intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tri thức bản địa của người Thái trong nông nghiệp và giải pháp ứng dụng vào phát triển kinh tế miền tây Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

36
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tri thức nông nghiệp của người Thái miền Tây Nghệ An; giải pháp đưa tri thức bản địa trong nông nghiệp của người Thái vào phát triển kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tri thức bản địa của người Thái trong nông nghiệp và giải pháp ứng dụng vào phát triển kinh tế miền tây Nghệ An

  1. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Nguồn: Báo Nghệ An TRI THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƯỜI THÁI TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ MIỀN TÂY NGHỆ AN n Lê Thị Hiếu Trung tâm KHXH&NV Nghệ An 1. Tri thức nông nghiệp của người Thái đất rừng bị người ta chặt, đốt, dọn sạch, xới đất để trồng miền Tây Nghệ An trọt. Lối canh tác này, ngày xưa còn gọi là “đao canh, 1.1. Tri thức canh tác trên đất nương hỏa chủng” (canh tác bằng dao, đốt bằng lửa rồi trồng). Hệ thống nương rẫy của người Thái thích Tất cả những nương này nói chung đều phải qua các hợp để trồng các loại cây như: khoai sọ, khoai biện pháp kỹ thuật liên hoàn: chọn đất, phát rừng, đốt lang; những cây có chất dầu như: vừng, lạc; và dọn, xới đất, trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch. Để trồng rau và đặc biệt là trồng bông, chàm, đay thực hiện các biện pháp này, họ chỉ cần sử dụng những để giải quyết nhu cầu mặc. Đất nương là nơi công cụ đơn giản như: dao, rìu, gậy chọc lỗ, liềm, dao thuận lợi để mở rộng trồng trọt với việc xen nhíp (để thu hoạch)… canh nhiều loại cây trồng. Chính nhờ lợi thế Để có đất làm nương, người Thái phải vào rừng để này mà đại bộ phận người Thái đã định canh, chọn đất khá công phu. Theo kinh nghiệm dân gian, đất định cư, thực hiện luân canh trên nương nhằm rừng nứa và rừng cây gỗ to phát nương là thích hợp vì tăng thêm sản phẩm nông nghiệp. hai loại rừng giữ nước ngầm. Để kiểm tra độ tốt xấu Nương của người Thái có nhiều loại: của đất, cắm lưỡi dao sâu xuống đất khoảng 20-30cm, nương dốc, nương bằng, nương bông… khi rút dao lên, nếu đất bám chắc và nhiều, màu nâu nhưng phổ biến hơn cả là loại nương dùng đen là đất tốt. Đất xấu là đất ở đồi cao, cây cối cằn cỗi, cuốc và gậy chọc lỗ. Đồng bào gọi nương là khó cắm dao xuống đất hoặc khi rút dao lên đất khô, “háy”. Theo tiếng Thái, “háy” là một khoảng không bám, nhiều sỏi... [28] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
  2. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Người Thái là dân tộc thiểu số có số lượng đông nhất trong các dân tộc ít người sinh sống tại địa bàn Nghệ An (chỉ đứng sau dân tộc Kinh). Theo số liệu điều tra mới nhất, người Thái có 299.490 người, chiếm 67,6% dân số thiểu số ở Nghệ An và 9,9% dân số toàn tỉnh. Nếu so với các tỉnh khác trong nước thì người Thái ở Nghệ An đứng thứ 2, chỉ sau tỉnh Sơn La. Trong hệ thống tri thức bản địa của người Thái, tri thức nông nghiệp được xem là tri thức điển hình, bởi nó thể hiện được phong tục tập quán, thói quen, phương thức canh tác, lao động, sản xuất và cả những niềm tin của con người với thế giới tự nhiên và môi trường sống. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, tri thức nông nghiệp sẽ được phát huy và đem lại giá trị trong phát triển kinh tế, nếu biết kết hợp hài hòa giữa khoa học và tri thức truyền thống. 1.2. Tri thức chống xói mòn và tăng độ phì 40cm, sâu 20-30cm, đất đào lên sẽ được đắp thành “đê” nhiêu cho đất dọc theo rãnh, ở phía trong nương để cản nước. Việc * Tri thức chống xói mòn đào rãnh nhằm hạn chế sự xói mòn của đất khá hiệu Phương pháp làm bờ cản để chống xói mòn quả, nhưng cũng tốn nhiều thời gian và công sức. đất được người Thái rất quan tâm. Khi dọn Người Thái miền Tây Nghệ An còn dùng phương nương chuẩn bị gieo hạt, người ta gom thân, rễ pháp trồng cây, rào nương và xếp đá chống xói mòn. cây thành những “bờ cản” chạy ngang với độ Trên một số nương, người Thái trồng cây hoặc rào theo dốc của nương để cản dòng chảy của nước, bờ của nương để chống xói mòn và ngăn cản trâu, bò nhằm hạn chế sự rửa trôi lớp đất màu. Số lượng phá hoại hoa màu (những nương gần bản). Khi phát rẫy, và chiều dài của “bờ cản” phụ thuộc vào diện người ta để lại những cây dọc theo bờ nương để làm tích, còn khoảng cách giữa hai “bờ cản” phụ hàng rào bảo vệ, chống xói mòn đất. thuộc vào độ dốc của nương. Thông thường, Đối với những nương có đất lẫn đá thì người ta phải “bờ cản” cách nhau khoảng 5-6m, nếu nương nhặt đá để thuận lợi cho quá trình canh tác. Đá được có độ dốc càng lớn thì khoảng cách giữa các xếp thành bờ chạy ngang theo độ dốc của nương có tác “bờ cản” càng gần nhau. “Bờ cản” này sẽ được dụng ngăn dòng chảy của nước mưa, từ đó hạn chế xói “gia cố” nhiều lần trong vụ sản xuất bằng cách mòn cho đất. khi làm cỏ cho lúa (hoặc hoa màu), khi thu * Tri thức tăng độ phì nhiêu cho đất hoạch… thì cỏ rác hoặc rơm rạ (nếu trồng lúa) - Người Thái gặt lúa không gặt cả rơm, rạ như người và thân cây (nếu trồng ngô, đậu…) được thu Kinh mà dùng một loại dao nhỏ để ngắt lấy bông lúa, gom rải đều lên “bờ cản” để tăng khả năng còn thân cây để nguyên trên cánh đồng. Do vậy, trước chống xói mòn. Khi lúa và hoa màu đã thu khi làm đất canh tác, người Thái tháo nước vào ruộng hoạch xong thì những “bờ cản” này sẽ mục và để ngâm trong một thời gian; đồng thời, lấy lá cây thầu tản dần ra khắp mặt nương, tăng độ mùn cho dầu, lá bớp bớp, thả vào ruộng để tăng thêm chất màu đất. Do vậy, bước vào vụ sản xuất mới, người cho đất. Ngoài ra, hàng năm còn có nguồn phân tự ta lại thiết lập các “bờ cản” để hạn chế sự xói nhiên do mưa tải phù sa, mùn từ các khu rừng, núi ra mòn và bạc màu của đất. sông, suối và nhập vào mương, chảy về bón cho ruộng. Người Thái dùng phương pháp đào rãnh Chính nguồn phân này đã khiến cho những “ruộng chống xói mòn: Sau khi phát nương người Thái miệng mương” được họ xếp loại tốt. Cũng do những tiến hành đào rãnh ở trên đỉnh và dọc hai bên trận mưa lớn nước từ bản, mường đã cuốn phân, mùn sườn của nương để hướng dòng chảy của nước đổ vào mương, mang ra ruộng. Bởi vậy “ruộng mùn mưa theo đường nhất định, tránh việc nước bản” bao giờ cũng là loại ruộng được xếp tốt nhất. chảy tràn trên mặt nương sẽ xói mòn và cuốn - Người Thái ở huyện Quế Phong, Tương Dương theo lớp đất màu. Rãnh đào thường rộng 30- thường dùng phương pháp đốt rơm rạ, cỏ ở trên đồng SỐ 7/2018 Tạp chí [29] KH-CN Nghệ An
  3. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI ruộng, sau đó tháo nước vào cho trâu quần sục bùn hoặc Thái có những tính năng chịu hạn, kháng sâu bừa thẳng không cần cày bằng bừa răng gỗ, sau đó là bệnh rất tốt, phù hợp trước bối cảnh biến đổi cấy lúa. Lối canh tác này thích hợp với tính chất đất đai khí hậu hiện nay. Người Thái bảo tồn giống lúa ở một số thửa ruộng miền núi mà ở đây nếu dùng bừa rẫy của dân tộc mình bằng phương pháp thiêng hay cày sâu quá trong khi lớp đất màu rất xốp và mỏng hóa, chọn lựa và bảo quản giống lúa rẫy rất cẩn chỉ có ở phía trên sẽ làm hỏng đất. trọng, điều đó giúp giống lúa không bị thoái Ngày nay, ở một số vùng, người dân vẫn sử dụng hóa, lai tạp và mất đi. hình thức trâu quần ruộng, thường áp dụng với những Người Thái ở miền núi có một hệ giống lúa vùng đất dốc, tầng đất rỗng hoặc những ruộng khó bừa, khá phong phú và đa dạng. Nếu xét theo chủng sử dụng trâu để quần ruộng cho đến khi sục bùn, khi loại thì có lúa nếp (khẩu niêu), có các giống vào vụ bừa lại rồi cấy. Phương thức canh tác trâu quần như Nuồi Nài, Cù Cộn, Đăm Đôi, Cù Phăng hợp lý ở chỗ không bị thoát nước do thẩm thấu sâu và lúa tẻ (khẩu chăm) có các giống Chăm Háo, xuống lòng đất, rất phù hợp với môi trường sinh thái Chắm Đạc, Khẩu Mua, Khẩu Pẹt..., theo mùa của khu vực miền Tây Nghệ An. vụ có lúa mùa (khẩu mua) và lúa chiêm (khẩu - Trong sản xuất, việc sử dụng dụng cụ của người mua xanh). Những giống lúa rẫy này rất ngon, Thái quyết định đến việc tăng độ phì nhiêu cho đất. Với có khả năng chịu hạn tốt, thích nghi với khí những vùng đất dốc thì rất khó dùng cày, vì nếu dùng hậu, địa hình vùng miền Tây Nghệ An. cày hay cuốc thì sẽ xới tung lớp đất mặt và đất dễ bị Các giống lúa nếp có thể phân ra thành ba bào mòn, rửa trôi. Người dân thường dùng gậy chọc lỗ loại chủ yếu. Một là, giống nếp “tan” (nếp cái) tra hạt khi trồng lúa. Theo người dân địa phương thì phải cấy trên các loại ruộng có nước nhiều công cụ này là sự lựa chọn tối ưu để bảo vệ độ phì cho mùn. Khi thu hoạch lúa không dùng liềm mà đất, vì nó không phá vỡ cấu trúc của lớp đất mặt. Hơn dùng lượm để ngắt từng bông. Có lẽ vì thế mà nữa, chọc lỗ tra hạt còn có tác dụng làm cho cây mọc có tên “tan” (lượm, ngắt từng bông). Trong nếp đều, chụm, nên thuận lợi cho việc làm cỏ, thu hoạch. “tan”, lại chọn ra các giống để trồng dưới - Phương pháp xen canh trong canh tác được người ruộng, trên nương; trồng vụ mùa, vụ chiêm. Thái áp dụng rất hiệu quả trong việc tăng độ phì nhiêu Hai là, giống nếp “nhoi” mà nay người ta gọi cho đất. Việc thực hiện xen canh có ý nghĩa rất lớn trong là “nếp con”, “nếp thường”. Nếp “nhoi” có việc luôn tạo thảm thực vật trên mặt đất, chống xói nhiều loại để thích nghi với từng loài ruộng. Ba mòn; đồng thời, tranh thủ được thời vụ, tránh tình trạng là, giống lúa nếp cẩm. Trong các giống lúa nếp mất trắng mùa màng. trên thì giống “khẩu tan” trồng được cả hai vụ Quan sát địa hình miền núi, đặc biệt là các vùng núi mùa và chiêm; các giống như “khẩu đống”, cao tại các huyện Quế Phong, Tương Dương, Con “khẩu căm pẹng nà” chỉ cấy được vụ mùa, Cuông... có rất ít diện tích đất có thể quy hoạch với quy “khẩu pay tá” chỉ cấy được vụ chiêm. mô lớn để trồng thâm canh, luân vụ áp dụng cho 1 loại Đồng bào thường ngâm giống vào nước ấm cây trồng nào đó. Vì vậy, với những vùng này, hình thức và cứ 20kg giống lại hòa vào đó 1 lạng muối. trồng luân canh được xem là phù hợp. Cùng với thời Khi hạt mọc mầm, đem gieo vào ruộng mạ. gian, họ biết tích lũy các kinh nghiệm trong việc trồng Cách gieo có nơi khác ở miền xuôi, đồng bào và chăm sóc dựa vào yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu để tạo lại gieo mạ vào ruộng còn đầy nước. Khi tháo ra một số sản phẩm đặc thù và có ý nghĩa kinh tế nhất nước, cây mạ đã lên cao được hai đốt ngón tay. định của địa phương như bí xanh, khoai sọ, dưa rẫy, cải Khi mạ cao 20-25cm, đồng bào nhổ lên, cấy ngồng, cà chua… với giá thành bán ra trên thị trường dày vào thửa ruộng mạ khác, và khi cây lúa đã khá cao gấp 1,5-2 lần so với các sản phẩm thông trở nên cứng cáp, lúc đó người ta mới nhổ lên thường. Tuy năng suất, sản lượng chưa ổn định nhưng và đem cấy vào ruộng. Cách cấy chuyển qua qua đó cũng có thể khẳng định, hình thức canh tác này hai thửa ruộng mạ, theo quan niệm của đồng trên thực tế không phải là mang ý nghĩa tiêu cực hoàn bào sẽ làm cây lúa khỏe, mọc nhanh. toàn mà nó cũng mang lại hiệu quả kinh tế nhất định, 1.4. Tri thức nông lịch vừa góp phần cải thiện bữa ăn hàng ngày, vừa tạo ra thu Người Thái là cư dân nông nghiệp nên có nhập cho người dân. những hiểu biết nhất định về đặc điểm sinh 1.3. Tri thức trong lựa chọn giống trưởng của từng loại cây trồng, diễn biến của Hiện nay, trong tri thức sản xuất nông nghiệp, người khí hậu thời tiết trong năm để định khung cho Thái cần bảo tồn tốt giống lúa rẫy. Bởi lúa rẫy người một chu kỳ sản xuất nông nghiệp. [30] Tạp chí SỐ 7/2018 KH-CN Nghệ An
  4. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và khắc đủ mạnh, được tập huấn trang bị những kiến thức bản phục nhiều yếu tố không thuận lợi về địa hình, địa đến nơi đến chốn; có tâm huyết trong công tác thiên nhiên khắc nghiệt, người Thái đã tự đúc khuyến nông. Đội ngũ này phải sống được bằng công kết được nhiều kinh nghiệm trong canh tác. Họ việc phổ biến, khuyến nông. Công tác khuyến nông rất giỏi trong việc nhận biết tự nhiên, đoán định phải kết hợp hài hòa, phải nhuần nhuyễn giữa đưa thời tiết dựa vào những biến đổi của cây cỏ và những tiến bộ mới trong công nghệ sinh học và tri thức một số loài động vật trong thiên nhiên, chủ yếu bản địa vào phục vụ sản xuất. là dự đoán mưa sớm, mưa muộn, những năm + Đối với những kiến thức có thể sản xuất, chế biến có nắng hạn..., mục đích để gieo hạt đúng thời được thành sản phẩm hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm của điểm, có thể nảy mầm, phát triển được ổn định việc trồng rừng, trồng trọt và chăn nuôi, tỉnh cần hỗ trợ trong thời gian ban đầu (tri thức bản địa). Sử cụ thể kinh phí thông qua chương trình, dự án dưới dạng dụng những loại cây trồng như ngô, khoai vạc, mỗi làng, mỗi bản một nghề, một sản phẩm để nhằm đậu, bù, bí rẫy, dong riềng, gừng… có thời gian vừa lưu giữ, phổ biến kiến thức bản địa, vừa phát triển thu hoạch biến động, có thời gian sinh trưởng sản xuất, làm giàu chính đáng cho nhân dân. rất khác nhau. Vì vậy, mặc dù canh tác nương + Tri thức bản địa của người Thái trong sản xuất rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết nhưng nông nghiệp cần được tư liệu hóa, hệ thống hóa bao hiện tượng mất trắng mùa màng rất ít khi xảy gồm: các tri thức về làm đất, tri thức về chọn và xử lý ra, theo đó mục tiêu lớn nhất về lương thực của giống, tri thức về đặc điểm sinh trưởng từng thời kỳ của người Thái vẫn được đảm bảo. các loại cây để chăm sóc thích hợp. Hình thức tư liệu 2. Giải pháp đưa tri thức bản địa trong hóa sẽ là cơ sở quan trọng cho ứng dụng tri thức bản nông nghiệp của người Thái vào phát triển địa trong thực tiễn sản xuất, trong các dự án cộng đồng kinh tế và trong công tác khuyến nông. Trước những biến đổi của khí hậu, phương + Trên cơ sở các loại giống truyền thống, nhà nước pháp canh tác truyền thống và các loại hạt cần đầu tư nghiên cứu bảo tồn các loại giống bản địa, giống cây trồng bản địa đang bị mất đi nhanh lai tạo để tạo ra giống mới có tính năng chịu hạn, kháng chóng. Việc nghiên cứu để đưa tri thức bản địa sâu bệnh, có khả năng đem lại năng suất cao dùng trồng của người Thái vào phát triển kinh tế trở thành trọt trên các vùng đất thiếu nước. yêu cầu cần thiết trong bối cảnh phát triển. Việc + Xây dựng kế hoạch và thực hiện bảo tồn một số áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, loại giống cây, con đặc biệt của địa phương. Việc này phân bón, thuốc bảo vệ cây trồng đã góp phần có thể làm bằng cách hỗ trợ người dân địa phương nuôi quan trọng nâng cao năng suất. Tuy nhiên, trồng các loại giống cây con này để rồi khi cần có thể quyết định năng suất cây trồng vẫn là tri thức gây trồng rộng rãi thành hàng hóa. Song song với nó là bản địa của người nông dân khi áp dụng các nghiên cứu và xây dựng những chuỗi giá trị cho sản giống mới, kỹ thuật mới phù hợp với đồng đất, phẩm bản địa mang tính đặc trưng của người Thái./. nông lịch mùa vụ, thủy lợi… của địa phương. Việc áp dụng hài hòa giữa tri thức khoa học và Tài liệu tham khảo tri thức bản địa của người Thái trong nông nghiệp là chìa khóa của sự thành công tăng 1. Vi Văn An, Người Thái ở miền Tây Nghệ An, Nxb Thế giới. năng suất cây trồng. 2. Báo cáo về phương pháp tiếp cận nhân học cho CT135 của Lê + Tổ chức tuyên truyền tri thức bản địa của Quang Bình, Hoàng Cầm, Phạm Quỳnh Phương và Mai Thanh Sơn (2010) người Thái trong nông nghiệp cần thông qua cho UBDT miền núi. các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm; thông 3. Đại học Quốc gia Hà Nội - Viện Việt Nam học và khoa học phát qua các kênh truyền hình, sách báo, phim tài triển. Hội nghị quốc gia về Thái học Việt Nam lần thứ 8, năm 2017 tại Nghệ An, Phát huy vai trò bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái Kadai liệu, tủ sách cộng đồng, ca dao, tục ngữ, bài trong hội nhập và phát triển bền vững. hát, chuyện kể, luật tục, tập quán về sản xuất 4. Lê Hải Đăng, Phong tục tập quán dân tộc Thái nhóm Tày Mường nông nghiệp của người Thái. Trên cơ sở đó, ở Nghệ An, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. biên tập thành tài liệu phục vụ cho công tác tập 5. Ellenberg G., Lebren J. (2010), Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên huấn, công tác khuyến nông, học tập trong các nhiên. Thực bì tự nhiên và những phương thức thay đổi nó để sử dụng đất trường, lớp trung sơ cấp, các trường lớp dạy hợp lý, Nxb Tiến bộ, Mạng lưới VTIK. nghề của tỉnh. 6. Nguyen Van Huy, Policies on Sustainable Development of Ethnic + Xây dựng đội ngũ khuyến nông của tỉnh Minority People: An analysis from cultural perspective, Unesco, 2008. SỐ 7/2018 Tạp chí [31] KH-CN Nghệ An
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2