intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư phát triển giáo dục đại học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư phát triển giáo dục đại học trình bày thực trạng đầu tư từ ngân sách; Thực trạng lao động nhìn từ góc độ trình độ giáo dục; Tự chủ đại học và đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trách nhiệm của nhà nước trong đầu tư phát triển giáo dục đại học

  1. TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nguyễn Đông Phong Phan Thị Bích Nguyệt Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Từ khóa: Đầu tư, tự chủ. Tóm tắt: Nền tảng cho phát triển giáo dục đại học đòi hỏi rất nhiều yếu tố tác động và hỗ trợ một cách hài hòa và chuyên nghiệp trên một không gian hội nhập sâu và rộng. Muốn vậy đòi hỏi có sự giao thoa một cách hài hòa giữa mục tiêu và chính sách, có lộ trình và phù hợp với hành lang pháp lý tạo cơ chế tự chủ tốt nhất cho giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục ở bậc đại học. Tại Việt Nam tự chủ đại học đã khởi động và đang trong giai đoạn thí điểm theo lộ trình từ thí điểm tự chủ tài chính tới thí điểm tự chủ toàn diện. Đây là một lộ trình hợp lý và đầu tư là một yếu tố quan tạo nguồn lực cho phát triển giáo dục đại học. Và vấn đề đầu tư cho các trường đại học tự chủ cần được cụ thể rõ trong luật định nhằm nâng cao chất lượng đại học tại Việt nam. 1. Thực trạng đầu tư từ ngân sách Thế giới và Việt Nam đang bước vào cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cạnh tranh trong thời đại 4.0 là cuộc cạnh tranh về nhân lực, mặt khác Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới chúng ta đang phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng lao động trong các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Nhân lực sẽ là một lợi thế và cũng là một thách thức của hiện tại và trong tương lai. Trong nhiều thập niên Chính phủ luôn quan tâm và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo đại học nói riêng với mục đích tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế. Đầu tư cho con người là đầu tư chiến lược, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Thời gian qua với sự nỗ lực rất lớn ngân sách dành cho đầu tư giáo dục nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng, phát triển qui mô đào tạo đặc biệt là giáo dục đại học. Lĩnh vực, giáo dục, đào tạo luôn được ưu tiên đầu tư từ ngân sách nhà nước. Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương 5% GDP. Trong giai đoạn 2013 - 2018, ước tính NSNN chi khoảng 1.120.355 tỷ đồng cho giáo dục - đào tạo trong đó 172.905 tỷ đồng cho GDĐH. Tuy nhiên tỷ lệ chi cho giáo dục đại học chỉ chiếm khoảng 0,33% GDP. Xét trong bối cảnh Việt Nam thì chi cho giáo dục nói chung là một tỷ lệ không thấp tuy nhiên nếu xét về cơ cấu chi thì mức chi cho giáo dục đại học rất thấp. Việt Nam hiện nay không thể đầu tư 100% cho giáo dục từ nguồn ngân sách mà cần phải có sự phối hợp đầu tư từ nguồn lực trong toàn xã hội. Tại các trường Đại học nguồn tài chính chủ yếu là do ngân sách nhà nước cấp dưới hình thức phân bổ ngân sách hàng năm ; học phí và các khoản thu khác không đáng kể tạo nguồn cho các trường thực hiện mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học… thực tế này dẫn tới trình trạng hoạt động của các trường kém hiệu quả, không tạo được sự đột phá trong đào tạo, nghiên cứu, trì trệ trong quản trị, cơ sở vật chất chưa thực sự đáp ứng xu thế phát triển của giáo dục đại học. 91
  2. Đứng một góc nhìn khác ta thấy Chính Phủ luôn ý thức nguồn lao động chất lượng cao phải được đào tạo từ những trường có chất lượng và có truyền thống với đội ngũ giảng viên giỏi, giàu kinh nghiệm… Điều này phần nào thể hiện qua việc thực hiện qua chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2008 – 2020, triển khai xây dựng một số trường ĐH quốc tế dưới sự hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài với cơ chế đặc thù, nguồn vốn đầu tư lớn và có sự hỗ trợ từ đối tác quốc tế, các trường ĐH theo mô hình này được mong đợi sẽ mau chóng đạt đẳng cấp quốc tế, giúp Việt Nam có ít nhất 1 đại diện trong Top 200 trường ĐH tốt nhất thế giới vào năm 2020. Đến nay đã có ba trường ĐH được thành lập theo mô hình này, bao gồm: ĐH Việt - Đức, ĐH Việt-Pháp (hay còn gọi là ĐH Khoa học Công nghệ Hà Nội), và ĐH Việt-Nhật. Thông tin cơ bản về các trường ĐH này được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 1: Thông tin cơ bản về một số trường đại học xuất sắc tại Việt Nam Trường ĐH Việt-Đức ĐH Việt-Pháp ĐH Việt-Nhật Năm thành lập 2008 2009 2014 Địa điểm Bình Dương Hà Nội Hà Nội Cơ quan chủ quản ĐHQG TP.HCM Viện Khoa học và ĐHQGHN Công nghệ Việt Nam Vốn đầu tư dự kiến 180 triệu USD 190 triệu USD 200 triệu USD (Nguồn vốn) (Vay WorldBank) (Vay ADB) (ODA của chính phủ Nhật) Cũng trong khuôn khổ phát triển các trường ĐH chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế với sự hợp tác của đối tác nước ngoài, trong năm 2014, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt–Anh trực thuộc ĐH Đà Nẵng được thành lập với đối tác chiến lược là Đại học Aston, một trong các ĐH nghiên cứu thuộc Top 10 của Vương Quốc Anh và một số đối tác doanh nghiệp uy tín như Rolls-Royce International, Tate & Lyle. Các trường ĐH theo mô hình trường ĐH quốc tế đã được hình thành và phát triển nhưng kết quả đạt được cho đến thời điểm này chưa đáp ứng được kỳ vọng xây dựng ĐH đẳng cấp quốc tế của Chính phủ để Việt Nam có 1 trường ĐH lọt vào Top 200 các ĐH hàng đầu thế giới vào năm 2020. 2. Thực trạng lao động nhìn từ góc độ trình độ giáo dục Theo khảo sát của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2012-2016, số người đang có việc làm có trình độ học vấn cao nhất từ trung học phổ thông trở lên, trình độ lao động có trình độ chuyên môn thời điểm 2016 gần bằng 21% mặc dù đang có xu 92
  3. hướng cải thiện trong những năm gần đây nhưng vẫn còn khá thấp, chưa đủ để đưa Việt Nam sánh vai với các quốc gia có trình độ dân trí cao. Bảng 2. Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng Tổng Tổng Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ Chưa đi học 3.9% 3.8% 3.7% 3.5% 2.6% 4.5% 3.4% 2.6% 4.3% Chưa tốt nghiệp 11.7% 11.6% 11.3% 11.2% 10.2% 12.2% 10.3% 9.4% 11.3% tiểu học Tốt nghiệp tiểu 24.6% 24.3% 23.7% 23.4% 23.1% 23.8% 23.1% 22.8% 23.4% học Tốt nghiệp 30.9% 30.7% 30.3% 29.8% 29.5% 30.1% 29.9% 29.5% 30.3% THCS Tốt nghiệp 12.3% 11.8% 12.5% 12.2% 12.3% 12.2% 12.7% 12.7% 12.7% THPT Có trình độ 16.6% 17.9% 18.2% 19.9% 22.4% 17.3% 20.6% 23.0% 18.0% chuyên môn kỹ thuật Nguồn: Báo cáo lao động và việc làm các năm – GSO Trong khi đó theo thống kê của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) cho thấy tại hầu hết các quốc gia phát triển đều có số năm đi học bình quân của lực lượng lao động từ 25 tuổi trở lên ở mức cao (11-14 năm). Con số này của Việt Nam năm gần đây dù có biến động tăng dần nhưng vẫn còn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực. Kết quả này có lẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi việc phân bổ đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước. Bảng 3. Cơ cấu lực lượng lao động có việc làm theo trình độ học vấn 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Không có trình độ chuyên 84.4 83.2 81.8 81.4 79.7 79.1 78.2 môn kỹ thuật % % % % % % % Lao động đã qua đào tạo, 15.6 16.8 18.2 18.6 20.3 20.9 21.8 trong đó: % % % % % % % Dạy nghề 4.0% 4.7% 5.4% 4.9% 5.0% 5.0% 5.2% Trung học chuyên nghiệp 3.7% 3.7% 3.7% 3.7% 4.0% 3.9% 3.9% Cao đẳng 1.8% 2.0% 2.0% 2.2% 2.7% 2.8% 3.0% Đại học trở lên 6.1% 6.4% 7.1% 7.8% 8.6% 9.2% 9.7% (Nguồn: Báo cáo lao động và việc làm các năm – GSO, tính toán của nhóm tác giả) Để nâng cao số năm đi học bình quân của lực lượng lao động có rất nhiều giải pháp trong đó có việc tăng mạng lưới các trường đại học như đã đề cập ở trên. Điều này đồng nghĩa với việc tỉnh thành nào cũng sẽ có trường đại học, trong khi điều kiện ngân sách và nguồn lực xã hội bị giới hạn dẫn tới điều kiện vật chất và nhân lực không theo kịp chính là một trong những nguyên nhân làm chất lượng giáo dục đại học chưa được cải thiện rõ nét. Vì thế, thay vì đề ra những qui hoạch phát triển tăng số lượng 93
  4. trường đại học, có lẽ việc cần làm hơn và làm trước là đề ra một kế hoạch đầu tư có lựa chọn theo mục đích gia tăng chất lượng đạo điều kiện lan toả và sàng lọc. 3. Tự chủ đại học và đầu tư Trong bối cảnh ngân sách có giới hạn, đầu tư dàn trải, mục tiêu nâng cao chất lượng không đạt được, các trường Đại học quốc tế được thành lập với ngân sách không hề nhỏ nhưng kết quả đạt được cho đến thời điểm này chưa đáp ứng được kỳ vọng. Một trong những bài toán mà các nhà hoạch định chính sách phải giải là nguồn lực phải đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng đối với giáo dục đại học trong bối cảnh ngân sách bị giới hạn. Trong bối cảnh đó tự chủ đại học là một lựa chọn phù hợp. Tự chủ đại học là một khái niệm không mới đối với GDĐH trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Quá trình tự chủ đại học tại Việt Nam là một quá trình của thay đổi trong nhận thức gắn với quá trình hội nhập và được thể hiện qua các cơ sở pháp lý sau: Nghị quyết 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Việt Nam đã nêu rõ hơn về quyền tự chủ của các cơ sở GDĐH. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Năm 2012, với việc ban hành Luật GDĐH, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GDĐH được tái khẳng định với tinh thần đổi mới mạnh mẽ về tư duy trong quản trị đại học (Điều 32). Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2014 về Thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP về Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định trong quá trình thực hiện tự chủ đại học song nhìn chung, nhận thức về vấn đề này của cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn của các cơ sở GDĐH còn chưa đầy đủ, thống nhất. Theo thời gian và trên cơ sở kết quả thí điểm và đánh giá chính sách tự chủ của trường đại học chúng ta đã có một bước chuyển rất lớn trong hệ thống luật pháp đó là ban hành Luật số 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học. Đây là những hành lang pháp lý rất cần thiết để tự chủ đại học tại Việt Nam dần đi vào thực chất và hiệu quả. Trong tinh thần của luật 34/2018/QH14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học vẫn khẳng định cần phải đầu tư cho các đại học trong đó các đại học được chính phủ cho thí điểm tự chủ nhưng thực chất ngân sách coi như cắt gần như hoàn toàn và điều này trở thành rào cản rất lớn cho nâng cao chất lượng đại học tại Việt Nam và làm giảm động lực tự thân phát triển của các trường đại học trọng điểm quốc gia, là những trường luôn luôn đi đầu trong đổi mới. Trong khi phần lớn các cơ sở GDĐH đều đồng thuận với sự cần thiết và tầm quan trọng của tự chủ đại học thì về phía các cơ quan quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách pháp luật về thực hiện tự chủ đại học không nhất quán, thiếu đồng bộ. Khung hành lang pháp lý cho việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ sở GDĐH còn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập đặc biệt là chính sách đầu tư cho giáo dục. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại hoạc là thành công chưa đúng với kỳ vọng. Xuất phát từ những thực trạng đã và đang tồn tại chúng tôi xin kiến nghị như sau: 1. Đầu tư trong giáo dục hay cụ thể hơn phân bổ tài chính cho giáo dục đại học đã và sẽ tiếp tục có một vai trò rất lớn trong hoạch định ngân sách của chính phủ không nên đặt các trường đang được thí điểm tự chủ đạt được thành quả tốt ra khỏi danh mục đầu tư, đây là bài toán mà các nhà hoạch định chính sách cần giải quyết tìm 94
  5. ra phương án tối ưu tránh phân chia ngân sách theo phương thức phân bổ bình quân. Cần có một tổng kết đánh giá tổng ngân sách đã đầu tư cho các trường đại học trong đó có đầu tư cơ bản và các chương trình đặc thù trong mối tương quan với thành quả và chất lượng phát triển để có cơ chế điều chỉnh và đầu tư hợp lý, hiệu quả. Hạn chế tình trạng Xin-Cho. 2. Để thực hiện tốt tự chủ đại học thì một hành lang pháp lý đầy đủ, thông thoáng là điều kiện cần thiết và tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền tự chủ một cách đầy đủ và toàn diện cho cơ sở GDĐH nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của nhà trường trong việc bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo. Vì vậy cần nhanh chóng sửa đổi các luật chuyên ngành như: luật đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Ngân sách và các luật về thuế, tài chính...Trong quá trình thực hiện trình tự sửa đổi theo qui định đòi hỏi một khoảng thời gian khá dài do đó Quốc hội và Chính phủ cần có ban hành một hành lang pháp lý đặc thù cho hoạt động tự chủ tại các trường đại học được Chính Phủ, Bộ ngành đánh giá tốt trong thực hiện đề án thí điểm tự chủ. 3. Chính phủ có thể chủ động và mời khu vực tư nhân tham gia vào nỗ lực phát triển giáo dục thông qua một dự án cụ thể; hoặc khu vực tư nhân có thể chủ động và thuyết phục Chính phủ chấp nhận một phương thức hoạt động mới, trong đó khu vực tư nhân và Chính phủ cùng cung cấp một hoạt động giáo dục (đề xuất dự án giáo dục). Mô hình điển hình về PPP là khu vực tư nhân cung cấp cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ; cũng có thể khu vực tư nhân chịu trách nhiệm thiết kế, tài trợ, xây dựng và điều hành; thu hồi vốn đầu tư thông qua các khoản thanh toán định kỳ theo cam kết từ Chính phủ. Các lĩnh vực PPP có thể tham gia bao gồm hầu hết các khía cạnh của giáo dục, bao gồm hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, đánh giá và thực hiện, quyền sở hữu, quản lý, tài trợ, điều hành các tổ chức, các khía cạnh học thuật, các chương trình giáo dục đặc biệt, các khía cạnh học thuật, thi cử, bao gồm kiểm tra đầu vào, dịch vụ hỗ trợ, ký túc xá, chăm sóc sức khoẻ, vận chuyển, bảo trì, an ninh... mặc dù các lĩnh vực này thường được coi là đặc quyền của nhà nước. Kết luận: Tự chủ đại học là lựa chọn hoàn toàn đúng theo qui luật phát triển. Thực tế đã chứng minh qua thành công của một số trường được lựa chọn thí điểm. Tuy nhiên đó chỉ là những bước đi đầu tiên chúng ta cần tiếp tục phân tích, đánh giá điều chỉnh để tự chủ đại học từng bước được các trường lựa chọn như một bước đi cho sự phát triển bền vững trên nền hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ và cơ chế đầu tư hợp lý. Đó là điều kiện cần thiết và tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền tự chủ một cách đầy đủ và toàn diện để các trường đại học phát huy tính chủ động, sáng tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết số 05 - NQ/TW về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Nguồn:http://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/su-kien-phap-ly-noi- bat.aspx?ItemID=91 2. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 95
  6. và hội nhập quốc tế” đã được Hội nghị trung ương 8 (khóa XI) thông qua. Nguồn: http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-quyet-29-NQ-TW-nam- 2013-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te- 212441.aspx. 3. Nghị quyết 14/2005/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Nguồn: https://thukyluat.vn/vb/nghi- quyet-14-2005-nq-cp-doi-moi-giao-duc-dai-hoc-2006-2020-1395.html 4. Thông báo số 292/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ kết luận của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp thường trực chính phủ về các trường đại học xuất sắc Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Thong-bao-292-TB- VPCP-xay-dung-phat-trien-cac-truong-dai-hoc-xuat-sac-2015-288146.aspx 96
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2