intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trắc nghiệm khách quan Địa lý lớp 8

Chia sẻ: Le Vy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

252
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu trắc nghiệm khách quan Địa lý lớp 8 dành cho quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 8 nhằm củng cố kiến thức và luyện thi môn Địa về: Cao nguyên Di Linh, tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trắc nghiệm khách quan Địa lý lớp 8

  1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ĐỊA LÝ LỚP 8 1
  2. Câu 201 ĐL 0830CSB: Khoanh tròn chữ cái tên dãy núi không nằm ở vĩ tuyến 22oB (từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung): a. Pu Đen Đinh. c. cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn. b. Hoàng Liên Sơn. d. cánh cung Đông Triều. ĐA: d Câu 202 ĐL0830CSB Khoanh tròn chữ cái tên cao nguyên không nằm trên kinh tuyến 108o Đông (đoạn từ dãy Bạch Mã đến bờ biển Phan Thiết (mũi Kê Gà): a. cao nguyên Kon Tum. c. cao nguyên Đắc Lắc, cao nguyên Di Linh. b. cao nguyên Mơ Nông. d. cao nguyên Plây Ku. ĐA: b Câu 203 ĐL0830CSB Khoanh tròn chữ cái tên con sông không nằm trên vĩ tuyến 22o Bắc (từ biên giới Việt - Lào đến biên giới Việt - Trung): a. sông Đà. b. sông Hồng. c. sông Mã. d. sông Chảy. e. sông Gâm. ĐA: g Câu 204 ĐL0830CSB: Khoanh tròn chữ cái tên đèo lớn không nằm trên quốc lộ 1A: a. đèo Lao Bảo. b. đèo Ngang. c. đèo Hải Vân. d. đèo Cù Mông. e. đèo Cả. ĐA: a Câu 205 ĐL0831CSB: Chọn ý không phải đặc điểm tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu Việt Nam: a. nhiệt độ trung bình năm của không khí luôn nhỏ hơn 21oC. b. một năm có hai mùa gió có hướng và tính chất trái ngược nhau. c. độ ẩm không khí rất cao trên 80%. 2
  3. d. lượng mưa lớn từ 1.500mm - 2.000mm/năm. ĐA: a Câu 206 ĐL0831CSH Chọn ý đúng trong câu sau: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao do: a. nước ta có nhiều miền khí hậu. c. miền Bắc có một mùa đông lạnh. b. vị trí địa lý, địa hình, ảnh hưởng của biển Đông. d. duyên hải miền Trung mưa về thu đông. ĐA: b Câu 207 ĐL0831CSH: Chọn ý đúng trong câu sau: Tính thất thường của khí hậu Việt Nam do: a. hoạt động của gió mùa. c. có năm mùa mưa đến sớm, mùa mưa đến muộn. b. năm rét nhiều, năm rét ít. d. có năm bão nhiều, năm bão ít. ĐA: a Câu 208 ĐL0831CSH: Chọn ý đúng trong câu sau: Nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc do: a. phía Bắc có mùa đông lạnh. b. càng ra phía Bắc thì càng xa xích đạo, ảnh hưởng của gió Đông Bắc càng lớn. c. phía Nam nóng quanh năm. d. phía Bắc có nhiều núi, cao nguyên hơn. ĐA: b Câu 209 ĐL0831CSH: Chọn ý đúng trong câu sau: Miền khí hậu Đông Trường Sơn nước ta có mùa mưa lệch hẳn về thu, đông do: a. ảnh hưởng của địa hình và các dải hội tụ nhiệt đới. b. lượng mưa của các tháng 9, 10, 11, 12 chiếm hơn 80% lượng mưa của năm. c. do bề ngang hẹp. d. do miền nằm sát biển Đông. 3
  4. ĐA: a Câu 210 ĐL0831CSH : Chọn ý đúng trong câu sau: Miền khí hậu phía Bắc nước ta có mùa đông lạnh nhất do: a. mùa đông kéo dài từ 3 - 5 tháng. b. miền nằm ở vĩ độ cao nhất nước ta, mùa đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Đông Bắc lạnh khô từ lục địa phương Bắc tràn về. c. cuối mùa đông có mưa phùn, đặc biệt vùng Đông Bắc. d. có năm nhiệt độ xuống rất thấp 1 - 2oC, sương muối rét buốt. ĐA:b Câu 211 ĐL 0831CSH: Chọn ý đúng trong câu sau: Vùng Tây Bắc và vùng duyên hải miền Trung nước ta có gió Tây khô nóng về mùa hè do: a. thời tiết rất khó chịu vì gió nóng thổi làm khô kiệt mọi nguồn nước trên mặt. b. không khí ngột ngạt như một lò nung. c. ảnh hưởng của địa hình (dãy Trường Sơn). d. độ ẩm rất thấp 30 - 40%. ĐA: c Câu 212 ĐL 0831CSH:Chọn ý đúng trong câu sau: Các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ nước ta có mưa lớn chủ yếu do: a. bão và áp thấp nhiệt đới. c. lượng mưa lên tới 150 - 300mm, thậm chí trên 400mm trong một ngày. b. ở ven biển. d. ảnh hưởng của địa hình. ĐA: d Câu 213 ĐL 0831CSB: Chọn ý đúng trong câu sau: Trong một năm bình quân 1m2 lãnh thổ nước ta có số giờ nắng: a. dưới 1400. b. từ 1400 đến 3000. c. trên 3000. ĐA: b Câu 214 ĐL 0831B: Chọn ý đúng trong câu sau: Gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta làm cho thời tiết khí hậu của miền Bắc: 4
  5. a. lạnh, mưa nhiều. c. lạnh, khô vào cuối mùa có mưa phùn ẩm ướt. b. rất lạnh, nhiệt độ trung bình tháng thường xuyên dưới 10oC. d. không lạnh lắm và có mưa. ĐA: c Câu 215 ĐL 0831H: Chọn ý đúng trong câu sau: Tháng một nhiệt độ của Hà Nội thấp hơn rất nhiều nhiệt độ của Huế và thành phố Hồ Chí Minh do: a. nhiệt độ tháng một của Hà Nội nhỏ hơn nhiệt độ tháng Một ở Huế 3,6oC. b. nhiệt độ tháng một của Hà Nội nhỏ hơn nhiệt độ tháng Một ở thành phố Hồ Chí Minh 9,4oC. c. Hà Nội chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió Đông Bắc từ áp cao ở lục địa phương Bắc tràn về. d. Hà Nội nằm sâu trong đất liền hơn Huế và thành phố Hồ Chí Minh. ĐA: c Câu 216 ĐL 0832H: Chọn ý đúng trong câu sau: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí hậu Việt Nam có hai mùa khí hậu: a. mùa đông lạnh, khô. c. địa hình đa dạng với nhiều hướng núi khác nhau. b. mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, hay có bão. d. một năm có hai mùa gió có hướng và tính chất trái ngược nhau. ĐA: d Câu 217 ĐL 0832B: Khoanh tròn chữ cái tên nông sản không phải là nông sản nhiệt đới của nước ta. a. cây lúa gạo. b. cây cà phê. c. cây cao su. d. cây chè. ĐA: d 5
  6. Câu 218 ĐL 0832H: Chọn ý đúng trong câu sau: Ngành sản xuất nông nghiệp của nước ta luôn phải chủ động phòng chống thiên tai vì: a. khí hậu nước ta ôn hoà. c. nước ta có hai mùa khí hậu khác nhau. b. nước ta có nhiều thiên tai, thời tiết diễn biến rất phức tạp. d. hệ thống đê điều chưa kiên cố. ĐA: b Câu 219 ĐL 0832H: Chọn ý đúng trong câu sau: Trong mùa gió Đông Bắc, thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ rất khác nhau do: a. ở Bắc Bộ lạnh, khô, vào cuối mùa đông có mưa phùn ẩm ướt. b. ở Trung Bộ có mưa rất lớn vào các tháng cuối năm. c. ở Nam Bộ thời tiết nóng, khô, ổn định suốt mùa. d. tác động của gió mùa Đông Bắc đến các miền khác nhau. ĐA: d Câu 220 ĐL 0832H: Chọn ý đúng trong câu sau: Cơ sở tự nhiên đã giúp nền nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ do: a. khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. c. thực hiện xen canh. b. tiến hành thâm canh tăng vụ. d. tiến hành chuyên canh quy mô lớn. ĐA: a Câu 221 ĐL 0833B: Chọn ý đúng trong câu sau: Nước ta có bao nhiêu con sông có chiều dài trên 10km: a. 2.000. b. 2.500. c. 2.360. d. 2.700. ĐA: c Câu 222 ĐL 0833H: Chọn ý đúng trong câu sau: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc do: a. có rất nhiều sông lớn nhỏ. c. địa hình bị cắt xẻ và mưa ít. 6
  7. b. địa hình bị cát xẻ mạnh và mưa nhiều. d. địa hình nước ta 3/4 là núi và cao nguyên. ĐA: b Câu 223 ĐL 0833B: Khoanh tròn chữ cái tên sông có hướng chảy không phải hướng Tây Bắc - Đông Nam: a. sông Hồng. b. sông Chảy. c. sông Gâm. d. sông Mã. ĐA:c Câu 224 ĐL 0833H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung vì: a. các dãy núi chủ yếu có hướng Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. b. có nhiều hướng núi khác nhau. c. 3/4 địa hình là núi và cao nguyên. d. các sông phần lớn đổ ra biển Đông. ĐA: a Câu 225 ĐL 0833H: Chọn ý đúng trong câu sau: Mùa lũ trên các lưu vực sông ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ khác nhau do: a. sông ngòi Bắc Bộ mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10. b. sông ngòi Trung Bộ mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 12. c. sông ngòi Nam Bộ mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11. d. chế độ mưa của các miền khác nhau. ĐA: d Câu 226 ĐL 0833H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sông ngòi nước ta có hàm lượng phù sa lớn vì: a. bình quân một mét khối nước sông có 223 gam cát bùn và các chất khác. b. tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước cháy tới trên 200 triệu tấn / năm. c. địa hình bị cắt xẻ mạnh và mưa nhiều, mưa theo mùa. d. mưa nhiều. 7
  8. ĐA: c Câu 227 ĐL 0833B: Khoanh tròn chữ cái đầu câu không phải ích lợi của sông ngòi: a. thuỷ điện. c. phá hoại mùa màng, gây thiệt hại về người và của. b. tưới nước cho cây trồng. d. giao thông, thuỷ sản. ĐA: c Câu 228 ĐL 0833H: Khoanh tròn chữ cái đầu câu không phải nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước của sông ngòi nước ta: a. rừng bị chặt phá nhiều. b. chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư đông đúc. c. chất thải từ các nhà máy xí nghiệp. d. trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng phân bón vi sinh. ĐA: d Câu 229 ĐL 0833H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sông ngòi nước ta có chế độ nước thất thường do: a. chế độ mưa thất thường. b. có năm lũ đến sớm, năm lũ đến muộn. c. có năm lũ nhiều, có năm lũ ít. d. lượng nước mùa lũ chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm. ĐA: a Câu 230 ĐL 0833B: Khoanh tròn chữ cái tên sông không phải của sông ngòi Bắc Bộ: a. sông Hồng. b. sông Đà. c. sông Đà Rằng. d. sông Chảy. ĐA: c. Câu 231 ĐL0834B: Khoanh tròn chữ cái tên sông không thuộc sông ngòi Trung Bộ: a. sông Mã. b. sông Cả. c. sông Đà Rằng. d. sông Gâm. ĐA: d 8
  9. Câu 232 ĐL0834B: Khoanh tròn chữ cái tên sông không phải sông ngòi Nam Bộ: a. sông Tiền. b. sông Hậu. c. sông Đà Rằng. d. sông Sài Gòn. ĐA: c Câu 233 ĐL0834B: Chọn ý đúng trong câu sau: Đặc điểm nổi bật của sông ngòi Trung Bộ nước ta là: a. nhiều sông lớn. c. sông ngắn, dốc và mùa lũ tập trung từ tháng 9 đến tháng 12. b. hướng chảy chính là hướng vòng cung. d. mùa lũ kéo dài 05 tháng, cao nhất vào tháng 8. ĐA: c Câu 234 ĐL0834H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sông ngòi Bắc Bộ có mùa lũ vào các tháng cuối năm do: a. mùa mưa ở Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 12. c. sông ngòi Trung Bộ phân thành nhiều lưu vực nhỏ độc lập. b. ở Trung Bộ thường có mưa và bão lớn. d. lũ của sông ngòi Trung Bộ lên rất nhanh và đột ngột. ĐA: d Câu 235 ĐL0834B: Khoanh tròn chữ cái tên cửa sông không phải cửa sông của sông Cửu Long đổ ra biển Đông: a. Bát Xát. b. Hàm Luông. c. Tranh Đề. d. Ba Lạt. ĐA: d Câu 236 ĐL0834H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sông ngòi Nam Bộ của nước ta có chế độ nước điều hoà hơn chế độ nước của sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ do: a. lượng nước chảy lớn. c. chế độ mưa của lưu vực sông điều hoà hơn. b. lòng sông rộng và sâu. d. diện tích lưu vực của sông lớn hơn. 9
  10. ĐA: c Câu 237 ĐL0834H: Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu không phải thuận lợi do sông Mê Công mang đến cho đất nước ta: a. giao thông. c. phù sa bồi đắp vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. b. nguồn thuỷ sản lớn. d. mùa lũ nước dâng cao làm ngập nhà cửa, phá hoại mùa màng. ĐA: d Câu 238 ĐL0835H: Chọn ý đúng trong câu sau: Mùa mưa là mùa: a. bao gồm các tháng liên tục trong năm có lượng mưa tháng lớn hơn hay bằng 1/12 lượng mưa cả năm. b. bao gồm các tháng có mưa nhiều. c. bao gồm các tháng có lượng mưa lớn hơn 100mm. d. bao gồm tổng lượng mưa các tháng chiếm hơn 70% lượng mưa cả năm. ĐA: a Câu 239 ĐL0835H: Chọn ý đúng trong câu sau: Mùa lũ của các sông là mùa: a. bao gồm các tháng có lưu lượng dòng chảy lớn. b. bao gồm các tháng liên tục trong năm có lưu lượng dòng chảy lớn hơn hay bằng 1/12 lưu lượng dòng chảy cả năm. c. bao gồm các tháng có lượng nước chảy lớn. d. bao gồm các tháng có lưu lượng dòng chảy rất lớn. ĐA: b Câu 240 ĐL0836H: Chọn ý đúng trong câu sau: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất ở nước ta thể hiện: a. tầng mùn của đất rất dày. b. nhiều loại đất trong đó chủ yếu là nhóm đất feralit, đất phù sa, đất mùn núi cao. 10
  11. c. chỉ có đất feralit và đất phù sa. d. đất tơi xốp, phì nhiêu. ĐA: b Câu 241 ĐL0836H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sự đa dạng của đất ở nước ta chủ yếu do: a. đá mẹ, địa hình khí hậu. b. nguồn nước, sinh vật. c. các nhân tố tạo thành đất rất đa dạng: đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người. d. tác động của con người. ĐA: c Câu 242 ĐL0836B: Chọn ý đúng trong câu sau: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu phần trăm (%) diện tích đất tự nhiên: a. 24%. b. 65%. c. 41%. d. 70%. ĐA: b Câu 243 ĐL0836B: Chọn ý đúng trong câu sau: Đất feralit phát triển trên đá vôi phân bổ chủ yếu ở: a. các tỉnh miền núi phía Bắc. b. miền Bắc. c. miền Nam. d. cả nước. ĐA: b Câu 244 ĐL0836H: Chọn ý đúng trong câu sau: Nhóm đất feralit miền đồi núi thấp và nhóm đất mùn cao thuận lợi trong ngành trồng trọt: a. trồng cây lúa nước. c. chăn nuôi gia súc lớn. b. trồng rừng và trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả. d. chăn nuôi gia cầm. ĐA: b Câu 245 ĐL0836H: Chọn ý đúng trong câu sau: Tài nguyên đất ở nước ta bị giảm sút nhanh do: 11
  12. a. diện tích đất trống đồi trọc lên tới 10 triệu ha. c. sử dụng đất chưa hợp lý, rừng bị tàn phá. b. 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cần phải cải tạo. d. môi trường bị ô nhiễm. ĐA: c Câu 246 ĐL0836V: Chọn ý đúng trong câu sau: Biện pháp để hạn chế hiện tượng đất bị xói mòn và đá ong hoá: a. trồng và bảo vệ rừng, sử dụng đi đôi với cải tạo đất. c. xây dựng các công trình thuỷ lợi. b. thau chua, rửa mặn. d. trồng nhiều loại cây trên cùng một diện tích. ĐA: a Câu 247 ĐL0837B: Chọn ý đúng trong câu sau: Nước ta có khoảng bao nhiêu loài thực vật: a. 14.000. b. 14.600. c. 15.000. d. 15.500. ĐA: b Câu 248 ĐL0837B: Khoanh tròn chữ cái đầu câu tên hệ sinh thái tự nhiên không có ở Việt Nam: a. rừng ngập mặn. c. rừng cận nhiệt đới núi cao. b. rừng nhiệt đới gió mùa. d. rừng tai ga. ĐA: d Câu 249 ĐL0837H: Chọn ý đúng trong câu sau: Sinh vật nước ta phong phú về thành phần loài do: a. nước ta có rất nhiều loài sinh vật. b. vị trí địa lý, địa hình, đất, khí hậu và sự tác động của con người. c. có nhều hệ sinh thái. d. cây cối phát triển quanh năm, nguồn thức ăn phong phú cho động vật. ĐA: b 12
  13. Câu 250 ĐL0837H: Khoanh tròn chữ cái đầu câu không đúng với sự phân bố hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa ở nước ta: a. rừng tre nứa ở Việt Bắc. c. rừng Cúc Phương, Ba Bể. b. rừng thưa rụng lá (rừng khộp) Tây Nguyên. d. rừng núi cao Hoàng Liên Sơn. ĐA: d Câu 251 ĐL0837H: Chọn ý đúng trong câu sau: Điểm khác nhau cơ bản giữa rừng trồng và rừng tự nhiên ở nước ta: a. diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp. b. thành phần loài sinh vật của rừng tự nhiên phong phú hơn rừng trồng nhưng số lượng mỗi loài ít hơn. c. rừng trồng phát triển theo các mục đích sử dụng. d. tất cả các ý trên. ĐA: d Câu 252 ĐL0838H: Chọn ý đúng trong câu sau: Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm về chất lượng và số lượng chủ yếu do: a. tác động của con người. b. diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. c. nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. d. giảm nhiều về số lượng các loài sinh vật. ĐA: a Câu 253 ĐL0838B: Khoanh tròn chữ cái đầu câu loại cây không phải là dược liệu: a. ngũ gia bì. b. ngải cứu. c. tam thất. d. nấm hương. ĐA: d Câu 254 ĐL0838B: 13
  14. Khoanh tròn chữ cái đầu câu loại cây không thuộc nhóm cây thực phẩm: a. nấm hương. b. măng. c. quế. d. mộc nhĩ. ĐA: c Câu 255 ĐL0838B: Chọn ý đúng trong câu sau: Năm 2001, diện tích rừng của Việt Nam là: a. 14,3 triệu ha. b. 8,6 triệu ha. c. 11,8 triệu ha. d. 12 triệu ha. ĐA: c Câu 256 ĐL0838H: Chọn ý đúng trong câu sau: Tài nguyên rừng của nước ta bị suy giảm chủ yếu do: a. chiến tranh. b. dân số tăng nhanh cùng với đốt rừng làm nương rẫy, khai thác quá mức phục hồi. c. quản lý bảo vệ kém. d. sự biến đổi thất thường của khí hậu. ĐA: b Câu 257 ĐL0838H: Chọn ý đúng trong câu sau: Nguồn lợi hải sản của nước ta bị giảm sút nhanh do: a. khí hậu thay đổi. b. thời tiết diễn biến thất thường. c. đánh bắt gần bờ quá mức dự trữ và bằng những phương tiện có tính huỷ diệt. d. khai thác dầu khí. ĐA: c Câu 258 ĐL0838H: Chọn ý đúng nhất trong câu sau: Để phát triển kinh tế bền vững cần phải: a. trồng và bảo vệ rừng để diện tích khai thác luôn nhỏ hơn diện tích trồng rừng. b. bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật. c. không phá rừng. d. không bắn giết chim, thú. 14
  15. ĐA: b Câu 259 ĐL0839V: Chọn ý đúng nhất trong câu sau: Tính chất nóng ẩm của tự nhiên Việt Nam bị xáo trộn nhiều nhất ở vùng nào và vào mùa nào: a. ở miền Bắc vào mùa đông. c. ở miền Nam vào mùa đông. b. ở miền Trung vào mùa hè. d. ở miền Bắc vào mùa hè. ĐA: c Câu 260 ĐL0839H: Chọn ý đúng trong câu sau: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của tự nhiên nước ta được thể hiện rõ nét nhất ở: a. địa hình. b. sinh vật. c. khí hậu. d. thuỷ văn và thổ nhưỡng. ĐA: c Câu 261 ĐL0839H: Khoanh tròn chữ cái không phải là khó khăn của địa hình miền núi đối với phát triển kinh tế xã hội nước ta: a. địa hình bị cắt xẻ mạnh b. địa hình núi đá vôi thường thiếu nước vào mùa khô. c. khí hậu phân hoá theo độ cao. d. nhiều dạng địa hình - cơ sở để phát triển nhiều ngành sản xuất khác nhau. ĐA: d Câu 262 ĐL0839H: Khoanh tròn chữ cái đầu câu không phải là thuận lợi của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm đối với sản xuất và đời sống: a. nhiệt độ cao, độ ẩm lớn  trồng 3 - 4 vụ / năm. b. mưa nhiều  nguồn thuỷ văn phong phú. c. mưa nhiều, mưa theo mùa; mùa mưa  lũ lụt, mùa khô  hạn hán. d. trên cao nguyên, núi cao thuận lợi trồng cây cận nhiệt - ôn đới. ĐA: c 15
  16. Câu 263 ĐL0839H: Chọn ý đúng trong câu sau: Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của địa hình Việt Nam là: a. địa hình bị cắt xẻ mạnh, nhiều núi đá vôi với các hang động nổi tiếng. b. nhiều dạng địa hình. c. 3/4 diện tích đất liền là núi - cao nguyên. d. đồng bằng ven biển hẹp, bị chia cắt từng ô. ĐA: a Câu 264 ĐL0839B: Chọn ý đúng trong câu sau: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam: a. tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. c. xứ sở của cảnh quan đồi núi. b. tính chất ven biển hay tính chất bán đảo. d. tính đa dạng, phức tạp. e. tất cả các tính chất trên. ĐA: e Câu 265 ĐL0839H: Chọn ý đúng trong câu sau: Đặc điểm chủ yếu của tự nhiên nước ta là: a. cảnh quan đồi núi. c. tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. b. tính chất ven biển. d. tính đa dạng, phức tạp. ĐA: c Câu 266 ĐL0839H: Chọn ý đúng trong câu sau: Thiên nhiên nước ta phân hoá đa dạng chủ yếu do: a. phân hoá mạnh mẽ trong không gian. b. yếu tố vị trí địa lý và lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài, phức tạp. c. phân hoá các thành phần tự nhiên. d. phân hoá theo mùa. ĐA: b Câu 267 ĐL0839V: Chọn ý đúng trong câu sau: Cơ sở tự nhiên để nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng: a. thiên nhiên nước ta là thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm. 16
  17. b. cây trồng nhiệt đới chiếm trên 85% cây trồng. c. có nhiều loại cây trồng. d. sản xuất nông nghiệp tiến hành thâm canh, xen canh, đa canh. ĐA: a Câu 268 ĐL0840H: Chọn ý đúng trong câu sau: Theo đường chim bay hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Phanxipăng tới thành phố Thanh Hoá dài bao nhiêu km: a. 300km. b. 320km. c. 350km. d. 360km. ĐA: d Câu 269 ĐL0840B: Chọn ý đúng trong câu sau: Nền địa chất của khu núi cao Hoàng Liên Sơn không có những loại đá nào sau đây: a. đá mắc ma. c. đá mắc ma phun trào. b. đá mắc ma xâm nhập. d. đá trầm tích. ĐA: d Câu 270 ĐL0840V: Chọn ý đúng trong câu sau: Sườn của cao nguyên Mộc Châu thường dốc đứng do: a. xói mòn. c. mưa theo mùa. b. sông ngòi trẻ và được cấu tạo địa chất là đá vôi. d. rừng bị tàn phá. ĐA: b Câu 271 ĐL0840H: Chọn ý đúng trong câu sau: Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn: a. rừng cận nhiệt. b. rừng nhiệt đới. c. rừng ôn đới. d. rừng hỗn giao. ĐA: c Câu 272 ĐL0840H: Chọn ý đúng trong câu sau: Nhiệt độ của trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn thấp nhất so với trạm Mộc Châu và Thanh Hoá vì: a. nhiệt độ trung bình năm chỉ có 12,8oC. 17
  18. b. tháng cao nhất nhiệt độ chỉ lên đến 16,4oC. c. trạm Hoàng Liên Sơn nằm trên độ cao 2.170m. d. một năm có 4 tháng nhiệt độ dưới 10oC. ĐA: c Câu 273 ĐL0840H: Chọn ý đúng trong câu sau: Trạm Hoàng Liên Sơn có lượng mưa cao nhất so với trạm Mộc Châu, Thanh Hoá vì: a. lượng mưa hàng năm lên tới 3.553mm. b. một năm có tới 7 tháng lượng mưa đạt trên 200mm. c. địa hình sườn đón gió. d. tháng có lượng mưa cao nhất gần 700mm. ĐA: c Câu 274 ĐL0841V: Chọn ý đúng trong câu sau: Kiểu rừng ôn đới của nước ta phát triển trong điều kiện tự nhiên: a. có mùa đông lạnh. c. núi cao. b. núi cao trên 2.000m, đất mùn núi cao, mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 10oC. d. núi trung bình. ĐA: b Câu 275 ĐL0841V: Chọn ý đúng nhất trong câu sau: Kiểu rừng nhiệt đới ở nước ta phát triển trong điều kiện tự nhiên: a. núi thấp dưới 1.000m. c. đất feralit vùng núi cao trung bình có mùa đông lạnh. b. đất feralit vùng đồi núi thấp có mùa đông ấm. d. đất feralit vùng đồi núi thấp có mùa đông lạnh giá. ĐA: b Câu 276 ĐL0841V: Chọn ý đúng trong câu sau: Đặc điểm nổi bật của tự nhiên khu núi cao Hoàng Liên Sơn: a. cao nhất, lạnh nhất Việt Nam với nền địa chất mắc ma - kiểu rừng ôn đới phát triển trên đất mùn núi cao. 18
  19. b. cao, chủ yếu rừng cận nhiệt. c. rừng ôn đới và cận nhiệt đới phát triển trên đất feralit. d. đất feralit phát triển trên đá vôi - kiểu rừng nhiệt đới rất phổ biến. ĐA: a Câu 277 ĐL0841V: Chọn ý đúng trong câu sau: Ở nước ta kiểu rừng nhiệt đới gió mùa chiếm ưu thế vì: a. khí hậu nước ta nóng ẩm quanh năm. c. có một mùa đông lạnh. b. mưa theo mùa. d. rừng nhiều tầng. ĐA: a Câu 278 ĐL0842B: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng giới hạn miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. a. nằm bên hữu ngạn sông Hồng. b. gồm khu đồi núi sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. c. gồm khu đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ. d. nằm bên tả ngạn sông Hồng. ĐA: c Câu 279 ĐL0842B: Khoanh tròn chữ cái đầu câu tên dãy núi của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ không phải hướng cánh cung: a. sông Gâm. b. Ngân Sơn. c. Bắc Sơn. d. Con Voi. e. Đông Triều. ĐA: c Câu 280 ĐL0842H: Chọn ý đúng trong câu sau: Khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ do: a. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. b. nhiệt độ thấp nhất ở miền núi có thể xuống dưới 0oC, đồng bằng dưới 5oC. c. có mưa phùn vào cuối mùa đông. d. vị trí địa lý và địa hình. ĐA: d 19
  20. Câu 281 ĐL0842H: Khoanh tròn chữ cái đầu câu không phải là thuận lợi của mùa đông lạnh đối với sản xuất và đời sống ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: a. sinh vật ưa lạnh cận nhiệt đới phát triển. c. hay có sương muối, sương giá và hạn hán. b. trồng được rau màu, hoa quả vụ đông - xuân. d. đưa cây vụ đông thành vụ chính. ĐA: c Câu 282 ĐL0842V: Chọn ý đúng nhất trong câu sau: Biện pháp quan trọng để bảo vệ môi trường và kinh tế phát triển bền vững ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: a. trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường biển, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. b. không phá rừng. c. không bắn giết chim, thú. d. không chở than qua Vịnh Hạ Long. ĐA: a Câu 283 ĐL0843B: Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: a. hữu ngạn sông Hồng. c. thuộc hữu ngạn sông Hồng từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế. b. gồm khu Tây Bắc và Trường Sơn Bắc. d. từ Hoàng Liên Sơn đến Bạch Mã. ĐA: c Câu 284 ĐL0843H: Chọn ý đúng trong câu sau: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đủ các vành đai thực vật do: a. đi từ chân núi lên đỉnh núi có từ vành đai nhiệt đới đến ôn đới. c. miền có địa hình cao nhất nước ta. b. miền có mùa đông lạnh. d. khí hậu phân hoá theo độ cao. ĐA: c 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2