intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRÂU TRÊN GỐM CỔ

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

92
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài, hoa văn trang trí trên gốm cổ Việt thường phổ biến với các con thú thiêng như Long, Lân, Quy, Phụng. Dẫu con vật gắn bó với nhà nông như trâu cũng chỉ xuất hiện khá khiêm tốn trong hơn 240 ngàn cổ vật là gốm sứ thu vớt từ con tàu cổ đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Dễ nhận hình ảnh con trâu vẽ trên đĩa hoa lam có đường kính 33,4 cm. Dáng trâu mập mạp (ảnh 1), chung quanh là cây cỏ, vành đĩa trang trí những đám mây. Đĩa...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRÂU TRÊN GỐM CỔ

  1. TRÂU TRÊN GỐM CỔ
  2. Đề tài, hoa văn trang trí trên gốm cổ Việt thường phổ biến với các con thú thiêng như Long, Lân, Quy, Phụng. Dẫu con vật gắn bó với nhà nông như trâu cũng chỉ xuất hiện khá khiêm tốn trong hơn 240 ngàn cổ vật là gốm sứ thu vớt từ con tàu cổ đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Dễ nhận hình ảnh con trâu vẽ trên đĩa hoa lam có đường kính 33,4 cm. Dáng trâu mập mạp (ảnh 1), chung quanh là cây cỏ, vành đĩa trang trí những đám mây. Đĩa thứ hai có kích thước 45,4 cm, vẽ nhiều màu (màu đỏ và lục đã bị mất) với chú trâu đứng, vây quanh là những đám mây (ảnh 2). Cùng một đĩa đường kính 27,9 cm, có vành miệng khác thường, vẽ nhiều màu nhưng cũng đã bị mất các chi tiết màu. Trên thân con trâu vẽ các họa tiết hoa lá chung quanh (ảnh 3). Đặc biệt một đĩa có kích thước nhỏ với đường kính 16,5 cm, miệng cũng khấc nhiều thùng hình cánh sen. Đĩa vẽ màu với dáng trâu được nhìn trên xuống. Lưng trâu bành to bè chiếm cả lòng đĩa (ảnh 4). Lặp lại hình ảnh con trâu vẽ theo bố cục này là đoạn vẽ trên nắp hộp có đường kính 4,8 cm (ảnh 5). Hình chủ trâu còn được vẽ chăm chút chi tiết đầu, sừng, chân đan... trên nắp hộp nhỏ (ảnh 6). Nhưng hình ảnh quen thuộc với những người nông dân là chú mục đồng ngồi trên lưng trâu thổi sáo, trang trí trên nắp hộp nhỏ (ảnh 7). Với vài hình ảnh con trâu là “đầu cơ nghiệp” của người nông dân xưa, được
  3. các nghệ nhân gốm làng Chu Đậu, Mỹ Xá, Hải Dương thời đại Lê sơ thể hiện với kỹ thuật vẽ lam (đơn sắc với màu oxid coban dưới men) và vẽ màu (ba màu lục, đỏ, vàng trên men) bằng nét bút lông (cong bút và phóng bút) đã cho ta thấy sự tài giỏi của người thợ gốm xưa. Nguyễn Thượng Hỷ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2