intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học phần Nguyên lý kế toán

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho khối ngành kinh tế nói chung và cũng là môn học tiên quyết để học các môn chuyên ngành của ngành kế toán, tài chính nói riêng. Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản cho người học bắt đầu làm quen với các môn học liên quan đến kế toán. Bài viết "Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học phần Nguyên lý kế toán" nhằm chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc giảng dạy môn học này một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học phần Nguyên lý kế toán

  1. Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy học phần Nguyên lý kế toán Nguyễn Bích Hương Thảo Thạc sĩ, Giảng viên, Trường Đại học Nha Trang Tóm tắt Học phần nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc trong chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho khối ngành kinh tế nói chung và cũng là môn học tiên quyết để học các môn chuyên ngành của ngành kế toán, tài chính nói riêng. Học phần này cung cấp kiến thức cơ bản cho người học bắt đầu làm quen với các môn học liên quan đến kế toán. Với các khái niệm, thuật ngữ, nguyên tắc, phương pháp, nguyên tắc, thuật ngữ hầu như rất mới lạ đối với người học. Với thời gian lên lớp theo chương trình xây dựng 45 tiết (50 phút/1 tiết) và yêu cầu cần truyền đạt hết kiến thức các chủ đề của học phần, việc làm sao để sinh viên nắm bắt, ghi nhớ được hết nội dung môn học là điều quan tâm của các giảng viên đang giảng dạy môn học này. Ở bài viết này tác giả chia sẻ một số kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy cho học phần Nguyên lý kế toán. Từ khóa: Phương pháp giảng dạy, Nguyên lý kế toán 1. Đặt vấn đề. Nguyên lý kế toán là môn học bắt buộc cho sinh viên thuộc khối ngành kinh tế bao gồm các ngành: Quản trị kinh doanh; quản trị kinh doanh và du lịch; kinh tế thương mại, kinh tế thủy sản, hệ thống thông tin. Với mỗi chuyên ngành khác nhau thì mục tiêu môn học cũng sẽ có sự khác biệt. Riêng đối với chuyên ngành kế toán tài chính, nguyên lý kế toán là môn học tiên quyết và là nền tảng cho sinh viên học các môn kế toán chuyên sâu như kế toán tài chính, kế toán quản trị, tổ chức hạch toán kế toán.... Nhưng với các ngành khác nó lại giúp cho sinh viên hiểu được các con số trong kế toán, sử dụng các con số để phân tích các chỉ tiêu tài chính. Chính sự khác biệt về mục tiêu môn học nên kiến thức để 37
  2. học môn học này cho sinh viên các nghành khác nhau cũng khác nhau. Đối với sinh viên ngành Kế toán- Tài chính, trước khi học môn này sinh viên cũng đã tiếp cận được các kiến thức liên quan như doanh thu, chi phí, lợi nhuận là gì; nguyên giá tài sản cố định, khấu hao tài sản cố định là gì. Với ngành quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh du lịch, hệ thống thông tin, công nghệ thông tin thì các các khái niệm về doanh thu, chi phí, khấu hao…còn rất lạ lẫm.Vì thế, việc truyền đạt để làm cho đối tượng sinh viên mới tiếp cận môn học này hiểu được nội dung của các chủ đề trong thời lượng qui định quả là vấn đề cũng tương đối khó khăn cho giảng viên. Bài viết này nhằm chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc giảng dạy môn học này một cách hiệu quả. 2. Một vài kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá người học. Để giảng dạy môn học hiệu quả yêu cầu giảng viên sẽ tự lựa chọn cho mình một cách dạy phù hợp cho từng nội chủ đề, cho từng môn học. Cách thức truyền đạt kiến thức, sử dụng các công cụ hỗ trợ trong giảng dạy, riêng học phần nguyên lý kế toán tôi sử dụng phấn viết và bảng là chủ yếu. Ngoài phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý lớp học, phương pháp đánh giá kết quả sinh viên, phương pháp kiểm tra bài cũ cũng góp phần tạo nên hiệu quả tốt cho học phần giảng dạy. 2.1 Phương pháp giảng dạy Mỗi chủ đề có cách tiếp cận khác nhau, do đó từng chủ đề sẽ đưa ra cách giải quyết khác nhau. Như đối với Chủ đề 1 – Có lẽ đây là chủ đề khó nhất đối với người dạy và người học. Toàn bộ các khái niệm đều rất mới lạ. Sinh viên chưa thể đọc và hiểu được đúng nội dung, và giảng viên cũng chưa thể yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu trước. Do vậy trong khi giảng tôi sẽ yêu cầu sinh viên đứng lên đọc to rõ ràng từng nội dung, điều này có tác dụng làm cho sinh viên phải suy nghĩ. Các nội dung sẽ được tôi giải thích, và luôn có các ví dụ thực tế sinh động kèm theo để minh họa. Chẳng hạn như trong phần phân loại đối tượng kế toán, đây là nội dung khá quan trọng nhưng lại rất khó để sinh viên hiểu và nhớ. Khi nói đến khái niệm tiền mặt sinh viên sẽ nghĩ là phải tiền giấy, như vậy phải nhấn mạnh tiền đây bao gồm tiền polymer, ngoại tệ, vàng… đang là tài sản của doanh nghiệp.., không phải của giám đốc, kế toán trưởng... Với khái niệm tạm ứng, sinh viên rất dễ nhầm giữa tạm ứng và tạm ứng lương, ta có thể đưa khái niệm vui, các ví dụ để sinh viên được cười thoái mái như “ khi tiếp khách cho doanh nghiệp được hiểu thế nào; khi cần ứng tiền để về quê cưới vợ ta sẽ hiểu như thế nào”, như vậy vừa làm thay đổi không khí giúp cho sinhviên hiểu, 38
  3. nhớ, và phân biệt được. Đối với các nguyên tắc kế toán, để giải thích cho sinh viên hiểu ngay khi mới tiếp cận sẽ không có hiểu quả. Các nguyên tắc rất quan trọng sẽ được giải thích khi học, nhưng luôn được nhắc lặp lại trong các chủ đề tiếp theo, nội dung liên quan đến nguyên tắc nào tôi sẽ lồng ghép nói lại. Như khi học đến phương pháp tính giá xuất kho, phương pháp hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tôi sẽ quay đến nguyên tắc nhất quán để nhắc lại. Còn đối với chủ đề Chứng từ- Kiểm kê tôi sẽ giao nội dung nhỏ cho sinh viên chuẩn bị và thảo luận. Chủ để Tài khoản và Ghi sổ kép yêu cầu sinh viên phải hiểu và nhớ nhiều nội dung. Khó khăn cho sinh viên khi học chủ đề này là rất dễ nhầm NỢ và CÓ. “Tại sao Tiền mặt thu được của khách hàng lại ghi bên NỢ… nên tôi phải nhấn mạnh Nợ, Có chỉ là qui ước không có ý nghĩa về kinh tế…. 2.2 Phương pháp kiểm tra bài cũ Đặc thù môn học này, là yêu cầu sinh viên phải có kiến thức liên tục giữa các chủ đề, tuy nhiên với thực trạng sinh viên học theo học chế tín chỉ, tinh thần học và chuẩn bị bài ở nhà chưa cao. Vì thế cuối mỗi tiết học tôi đều nhấn mạnh các nội dung cần phải nhớ. Ví dụ “Tài sản tăng ghi bên NỢ, Tài sản giảm ghi bên CÓ, nguồn vốn tăng ghi bên Có, nguồn vốn giảm ghi bên nợ”. Do đó trước khi tiết học bắt đầu tôi dành khoảng 5 phút kiểm tra bài cũ, sẽ gọi bất kỳ sinh viên hỏi lại những nội dung chính đã được học, như vậy vừa yêu cầu sinh viên phải ôn bài cũ đồng thời cũng nhắc lại bài cũ cho sinh ghi nhớ. Tất cả các nội dung đã học tôi đều đưa các tình huống, bài tập yêu cầu sinh viên phải làm ở nhà, trong tiết học tiếp theo nếu sinh viên không làm sẽ có những hình thức phạt thích hợp như chép phạt, trừ điểm… Đối với hệ thống tài khoản yêu cầu sinh viên phải học thuộc những tài khoản trong phạm vi môn học, sẽ kiểm tra thường xuyên và đưa hình thức chép phạt nếu không thuộc. 2.3 Phương pháp thảo luận Chia lớp học thành nhiều nhóm mỗi nhóm khoảng 5-8 sinh viên, khi giảng đến nội dung thích hợp, tôi sẽ đưa một vài nội dung thảo luận cho tiết học tiếp theo, ví dụ phần chứng từ, tôi sẽ yêu cầu sinh tìm hiểu về nội dung chứng từ, chứng từ sẽ được lập, ký, lưu trữ thế nào, đưa hình ảnh mẫu một số chứng từ cụ thể: phiếu chi, phiếu thu, phiếu nhập kho, xuất kho, hóa đơn thuế GTGT. Một vài nhóm sẽ cùng soạn một nội dung, sau khi chuẩn bị các nhóm sẽ gửi mail cho giảng viên. Giảng viên dành thời gian đọc mail, kiểm tra nội dung chuẩn bị của các nhóm, nhóm nào chuẩn bị nội dung tốt đầy đủ sẽ gửi phản hồi yêu cầu thuyết trình. Như vậy tất các sinh viên sẽ phải cũng phải chuẩn bị bài theo nhóm. Thời 39
  4. gian thuyết trình khoản 10 phút, 10 phút dành cho các nhóm đặt câu hỏi và trả lời. Sau đó tôi sẽ nói lại các nội dung và giải quyết các câu hỏi chưa trả lời được. Như vậy sẽ nâng cao tính tự học cho sinh viên, họ phải chủ động tìm tài liệu, đào sâu kiến thức, tạo sự tìm tòi khắc sâu kiến thức sẽ rất hiệu quả. Đồng thời giúp sinh viên tự tin tạo mối quan hệ thân thiện giữa các thành viên trong nhóm và trong lớp, giúp cho sinh viên hình thành thái độ, phong cách làm việc tập thể. 2.4 Phương pháp quản lý lớp học Để giảng dạy đạt kết quả cao phải cần có sự hợp tác của sinh viên. Mỗi khi bắt đầu môn học tôi đưa ra một số qui định. Tùy theo các lớp học chính qui hoặc phi chính qui, tôi sẽ đưa ra qui định riêng. Chẳng hạn với lớp chính qui tôi qui định: (1) Chỉ được phép vắng tối đa 3 buổi học trong suốt quá trình học, vi phạm sẽ bị trừ vào cột điểm chuyên cần. (2) Không đi học trễ, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tập trung của giảng viên và các bạn sinh viên trong lớp, nếu đi học trễ sẽ phải đi cửa chính, và sẽ nói “Chào các bạn mình đi học trễ, và nói lý do đi học trễ”, sẽ hạn chế được tình trạng giảng viên đang giảng bài cứ lần lượt từng người vào lớp kéo dài khoảng 10-15 phút. (3) Không nói chuyện riêng trong lớp khi giáo viên đang giảng bài, nếu nói chuyện tôi sẽ chuyển micro để tường thuật lại nội dung đang nói chuyện riêng cho cả lớp cùng nghe. (4) Đối với sinh viên có tinh thần học tập tốt, tinh thần phát biểu bài, sẽ có cộng để khuyến khích tinh thần học của sinh viên - Đánh giá kết quả học tập: Sẽ căn cứ vào nhiều cột điểm, điểm thảo luận của nhóm, điểm kiểm tra, điểm cộng trong quá trình học, và điểm thi. Kiểm tra sẽ chia nhóm, chia nhiều đề để hạn chế tình trạng chép bài nhau. 2.5 Phương pháp đánh giá kết quả học Khi đánh giá kết quả học tập của học phần sẽ căn cứ vào nhiều cột điểm: điểm thảo luận của nhóm; điểm chuyên cần; điểm cộng trong qua trình học; điểm kiểm tra; điểm điểm thi: (1) Điểm thảo luận sẽ chia đều cho các thành viên trong nhóm, sinh viên nào trả lời chuẩn bị được nội dung tốt sẽ có cộng thêm điểm. (2) Điểm chuyên cần sẽ được đánh giá trong quá trình điểm danh. 40
  5. (3) Điểm kiểm tra sẽ được đánh giá qua hai bài kiểm tra, kiểm tra sẽ chia lớp làm hai nếu sĩ số trên 50 sv/lớp, tránh tình trạng chép bài, trao đổi bài trong quá trình kiểm tra. (4) Điểm cộng sẽ được đánh gía qua các tình huống khó sinh viên trả lời được trong trong lúc giảng dạy, hoặc các bài tập khó, bài tập làm ngay sau nội dung vừa dạy. 3. Kết luận Trên đây là những chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi về giảng dạy học phần Nguyên lý kế toán. Ngoài kiến thức truyền đạt cho sinh viên, cần tạo mối quan hệ thân thiện giữa người học và giảng viên, để mỗi tiết học người dạy và người học sẽ cảm thấy bầu không khí thoái mái, nhẹ nhàng, có sự tôn trọng nhau. Ngoài yếu tố người thầy thì môi trường học, điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy và học tập là những yêu cầu rất cần thiết để tạo cho tiết học được thành công. Trong lớp học sĩ số sinh viên quá đông sẽ giảm chất lượng tập trung và tiếp thu bài của sinh viên. Do đó nên duy trì sĩ số khoảng 60 sinh viên trong một lớp là thích hợp. Tài liệu tham khảo Bộ môn Kế toán (2015), Bài giảng Nguyên lý kế toán Lê Văn Hảo (2010). Sổ tay Phương pháp giảng dạy và đánh giá. Trường Đại học Nha Trang. 41
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2