gen. C. Người ta có thể làm biến đổi hệ gen của một sinh vật bằng cách loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong gen. D. Công nghệ gen tạo giống biến đổi gen không được áp dụng ở vi sinh vật. Câu 14: Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kĩ thuật cấy gen? A. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmid ra khỏi tế bào vi khuẩn. B. Cắt và nối ADN của tế bào co và ADN plasmid ở những điểm xác định tạo ADN tái tổ hợp. C. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. D. Dung hợp hai tế bào trần xoma khác loài. Câu 15: Plasmid là những cấu trúc: A. nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, là ADN vòng, mạch kép. B. nằm trong nhân của tế bào của vi khuẩn, là ADN vòng, mạch kép. Cô giáo: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
  4. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ C. nằm trong tế bào chất của vi khuẩn, là ADN mạch thẳng. D. nằm trong nhân của tế bào vi khuẩn, là ADN thẳng. Câu 16: Vai trò của enzim restrictaza là: A. nối ADN của tế bào cho và ADN của tế bào nhận. B. cắt đứt ADN của plasmid và ADN của tế bào cho ở những vị trí bất kì. C. nhận ra và cắt đứt ADN của tế bào cho mang gen mong muốn và ADN của plasmid ở những vị trí xác định. D. tạo ADN tái tổ hợp. Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng về mục tiêu của tạo giống động vật chuyển gen? A. Tạo giống động vật mới có năng suất cao và chất lượng cao hơn. B. Động vật chuyển gen được sử dụng như những nhà máy sinh học sản xuất thuốc cho con người. C. Động vật chuyển gen được sử dụng như những nhà máy sinh học sản xuất một số hàng tiêu dùng cho con người. D. Động vật chuyển gen có vai trò phát tán gen vào các loài động vật trong thiên nhiên để cải tạo động vật trong tự nhiên. Câu 18: Plasmid được chọn làm thể truyền vì: A. plasmid chứa ADN dạng vòng, tồn tại độc lập trong tế bào chất của vi khuẩn. B. plasmid là cấu trúc nằm trong tế bào chất của vi khuẩn. C. plasmid tồn tại độc lập trong tế bào của vi khuẩn, có khả năng tự sao chép, mang được gen cần chuyển, có khả năng thâm nhập vào tế bào vật chủ. D. ADN plasmid gồm khoảng 8.000 đến 200.000 cặp nucleotit. Câu 19: Thể truyền chuyển gen là một: A. phân tử ADN nhỏ có khả năng tự sao chép, tồn tại độc lập trong tế bào và mang được gen cần chuyển. B. cơ thể sinh vật có kích thước nhỏ có vật chất di truyền là ADN. C. cơ thể sinh vật có khả năng sống kí sinh trong tế bào như vi khuẩn, virus. D. phân tử hữu cơ như protein, lipid. Cô giáo: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
  5. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 20: Ưu điểm của phương pháp dùng virus làm thể truyền là virus: A. dễ xâm nhập vào trong tế bào. B. không gây hại cho cơ thể. C. giúp tế bào có tỉ lệ sống sót cao. D. luôn ghép nối với NST của tế bào. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về kĩ thuật di truyền? A. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra một số lượng lớn bản sao của một gen. B. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm sinh học do gen mã hóa, dùng cho nghiên cứu khoa học hoặc chữa lành bệnh. C. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra các sinh vật biến đổi gen dùng cho các mục đích khác nhau. D. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra cơ thể có bộ gen tăng gấp bội. Câu 22: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ gen là ứng dụng quan trọng của: A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. công nghệ sinh học. D. kĩ thuật vi sinh. Câu 23: Thành tựu do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là: A. tạo ra vô số biến dị tổ hợp trong đó có nhiều tổ hợp gen thích nghi. B. làm hạn chế tác động của các tác nhân đột biến. C. tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn. D. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc. Câu 24: Mục đích của việc chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận là: A. giúp ADN tái tổ hợp không bị phân hủy. B. tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp tự nhân đôi cùng với ADN của tế bào chủ. C. tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp nhân đôi độc lập trong tế bào chủ. D. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện. Cô giáo: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
  6. Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ Câu 25: Các câu sau đây đều đúng khi nói về kĩ thuật di truyền trừ: A. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra một số lượng lớn bản sao của một gen. B. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra một số lượng lớn các sản phẩm sinh học do gen mã hóa, dùng cho nghiên cứu khoa học hoặc chữa bệnh. C. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra các sinh vật biến đổi gen cho các mục đích khác nhau. D. Kĩ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra cơ thể có bộ gen tăng gấp bội. Cô giáo: Hồ Thị Thắm http://www.hoc360.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2