intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trận Zorndorf

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

74
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trận Zorndorf là một trận chiến tàn khốc trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, diễn ra từ ngày 25 tháng 8 cho đến ngày 27 tháng 8 năm 1758. Đây là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh tàn khốc này. Quân Nga xâm lược lãnh địa Brandenburg giữa lúc vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế nước Phổ đang thân chinh kéo quân đánh Áo ở phương xa, và ông phải quay về để chống chọi với người Nga.[12][13] Suốt những ngày hành binh, các chiến binh Phổ đói khát, trời thì nóng nực, nhưng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trận Zorndorf

  1. Trận Zorndorf Một phần của Chiến tranh Bảy Năm Vua Friedrich II Đại Đế thắng trận tại Zorndorf, qua nét vẽ của nhà họa sĩ Carl Röchling (1855 - 1920). . Thời gian 25 tháng 8 - 27 tháng 8 năm 1758 Địa điểm Zorndorf, Lãnh địa Bá tước Brandenburg, ngày nay là Ba
  2. Lan Chiến thắng lớn cuả quân Phổ. Kết quả [1][2] Cuộc thoái lui của quân Nga, biên cương phía Bắc của Phổ được giũ vững . [3][4][5] Thất bại của quân Nga trong việc liên kết với đồng minh. [6] Tham chiến Phổ Nga Chỉ huy Friedrich II Đại Wilhelm von đế Fermor Friedrich Gaugreben Wilhelm von Pyotr Seydlitz Semonoyovich Christoph Saltykov Burggraf und Graf T. Browne zu Dohna Manteuffel Moritz xứ T. Demiku
  3. Anhalt-Dessau Nikita Ivanovich Hans Wilhelm Panin von Kanitz Manteuffel Forcade de Biaix Lực lượng Nguồn 1: 32.760 Nguồn 1: 52 nghìn binh sĩ[1] binh sĩ[1] Nguồn 2: 37 nghìn Nguồn 2: 43 nghìn binh sĩ [7] binh sĩ [7] Nguồn 3: 37 nghìn Nguồn 3: 45 nghìn binh sĩ [8] binh sĩ [8] Tổn thất Nguồn 1: 11 nghìn Nguồn 1: 22 nghìn binh sĩ[1] binh sĩ, 103 khẩu đại pháo, 27 quân kỳ và Nguồn 2: 13 nghìn binh sĩ [9] hiệu kỳ[10] Nguồn 3: 12800 Nguồn 2: 18 nghìn binh sĩ [9] binh sĩ (1/3 quân sĩ Phổ) [8] Nguồn 3: 18 nghìn binh sĩ[8] (nguồn 4 ghi nhận rằng 2/5
  4. quân Nga thiệt mạng[11]) . [hiện] x•t•s Chiến tranh Bảy năm: chiến trường châu Âu Trận Zorndorf là một trận chiến tàn khốc trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm, diễn ra từ ngày 25 tháng 8 cho đến ngày 27 tháng 8 năm 1758. Đây là trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc chiến tranh tàn khốc này. Quân Nga xâm lược lãnh địa Brandenburg giữa lúc vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế nước Phổ đang thân chinh kéo quân đánh Áo ở phương xa, và ông phải quay về để chống chọi với người Nga.[12][13] Suốt những ngày hành binh, các chiến binh Phổ đói khát, trời thì nóng nực, nhưng nhà vua Friedrich II Đại Đế vẫn quyết tâm phải đánh tan tác quân Nga[8]. Zorndorf lúc bấy giờ là một ngôi làng của Vương quốc Phổ.[14] Trong trận đánh tại đây, quân Phổ do đích thân nhà vua Friedrich II Đại Đế suất đã đánh bại quân Nga đông đảo hơn hẳn do Bá tước Wilhelm von Fermor chỉ huy. Trong kế hoạch đánh trận, Friedrich II Đại Đế dùng những chiến thuật cũ của ông trong các trận thắng vang dội trước đây tại Roßbach và Leuthen.[15]. Mở đầu trận chiến là cuộc pháo kích của lực lượng Pháo Binh Phổ, và Pháo binh Nga không thể chống nổi.[8] Cả hai đoàn quân hùng mạnh này đều tàn sát nhau dữ dội, trận
  5. đánh kéo dài đến 10 tiếng đồng hồ. Trong khi quân Nga vốn đã khét tiếng với những tội ác dã man trong cuộc xâm lược xứ Brandenburg. các chiến binh Phổ lại cứ bằng được phải trả thù địch quân, tạo nên tính kinh hoàng của trận đánh này.[16] Họ dù đã quá mệt mỏi nhưng vẫn giai sức chiến đấu, nhờ đó gây cho quân Nga bị hủy hoại nặng nề.[17] Ban đầu, quân Nga đánh lui quân Phổ tuy nhiên khi lực lượng Long Kỵ binh Phổ do Vương công Moritz xứ Anhalt-Dessau cầm đầu và Thiết Kỵ binh do danh tướng Friedrich Wilhelm von Seydlitz được tung vào chiến trường thì quân Phổ thắng to, đánh tan tác quân Nga và làm chủ tình hình.[18] Sau đó, khi chỉnh đốn lại hàng ngũ họ một lần nữa xung phong đại phá tan tành quân Nga.[19] Quân Nga vẫn chiến đấu dũng mãnh kiên cường, bất chấp thế thượng phong của quân Thiết Kỵ binh của Seydlitz. Nhưng rồi công lao huấn luyện lực lượng Kỵ Binh, cùng với sự quyết đoán của ông, đã mang lại thắng lợi cho Friedrich II Đại Đế.[20][21] Lúc cuối trận đánh, binh lính hai bên lăn xả vào bắn giết nhau đến mức ngoài tầm kiểm soát của các vị chỉ huy.[12] Trận đánh khốc liệt đến mức những con vật mà cả hai đoàn quân mang theo đều bị tổn thất, cùng với biết bao binh sĩ trên trận tiền.[22] Cả Vương quốc Phổ đều bị bừng cháy bởi sự cực kỳ hung bạo của quân đội hai bên trong trận chiến Zorndorf kịch liệt.[13] Khi đó đến cả Quốc vương Friedrich II Đại Đế cũng phải chiến đấu hết sức gian khổ ở giữa toàn quân, nhưng rồi tinh thần kỷ cương - kết hợp với sức chiến đấu dũng mãnh quyết không tha thứ cho kẻ địch[21] - đã mang lại thế thượng phong cho các chiến binh Phổ tinh nhuệ, đẩy quân Nga vào cảnh hỗn loạn.[1] Quân Nga trở nên tơi tả, bị tối tăm mặt mũi đến mức có khi họ còn bắn vào cả tướng sĩ của chính họ.[23] Những chiến binh Nga dũng mãnh tuy đã phòng thủ vững chắc, đã tiêu diệt được nhiều quân Phổ, nhưng rồi tổn thất của quân Nga là quá ư lớn lao và quân Phổ thắng trận, làm chủ được bãi chiến trường và sau hai ngày thì hoàn toàn đánh đuổi được quân Nga ra khỏi xứ Brandenburg.[16][24][1] Biên cương phía Bắc được ổn định.[5] Nhuệ khí của người Nga đã bị suy sụp hoàn toàn, đại thắng này mang lại tột đỉnh vinh quang cho
  6. Friedrich II Đại Đế.[25][2] Chiến thắng này là nhờ có lòng quả cảm của danh tướng Seydlitz, người Phổ không những triệt hạ được biết bao nhiêu là kẻ địch mà còn có được nhiều chiến lợi phẩm nữa.[14] Tuy tiêu diệt được biết bao quân lính Nga và đuổi được họa xâm lược nhưng Friedrich II Đại Đế không còn khinh bỉ người Nga như trước trận đánh này được nữa.[4] Từ đây, ông đã phải nhận ra rằng Đế quốc phong kiến Nga là kẻ thù khủng khiếp nhất của Vương quốc Phổ, không thể chủ quan được.[26] Dẫu sao thì chiến thắng to lớn này cũng cho thấy tầm quan trọng của lực lượng Thiết Kỵ binh Phổ hùng hậu, quyết định cho lợi thế của nước Phổ.[27][16] Và, không những Thiết Kỵ Binh của F. V. Von Seydlitz mà các lực lượng Long Kỵ Binh Phổ cũng trở nên vinh quang trong cuộc chinh chiến tàn khốc này.[28] Đồng thời, và sau khi đánh thắng quân Nga, Quốc vương Friedrich II Đại Đế cũng không hề chậm chân trong việc tổ chức hành binh đánh quân Áo - đồng minh của người Nga trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm.[29] Với chiến bại trong trận chiến đẫm máu này thì Nga mất hoàn toàn cơ hội họp quân với Áo trong năm 1758. [30] Mục lục [ẩ n] 1 Bối cảnh lịch sử  1.1 Quân Nga vây hãm Cüstrin - vua Phổ hành binh về o 2 Diễn biến trận chiến  2.1 Ngày thứ nhất: đánh nhau kịch liệt o 2.2 Các ngày sau: hai bên mệt lừ o
  7. 3 Ý nghĩa lịch sử  3.1 Những gì sau đó o 3.2 Xét duyệt ba quân o 4 Trong thi ca  5 Chú thích  6 Đọc thêm  7 Liên kết ngoài  [ ] Bối cảnh lịch sử Vào năm 1757, Nữ hoàng nước Nga là Elizaveta Petrovna cho quân tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756 - 1763), liên minh với Nền quân chủ Áo Habsburg của Đại Công nương Maria Theresia và Vương quốc Pháp của Quốc vương Louis XV chống lại Vương quốc Phổ do vị Quốc vương hùng tài đại lược Friedrich II Đại Đế trị vì. Quân Nga xâm lược tỉnh Đông Phổ, nhưng sau trận đánh khốc liệt với đạo quân Phổ nhỏ bé tại Gross-Jägersdorf thì quân Nga phải lui binh, viên chỉ huy quân Nga cũng bị cách chức. Tiếp theo đó Quốc vương Friedrich II Đại Đế cũng thân chinh hành binh nghiền nát liên quân Áo - Pháp trong trận chiến ở Roßbach và đánh tan nát đại quân Áo trong trận đánh tại Leuthen, đưa tình hình chiến tranh nghiêng về lợi thế cho nước Phổ.[12] Trong những ngày tháng đóng đại bản doanh tại thị trấn Breslau, vị vua - chiến binh kiệt xuất này ví von ông như một thủy thủ phải lướt bao gợn sóng biển dữ dội để về nhà, và người thủy thủ ấy cần có chút thời gian nghỉ ngơi.[31] Đầu năm 1758, Friedrich II Đại Đế tưởng rằng Áo và Pháp sẽ phải giảng hòa với ông, nhưng không ngờ các nước này vẫn tái chiến, cùng với quân Thụy Điển nữa.[31] Chưa kể, Nữ hoàng Elizaveta Petrovna hạ
  8. lệnh cho Đại tướng Wilhelm von Fermor - một người Đức ở vùng biển Ban Tích - đem đại binh xâm lăng tỉnh Đông Phổ lần thứ hai. Các chiến binh Nga có tinh thần kỷ cương đã nhanh chóng chiếm được vùng này. Do vùng Đông Phổ đã trở thành tỉnh của Đế quốc Nga nên người Nga trọng đãi nhân dân ở đây. Tuy nhiên, đối với nhân dân Phổ ở những vùng đất "thù địch" thì họ lại giết chóc vô cùng dã man, làm nên những tội ác kinh khủng. Đã thế họ còn đốt phá bừa bãi. Khi quân Nga kéo vào miền Newmark - con tim của Vương quốc Phổ - vào ngày 2 tháng 8 năm 1758, mang lại nguy hiểm cho Vương quốc.[32] Nhà vua nước Phổ đã nhận thấy trách nhiệm chính yếu của ông trong chiến dịch năm 1758 này là phải đánh lui cuộc xâm lăng của quân Nga. Bấy giờ, ông triệu tập được 135 nghìn chiến binh, trong số đó bao gồm có nhiều tù binh các nước chống Phổ được tuyển mộ. Vào tháng 4 năm 1758, nước Anh tăng cường viện trợ cho ông và còn cho quân đến Tây Đức để đánh Pháp.[33] Việc chống Pháp đã ổn định khi ở mặt trận phía Tây, một Thống chế kiệt xuất của Nhà nước phong kiến quân sự Phổ là Quận công Ferdinand xứ Brunswick chỉ huy liên quân Hanover, Anh và vài quốc gia Kháng Cách Đức khác đánh tan nát quân Pháp. [31]
  9. Quốc vương Friedrich Đại Đế của Phổ, là một trong những vị thống soái lỗi lạc nhất trong quân sử thế giới đã nhiều lần đại thắng kẻ thù có quân số đông hơn quân ông.[34] Đại tướng Wilhelm von Fermor của Nga. [ ] Quân Nga vây hãm Cüstrin - vua Phổ hành binh về Vị Trung tướng Phổ là Bá Tước Christoph Burggraf und Graf zu Dohna - sau khi kéo quân từ Pomerania về đánh Nga - thấy đạo quân Phổ của ông quá ít ỏi để có thể địch nổi quân Nga đông như kiến cỏ, do đó ông quyết định phòng thủ vững chắc, lập căn cứ bên sông Oder. Ông bảo vệ được bờ trái của dòng sông và điều này đã làm ông yên tâm, và củng cố đạo quân đồn trú của ông tại pháo đài Cüstrin. Nơi đây có đầm lầy, do đó quân Nga khó bề vây hãm, nhưng Fermor vẫn quyết tâm phải bắn phá được đạo quân đồn trú của Dohna phải đầu hàng, và khi đó Fermor sẽ có được kho quân nhu bên sông Oder. Thế rồi, quân Nga bắn phá thị trấn Cüstrin ác liệt vào Thứ Ba ngày 15 tháng 8 năm 1758, hủy diệt nhà dân tại đây. Những người nông dân nói riêng và toàn thể nhân dân tại Phổ tại đây nói chung phải trốn dưới bức tường thành Cüstrin trước sự tấn công của quân Nga man rợ, và mọi của cải của họ đều bị thiêu rụi. Đến cả mạng sống của họ cũng khó
  10. mà giữ nổi. Tuy nhiên, Fermor đã thất bại : pháo đài Cüstrin vẫn vững chãi, quân Phổ quyết định phải đấu tranh đến người cuối cùng. Quân pháo binh Nga phải ngừng bắn, trước sự ngạc nhiên của Fermor.[35] Những cuộc bắn phá vô dụng của quân Nga không thể hạ nổi pháo đại anh dũng này.[36] Trong khi ấy, nhà vua Friedrich II Đại Đế quyết định thân hành cầm quân đi đánh xứ Moravia thuộc Áo để hất cẳng quân Áo ra hỏi cuộc chiến tranh, từ đó sẽ khiến cho cuộc tấn công của người Nga bị vô hiệu hóa.[31] Nhưng rồi, cuộc tấn công xứ Moravia chẳng đem lại kết quả gì và đầu Mùa Hè năm 1758 ông lui binh về xứ Bohemia, sau đó kéo quân về tỉnh Silesia, rồi lại phải cực kỳ nhanh chóng kéo đại binh về phương Bắc khi hay tin đại quân Nga sang xâm phạm lãnh thổ của mình, để giải vây cho Cüstrin.[12][24][34] Trời thật oi bức không tưởng tượng nỗi, nhưng nhà vua không thể bỏ qua trọng trách hết sức khó khăn của mình. Ông ra chỉ dụ cho các Sĩ quan Quân đội rằng nhất thiết phải bắn bỏ bất kỳ một binh sĩ nào tự ý rời bỏ quân ngũ và đồng đội. Quân ông hành về Liegnitz vào ngày 10 tháng 8, Dalke vào ngày 15 tháng 8 và Crossen trên sông Oder vào ngày 18 tháng 8 năm 1758. Trong suốt cuộc hành binh ấy, ông thường đọc các tác phẩm của nhà văn hào Cicero thời Cộng hòa La Mã. Khi lên xa giá ông vẫn "mọt sách", và gần như tuyệt đối luôn luôn giành thời gian để mà suy ngẫm về thi ca - ông có trí nhớ hết sức siêu việt và có thể đọc lên những dòng thơ dài, làm tất cả mọi người phải kinh ngạc. Cử chỉ của ông trong thời gian này làm cho ai cũng phải mến mộ. Ông đã phải từ bỏ một chiến dịch mà ông khát vọng mạnh mẽ (có nhẽ đây là một sai lầm). Ông đang đối mặt với cuộc xâm lược quê cha đất tổ bởi kẻ thù hùng mạnh hơn hẳn. Ông đã phải tái sắp đặt các kế hoạch của ông, để mà chiến đấu với hiểm nguy mới. Ông liên tục gửi thư cho chị gái là Nữ Bá tước Wilhelmina đang đau yếu ở đất khách quê người, do nỗi đau xót của ông trước thể trạng ốm yếu của người chị xiết bao thân yêu. Trong bối cảnh vô vàn cam go thế mà sự quyết tâm đến sắt đá và lòng thanh thản của ông vẫn rõ rệt, và gây người đời cảm phục. Như thường lệ, khi có dịp thì ông thường làm một việc công bằng và ân đức. Một đêm, khi nhà vua nghỉ tại một nhà nguyện tại Silesia, ông nghe tiếng xầm xì và phải chú ý tới một cái xà lim, tại đây
  11. một tăng lữ do có chút lỗi lầm mà bị giam giữ chặt chẽ, và thường xuyên quất roi trong suốt một năm. Ông đã ân xá cho người tăng lữ này. [37] Tại Crossen, nhà vua nghe được nhiều về những thảm kịch mà quân Nga gây ra với nhân dân Phổ. Quân Nga cướp phá, đốt rụi làng mạc, tàn sát phụ nữ và trẻ em. Ông tiếp tục hành quân đến Frankfurt trên sông Oder và tại đây ông nghe tiếng súng đạn của quân Nga nã vào pháo đài - hòn đảo Cüstrin nằm giữa hai dòng sông Oder và Warthe, đây chính là nơi năm xưa ông bị phụ vương Friedrich Wilhelm I, với nhiều ký ức bi đát. Quốc vương Friedrich II Đại Đế cảm thấy rằng trong những ngày nguy cấp này, khi ông và tướng Dohna phải liên tiếp hành binh, do đó phải có cách nào đó ngăn chặn quân Thụy Điển đang dàn binh ở bờ biển phía Bắc để có thể hợp binh với Nga. Đồng thời, ông cũng khó thể quan sát tình hình của Hoàng đệ của mình là Friedrich Heinrich Ludwig đang chỉ huy quân Phổ tại Sachsen. Ông phải chuyển động sao cho cả quân ông và quân Dohna đều không thể đánh trận ở vị trí không thích hợp. Nếu quân Nga và quân Thụy Điển tinh nhuệ nhanh chóng kết hợp với nhau thì hẳn là ông sẽ gặp rắc rối[37]. Vào Chủ Nhật ngày 20 tháng 8 năm 1758, nhà vua cùng 15 nghìn quân tinh nhuệ kéo đến. Ông xem việc này là hệ trọng vì nếu chiếm được pháo đài anh dũng Cüstrin, quân Nga thắng thế sẽ an toàn vượt qua sông Oder, cách kinh thành Berlin chỉ có 50 dặm. Theo kế hoạch cuỉa nhà vua, ông sẽ giải phóng pháo đài anh dũng, họp binh với Dohna và tác chiến với quân Nga ở gần đó.[8] Theo tư liệu mà Thomas Carlyle tham khảo, "Đức Kim Thượng ngự tại ngoại ô Lebus, trong nhà góa phụ của một tăng lữ,... và nghe tiếng đạn pháo đang bắn nã tại Cüstrin". Nhà vua luôn quan tâm, lo nghĩ đến việc cứu sống con đỏ của mình.[8] Ông vời Thống chế James Francis Edward Keith bàn việc binh cách. Nhà vua khinh bỉ Quân đội Nga và nói bọn họ là "Tệ hại! Tệ hại!" Là một cựu chiến binh của quân Nga, Keith đáp lễ: "Xin Thánh Thượng không nên có thành kiến. Nếu trận đại chiến sẽ diễn ra, chắc hẳn Thánh Thượng sẽ thay đổi quan điểm của Người". Song, Keith nghĩ dưỡng tại Breslau chứ ông không tham gia gì trong chiến dịch Zorndorf sắp tới.[38] Không lâu sau,
  12. giữa lúc quân Nga còn đe dọa thành Cüstrin, lực lượng Khinh Kỵ Binh Phổ đánh thắng địch và bắt giữ một đám lính Cozak Nga. Friedrich II Đại Đế tham kiến đám tù binh, và nói với một viên Sĩ quan Tham mưu: "Và Trẫm phải ngược đãi với bọn chúng như đồ chó má". Vào ngày 21 tháng 8 năm 1758, ông kéo 14 nghìn chiến binh đến trước cổng thành Cüstrin và họp mặt với binh đoàn Dohna tại Gorgast, gần đó.[8] Đó là thành quả của sự đứng vững của Cüstrin không hề suy sụp khi bị địch vây.[35] Quân chính quy của Quốc vương bao gồm một ít Trung đoàn tinh nhuệ nhất của Nhà nước phong kiến quân sự Phổ.[24] Thực chất đây không phải là lần đầu tiên ông tung những Trung đoàn xuất sắc như vậy ra trận tuyến, trước đó đã có trong các trận đánh ác liệt tại Praha và Kolín hồi năm 1757.[39] Ông hỏi Dohna: "Mọi chuyện ra sao? Giặc Nga có đứng vững không?" Dohna tấu: "Quả vậy, thưa Chúa Thượng. Chúng đứng vững như những bức tường!" Vua đáp: "Tốt! Chúng sẽ chết thêm". Đạo quân của Bá Tước Dohna - chỉ gồm 17 nghìn binh sĩ - tiến hành tập dợt ba quân trước sự giám sát của Đức Vua. Đức Vua phán: "Các binh sĩ của Khanh thông minh tuyệt vời. Ta có mang theo một đám châu chấu đến đây, nhưng bị họ đánh bại".[32][36] Đạo quân của Dohna rất tuyệt hảo : xe ngựa thì tốt, binh lính thì kỷ cương, với mái tóc còn rắc thuốc súng. Tuy nhiên, Đức Vua không thể dấu thái độ bất mãn của ông với Dohna.[8] Ông rất phẫn nộ trước quân Nga và quyết tâm phải báo thù cho nhân dân. Ông nhìn đống đổ nát của thị trấn Cüstrin, và sự hủy diệt do những đạo quân man rợ gây ra cho thị trấn này. Khi viên Sĩ quan chỉ huy ở đây, dù đã đấu tranh rất anh dũng, vẫn không hài lòng trước chiến thắng của mình, đến tạ tội với nhà vua, ông phán: "Đừng có nói nữa; đó không phải là lỗi của Ngươi, nhưng làm lỗi của Trẫm đã cử Ngươi làm nhiệm vụ này".[36] Đồng thời, dân chúng ở đây thấy Đức Vua đến cũng vui sướng khôn xiết: "Thiên Chúa phải thưởng công cho Chúa Thượng, đã đến đây với chúng con!", và kể cho ông nghe về những tội ác gớm ghiếc của địch quân, để giải cứu họ khỏi nỗi đau buồn. Ông nhân từ động viên tinh thần toàn dân ở đây, và sau từng giây phút tĩ mĩ nghe lời kể của nhân dân, ông nói : [32] [35]
  13. Các con à, Trẫm đã không thể đến đây sớm hơn, nếu Trẫm đến sớm thì “ những mất mát này đã không thể xảy ra. Trẫm đã suy xét kĩ, và sẽ xây dựng lại tất cả mọi thứ như xưa! ” —Friedrich II Đại Đế Quốc vương nói thế, và ông cũng không hề dối trá chút nào cả. Ông lập tức ban chiếu chỉ lệnh phát 20 vạn đồng thaler cho toàn thể nhân dân tại đây, để họ có thể làm được những điều mà họ cần thiết nhất. Đồng thời, ông vẫn bình tĩnh, quyết tâm giáng một đòn sấm sét và nhanh chóng vào quân Nga dã man.[32] Ông liền cho đặt những khẩu đại pháo chuẩn bị tấn công vào các chiến hào của quân Nga tại Cüstrin, và toàn dân đều có thể suy đoán rằng Quốc vương đang chuẩn bị giáng một đòn khốc liệt vào quân thù. Một lần nữa, nhà vua dong ngựa giữa các tuyến quân, vẫy chào các chiến binh lão luyện và dũng mãnh của ông, và hiệu triệu họ bằng lời lẽ thân thiện : “ Hỡi các con, có theo Trẫm không? ” —Friedrich II Đại Đế Toàn thể ba quân đồng lòng, đáp: [32]
  14. “ Chúng con sẽ theo! ” —Friedrich II Đại Đế Một người lính còn nói: "Nếu chúng ta có thêm những con ngựa thồ Nga, mọi chuyện sẽ sớm xong xuôi!" Nhà vua mỉm cười: "Chúng ta sẽ bắt lấy chúng sớm". Theo Christopher Duffy, nhà vua cho quân ngh ỉ ngơi tại Frankfurt để lấy lại sức sau những ngày hành binh mệt nghỉ dưới những hạt cát, và dưới cái nắng Mùa Hạ chói chang. Vào ngày 22 tháng 8 năm 1758, vua tôi gặp nhau tại Manschnow - ở phía Tây pháo đài Cüstrin[37], với 37 nghìn chiến binh. Theo đại tướng - nhà sử học quân sự Anh Quốc là David William Fraser, nhà vua đã hành binh trong suốt 8 ngày, trên 160 dặm. Dĩ nhiên là quân Nga áp đảo Phổ về quân số, nhưng Friedrich II Đại Đế không muốn kêu thêm viện binh, và cũng không muốn để cho người Áo biết rằng ông đã rời khỏi miền Nam Đức.[37] Quân Phổ lúc này thèm muốn đánh trận một cách không thể tưởng tượng nổi. Xem ra "con quỷ chiến tranh" đã bắt được toàn thể ba quân. Nhà vua vẫn giữ một loạt súng đại bác ở tận bên kia bờ sông Oder, gần Cüstrin, nhưng đồng thời nhà vua cũng quyết tâm vượt con sông gần 20 dặm xuôi dòng tại Alt-Güstebiese. Trung tướng Kanitz dẫn đầu, mang một dãy cầu phao và 2 Tiểu đoàn Bộ Binh[8] Và giờ đây, Quốc vương Friedrich II Đại Đế với tư cách là một "Theseus" hào hùng của nhân dân nước Phổ, chuẩn bị chạm trán với những "Minotaur" khủng khiếp là quân Nga. Theo Thomas Carlyle, đêm ngày 22 tháng 8 năm 1758, ông cho xây một chiếc cầu mà người Nga không hề hay biết. Một số người lính Khinh Kỵ Binh và đội Tiền Vệ được ông ban phát thuyền cho mà qua sông, và dựng nên khu vực chiếm đóng của quân Phổ bên sông phía địch. Vào ngày 23 tháng 8 năm 1758, sĩ khí, quân thanh cao trào, quân Phổ rời khỏi pháo đài, buổi trưa và vượt cầu và tiến thẳng đến một doanh trại giữa
  15. Zellin và Clossow.[8] Theo Franz Kugler, nhà vua cùng đại binh vượt vũng lầy, và ông quyết định cho quân đi đường vòng để đánh tạt sườn đại binh Nga. Toàn thể đại quân đều căm phẫn cao độ trước những hành vì bạo ngược của người Nga. Càng hành quân, họ chỉ càng thấy những ngôi làng bị thiêu rụi. Những người dân đáng thương phải ẩn náu dưới đống rơm sâu, bị quân thù dồn vào thế tận cùng. Các chiến binh Phổ nhân đạo luôn cảm thông sâu sắc với họ, rắp tâm phải báo thù cho họ. Nông dân Phổ thấy vậy cũng cung cấp nước cho các chiến binh uống vì họ đang khát đến nghiêm trọng. Dân chúng cũng đặt những thùng và bình nước lớn trên đường hành binh để tiện thể cho ba quân khỏi khát.[32] Theo Christopher Duffy, thời tiết quá là oi bức, quân Phổ không những uống thùng nước trên đường hành quân mà còn phải ăn bánh mì. Theo tác giả Prittwitz thì 1/3 quân tinh nhuệ Phổ đã bị đánh quỵ và suy sụp.[8] Nhà vua Friedrich II Đại Đế và đại binh đã băng được qua sông, mà không hứng chịu sự kháng trả của quân Nga. Họ lập trại tại phía Đông làng Darmietzel (phía Nam khu vực Alt-Güstebiesel), ở bờ phải sông Mützel. Sông này nằm ở phía Nam Darmietzel, chảy về sông Oder vài dặm cách pháo đài Küstrin về hướng Bắc.[35][37] Như vậy là Tướng Pyotr Aleksandrovich Rumyantsev - viên chỉ huy quân Kỵ binh Nga tại Schwedt - với Binh đoàn gồm 12 nghìn binh lính bị mất liên lạc với quân chủ lực Nga, mang lại lợi thế lớn cho quân Phổ.[8] Theo Carlyle, đêm ngày 23 tháng 8 năm 1758, tại Klossow, quân Khinh Kỵ Binh Phổ bắt sống một nhóm lính Cozak Nga nữa và dâng lên cho Đức Vua, tăng thêm niềm tin chiến thắng cho ông.[35] Ông này không hề biết gì về cuộc hành quân của người Phổ, và vào ngày 24 tháng 8 thì ông ta nhận được hung tin. Ông ta hoàn toàn bị cô lập. Như vậy là vị vua nước Phổ đã hoàn thành điều mà Fermor sợ nhất. Friedrich II Đại Đế đã có được thắng lợi ban đầu. [40][8] Thấy vậy, Fermor bỏ thành Cüstrin, để đánh trận tại Quartschen và Zorndorf - nằm ở phía Bắc pháo đài Cüstrin. Ngày 24 tháng 8 cũng là một ngày oi bức như ngày hôm trước, và Friedrich II Đại Đế truyền lệnh cho ba quân nghỉ ngơi một chút trước khi hình thành bốn đội hình hàng dọc đi truy lùng giặc vào lúc 2 giờ chiều.
  16. Từ trên một Tháp chuông Giáo đường có chàng trai nhìn vào đoàn quân tiến bước: "hay chúng ta nên suy đoán quân địch theo đường ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những khẩu súng hỏa mai. Bỗng đống bụi mù nổi lên và che khuất tầm nhần của chúng ta. Người ta cũng kể rằng trên đường đi Friedrich liên tục ra huấn lệnh cho lực lượng Bộ Binh đảo ngược các khẩu súng hỏa mai của họ, và mang nó cũng với các bia bắn ở phía dưới, để che khuất cuộc hành binh khỏi các toán trinh sát của Nga".[8] Vào hôm trước trận huyết chiến tại Zorndorf, Trung tướng Forcade de Biaix cũng nhận quân lệnh về đêm của Nhà vua và tuân lệnh một cách hùng hồn: [41] Trong giờ đọc kinh cầu nguyện Đức Vua nói chuyện với Seydlitz, người “ đang ngắm cảnh với vẻ mặt vô tư và điềm nhiên. Đúng lúc đó, Forcade chạy đến tâu: "Ngày mai, trong ân điển của Thiên Chúa, chúng ta sẽ đánh trận. Hẳn Friedrich nghĩ rằng Seydlitz tưởng Người sẽ bàn về chuyện Chúa bị xét xử, và Người thì thầm với ông: "Đó chỉ là chuyện của bọn chở xe goòng!". ” —Kalstein kể lại Theo Duffy, buổi chiều ngày 24 ấy nhà vua Friedrich II Đại Đế phát hiện ra đại quân Nga ở phía Nam con sông Mützel nhỏ bé. Đây là hiểu biết duy nhất của ông về quân Nga lúc này (do địa hình đầy gỗ che khuất người Nga), và toàn thể quân Nga đều ở phía Đông dòng sông Oder.[37] Dòng sông này cũng không được quân Nga yểm trợ, và ông cho đội Tiền Vệ vượt qua chiếc cầu còn nguyên vẹn tại Neudammer Mühle và dàn quân tại vị trí chiếm đóng bên sông phía địch. Quân chính quy đóng ở bờ phía Bắc, và một chiếc cầu nữa được xây dựng để hai thành phần của toàn quân có thể liên lạc, tiếp tế cho nhau. Đây là một thành công vang
  17. dội của ông, dễ dàng giúp ông ngự tại bờ tận bên kia sông Mützel - con sông nằm giữa những cái bờ đầy vũng lầy và một hàng gỗ ngày càng ẩm nước. Một đống gỗ như vậy khiến cho ông khó phát hiện ra cứ điểm của quân Nga, và cuối cùng trong Khẩu Lệnh về đêm của ông, ông ít có thể nói thêm gì với ba quân ngoài những nét phác về trận đánh mà ông dự định mở ra trong ngày hôm sau. Có người tin rằng ông muốn thẳng tay tận diệt quân Nga một cách không thương tiếc, nhưng theo Duffy thì điều này không hẳn là đúng mà chỉ là ước nguyện của ba quân - họ cho rằng Đức Vua muốn thế. rước đây, tình trạng đã diễn ra trong trận kịch chiến tại Hohenfriedberg. Lúc bây giờ ông cho ba quân nghỉ ngơi để chuẩn bị cho cuộc hành binh đánh địch sắp tới[42]. Trong khoảng hai tiếng đồng hồ, Đức Vua rút vào một căn phòng nhỏ tại Neudammer Mühle, quan Tham Tri là Henri Alexandre de Catt đến hầu vào nửa đêm và nhận thấy Đức Vua đã cầm sẵn một ly cà phê. Theo lời kể của Catt : [8] Tôi triệu kiến một lính hầu đang làm nhiệm vụ, và hỏi anh ta rằng Đức “ Kim Thượng đã từng nghỉ ngơi chưa?. "Nghỉ ư, thưa Ngài? Người (chỉ Đức Vua) ngủ say đến mức mà tôi khó đánh thức Người dậy". ” —Catt Cũng theo Duffy, hai vị thổ quan hiện diện ở cối xay gió, dưới sự chỉ huy của Đức vua. Một trong số họ được lệnh sẽ dẫn đường lực lượng Kỵ Binh tiến quân ngược qua dòng sông Mützel tại Kerstenbrück. Viên thổ quan thứ hai, có tên là Zöllner, được lệnh sẽ dẫn đường đích thân Đức vua Friedrich II Đại Đế băng qua đống gỗ Zicherer-Heide trên một hình cung rộng quanh cánh phía Đông của cứ điểm người Nga. Song khi nhận báo cáo cuối cùng thì một người trinh sát thì ông không thể nào chần chừ được nữa. Ông bỏ mão xuống, dắt gươm vào lưng và ra khỏi cối xay
  18. gió mà triệu tập các quan tướng đang chờ ngoài : "Chào buổi sáng, hỡi các tướng sĩ!" Ông hô lên : "Những lời khen ngợi của Ta - là chúng ta đã thắng trận". Ông lên lưng chiến mã, và Zöllner chỉ đường cho ông, đúng như lời dặn của ông với viên thổ quan này.[8] Theo ghi chép của David Fraser, nhờ có các thổ quan mà nhà vua hiểu rõ được địa hình khó khăn này. Không những thế, có nhẽ ông cũng đã nắm được tình hình đất đai ở đây thông qua chuyến viếng thăm của ông năm xưa, có thể còn trước cả khi ông siêng năng học tập về tổ chức chính quyền địa phương, khi còn là vị Hoàng tử - tù nhân của pháo đài Küstrin.[37] David Fraser có ghi nhận kế hoạch chiến trận của ông như sau : Nhà vua đã chia năm Trung đoàn cho Bá tước Dohna chỉ huy, nhưng phần lớn quân Kỵ Binh nằm trong tay Seydlitz. Seydlitz có nhiệm vụ vượt qua Zabern-Grund giữa cuộc hành quân đường vòng của ba quân và Bắc tiến, song song với quân Bộ Binh của Manteuffel nhưng nằm ở phía kia các khu đất ẩm ướt, và sẽ yểm trợ cho quân cánh trái của Đức Vua.[21] Bá tước Dohna được lệnh chỉ huy quân cánh phải (cánh "chùn bước"), được 57 khẩu đại bác hỗ trợ, sẽ tấn công trung quân và cánh trái của Fermor.[43] Nhà vua còn cho thiết lập hai Khẩu đội pháo gồm 60 súng đại bác ở hướng Bắc và Tây Bắc Zorndorf, nhằm đánh úp tuyến quân Nga tại đó - tuyến này có lẽ là cánh phải hướng về phía Đông nhưng thực sự là cánh phải hướng về phía Nam - cái này sẽ bị đại binh Phổ diệt sạch. Cuộc hành binh trên 8 dặm sẽ xuất phát từ khu vựa tập trung về phía Đông Bắc Batzlow. Vượt qua cả Đông lẫn Tây Batzlow, ba quân sẽ chuyển qua một góc phải về phía Tây Nam và quyết tâm kéo về Wilkersdorf. Giữa Wilkesdorf và Zorndorf, nhà vua dự định cho ba quân tập hợp hướng về phía Bắc, trong khi Seydlitz sẽ nắm giữ cánh phải quân Kỵ Binh phía bên kia Zabern-Grund. [42] [ ] Diễn biến trận chiến
  19. Người Phổ vô cùng căm phẫn giặc Nga bởi những trò man rợ mà chúng “ gây nên ở khắp nơi; và nếu một cuộc chinh chiến bùng nổ... đây sẽ là một trận đánh kịch liệt. ” —Tiên đoán của sứ thần Anh Quốc Andrew Mitchell[44] Do nhà vua Friedrich II Đại Đế thưở thiếu thời bị tiên quân giam cầm trong pháo đài Küstrin nên ông dựa vào hiểu biết ở đây để mà hành binh đánh địch : những kiến thức của ông về địa hình ở đây hoàn toàn là có giá trị to lớn, bất chấp cứ điểm kiên cố của quân Nga.[45] Thomas Campbell thì ghi nhận răng vào buổi sáng Thứ Sáu ngày 25 tháng 8 năm 1758, ông dẫn đại binh băng qua sông Mützel[36]. Song theo Duffy, thì lúc ba giờ sáng ngày 25 tháng 8 ấy, nhà vua lên đường với sự hướng dẫn của thổ quan như đã nêu trên, các đội hình hàng dọc của ba quân thẳng tiến trong khi ông đi cùng với đội Tiền Vệ[8]. Tướng Manteuffel là người dẫn đầu đội Tiền Vệ.[46] Theo các tác giả Thomas Campbell và Franz Kugler, ông hoàn toàn kéo quân về vị trí phòng ngự của người Nga, để tấn công vào điểm yếu nhất của nó. Quân đội Phổ hành quân im lặng nhưng thật dũng mãnh.[36] Một đồng bằng rộng lớn tạo điều kiện cho ông dễ dàng phát động tiến công, trong khi những cánh đồng khô cằn ở hậu binh và bên sườn của quân Nga, cùng với một nhánh sông Oder, khiến cho bọn họ bị vây quanh[32]. Đại tướng David Fraser có ghi nhận : [37] Phía nam sông Mietzel có những cánh rừng rậm rạp cứ kéo dài đến tận “ ba ngôi làng (từ tây sang đông) Quartschen, Zicher và Below, cứ mỗi ” làng cách nhau 2 rưỡi dặm. 2 dặm về phía Nam làng Batzlow là làng
  20. Gross-Cammin, và một dặm nữa vài cái đầm, những đầm lầy Warthe. Về phía Tây Bắc Batzlow và 2 dặm về phía Tây Gross-Cammin có Wilkersdorf. 2 rưỡi dặm về phía Tây làng Wilkersdorf là cái làng Zorndorf, bản thân nó cách một tuyến đường vạch qua Quartschen, Zicher và Batzlow ba dặm về phía Nam. Có khoảng đất vũng lầy nông, khó đi qua, trải dài từ đén một điểm gần góc phía Tây của Zorndorf. Đó là Zabern-Grund. Một mẫu đất ẩm ướt khác - khoảng Langer Grund - cũng gồ ghề tương tự, 2 dặm về hướng Đông. —David Fraser Franz Kugler ghi nhận rằng theo huấn dụ của nhà vua, người Phổ phá hủy hết những cây cầu gần đấy để quân địch không còn đường rút. Ông muốn tiêu diệt hoàn toàn quân Nga, bằng một đòn giáng sấm sét quyết định phá sạch quân thù (như đã nêu thực chất điều ko chắc là có thật[8]). Ông không thể trễ nãi, vì ông biết rằng quân Áo sẽ thừa cơ ông vắng mặt mà tấn công bất ngờ vào tỉnh Silesia. Do đó, ông không cho quân cướp bóc trang bị cầm tay của quân địch - đống đồ này được yểm trợ bởi một mớ xe ngựa ở cách quân Phổ khá xa, dù ông không khó gì trong việc làm chủ cái đống hành lý đó và cứ thế dễ dàng hất cẳng quân Nga ra khỏi vùng đất này mà chẳng phải đổ máu gì - do quân Nga rất cần có đống hành lý ấy. Tuy nhiên, theo Kugler, điều khiến nhà vua không thực thi là do công việc này đòi hỏi đến 2 tuần lận. [32]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2