intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trận Bôrôđinô

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

123
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trận Borodino (tiếng Nga: Бородино), còn được biết tới với tên Trận chiến Moskva, giữa quân đội Pháp do Napoléon I chỉ huy và quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng M. I. Kutuzov diễn ra tại vùng Borodino - ngoại ô Moskva vào ngày 7 tháng 9 năm 1812 (hay 26/8/1812 theo lịch Nga cổ). Đây được coi là trận chiến lớn thứ 3 và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Napoléon Bonaparte, với sự tham gia của trên 25 vạn binh sỹ từ cả hai phía và số thương vong ít...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trận Bôrôđinô

  1. Trận Bôrôđinô Một phần của Chiến tranh Pháp-Nga (1812) Tranh về trận chiến Borodino của Louis Lejeune. . Thời gian 7/9/1812 Địa điểm Bôrôđinô, Đế quốc Nga
  2. Tọa độ 55°30.51′B 35°49.27′ĐTọa độ: 55°30.51′B 35°49.27′Đ Kết quả Hai bên đều tuyên bố chiến thắng: [1] Cuộc rút lui chiến lược  của Quân đội Nga;[2] Quân Pháp thảm bại về  chiến lược và tinh thần, chịu nhiều hậu quả thảm hại[3][4][5][6] Tham chiến Đế chế Pháp thứ Đế quốc Nga[7] nhất Chỉ huy Napoleon I M.I. Cutudốp Lực lượng
  3. Nguồn 1:130.000 132.000 quân, 640 quân, 587 pháo[8] pháo Nguồn 2:135.000 quân, 587 pháo[9] Tổn thất 35000 chết, thương ~44.000 chết, thương và bị bắt[10] và bị bắt[12][13] Nguồn Việt Nam: Nguồn Việt Nam: 53000 chết, bị 48000 chết, bị thương và bị bắt, thương và bị bắt, trong đó có 47 trong đó có 23 tướng[11]. tướng[11]. . Trận Borodino (tiếng Nga: Бородино), còn được biết tới với tên Trận chiến Moskva, giữa quân đội Pháp do Napoléon I chỉ huy và quân đội Nga dưới sự chỉ huy của tướng M. I. Kutuzov diễn ra tại vùng Borodino - ngoại ô Moskva vào ngày 7 tháng 9 năm 1812 (hay 26/8/1812 theo lịch Nga cổ). Đây được coi là trận chiến lớn thứ 3 và đẫm máu nhất trong các cuộc chiến tranh xâm lược của Napoléon Bonaparte, với sự tham gia của trên 25 vạn binh sỹ từ cả hai phía và số thương vong ít nhất trên 7 vạn người.
  4. Để bảo vệ đất nước, những chiến binh Nga đã chiến đấu ngoan cường.[14] Trận đánh lịch sử kéo dài chỉ vỏn vẹn trong một ngày trời với thiệt hại nặng nề cho cả đôi bên, nhưng vì những lý do chiến thuật quân đội Nga - sau khi tuyên bố thắng trận [1] - đã tự động rút lui để nhường đường cho quân Pháp tiến vào thành phố Moskva. Tuy vậy, Napoléon đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu của ông ta là tiêu diệt Quân đội Nga trong cuộc đại chiến một ngày.[15] Do đó, Kutuzov và ba quân vẫn đứng vững[14] và trận kịch chiến tại Borodino trở thành một chiến thắng tinh thần của nước Nga. [16] Và, sau trận đánh này quân xâm lược tinh nhuệ của Pháp đã bị tiêu hao sinh lực đáng kể, không đủ khả năng để tiếp tục đánh chiếm các vùng đất khác của Đế quốc Nga. Trong khi đó các nguồn tiếp tế lương thực thuốc men từ hậu phương đều bị quân Nga đánh phá. Kết cục mùa đông năm 1812 quân Pháp đã phải tháo chạy khỏi nước Nga và chiến dịch quân sự đánh chiếm nước Nga của Napoleon I hoàn toàn phá sản, mà nguyên nhân chủ chốt là nhờ sự sống còn của lực lượng Quân đội Nga sau trận đánh Borodino này. [17] Cuộc đại chiến Borodino có tầm quan trọng đặc biệt lớn trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Nga, là cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của họ, đưa nước Nga cận đại trở nên vinh quang trên võ đài quốc tế.[15] Trận đánh ác liệt này luôn lôi cuốn giới sử học.[17] Nhờ tài nghệ chỉ huy nhân dân Nga đấu tranh chống những kẻ xâm lăng, Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov - vị Tổng tư lệnh Quân đội Nga trong cuộc đại chiến này - được tôn vinh làm anh hùng thiên cổ.[18] Hàng triệu người biết đến trận đánh lớn này thông qua cuốn tiểu thuyết "Chiến tranh và Hòa bình của đại văn hào nước Nga Lev Nikolayevich Tolstoy. [19] Mục lục
  5. [ẩ n] 1 Bối cảnh lịch sử cho trận chiến  2 Lực lượng của hai bên trước trận chiến  3 Diễn biến trận chiến  4 Đánh giá về trận chiến Borodino  5 Ghi chú  6 Tài liệu tham khảo  7 Liên kết ngoài  [ ] Bối cảnh lịch sử cho trận chiến Sau khi Quân đội Nga bị quân Pháp đánh bại trong các năm 1805 - 1807, vào năm 1807, Nga hoàng Alếchxăngđrơ I ký kết Hiệp định Tilsit với Napoleon, theo đó người Pháp áp đặt Hệ thống Phong tỏa Lục địa lên người Nga. Trước tình cảnh đó, Nga hoàng không thể nào quên đi nỗi đau bại trận, trong khi tinh thần yêu nước của tầng lớp quý tộc và ba quân dâng trào mãnh liệt. Họ không thể chịu nổi cảnh Pháp tác oai tác quái với Triều đình Sankt-Peterburg, không chịu nổi sống trong cái nền hòa bình không chút vinh quang. Nhân dân Nga quy ết tâm phải trả thù. Dù Napoléon có gặp gỡ Nga hoàng vào nam 1808, nước Nga càng trở nên căng thẳng với Pháp.[20][21] Thế rồi, đầu năm 1812, Triều đình Nga bí mật ký kết thoả ước thương mại với Anh Quốc, vi phạm Hệ thống Phong toả Lục địa. Nhờ đó, Nga hoàng Alếchxăngđrơ I cảm thấy ông được tự do thoát khỏi sự cường quyền của ngoại bang. Napoléon quyết định xâm lược nước Nga, để bắt nhân dân Nga phải phục tùng.[22] Thế rồi, vào tháng 6 năm 1812, ông ta chỉ huy đại quân của Pháp
  6. gồm 60 vạn quân Pháp và chư hầu đến xâm phạm lãnh thổ của nước Nga. Nga hoàng Alếchxăngđrơ I đã tuyên bố khởi xướng cuộc Chiến tranh Vệ quốc chống lại cuộc xâm lược của quân đội Pháp. Có điều, sự chuẩn bị và các kế hoạch tác chiến của quân Nga và của bản thân Nga hoàng, như các lần chiến tranh trước với Napoleon, tỏ ra rất tệ hại. Nga hoàng đã bác bỏ kế hoạch tấn công bảo vệ Tổ quốc của Tướng quan P. I. Bagration, viên tướng được Napoleon đánh giá cao nhất, mà lại nghe theo kế hoạch của Tướng quan Von Phull. Quân đội Nga gồm có 2 đạo quân do Hầu tước Mikhain Bácơlay đờ Tôli (Михаил Богданович Барклай-де-Толли) và Tướng quan Piốt Ivannôvích Bagratiôn chỉ huy, tổng cộng quân số chỉ có 20 vạn binh sĩ. Đạo đóng ở phía Bắc của Bácơlay sẽ chặn quân Pháp và rút lui về phòng tuyến sông Đơrixa, còn một đạo phía Nam của Bagratiôn sẽ đánh thọc sườn. Tuy nhiên, Phull đã không tính tới khả năng: với 60 vạn quân, Napoléon dễ dàng cùng lúc áp đảo và đánh tan 2 đạo quân Nga. Rõ ràng, ngay từ đầu, kế hoạch của Tướng quan Von Phull đã lộ rõ sự thất bại. Mọi người nhanh chóng nhận ra rằng, nếu dừng ở Đơrixa thì quân đội của Bácơlay sẽ bị tiêu diệt. Thấy thế, Nga hoàng Alếchxăngđrơ I cho tiếp tục rút và ông cũng thôi chức chỉ huy quân đội. Nhưng Nga hoàng đã không chọn ai trong số Bácơlay hay Bagratiôn làm chỉ huy thay cho mình khi hai đạo quân gặp nhau.
  7. Đồng tiền Liên Xô (1987), kỷ niệm chiến thắng tại Borodino. Vì vậy, trong những ngày đầu của cuộc chiến quân đội Pháp đã tiến rất nhanh vào sâu lãnh thổ nước Nga mà không gặp phải bất cứ sự kháng cự đáng kể nào. Bácơlay sau khi rút đến Đơrítxa để hội quân với Bagration, thì ông lại chủ trương rút tiếp để bảo toàn lực lượng và chờ đợi quân Pháp suy yếu vì thiếu đói và giá lạnh để phản công. Ông nhận thức rõ chạm trán với quân Pháp lúc này là chuốc lấy thất bại. Tuy nhiên các binh sĩ Nga đều khao khát chiến đấu chống lại quân xâm lược. Đã có nhiều tin đồn ác ý về Barclay. Trước đây người ta hiểu: rút về Đơrítxa để hội quân, nay người ta cho rằng ông phản bội nước Nga và ngay cả Nga hoàng cũng cảm thấy không hài lòng về ông. Người ta chửi ông là chỉ làm nên "sai lầm" và "hèn nhát". [23] Trong khi đó, vị Nguyên soái thất sủng Mikhain Illariônôvích Cutudốp (Михаил Илларионович Голенищев-Кутузов) đã nhanh chóng tự tổ chức lấy các đội dân binh Nga để đấu tranh chống lại quân xâm lược. Ông vốn là học trò của Đại Nguyên soái xuất sắc nước Nga Aleksandr Vasilyevich Suvorov năm xưa.[24] Các hoạt động của Cutudốp và của các đội du kích tỏ ra rất hiệu quả. Uy tín của Cutudốp đối với nhân dân, vốn dĩ đã cao, nay lại càng tăng thêm. Ông được ủng hộ để trở thành Tổng tư lệnh của Quân đội Nga. Bácơlay được thay thế bởi Cutudốp. Sau 2 thất bại ở trận Smolensk và trận Valutino, Cutudốp không muốn đối đầu trực diện với người Pháp nữa. Tuy không muốn giao chiến trực tiếp với quân xâm lược Pháp nhưng dưới sự hối thúc của Sa hoàng, Cutudốp cũng phải thiết lập một phòng tuyến tại làng Borodino, cách Moskva khoảng 125 km và 12 km ở phía tây Mozhaysk[25]. Việc đầu tiên là chấn chỉnh lại tinh thần binh sĩ Nga, dập tắt các tin đồn. Việc này khá thuận lợi do uy tín vô cùng lớn của Cutudốp đối với nhân dân và binh sĩ. Việc
  8. thứ hai là xem xét kế hoạch rút quân của Bácơlay. Cutudốp đồng ý với Bácơlay, nhưng ông cũng hiểu là càng rút thì tinh thần binh sĩ, vũ khí tối thượng của quân Nga sẽ tiêu tan hết. Cần phải có một trận đánh kịp thời để củng cố lại tinh thần ấy. Khi Quân đội Nga rút đến Bôrôđinô, lực lượng hai bên xem như cân bằng. Đây là nơi để quyết chiến. [ ] Lực lượng của hai bên trước trận chiến Bộ Tư lệnh quân Pháp trong trận chiến Borodino 1812, Hoàng đế Napoleon là người ngồi bên trái Bộ Tư lệnh quân Nga trong trận chiến Borodino 1812, Nguyên soái Kutuzov là người đang ngồi
  9. Nước Nga đã huy động một lực lượng quân sự khổng lồ cho trận đánh với tổng số quân lên tới 145.200 binh sĩ, trong đó có 114.000 quân lính thường trực với khoảng 624 pháo, 9.500 quân Kỵ binh Cossacks, 21.700 dân quân (theo thống kê của бородино.ру). Lực lượng dân quân được vũ trang rất thô sơ và chủ yếu chỉ thực hiện chức năng xây thành đắp lũy và hầu như không tham gia trực tiếp vào trận chiến. Quân đội Pháp được đánh giá là vào khoảng 125.000 – 130000 binh sĩ với 587 pháo. Như vậy là tuy Quân đội Nga vượt trội quân Pháp về quân số, nhưng về số lượng vũ khí thì hai bên tương đương nhau. Trận chiến sắp tới sẽ là một thử thách lớn đối với nhân dân Nga, do họ phải đấu tranh với Napoléon - một kẻ độc tài đã xâm lăng nhiều liệt cường ở châu Âu.[26] Tuy vị Tổng tư lệnh Quân đội Nga là Mikhail Illarionovich Kutuzov đã già và mỏi mệt, ông vẫn sáng suốt hơn các tướng tá Nga.[27] Napoléon cũng đã thân chinh lâm trận trong suốt bao năm trời, nhưng sau khi trận kịch chiến tại Borodino chấm dứt Thống chế Pháp là Joachim Murat sẽ có lời bàn: [28] Trong cái ngày trọng đại này tôi thấy Napoléon không xứng đáng là “ thiên tài. ” —Joachim Murat [ ] Diễn biến trận chiến
  10. Bản đồ mô tả hình thế chiến trường Borodino năm 1812 Hỡi ba quân, phải Moskva đang ở phía sau chúng ta đó không? Chúng “ ta hãy hy sinh trước Moskva như cha ông ta ngày trước vậy. Và chúng ta thề quyết tử và chúng ta phải giữ lời tuyên thệ trung thành của chúng ta trong trận đánh Borodino. ” —Lời một binh sĩ Nga già, giàu lòng yêu nước[29] Do Napoléon chẳng biết gì về lòng kiên cường đấu tranh của người Nga nên ông ta nghĩ rằng chỉ một trận đánh Borodino cùng với cuộc xâm lược thành Moskva sẽ buộc nhân dân Nga phải thần phục ông ta.[30] 5 giờ sáng ngay 7-9-1812, quân Pháp bắt đầu tiến công. Thế là mở ra trận Borodino - trận đánh khốc liệt nhất ở châu Âu trước cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.[31] Các đợt tấn công đầu tiên của quân Pháp nhằm vào cánh phải quân Nga, nhưng ít lâu sau đó, ý đồ của Napoleon đã lộ rõ: mục tiêu thật sự là các lực lượng cánh trái và trung tâm, cụ thể là trận địa
  11. pháo Raievsky. Sau khi chiếm lĩnh được nó rồi, quân Pháp sẽ ép quân Nga về dòng sông Co-lô-tra để tiêu diệt Lúc đầu do có lực lượng ưu thế nên quân Pháp đã chiếm được thôn Bôrôđinô nhưng không phát triển tiếp theo được do quân Nga đánh trả dữ dội. Nhìn chung các cuộc đột kích đầu tiên của quân Pháp nhằm lôi kéo Quân đội Nga di chuyển đội hình về hai cạnh sườn đều không đạt kết quả. Đến 6 giờ, quân Pháp chuyển sang tiến công trận địa phòng ngự quân Nga ở thôn Semenovski nhưng cũng bị đẩy lùi. Ngay sau đó, Napoléon tập trung 8 sư đoàn bộ binh, 3 quân đoàn kị binh và 120 pháo mở cuộc đột kích lần thứ hai. Quân Pháp lúc đầu chiếm được phía Nam khu vực phòng ngự do tướng Bagratiôn chỉ huy, nhưng sau đó quân Nga phản kích chiếm lại. 8 giờ, quân Pháp mở cuộc công kích lần thứ 3, nhưng lại bị thất bại. Trong khi đó 2 sư đoàn kỵ binh Pháp tiến công trận địa pháo do Raévski chỉ huy cũng không đạt kết quả. Như vậy, cả 3 cuộc công kích của quân Pháp vào khu vực chủ yếu trận địa của quân Nga đã thất bại. Ở cánh trái trận địa Quân đội Nga, một quân đoàn Pháp sau 3 giờ công kích liên tục đã chiếm được thôn Utisa. Thắng lợi ở Utisa đã củng cố quyết tâm xâm lược của Napoléon. Ông tiếp tục mở 8 cuộc công kích vào trận địa pháo của Raévski và khu vực phòng ngự ở Semenovski. Cuộc chiến tại đây diễn ra rất quyết liệt. Quân Pháp và quân Nga giành giật nhau các khu vực trận địa. Quân đội Nga đã liên tiếp đánh lui các đợt tấn công ác liệt của quân Pháp. Trong đợt công kích lần thứ 6, Napoléon tập trung trên một đoạn hẹp rộng 1.5 km tới 100 khẩu pháo, và 4.5 vạn quân. Quân Nga có khoảng 1.5 vạn quân và 200 khẩu pháo đã kháng cự lại một cách rất quyết liệt. Trong lần công kích này của quân Pháp, hơn một nửa số pháo Nga bị phá hủy, công sự bị san bằng nhưng quân Pháp không thể chiếm được trận địa. Vị Nguyên soái anh dũng Bagratiôn bị thương nặng, được đưa ra khỏi chiến trường và không lâu sau qua đời do vết thương không thể chữa được,[32] nhưng tinh thần dũng cảm và ý chí của ông đã thôi thúc những người lính Nga tiếp tục
  12. chiến đấu. Mệnh lệnh của Kutuzốv "giữ vững trận địa đến người cuối cùng" đã được thông báo cho toàn bộ các đơn vị Quân đội Nga. Tuy nhiên, do lực lượng quân Pháp chiếm ưu thế nên Kutuzốv quyết định cho ba quân rút lui theo khe núi ở thôn Semenovski để củng cố lực lượng. Sau khi chiếm được một số khu vực phòng ngự, quân Pháp tập trung lực lượng mở đợt tiến công và chiếm được khu vực phía Tây thôn Semenovski. Tại đây, trận địa pháo của Raevski đã ở trước mặt quân Pháp. Napoléon tung hầu hết lực lượng dự bị và đang cân nhắc liệu có tung đội cận vệ của mình vào chiến đấu hay không. Trước tình thế nguy hiểm đó, Kutuzốv đã có một quyết định kịp thời: lệnh cho kỵ binh Nga của tướng Platov tiến công đánh vào cánh trái quân Pháp, đồng thời sử dụng đội kỵ binh Kazak tiến công đoàn xe vận tải của đối phương. Kỵ binh Nga đã chọc thủng được đội hình quân Pháp và gây ra sự hoảng loạn ở hậu phương, buộc Napoléon phải điều lực lượng về cánh trái để duy trì cuộc tiến công vào trận địa pháo của Raevski và không tung đội cận vệ vào trận chiến. Trận tấn công bị hoãn lại. Chớp thời cơ, Kutuzốv tăng cường lực lượng ở trung tâm và cánh trái bằng cách điều lực lượng dự bị và lực lượng từ cánh phải dồn lại. Trong suốt trận đánh kịch liệt, Bá tước Cô-lanh-cua tháp tùng Napoléon. Ông ta ngồi trong trại quân, cảm thấy thật nhớ thương người vợ mới cưới của mình, cưới chưa được bao ngày thì phải xa cách. [33]
  13. Các diễn biến chính của trận Borodino năm 1812 Đến 14 giờ, Napoléon tiếp tục cho lực lượng tiến công trận địa pháo quân Nga và đưa đội dự bị cuối cùng vào chiến đấu. Đội giáp binh của Bá tước Cô-lanh-cua được tung vào trận, sau khi Quân đội Nga tiêu diệt được tướng Pháp Montbrunn.[33] Về phía Nga, sư đoàn 24 của tướng Likhatrov được điều đến bảo vệ. Trận chiến lại diễn ra quyết liệt. Quân Nga chiến đấu dũng cảm theo lời kêu gọi của tướng Likhatrov: "Anh em ơi, phía sau là Mát-xcơ-va." Tuy nhiên quân Pháp càng lúc càng áp đảo. Các khẩu pháo Nga lúc này không thể khai hỏa vì quân Pháp quá gần. Các pháo thủ phải dùng cả cây thông nòng để chiến đấu. Mặc dù bị thiệt hại nặng nề, nhưng đến 15 giờ 30 phút, quân Pháp đã chiếm được trận địa. Toàn bộ sư đoàn 24 Nga nằm lại trận địa. Likhatrov cũng phanh ngực xông thẳng vào lưỡi lê của quân địch. Trận địa pháo thất thủ. Bên cạnh xác các binh sĩ Nga là 1000 xác chết thuộc đội giáp binh của quân Pháp, trong đó có cả Cô-lanh- cua. Khi giao chiến với Likhatrov, Cô-lanh-cua đã bị trúng một viên đạn của súng hỏa mai Quân đội Nga và ngã xuống trước toàn thể đội giáp binh của ông ta, và đây là một tổn thất lớn lao đối với Napoléon nói riêng và toàn thể quân địch nói chung.[33][34] Song việc chiếm trận địa pháo của Raevski không còn ý nghĩa. Lúc đó, quân Nga đã bỏ khu vực phòng ngự ở cánh trái và trung tâm lên chiếm lĩnh trận địa mới cách đó từ 1 đến 1.5 km. Như vậy, quân Nga mặc dù bị mất một số khu vực nhưng vẫn giữ được vững đội hình chiến đấu. Trong khi đó quân Pháp sau nhiều lần công kích, lực lượng bị tiêu hao quá lớn buộc Napoléon phải ngừng công kích, ra lệnh cho quân Pháp rút về vị trí xuất phát tiến công. Đó cũng là biểu hiện sự bế tắc của Napoléon trong trận này. Ngay sau đó quân Nga đã chiếm lại các vị trí tiền tiêu. Đại vă n hào Lev Nikolayevich Tolstoy có viết: [6]
  14. Quân Pháp tấn công quân Nga với mục đích đánh bật quân Nga ra khỏi “ vị trí của nó, đáng lý phải thực hiện sự cố gắng ấy vì hễ quân Nga còn chặn con đường vào Moskva thì quân Pháp vẫn còn chưa đạt được mục đích, và tất cả những cố gắng cũng như những tổn thất của họ đều thành ra vô ích. Nhưng quân Pháp đã không thực hiện sự cố gắng ấy. ” —Lev Nikolayevich Tolstoy Đến 18 giờ, sau khi tổ chức củng cố lại trận địa, Kutuzốv tuyên bố quân Nga chiến thắng và ông vẫn động viên quân Nga sẵn sàng đánh bại các cuộc tiến công của quân Pháp đồng thời chuẩn bị cho cuộc tiến công quân địch vào sáng hôm sau. Với cuộc đấu tranh anh dũng của Quân đội Nga, giờ đây quân cướp nước đã suy yếu, và trận đánh Borodino đã trở thành một chiến thắng thực sự của nước Nga.[35] Song, về phía quân Nga cũng bị tổn thất lớn qua các đợt công kích liên tục của quân Pháp khiến Kutuzốv phải suy nghĩ. Ông cho rằng dù đã đánh bại các cuộc công kích của quân Pháp, song cho đến thời điểm này, lực lượng chủ yếu của Quân đội Nga vẫn cần phải được bảo toàn, chờ thời cơ dành chiến thắng quyết định. Bằng sự cân nhắc trận trọng đó, Kutuzốv quyết định cho Quân đội Nga rút khỏi Borodino.
  15. Trung đoàn Izmailovsky của Nga trong trận chiến Borodino Cuộc chiến đấu của người Nga ở cứ điển Shevardin. Tranh của Nikolai Samokish năm 1910 Cuộc chiến đã rằng co tới mức Napoleon đã không dám sử dụng 37.000 quân thuộc lực lượng Cận vệ Hoàng gia vì sợ rằng cuộc chiến sẽ còn tiếp diễn vào ngày tiếp theo. Napoléon từng nói rằng một trận thắng vang dội thể hiện qua số lượng tù binh đối phương bị bắt, trong khi trong trận đánh này quân Pháp xâm lược chỉ có thể bắt sống được 800 tù binh Nga, do đó hào khí của Quân đội Nga hoàn toàn không bị lung lay.[36] Theo thấu hiểu của Nguyên soái Kutuzov, chừng nào lực lượng Quân đội Nga vẫn còn tồn tại thì quân xâm lược không thể nào thắng cuộc được.[37] Trong kiệt tác Chiến tranh và Hòa bình, đại văn hào Lev Nikolayevich Tolstoy có viết: [6] Một vài sử gia nói rằng Napoléon cho đội Cận Vệ nguyên vẹn của ông “ ra chiến trường là có thể thắng trận. Nhưng nói về những việc sẽ diễn ra nếu Napoléon cho đội Cận Vệ của mình nhập trận thì cũng chẳng khác ” gì nói về những việc sẽ xảy ra nếu mùa thu bỗng chốc biến thành mùa
  16. xuân. Điều đó không thể có được. Sở dĩ Napoléon không tung đội cận vệ của mình ra không phải vì ông ta không muốn, mà là vì ông ta không thể làm như thế được. Tất cả các tướng tá và quân sĩ đều biết rằng không thể làm như vậy, bởi vì tinh thần quân đối đã suy sụp không cho phép làm như vậy. —Lev Tolstoy Tuy nhiên, khi chiều tối, Kutuzov đã quyết định rút khỏi trận chiến và lệnh cho tướng Gortrakov bí mật rút quân ra sau thung lũng Semenovski. Do việc tuyên bố chiến thắng của ông trước đó đã làm cho hào khí của Quân đội Nga lên đến tột độ, nhiều chiến binh không đồng ý với việc lui quân. Tuy nhiên, họ vẫn tuyên lệnh vị chủ tướng. Trận chiến Borodino đã kết thúc giữa chừng. Trên đường rút, các chiến binh Nga chôn cất các liệt sỹ, và quân thù phải lác mắt trước cuộc lui binh này. Có người Pháp tên Fantin des Odoards phải viết trong nhật ký của ông ta: "Nói trắng ra, những con người đó - mà chúng ta hay gọi là man di mọi rợ đã chăm sóc kỹ lưỡng các thương binh và chôn cất tử tế các binh sĩ trận vong của họ..." Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm thương binh Nga tập hợp ở Mozhaisk, và họ bị kẹt lại ở đó vì không có ai đưa khỏi. Theo như lời giải thích của Mikhailovsky- Danilevsky: [38] Chính quyền dân sự của tỉnh Moskva giải thích về việc thiếu thốn “ phương tiện vận chuyển là do những quận gần với chiến trường nhất được viên Thượng thư Bộ Chiến tranh theo dõi, trong khi chính quyền quân sự tìm thấy rất ít người còn lại ở làng, do phần lớn người phải rút đi để tránh bị rơi vào tay giặc. ”
  17. —Mikhailovsky-Danileysky Những lời yêu cầu khẩn thiết của Kutuzov đến quan Tổng đốc Rostopchin về việc cung cấp ngựa và phương tiện vận tải đều bị phớt lờ, và cuối cùng những thương binh Nga tại Mozhaisk bị bỏ qua.[38] Sáng hôm sau trận đánh khốc liệt, Napoléon ra quan sát chiến trường, và một bộ tướng của ông ta là Armand Augustin Louis de Caulaincourt phải nhận định, Borodino "chất đầy thây người".[38] Trận chiến Borodino được coi là trận đánh một ngày đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại. Theo thống kê của nhà sử học Adam Zamoyski, quân đội Pháp đã có 28.085 binh sĩ thiệt mạng và bị thương[39], còn theo ông Lê Vinh Quốc thì thiệt hại là 58 ngàn, trong đó có 53 tướng. Theo "USSR information bulletin" trong quân Pháp thì K ỵ binh bị thiệt hại thê thảm hơn cả.[4] Quân đội Nga mất 45.000 quân, trong đó có 48 tướng. Tổng cộng thiệt hại cho cả hai bên là 73.000 quân, tức gần 1/4 tổng số quân được hai bên huy động cho trận đánh. Nếu tính trung bình mỗi giờ có 8.500 binh sĩ của cả hai bên phải bỏ mạng tại chiến trường, một trung đội trong một phút. Có những đơn vị mất gần 80% quân số. Song, Nguyên soái Kutuzov hãy còn nhiều quân dự bị để có thể huy động thêm, và ông có thể không cần phải lo âu nếu địch quân tuyên bố chiến thắng. Ông đã giữ vững được lực lượng Quân đội Nga và đánh cho quân đội địch bị suy nhược.[40] Như đại văn hào Lev N. Tolstoy có viết: [6]
  18. Tử thi quân Nga khi kết thúc trận chiến Nhìn cảnh tượng khủng khiếp của bãi chiến trường ngổn ngang những “ chiếc xác chết, những người bị thương, trong khi đầu óc còn choáng váng vì được tin hai mươi viên tướng quen thuộc của mình đã bị thương và tử trận, và nhận thức rõ rệt rằng cánh tay bấy lâu vô địch của mình đã trở thành bất lực, Napoléon thể nghiệm một ấn tượng không ngờ, mặc dầu thường ngày ông vẫn thích nhìn những người tử trận và bị thương, để thử thách sức mạnh tinh thần của mình (như ông ta vẫn tưởng). Nhưng hôm nay cảnh tượng ghê rợn của chiến trường đã thắng cái sức mạnh tinh thần mà ông ta cho là đã làm và nên làm những công đức và vì sự vĩ đại của mình. Ông vội vã rời khỏi chiến trường và trở về đồi Sevadino. Mặt vàng võ sưng húp, người nặng nề, mắt đục ngầu, mũi đỏ gay và tiếng nói khản đặc, ông ta ngồi trên chiếc ghế xếp, bất giác lắng nghe tiếng súng, mắt ngước lên. Ông ta bồn chồn lo lắng chờ giờ kết thúc trận chiến đấu mà ông tưởng mình đã nhúng tay vào, nhưng thực ra thì ông không thể nào bắt nó dừng lại được. ” —Lev Nikolayevich Tolstoy Theo truyện "chiến tranh và Hòa bình" của Lev Tolstoy thì "Không những Napoléon mà toàn quân Pháp - dù có đích thân tham chiến hoặc là không đích thân tham chiến, và dù đã có được nhiều trải nghiệm vì chuyên đi cướp nước trong vòng nhiều năm, đều cảm thấy hoảng sợ vì Quân đội Nga vẫn sống còn dù nhiều binh sĩ Nga đã hy sinh.[6] Vào ngày 11 tháng 9 năm 1812, tại kinh thành Sankt-Peterburg, Nga hoàng Aleksandr I đã nghe được những tin tức đầu tiên về trận đánh kịch liệt tại Borodino, và về chiến thắng vang dội của Kutuzov nữa.
  19. Không những thế, sau đó diễn ra lễ mừng thọ Nga hoàng, do đó người Nga vui sướng làm lễ tại chốn kinh kỳ trong suốt hai ngày liền. 9 ngày sau đó Kutuzov cũng trình bày chiến lược của ông cho nhà vua".[41] Trong khi đó cũng theo tiểu thuyết "chiến tranh và Hòa bình" của Nga thì "đối với người Pháp, thất bại này góp phần làm cho sự sụp đổ và thất bại của bọn họ là khó tránh khỏi". [6] [ ] Đánh giá về trận chiến Borodino Trong số tất cả những trận đánh của tôi khủng khiếp nhất là trận gần “ Moskva. Người Pháp đã tỏ ra xứng đáng với chiến thắng, còn người Nga thì có quyền tự gọi mình là những nhà vô địch. ” —Napoléon[29] Rốt cuộc trận chiến Borodino là đại thắng về tinh thần của nhân dân “ Nga trước tên độc tài của toàn thể châu Âu. ” —E. Tarle[5] Là chiến thắng của Quân đội Nga trước đội quân tinh nhuệ nhất Âu “ châu. ”
  20. —Tác giả B. Kats[42] Quân Pháp tiến vào Moskva. Cuộc đại chiến Borodino được chính Nguyên soái Mikhail Illarionovich Kutuzov xem là "trận đánh đẫm máu nhất thời nay". Nhưng trận chiến này lại không có kết quả quyết định,[15] bất cháp một sự thật là cả hai đều tuyên bố chiến thắng.[43] Dù Napoléon có gửi thư về cho vợ của ông ta: "Ái phi à Trẫm viết cho ái phi từ trận địa Borodino. Hôm qua Trẫm đã đập tan tác giặc Nga và toàn thể quân đội của chúng... Trận đánh thật khốc liệt... Nhiều chiến binh của Trẫm bị thương vong và thiệt mạng", bãi chiến trường khốc liệt Borodino đã trở thành mồ chôn của đám Kỵ binh Pháp.[4] Vả lại, Nguyên soái Kutuzov cũng viết cho vợ của ông: "Ta vẫn tốt, em ạ, và ta không thua trận; Ta đã đánh thắng được Bonaparte".[44] Theo nhà sử học quân sự Christopher Duffy, Trận đánh ác liệt này có thể được xem là một cuộc đại chiến Torgau của thế kỷ XIX, là một trận đánh hết sức đẫm máu và quy mô lớn, nhưng làm cho cả hai đoàn quân tham chiến đều không thật sự đạt được
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2