intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

43
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non. Kết quả khảo sát trên 208 sinh viên tạo Đại học Thủ Dầu Một cho thấy trí tuệ cảm xúc chỉ đạt mức trung bình. Trong đó, khả năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc tốt hơn khả năng sử dụng, quản lý, tự chủ cảm xúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non, trường đại học Thủ Dầu Một

  1. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Tuấn Anh Trường Đại học Thủ Dầu Một anhntt@tdmu.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non. Kết quả khảo sát trên 208 sinh viên tạo Đại học Thủ Dầu Một cho thấy trí tuệ cảm xúc chỉ đạt mức trung bình. Trong đó, khả năng nhận biết và bày tỏ cảm xúc tốt hơn khả năng sử dụng, quản lý, tự chủ cảm xúc. Yếu tố thuộc về bản thân có ảnh hưởng nhiều nhất đến trí tuệ cảm xúc. Qua đó cho thấy cần thiết kế, lồng ghép nội dung phát triển trí tuệ cảm xúc vào chương trình đào tạo. Từ khóa: Trí tuệ cảm xúc, sinh viên giáo dục mầm non, đại học Thủ Dầu Một. 1. MỞ ĐẦU Vào những thập niên cuối thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng khái niệm trí tuệ không chỉ là năng lực nhận thức và khả năng thích nghi, mà còn có thể được mở rộng bao hàm cả yếu tố phi trí tuệ, chẳng hạn như kinh nghiệm và cảm xúc của con người. Vào năm 1995, ở Mỹ, với sự ra đời của cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” của Daniel Goleman (dẫn theo Trần Kiều, 2005) đã khơi nguồn cho các nhà khoa học nghiên cứu mạnh mẽ về trí tuệ cảm xúc. Thông điệp chính mà cuốn “Trí tuệ cảm xúc” mang đến là nhấn mạnh vai trò của nó đối với thành công của con người quan trọng hơn cả trí thông minh được đo bằng chỉ số IQ. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức tạp, được nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn. Song, khái quát lại có hai dòng quan điểm tiêu biểu về trí tuệ cảm xúc. Theo P.Salovey và J.Mayer (1997) (dẫn theo Trần Kiều, 2005), phát triển lý thuyết trí tuệ cảm xúc theo kiểu thuần năng lực tâm thần, nhấn mạnh khía cạnh nhận thức, suy nghĩ về cảm giác, tách trí tuệ cảm xúc ra khỏi những nét tính cách quan trọng của nhân cách. Cùng lúc ấy, nhà tâm lý học Reuven Bar-On (1997) (dẫn theo Trần Kiều, 2005) lại nghiên cứu trí tuệ cảm xúc theo kiểu tổ hợp, có sự pha trộn giữa năng lực tâm thần và các năng lực không phải tâm thần như nhiệt tình, tự kiềm chế… Quan điểm trí tuệ cảm xúc theo kiểu thuần năng lực đã chỉ ra và làm rõ mối quan hệ giữa tư duy và xúc cảm, đồng thời cho thấy con người có thể sử dụng năng lực bản thân để hướng dẫn suy nghĩ của mình dễ dàng và sáng suốt. Như vậy, trí tuệ cảm xúc được hiểu là năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm; hòa xúc cảm vào suy nghĩ; hiểu và suy luận với xúc cảm; quản lý xúc cảm của mình và của người khác (P.Salovey và J.Mayer, 1997) (dẫn theo Trần Kiều, 2005). Ở Việt Nam, trí tuệ cảm xúc được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, chẳng hạn như Nguyễn Huy Tú (2000), Trần Kiều (2004), Nguyễn Hồi Loan (2007) và nhiều công trình nghiên cứu khác… Các đề tài chủ yếu nghiên cứu trên đối tượng sinh viên, học sinh, lao động trẻ, giáo viên tiểu học… Song, các công trình nghiên cứu chưa quan tâm nhiều đến đối tượng sinh viên các khối ngành sư phạm, đặc biệt sinh viên ngành giáo dục mầm non. Sinh viên ngành giáo dục mầm non không chỉ quan tâm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực tự học mà còn phải có khả năng điều tiết, quản lý cảm xúc của bản thân trước những yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục. Nói cách khác, việc phát triển trí tuệ cảm xúc sẽ giúp sinh viên ngành giáo dục mầm non không chỉ nhạy cảm, tinh tế trong giao tiếp với trẻ mà còn 28
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 hỗ trợ bản thân, trẻ em và người khác trong việc cân bằng cảm xúc, xúc cảm hóa tư duy để đáp ứng hiệu quả những yêu cầu của nghề nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non là một việc làm cần thiết, có giá trị thực tiễn. 2. KHÁCH THỂ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là 208 sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba chuyên ngành Giáo dục Mầm non của khoa Sư Phạm, trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong đó, có 207 sinh viên nữ chiếm tỷ lệ 97,92% và 1 sinh viên nam chiếm tỷ lệ 2,08%. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là điều tra bằng bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên khái niệm công cụ về trí tuệ cảm xúc của P.Salovey và J.Mayer (1997) với nội dung khảo sát gồm: (1) Nhận biết, bày tỏ cảm xúc; (2) Xúc cảm hóa tư duy; (3) Hiểu biết xúc cảm và (4) Điều khiển, quản lý xúc cảm và (5) Những yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc. Bảng hỏi gồm 05 câu hỏi có hệ số Cronbach’s Alpha 0,68. Xét trong phạm vi khách thể nghiên cứu, có thể kết luận thang đo được sử dụng nghiên cứu là phù hợp và tin cậy (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). Trong đó, 04 câu hỏi để đo về các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trong hoạt động giao tiếp với trẻ khi đi thực tập sư phạm, và 01 câu hỏi tìm hiểu về các nguyên nhân ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Cho điểm từ 1-5 tương ứng với 5 mức độ biểu hiện không bao giờ, rất ít, thỉnh thoảng, thường xuyên và rất thường xuyên. Theo định lý Gauss về phân phối chuẩn trong nghiên cứu thống kê, chúng tôi chia thành 3 mức độ cụ thể như sau: 1-2,5 điểm là mức thấp; 2,6-3,5 điểm là mức trung bình và 3,6-5 điểm là mức cao. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả đánh giá chung về mức độ trí tuệ cảm xác Bảng 1. Mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trong hoạt động giao tiếp với trẻ Mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc F % Mean SD Min Max Cao 74 35,6 Trung bình 129 62,0 3,40 0,35 2,08 4,44 Thấp 5 2,4 Ghi chú: F là tần số, Mean là điểm trung bình, SD là độ lệch chuẩn, Min là giá trị nhỏ nhất, Max là giá trị lớn nhất Nhìn vào kết quả ở bảng 1 cho thấy phần lớn sinh viên ngành giáo dục mầm non trường đại học Thủ Dầu Một có biểu hiện trí tuệ cảm xúc trong hoạt động giao tiếp với trẻ khi tiến hành thực tập sư phạm chỉ ở mức trung bình (điểm trung bình là 3,40). Đồng thời, độ lệch chuẩn cho thấy biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên tương đối tập trung và đồng đều. Kết quả trên phản ánh rằng mặc dù sinh viên thuộc tầng lớp có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, có kiến thức sâu rộng, khả năng nhận thức nhanh nhạy, song khả năng nhạy cảm, tinh tế trong việc nhận biết, khai thác cảm xúc của chính mình cũng như của người khác còn hạn chế. Vì vậy, bên cạnh kiến thức hàn lâm, chuyên sâu, nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng giao tiếp liên nhân cách cho sinh viên, đặc biệt ở sinh viên ngành giáo dục mầm non, khi mà đối tượng làm việc của họ còn rất non nớt trong tâm hồn và nhạy cảm trước mọi tác động. 29
  3. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 3.2. Kết quả đánh giá từng mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc Bảng 2. Biểu hiện các mặt trí tuệ cảm xúc trong hoạt động giao tiếp với trẻ của sinh viên Các mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc Mean SD Thứ bậc Nhận biết và bày tỏ xúc cảm 3,69 0,48 1 Hòa xúc cảm vào tư duy 3,23 0,46 3 Hiểu biết xúc cảm 3,66 0,55 2 Điều khiển, quản lý xúc cảm 3,06 0,40 4 Nhìn vào kết quả ở bảng 2 cho thấy có sự chênh lệch khá rõ về số điểm trung bình ở bốn khía cạnh biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trong hoạt động giao tiếp với trẻ. Sinh viên ngành giáo dục mầm non thể hiện năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm tốt nhất với điểm trung bình đạt được là 3,69. Trong khi đó, năng lực điều khiển, quản lý xúc cảm xúc biểu hiện còn hạn chế, đạt điểm trung bình thấp trong bốn mặt biểu hiện của trí tuệ cảm xúc là 3,06. Việc nhận dạng, phân biệt được các loại xúc cảm nảy sinh ở bản thân hay của những người xung quanh, đối tượng cụ thể là trẻ mẫu giáo đối với sinh viên ngành mầm non là việc làm khá thuận lợi, dễ dàng. Việc tương tác, tiếp xúc với con người diễn ra thường nhật đã trợ giúp chúng ta rất nhiều trong việc nhận ra, gọi tên, nắm bắt chính xác các dòng trạng thái xúc cảm của chính mình và của người khác. Năng lực này là khởi nguồn cho khả năng dự đoán sự ảnh hưởng của cảm xúc cũng như khả năng quản lý chúng để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn, như Mayer và Salovey (1997) từng nhận định: “Những người biết chắc về cảm giác của mình sẽ có thể sống tốt hơn, cảm nhận chân thật và đúng đắn hơn về các quyết định của mình, dù đó là chọn bạn đời hay một nghề” (dẫn theo Daniel Goleman, 2007). Bên cạnh đó, khả năng hiểu biết cảm xúc của sinh viên ngành mầm non khá tốt với điểm trung bình là 3,66. Có thể nói rằng, sinh viên đã biết đặt mình, để tâm và lắng nghe những nhu cầu, cảm xúc, mong muốn ở trẻ. Trên cơ sở này, sinh viên dễ thiết lập mối quan hệ gần gũi, tin cậy, yêu thương với trẻ và khích lệ, nâng đỡ trẻ. Năng lực này được bồi dưỡng và rèn luyện nhiều hơn khi sinh viên ngành mầm non được tìm hiểu, nghiên cứu khá sâu sắc những môn học về đặc điểm tâm sinh lý trẻ em cũng như các buổi tham quan thực tế tại các trường mầm non. Khả năng xúc cảm hóa ý nghĩ ở sinh viên ngành mầm non chưa thường xuyên (điểm trung bình đạt được là 3,23). Điều này chứng tỏ sinh viên ngành giáo dục mầm non khi giao tiếp với trẻ trong môi trường thực tập chưa đạt được sự tự chủ, chủ động trong việc hướng dẫn, sử dụng các xúc cảm có lợi cho các quá trình nhận thức. Vì thế, khả năng phán đoán, dự kiến và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong giao tiếp với trẻ ở sinh viên chưa đạt được sự nhạy bén, linh hoạt và hiệu quả. Ở khía cạnh khác, việc hạn chế năng lực này sẽ làm giảm khả năng tập trung và sáng tạo trong công việc - một năng lực không thể thiếu để tồn tại trong thời đại công nghiệp 4.0. Trong bốn mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc, sinh viên đạt điểm trung bình thấp nhất ở năng lực điều khiển, kiểm soát xúc cảm là 3,06. Năng lực này biểu hiện ở việc đưa ra những quyết định thông minh trên cơ sở cân bằng giữa lý trí và xúc cảm, không nghiêng về bên nào để đạt được sự tự chủ, đạt được mục tiêu dự định. Theo Mayer và Salovey (1997), “trí tuệ cảm xúc là sự kết hợp của những thuộc tính nhạy bén về xúc cảm do trời phú (bẩm sinh) với những thuộc tính quản lý xúc cảm có được nhờ con người tự tạo bằng việc học hỏi, luyện tập” (dẫn theo Nguyễn Huy Tú, 2003). Như vậy, sự trải nghiệm giới hạn trong khuôn khổ nhà trường với các mối quan hệ thuần túy giáo dục nên sinh viên chưa thực sự va chạm, cọ xát với sự phong phú, đa dạng, phức tạp của con người và các mối dây chằng chịt giữa họ. Vì thế, khả năng an ủi, vỗ về các cảm xúc tiêu cực của chính mình cũng như biết cách xoa dịu, nâng đỡ tinh thần cho người khác ở sinh viên chưa tốt là một thực tế rõ ràng. 30
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên, chúng tôi đưa ra 11 yếu tố bao gồm 6 yếu tố chủ quan và 5 yếu tố khách quan. Bảng 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc Mức độ ảnh hưởng (%) Rất Thứ STT Các yếu tố Thường Thỉnh Rất Không thường Mean bậc xuyên Thoảng ít bao giờ xuyên Chưa biết các phương pháp luyện 1 16,3 49,5 30,3 3,4 0,5 3,77 4 tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc Tích cực, chủ động tham gia các 2 16,3 51,9 26,9 4,3 0,5 3,79 3 hoạt động có tính tập thể Nhu cầu mong muốn nâng cao trí 3 28,4 55,3 15,4 1,0 0 4,11 1 tuệ cảm xúc Chưa nhận thức vai trò của trí tuệ 4 3,4 22,1 42,8 24,0 7,7 2,89 10 cảm xúc Ít tiếp xúc, va chạm với cuộc sống 5 7,2 28,8 43,3 16,8 3,8 3,18 6 xã hội Phạm vi mối quan hệ còn bó hẹp 6 8,2 26,0 41,8 20,2 3,8 3,14 7 chủ yếu ở trường 7 Di truyền từ cha mẹ 2,9 11,1 27,9 42,8 15,4 2,43 11 Giáo viên chú trọng dạy chuyên 8 môn nhiều hơn rèn các kỹ năng sư 4,3 29,8 40,4 22,1 3,4 3,09 8 phạm. 9 Nghề nghiệp bố mẹ 6,2 24,0 34,1 29,3 6,2 2,94 9 Nhà trường ít tổ chức các hoạt 10 động tập thể, lớp học kỹ năng 10,1 35,1 32,2 19,2 3,4 3,29 5 mềm… Giáo dục của gia đình: cách cư xử, 11 31,7 41,8 20,2 4,3 1,9 3,97 2 thể hiện tình cảm… Kết quả ở bảng 3 thể hiện sự chênh lệnh khá rõ ràng về điểm trung bình giữa các yếu tố ảnh hưởng, chứng tỏ mức ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên là rất khác nhau. Mặt khác, nhìn tổng thể vào điểm trung bình cho thấy rằng các yếu tố từ phía chủ quan có sự ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khách quan trong sự phát hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc. Yếu tố xuất phát từ bản thân sinh viên “Nhu cầu mong muốn nâng cao trí tuệ cảm xúc” có mức ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc với điểm trung bình là 4,11. Như vậy, nhu cầu mong muốn cải thiện, phát triển trí tuệ cảm xúc được sinh viên đánh giá là động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự tìm kiếm các chương trình giáo dục trí tuệ cảm xúc cũng như sự kiên trì cải thiện những kỹ năng cảm xúc của bản thân. Bên cạnh đó, sinh viên cho rằng tính “Tích cực, chủ động tham gia các hoạt động có tính tập thể” góp phần khá lớn vào việc cải thiện trí tuệ cảm xúc của bản thân. Yếu tố này xếp thứ 3 với điểm trung bình là 3,79. Tính tích cực trong việc tham gia các hoạt động liên nhân cách sẽ là giúp sinh viên được tiếp xúc với sư đa dạng, phức tạp của con người. Qua đó làm gia tăng và đào sâu thêm về kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm ứng xử xã hội. Điều này cũng được các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng trí tuệ cảm xúc chỉ hình thành và phát triển trong hoạt động và thông qua hoạt động. 31
  5. GDMN 4.0 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Theo nhìn nhận của sinh viên, “Giáo dục của gia đình” là yếu tố có ảnh hưởng sâu sắc, lâu bền đến sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc của họ, được xếp thứ hai với điểm trung bình là 3,97. Có thể thấy rằng, cách ứng xử, cách nhìn nhận và giải quyết các vấn đề nảy sinh hàng ngày trong cuộc sống của cha mẹ là hình mẫu tự nhiên, nhẹ nhàng thấm dần vào con cái. Những trải nghiệm về cảm xúc, về việc sử dụng chúng ngay ở các thành viên trong gia đình sẽ là môi trường để con cái học hỏi, tích lũy những bài học cần thiết. Điều này rất phù hợp với kết luận mà Mayer (1997) đưa ra: “Trí tuệ cảm xúc tiến triển theo độ tuổi và kinh nghiệm từ thời thơ ấu tới tuổi trưởng thành” (dẫn theo Daniel Goleman, 2007). Với điểm trung bình là 2,43, yếu tố “Di truyền từ cha mẹ” được sinh viên đánh giá có mức ảnh hưởng thấp nhất đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của họ. Nhìn nhận của sinh viên tương tự như kết luận mà các nhà tâm lý học đưa ra là các năng lực về xúc cảm không phải được quy định một lần cho mãi mãi, cá nhân có thể thay đổi bằng cách tự học hỏi trong quá trình sống và có phương pháp luyện tập thích hợp. Ngoài ra, sinh viên cũng cho rằng “Nhà trường ít tổ chức các hoạt động tập thể, lớp học kỹ năng mềm…” đã ảnh hưởng đến việc rèn dũa các kỹ năng nghề nghiệp, trong đó có kỹ năng về cảm xúc (điểm trung bình của yếu tố này là 3,29). Như vậy, việc khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non đã cho chúng ta bức tranh tổng về mức ảnh hưởng của các yếu tố. Kết quả chỉ ra rằng, nhu cầu cải thiện trí tuệ cảm xúc ở bản thân sinh viên là yếu tố then chốt, bên cạnh đó môi trường giáo dục ở gia đình và nhà trường cũng tác động mạnh mẽ vào tiến trình hình thành, rèn luyện và nâng cao trí tuệ cảm xúc. Qua đó, chúng ta cần linh hoạt, mạnh mẽ thay đổi chương trình đào tạo, cần có những môn học rèn dũa kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm, gia tăng thời gian thực hành nghề nghiệp tại các đơn vị. Việc làm này giúp sinh viên nâng cao năng cạnh tranh và phát triển nghề nghiệp trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 đang diễn ra. 4. KẾT LUẬN Cạnh trạnh việc làm và sự thay đổi nhanh chóng các yêu cầu trong công việc sẽ là một hiện tượng phổ biến trong cách mạng công nghiệp 4.0. Sinh viên sư phạm nói chung, sinh viên ngành giáo dục mầm non nói riêng, bên cạnh chuyên môn uyên thâm, các em cần có nhiều kỹ năng nghề nghiệp, trong đó có khả năng cân bằng về cảm xúc, sự sáng suốt trong việc sử dụng cảm xúc để đưa ra các quyết định hiệu quả và sáng tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên ngành giáo dục mầm non có biểu hiện trí tuệ cảm xúc đạt mức trung bình, khả năng bộc lộ các năng lực về cảm xúc còn hạn chế. Trong đó, các em thể hiện tốt nhất việc nhận biết, phân biệt, bày tỏ và lý giải nguyên nhân của các trạng thái cảm xúc, việc sử dụng cảm xúc hỗ trợ các quá trình nhận thức chưa thường xuyên, hay bị cản trở bởi nội tâm chưa cân bằng. Đặc biệt, khả năng tự chủ, kiểm soát xúc cảm của bản thân còn khá kém, chưa biết cách để khơi gợi, tái tạo năng lực tích cực ở người khác cũng như nâng đỡ tinh thân họ. Vấn đề đặt ra sau nghiên cứu này là chúng ta hoàn toàn có thể bồi dưỡng, nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên khi chương trình đạo tạo cần chú trọng nhiều hơn trong việc huấn luyện các kỹ năng nghề nghiệp cũng như kỹ năng cần có trong quá trình công nghệp 4.0. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Daniel Goleman (2007). Trí tuệ cảm xúc - Làm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ?, NXB Lao động - Xã hội. [2] Daniel Goleman (2007). Trí tuệ cảm xúc ứng dụng tronng công việc. NXB Tri thức. [3] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2005). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống Kê. 32
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ 3/2019 [4] Nguyễn Hồi Loan (2007). Trí tuệ cảm xúc của sinh viên các lớp chất lượng cao thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (trường ĐH KHXH&NV, ĐH KHTN) thực trạng và giải pháp. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. [5] Nguyễn Huy Tú (2000). Trí tuệ cảm xúc - bản chất và phương pháp chẩn đoán. Tạp chí Tâm lý học. Hà Nội. [6] Nguyễn Huy Tú (2003). Tài năng - quan niệm nhận dạng và đào tạo. NXB Giáo dục. [7] Trần Kiều (2004). Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Báo cáo nghiên cứu kết quả nghiên cứu đề tài Khoa học công nghệ cấp nhà nước MS KX-05-06. [8] Trần Kiều (2005). Trí tuệ và đo lường trí tuệ. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. Title: EMOTIONAL INTELLIGENCE OF PRE-SCHOOL EDUCATION STUDENTS IN THU DAU MOT UNIVERSITY Nguyen Thi Tuan Anh Thu Dau Mot University anhntt@tdmu.edu.vn Abstract: The study aimed to explore the emotional intelligence of pre-school education students. The survey on 208 students in Thu Dau Mot university showed that the emotional intelligence reaches the average level. In which, the abilities to recognize and expressing emotion are better than the capacity of use, management, and control of emotion. Accordingly, it can be concluded that it is necessary to develop, combine the contents of emotional intelligence development in the training programs. Keywords: Emotional intelligence, pre-school students, Thu Dau Mot University. 33
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2