intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRẠI SÁNG TÁC MỸ THUẬT QUÂN ĐỘI VỚI ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

95
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thực hiện kế hoạch cuộc vận động sáng tác tiến tới triển lãm mỹ thuật Quân đội với quy mô toàn quốc đề tài: “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” 2006-2009 và xét tặng thưởng của BQP năm 2010. Bảo tàng LSQS Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác- Bộ VHTT và DL tập trung số lượng 25 tác giả trong đó có 23 tác giả sáng tác về hội hoạ và đồ hoạ, 2 nhà điêu khắc. Trại sáng tác diễn ra 25 ngày từ 5-29/5/2008 tại Tam Đảo. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRẠI SÁNG TÁC MỸ THUẬT QUÂN ĐỘI VỚI ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG

  1. TRẠI SÁNG TÁC MỸ THUẬT QUÂN ĐỘI VỚI ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG Thực hiện kế hoạch cuộc vận động sáng tác tiến tới triển lãm mỹ thuật Quân đội với quy mô toàn quốc đề tài: “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” 2006-2009 và xét tặng thưởng của BQP năm 2010. Bảo tàng LSQS Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác- Bộ VHTT và DL tập trung số lượng 25 tác giả trong đó có 23 tác giả sáng tác về hội hoạ và đồ hoạ, 2 nhà điêu khắc. Trại sáng tác diễn ra 25 ngày từ 5-29/5/2008 tại Tam Đảo. Trong thời gian tập trung sáng tác tại trại với ý thức, trách nhiệm công dân cùng với sự say mê sáng tạo độc lập của các nghệ sĩ, Tam Đảo vào đầu hạ có khí hậu, không gian và môi trường rất phù hợp với văn nghệ sĩ, để sáng tác về một đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” mà các tác giả đã ấp ủ từ bấy lâu, đến nay mới có thời gian thể hiện mình.
  2. Chỉ điểm qua một số tác phẩm đã hoàn thành bước đầu hoặc có thể mới chỉ là những phác thảo kỹ mà tác giả dự định cho những tác phẩm lớn bằng các chất liệu bền vững cho triển lãm 2009 ví như: Phác thảo sơn mài Tây nguyên góp gạo kháng chiến, Du kích Tây Nguyên nổi dậy của họa sĩ Đoàn Văn Nguyên. Qua tâm sự họa sĩ cho thấy để xây dựng tác phẩm này tác giả đã có những năm tháng cùng sống và sinh hoạt với đồng bào Tây Nguyên, phác thảo đã hình thành từ suốt hơn 30 năm, đến hôm nay mới thể hiện được, cũng là để như trả một món nợ với đồng bào Tây Nguyên. Trong trại sáng tác lần này, hình ảnh các bà Mẹ Việt Nam một nắng hai sương rất bình dị nhưng có thể miêu tả, có thể khắc họa thành biểu tượng Thành đồng Tổ quốc. Chính cuộc đời của Mẹ, hình tượng chân dung cao đẹp của các Mẹ thật bất diệt và trường tồn mãi mãi với thời gian, hình tượng cao đẹp ấy đã đi vào thơ ca nhạc họa và các tác phẩm mỹ thuật. Trong lần dự trại này cũng không nằm ngoài quy luật ấy như bức Những người con của Mẹ Việt Nam anh hùng - tác phẩm sơn dầu của Lê Trí Dũng. Trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ và ác liệt, cuộc chiến có một không hai trong lịch sử nhân loại, vậy sự mất mát hy sinh vì sự bình yên cho dân tộc ắt phải gánh chịu dù không ai muốn. Nghệ thuật có thể miêu tả cái bi nhưng chứa trong đó cái chất anh hùng ca mãnh liệt, như tác phẩm Mẹ của tác giả Đỗ Kích- Hà Nam cho người xem yếu tố nhân bản về những hành động anh hùng trong cuộc kháng chiến vĩ đại của một dân tộc anh hùng. Các anh đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương và cả khi làm nghĩa vụ Quốc tế cao cả. Các anh hy
  3. sinh để cho cây đời mãi mãi xanh tươi. Cả dân tộc mãi không quên ơn các anh những người đã hy sinh cả thân mình vì sự nghiệp lớn. Tổ quốc và đồng đội của các anh đang dầy công tìm kiếm phần mộ còn lại duy nhất để đưa về với đất Mẹ thân yêu- tác giả Lai Thành đã có sáng tác với tác phẩm sơn dầu khổ lớn : Đưa các anh về với Mẹ đã nói lên điều đó hay ở tác phẩm Đi tìm đồng đội của họa sĩ Ngân Chài. Với họa sĩ- cựu chiến binh Nguyễn Thế Hữu xây dựng hình tượng có tính biểu tượng, khái quát cao nhằm miêu tả cái ý, cái thần. Anh dùng các mảng khối lớn, đơn giản về màu sắc, anh không đi sâu vào cách tả chân mà miêu tả sự vật theo cách gợi mở để người xem liên tưởng thêm như trong tác phẩm Cửa mở. Hoặc với cách thể hiện đồng hiện nhưng vẫn ăn nhập vào nội dung có tính ước lệ như : Mặt đất - Bầu trời, Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây. Chiến tranh đã lùi xa, đề tài có thể nói là đã cũ vì trước đó nhiều họa sĩ đã khai thác nâng lên thành nghệ thuật và đã không ít những tác phẩm trở thành đỉnh cao của nền hội họa Việt Nam. Cũng với chủ đề về chiến thắng Điện Biên Phủ họa sĩ Trần Từ Thành lại khai thác ở góc độ khác Bên kia cầu Mường Thanh với bút pháp như có công lực mạnh, ào ạt, bố cục có điểm hút từ ngoài vào cũng đã nói lên được sức mạnh không có gì ngăn cản của “Chín năm làm một Điện Biên, nên vành hoa đỏ lên thiên sử vàng”. Quảng Trị một vùng đất có thể nói là chảo lửa của cuộc chiến, họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm đã có những năm tháng trực tiếp cầm súng, chiến
  4. đấu, biết bao kỷ niệm đẹp về một thời trận mạc đã được anh thể hiện ở tác phẩm Bi hùng thành cổ hay tác phẩm Đánh tàu trên cửa Việt. Tác giả họa sĩ đại tá Phan Oánh đã có hơn 40 năm trong quân ngũ, anh là thế hệ thanh niên xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, chiến đấu ở khắp các chiến trường Nam bộ hôm nay anh lột tả những chi tiết đậm chất lính trong tác phẩm Dấu tích Trường Sơn hay tác phẩm Bản sonat Mậu Thân 1968 - ở tác phẩm này, anh đã ấp ủ từ rất lâu và 2 năm trước anh đã cầm cọ có ý định thể hiện nhưng chưa thành, đến dự trại lần này có lẽ do món nợ đã được dồn nén mà anh đã dành phần lớn thời gian thể hiện mình. Những nhân vật trong tranh cứ hiện dần lên như có sự mách bảo vô hình. Tác phẩm bước đầu đã hình thành và hứa hẹn một tác phẩm đẹp có nội dung chân thực về cuộc chiến đang trong thời điểm ác liệt nhất (Tết Mậu thân 1968). Họa sĩ nữ duy nhất của trại lần này là chị Đặng Thị Dương giảng viên trường đại học Mỹ thuật thành phố HCM chị đã có nhiều cảm xúc về chiến khu Rừng Sác một vùng sình lầy đã che chở cho bộ đội suốt những năm đánh Mỹ, đặc biệt là các trận đánh kho xăng Nhà Bè, một kho có trữ lượng xăng dầu lớn nhất đã cung cấp cho chiến trường miền Nam mà lần ra Bắc dự trại này chị mới có điều kiện thể hiện. Tuy không tham gia trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng họa sĩ Lê Đức Biết một người con miền Nam tập kết đã chứng kiến Hà Nội thủ đô yêu dấu của cả nước phải gánh chịu sự tàn phá của những trận mưa bom B52. ở những trận chiến ấy nảy sinh một tình yêu đẹp được anh sáng
  5. tạo qua tác phẩm sơn dầu Chuyện tình ngày ấy mà đến nay anh mới có dịp kể. Trong nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng, tác giả biết khai thác thế mạnh của mình là đã có thể thắng lợi. Họa sĩ Phạm Ngọc Liệu và họa sĩ Đặng Hướng đã biết khai thác thế mạnh đó ở các phác thảo dành cho sơn khắc mà chỉ có chất liệu này mới có thể lột tả được hết ý đồ của tác giả mà chủ đề tác giả đã chọn. Nói về con đường huyết mạch trong thời kỳ kháng chiến vĩ đại, chủ đề về Trường Sơn - con đường huyền thoại suốt những năm đánh Mỹ đã gây nhiều cảm xúc cho các tác giả và họ đã xây dựng thành những tác phẩm như Cọc tiêu sống của Bùi Anh Hùng Những nhịp cầu ở tọa độ lửa của Họa sĩ Ngân Chài, hay họa sĩ trẻ Nguyễn Trường Linh qua 2 phác thảo sơn mài đầy hứa hẹn cho một tác phẩm lớn sắp thể hiện như: Rừng cười và Dấu chân người lính. Các tác giả hiện đang công tác trong Quân đội mỗi người mỗi vẻ có cách đặt vấn đề riêng rất rõ về quân, binh chủng mình. Các tác phẩm được xây dựng lên bằng những hình tượng ở mỗi góc độ, nhiệm vụ đặc biệt khác nhau như: Đặc công bộ hay Đặc công rừng Sác Trịnh Bá Quát, Lính Biên phòng lụa của Mai Xuân Chung, Lính đảo của Mai Huy, hay Hiệp đồng Quân chủng trong cứu nạn, cứu hộ của Đoàn Thân hoặc Đột kích, Đặc công nước tượng tròn của Phúc Tùng. Hai tác giả trẻ sinh ra sau chiến tranh nhưng các anh đã có những sáng tác tốt được thẩm định qua các cuộc triển lãm trước đó và lần này đã có
  6. những phác thảo tốt như: Người giữ chủ quyền đất nước, Nữ tự vệ thủ đô -Tượng thạch cao của Vũ Đại Bình, Tọa độ lửa của Nguyễn Văn Chuyên. Họa sĩ Nguyễn Dân Quốc đã khai thác chủ đề về LLVT, CTCM ở góc nhìn khác, góc nhìn của họa sĩ sân khấu mang đậm chất dân gian ở phác thảo sơn mài Bâng khuâng còn mất. Có thể nói: đề tài LLVT, CTCM rất rộng, không bao giờ cũ và khô cứng. Trong sáng tạo nghệ thuật đề tài chiến tranh không cứ nhất thiết phải vẽ trong chiến đấu mà vẻ đẹp của người lính trong đời thường, trong huấn luyện, SSCĐ, trong lao động sản xuất và giúp dân trong bão lũ cũng trở thành tác phẩm đẹp và bao hàm được nội dung cần miêu tả. Như tác phẩm Giúp dân sau bão, xưởng sửa chữa tàu X46 của Trần Hòa, Hạnh phúc người lính của Lê Đức Biết. Thời gian cho trại sáng tác không dài, đề tài LLVT, CTCM lại quá lớn và rất khó. Vì vậy, nhiều góc độ đẹp về người lính, về cuộc chiến tranh chưa được khai thác và đề cập đến để ngang tầm với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng có thể nói trại sáng tác mỹ thuật đề tài: “LLVT,CTCM” lần này đã thành công tốt đẹp được thể hiện ở mấy điểm sau: 1. Các tác giả được dự trại đều có tâm huyết về đề tài: “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” mong được thể hiện để bộc lộ cái “tôi” mà bấy lâu nay hoặc ngộ nhận hoặc giả quẩn quanh tôi đi tìm tôi .
  7. 2. Khí hậu, môi trường ở Tam Đảo rất phù hợp với tư duy của văn nghệ sĩ và tổ chức Trại theo cách tập trung cũng là để tạo nên không khí trong sáng tạo nghệ thuật nói chung, Mỹ thuật nói riêng và kết quả được đánh giá chân thực nhất, chính xác nhất là được thể hiện ở chất lượng và số lượng tác phẩm: Qua 25 ngày tập trung tại trại, đã sáng tác được: 67 tác phẩm. Trong đó: Sơn dầu: 48, phác thảo Sơn mài: 7, Sơn khắc: 2, Khắc gỗ: 2, Tượng tròn: 4, Lụa: 4. Ban tổ chức đã chọn được 27 tác phẩm tốt để chuẩn bị cho đầu tư sâu hơn. Thời gian tập trung tại trại đã trôi qua, mỗi người một tâm trạng đầy ắp những kỷ niệm, thông qua các cuộc trao đổi, góp ý với nhau về chuyện đời chuyện nghề, những kỷ niệm về chiến trường, để tạo cho nhau chất men, nhóm lên ngọn lửa, cùng nhau hâm nóng lên bầu không khí nhiệt huyết về một đề tài khó, để rồi thai nghén và sản sinh ra những đứa con tinh thần như hôm nay. Tuy mới chỉ là bước đầu nhưng rất quan trọng, với tài năng của các tác giả có thể tin tưởng rằng trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc đề tài: “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” chào mừng 65 năm ngày thành lập QĐND VN và ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2009 sẽ gặt hái được những tác phẩm đẹp về hình thức có nội dung sâu sắc được lưu giữ trong bộ sưu tập của một số Bảo tàng trong đó có Bảo tàng LSQSVN như một điểm nhấn và góp phần vào sự thăng hoa của nền mỹ thuật Việt Nam. Lê Mã Lương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2