intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn để phát triển bền vững ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

35
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập và phân định rõ Sản xuất sạch hơn là gì, các chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn để phòng tránh tác động tới môi trường có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng; Làm rõ mối liên hệ giữa Sản xuất sạch hơn với sự tiến triển về tư duy năng suất, chất lượng. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai Sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cho chủ đề nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triển khai chương trình sản xuất sạch hơn để phát triển bền vững ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

  1. TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PGS.TS. Đỗ Thị Ngọc Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Phát triển bền vững, sản xuất sạch hơn, tiêu dùng xanh đang là những chủ đề được quan tâm lớn trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với quan điểm của Đảng và Chính phủ nước ta, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. Chính vì vậy, trong những năm vừa qua, Việt Nam đã dành nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng, triển khai các chiến lược, các chương trình và các hoạt động tập trung cho sản xuất và tiêu dùng “sạch hơn” vì sự phát triển bền vững. Bài viết đề cập và phân định rõ Sản xuất sạch hơn là gì, các chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn để phòng tránh tác động tới môi trường có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng; Làm rõ mối liên hệ giữa Sản xuất sạch hơn với sự tiến triển về tư duy năng suất, chất lượng. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai Sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cho chủ đề nghiên cứu. Từ khóa: Sản xuất sạch hơn (SXSH), phòng ngừa, ô nhiễm môi trường, vòng đời sản phẩm, năng suất, chất lượng, phát triển bền vững. ABSTRACT: Sustainable development, cleaner production and green consumption are topics of great convern worldwide, including Vietnam. With an opinion of Government of our country, sustainable development is a cross-cutting requirement in the national development process; closely, rationally and harmoniuosly combine economic development with social development and protection of natural resources and environment, proactiovely respoding to climate change, ensuring national defense, security, and firmly defend national independence and sovereibnty. Therefore, recently year, Vietnam has put a great deal of effort into developing and emplementing strategies, programs and activities focused on cleaner production and consumption for sustainable development. In the article, we mention and clearly define what Cleaner production is, the strategies that basiness can choose to effectively prevent environmental impact and minimize risks for business and for community; Clarify the relations between cleaner production and the evolution of productivity and quality. At the same time, analyze the current situation of implementing cleaner production and sustainable consumption in Vietnam to propose recommendations for the research. Key words: Cleaner production, prevention, Environment pollution; product cycle; productivity, quality, sustainable development. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo từng thời kỳ khác nhau, các quốc gia, các tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã phản ứng với ô nhiễm môi trường sinh thái theo các cách khác nhau. Đối với các doanh nghiệp sản 731
  2. xuất, kinh doanh, hoặc là các doanh nghiệp tổ chức hoạt động mà không quan tâm tới vấn đề môi trường; hoặc là, tìm cách “pha loãng” hay phân tán ô nhiễm để tránh sự phát hiện của cơ quan hữu trách hay cộng đồng dân cư. Mặt khác, tuy một số doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề sản xuất và bảo vệ môi trường nhưng thường cố gắng xử lý các tác động của môi trường khi chúng đã xảy ra, nghĩa là đã sử dụng phương pháp xử lý ở “cuối nguồn”. Cách cuối cùng mà thời gian gần đây các tổ chức kinh doanh đã tiếp cận và giải quyết một cách có hiệu quả về vấn đề môi trường, đó là việc ngăn ngừa tác động tới môi trường và giảm thiểu chất thải ngay từ đầu nguồn. Sản xuất sạch hơn (Cleaner Production) chính là phương pháp tiếp cận và vận dụng những nguyên tắc để phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cộng đồng do những tác động của sản xuất kinh doanh tới môi trường. Đây cũng là sự trưởng thành trong nhận thức về năng suất và chất lượng và sự cần thiết phải tổ chức kinh doanh thân thiện với môi trường để phát triển bền vững. Bài viết đề cập và phân định rõ Sản xuất sạch hơn là gì, các chiến lược doanh nghiệp có thể lựa chọn để phòng tránh tác động tới môi trường có hiệu quả và giảm thiểu các rủi ro cho doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng. Làm rõ mối liên hệ giữa Sản xuất sạch hơn với sự tiến triển về tư duy năng suất, chất lượng. Đồng thời phân tích thực trạng triển khai Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam và đề xuất những kiến nghị cho chủ đề nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề môi trường ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội và đã trở thành mối đe dọa mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài có liên quan tới chủ đề bảo vệ môi trường và phát triển kinh doanh bền vững, bao gồm: Bài viết với tựa đề Sản xuất sạch hơn- Hướng đi mới trong phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên theo quan điểm phát triển bền vững của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Huân, đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 87 (2011). Bài viết đã phân tích và đánh giá tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên và những vấn nạn môi trường trên địa bàn tỉnh này. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp thực sự trở thành công cụ quản lý hiệu quả về kinh tế, tạo ra những lợi ích xã hội và môi trường cho các doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay. Tác giả Ngô Thị Nga với công trình đã công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nhiệt (2008) với tiêu đề, Sản xuất sạch hơn, khái niệm và phương pháp triển khai. Bài viết đã hệ thống hóa và tập hợp các tài liệu, trong đó đã xác định bản chất của Sản xuất sạch hơn và nêu một số phương pháp triển khai Sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo toàn quốc về Sản xuất sạch hơn là kết quả khảo sát của Tổ hợp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp (CPI) tiến hành và công bố vào năm 2016. Báo cáo này đã hoàn thành dựa trên kết quả khảo sát 63 Sở Công Thương và 9012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc để thu thập số liệu nền cho các mục tiêu trong chiến lược sản xuất sạch hơn của cả nước tới năm 2020. Báo cáo đã phân tích hiện trạng Sản xuất sạch hơn của cả nước trong năm 2015 và đưa ra các kết luận quan trọng là: (1) Kết quả khảo sát năm 2015, có 55% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có biết về SXSH và lợi ích của SXSH với mức độ nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến SXSH đến việc thực hiện áp dụng SXSH và thu được kết quả giảm định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đáp ứng mục tiêu chiến lược; (2) 92% các doanh nghiệp có nhận thức về lợi ích của việc áp dụng SXSH đều nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH. (3) Số còn lại 732
  3. (8%) mới nhận thức được SXSH mang lại lợi ích liên quan tới bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho doanh nghiêp. Kết quả khảo sát cũng cho thấy SXSH được biết đến tại tất cả các ngành sản xuất công nghiệp khảo sát (Mỏ và khai khoáng, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp nhẹ, hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim, thiết bị, tái chế, tài nguyên), không phân biệt quy mô (nhỏ, trung bình, lớn). Ngoài ra còn rất nhiều bài viết, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới vấn đề Sản xuất sạch hơn, các báo cáo tại các hội thảo khoa học về Năng suất, chất lượng, môi trường trong những năm qua. Trong tạp chí “Sản xuất sạch hơn” đã trích dẫn hàng trăm bài viết khác nhau liên quan tới chủ đề. Trong đó, đề cập các nghiên cứu để áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn vào các quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ cụ thể như: “Áp dụng sản xuất sạch hơn, một chiến lược bền vững quan trọng trong nhà máy gạch men- Nghiên cứu điển hình ở Quảng Châu, Trung Quốc” của nhóm tác giả Yi Huang, Jiwen và Bin Xia. Công trình nghiên cứu đã nghiên cứu, phân tích cân bằng vật chất để phát triển các biện pháp sản xuất sạch hơn. Nhóm tác giả đã đề xuất 31 biện pháp theo sáu khía cạnh và được thực hiện để đạt những kết quả rất ấn tượng như: đã giảm tiêu thụ nước 22,3%; mức tiêu thụ năng lượng toàn diện trên mỗi đơn vị sản phẩm được cắt giảm là 4,3%. “Tính khả thi của việc chuyển đổi hệ thống trang trại bò sữa sang mô hình sản xuất hữu cơ tại Đông nam Me-hi-cô” của J. Nahed- Toral và cộng sự được công bố trên Journal of Cleaner Production năm 2013, với trích dẫn 31 bài viết và công trình có liên quan. Với việc khảo sát 75 trang trại chăn nuôi gia súc thuộc ba hiệp hội sản xuất nông nghiệp; sử dụng 35 biến tích hợp 10 chỉ tiêu phân tích và việc quan sát trực tiếp để thu thập các dữ liệu, các kết luận khoa học được rút ra từ nghiên cứu này bao gồm: (1) tất cả các trang trại đều cần phải cải thiện đáng kể cả việc chăm sóc thú y và điều kiện sản xuất an toàn; (2) các nhà sản xuất cần được đào tạo cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý gia súc để đảm bảo các điều kiện sản xuất sạch hơn và đáp ứng các yêu cầu chất lượng được chứng nhận. “Áp dụng khái niệm sản xuất sạch hơn trong quản lý nước tại các đô thị” của . Siebel và Huub J. Gijzen năm 2002. Với nghiên cứu này, khái niệm Sản xuất sạch hơn đã được áp dụng vào việc quản lý đời sống xã hội, một lĩnh vực nằm ngoài phạm vi sản xuất nhưng chịu ảnh hưởng môi trường từ các quá trình sản xuất. Còn rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên các ấn phẩm khoa học trong và ngoài nước, điều đó cho thấy vấn đề sản xuất sạch hơn đang ngày càng được quan tâm trên khắp thế giới, nhất là tại các nước đang phát triển. Sản xuất sạch hơn không chỉ được áp dụng trong sản xuất, mà còn áp dụng vào mọi khía cạnh đời sống kinh tế - xã hội. 2.2. Ph ng pháp nghiên cứu Các dữ liệu sử dụng để phân tích và bình luận trong bài viết chủ yếu được thu thập qua việc tổng quan tài liệu, sử dụng một số dữ liệu đã được công bố trên các tạp chí, các hội thảo trong thời gian qua. Đặc biệt, để hiểu một cách khái quát bức tranh tổng thể về Sản xuất sạch hơn ở nước ta trong những năm qua, bài viết có tham khảo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các dữ liệu được thu thập, tổng hợp và được phân tích bằng phương pháp thủ công, có sử dụng bảng tính excel, các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ để trình bày dữ liệu một cách có hệ thống, dựa 733
  4. trên phương pháp luận khoa học lịch sử, so sánh, tổng hợp hóa, khái quát hóa để đưa ra những kết luận nghiên cứu cũng như những đề xuất, kiến nghị cho bài viết. 3. KHÁI QUÁT VỀ SẢN XUẤT SẠCH HƠN 3.1. Hiểu bi t về Sản xuất sạch h n Hầu hết các doanh nghiệp hiện đang sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để sản xuất ra các loại sản phẩm cũng như cung cấp các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Trong quá trình này, một số nguồn lực vẫn chưa được khai thác, hoặc các sản phẩm không mong muốn có thể được sản xuất như chất thải vì rất hiếm khi các nguồn lực có thể chuyển đổi 100% trong quá trình sản xuất, kinh doanh để biến đầu vào thành đầu ra. Vì vậy, các chất này khi được thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm. Theo các giai đoạn lịch sử, các nhà kinh doanh thường phản ứng với những vấn đề môi trường theo 4 cách sau: Cách thứ nhất, phớt lờ vấn đề. Cách này thường dẫn tới việc tàn phá tối đa môi trường. Sự tàn phá này tác động không chỉ giới hạn tới địa phương hoặc khu vực dân cư, nó có thể xảy ra trong toàn bộ khu vực và trong một số trường hợp, tác động của nó ở cấp độ toàn cầu. Cách thứ hai, dùng chủ thuyết “pha loãng sự ô nhiễm”. Tức là sử dụng cách phân tán ô nhiễm sang các khu vực khác để trách ô nhiễm môi trường tác động tập trung vào một nơi và để giảm tác động của ô nhiễm môi trường tới mức ít nhất có thể. Cách thứ ba, cố gắn xử lý ô nhiễm thông qua cái gọi là cách tiếp cận đường ống. Cách thứ tư (và thường xuyên nhất), thông qua sự ngăn ngừa ô nhiễm và chất thải phát sinh từ chính nguồn của nó. Hình 3.1 dưới đây phản ánh hiệu ứng của 4 cách phản ứng của kinh doanh đối với vấn đề môi trường. Làm ngơ Chi phí môi trường Phan loãng Xử lý Phòng ngừa Thời gian Hình 3.1. Phản ứng của doanh nghiệp với vấn đề môi tr ờng Ngu n: UNEP, Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 2007 734
  5. 3.2. Khái niệm về sản xuất sạch h n Để triển khai áp dụng "Sản xuất sạch hơn," một khái niệm chính thống về Sản xuất sạch hơn (SXSH) sẽ là cơ sở đầu tiên cho việc nhận thức khi nghiên cứu áp dụng nó vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, có nhiều cách định nghĩa về SXSH cũng như các chương trình tương tự của các tổ chức khác nhau trên thế giới. Trước tiên hãy xem xét định nghĩa về SXSH do Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP). Theo định nghĩa UNEP đưa ra vào năm 1989, “Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường đối với các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm tăng hiệu suất và giảm rủi ro đối với con người và môi trường”. Mục tiêu của SXSH là sự phát triển bền vững các quá trình sản xuất, các chu trình tồn tại của sản phẩm, các hướng tiêu dùng của xã hội. Sản xuất sạch hơn có thể được áp dụng cho các quá trình sử dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, cho sản phẩm và các dịch vụ khác nhau được cung ứng trong xã hội. Đối với các quy trình, SXSH nảy sinh từ một số phối thức như, phối thức nguyên liệu và năng lượng; sự thay thế các chất độc hại bằng các chất ôn hòa hơn và / hoặc giảm độc tính của tất cả lượng khí thải và chất thải trước khi sản xuất. Đối với sản phẩm, SXSH tập trung vào việc giảm các tác động môi trường trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm, từ việc chiết xuất nguyên liệu đến việc xử lý cuối cùng của sản phẩm bằng quá trình thiết kế phù hợp. Đối với dịch vụ, SXSH đòi hỏi phải kết hợp các mối quan tâm về môi trường vào việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ. Minh họa cụ thể về định nghĩa này được thể hiện trong Hình 3.2 dưới đây. Như vậy, khái niệm Sản xuất sạch hơn của UNEP thể hiện những quan điểm tiếp cận chính về SXSH là: Một là, SXSH đòi hỏi quá trình liên tục. Nó không phải là một hoạt động chỉ diễn ra một lần duy nhất; Hai là, SXSH không giới hạn trong các ngành công nghiệp, mà nó có thể được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, bất luận là loại hình và quy mô nào; Ba là, SXSH tiến tới sự cân bằng giữa tính sẵn có và tiêu dùng của vật liệu (kể cả nước) và năng lượng. Nó không phủ nhận sự tăng trưởng, nhưng nhấn mạnh rằng nó đạt được sự bền vững về sinh thái; Bốn là, SXSH đề cập đến cách tiếp cận sản xuất hàng hóa và cung cấp các dịch vụ với những tác động môi trường tối thiểu, với các giới hạn về công nghệ và kinh tế tại thời điểm hiện tại. Nó không chỉ giới hạn trong việc giảm thiểu chất thải; hơn thế nữa, nó bao gồm một bối cảnh rộng hơn đồng thời sử dụng thuật ngữ "tác động" trong vòng đời. 735
  6. Sản xuất sạch hơn Phòng ngừa và phối hợp liên tục Chiến lược được áp dụng cho Quá trình Sản phẩm Dịch vụ Để tăng cường hiệu quả Cải thiện môi trường, nâng cao Nâng cao lợi thế Giảm bớt rủi ro hiệu quả, tiết kiệm cạnh tranh chi phí Hình 3.2. Khái niệm về sản xuất sạch h n Ngu n: Joseph Strahl, 1996. Hiện nay người ta còn sử dụng các thuật ngữ khác nhau để nói về SXSH như: “Hiệu suất sinh thái” (Hội đồng Thương mại Thế giới về Phát triển bền vững sử dụng từ năm 1993); “Phòng ngừa ô nhiễm” (được sử dụng chủ yếu ở Canada và Mỹ dựa trên Luật Phòng ngừa ô nhiễm được Quốc hội và Cơ quan Bảo vệ Môi trường ((EPA) Mỹ thông qua năm 1990); “Năng suất xanh” (Tổ chức Năng suất châu Á- PO); “Bảo vệ môi trường tổng hợp” (ở Đức). Tất cả các thuật ngữ hoặc chiến lược nêu trên đều bao hàm 3 yếu tố kỹ thuật cơ bản là tăng hiệu suất sử dụng nguyên liệu để sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, sinh ra ít chất thải và chất ô nhiễm, giảm độ độc của các nguyên liệu được sử dụng và thiết kế lại sản phẩm để giảm tác động môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm (3). SXSH là một tiếp cận mới có tính chất sáng tạo và là quá trình áp dụng liên tục các chiến lược, hoạt động thực tiễn và công nghệ nhằm làm giảm chất thải. SXSH yêu cầu thay đổi thái độ, từng bước cải thiện công nghệ hiện có và đầu tư cho các công nghệ sạch hơn. Ngoài các tác động của vòng đời, SXSH cũng đề cập tới các mối quan tâm về sức khoẻ và an toàn và nhấn mạnh việc giảm rủi ro. Theo quan điểm này, SXSH là một chiến lược quản lý môi trường toàn diện. Như vậy, SXSH là việc nâng cao hiệu quả cả về sản lượng tăng lên và những lợi thế của đầu ra một cách bền vững. Tóm lại, SXSH là chiến lược "win-win-win" bảo vệ môi trường, bảo vệ cộng đồng (nghĩa là sức khoẻ và an toàn của người lao động, người tiêu dùng và khu vực lân cận) cũng như bảo vệ doanh nghiệp (tức là khả năng sinh lợi và hình ảnh của doanh nghiệp). Do đó, sản xuất sạch hơn sẽ đề cập đến những vấn đề về kinh tế, môi trường cũng như xã hội và không nên chỉ coi đó là một chiến lược môi trường. 3.3. Các cuộc cách mạng sản xuất sạch h n Trong phần trước, chúng ta đã khẳng định rằng SXSH gắn liền với năng suất. Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu sự tiến triển của khái niệm năng suất trong bối cảnh SXSH. Các mốc quan trọng trong lĩnh vực Năng suất và Quản lý Môi trường được thể hiện trong Hình 3.3 dưới đây. 736
  7. Theo truyền thống, năng suất đã được định nghĩa là lượng đầu ra cho mỗi đơn vị đầu vào được sử dụng. Tăng năng suất đòi hỏi tăng lượng đầu ra và / hoặc giảm lượng đầu vào. Năng suất cũng bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức nội bộ của một doanh nghiệp; Nói cách khác, nâng cao hiệu quả tổ chức có thể là một cách nâng cao năng suất. Đầu tiên, cải tiến năng suất tập trung vào số lượng, tức là số lượng sản phẩm đầu ra. Khi thị trường phát triển và cạnh tranh gia tăng, hiệu quả sử dụng chi phí đã trở thành nhân tố chính dẫn đến thành công. Do đó, cách tiếp cận giảm chi phí đã được sử dụng để nâng cao khả năng sinh lời hoặc hiệu quả tổ chức; hay quan điểm năng suất dựa trên chi phí. Tiếp theo, sự ưa thích của người tiêu dùng ngày càng tăng và cạnh tranh mở ra kỷ nguyên của cuộc chạy đua về chất lượng. Với sự ra đời của nó, năng suất được đo lường không chỉ về số lượng sản xuất, mà còn về tỷ lệ sản phẩm đạt được chất lượng và đáp ứng yêu cầu. Tính kiên định của việc cung cấp số lượng tối đa của một sản phẩm ở mức mong muốn về chất lượng theo một cách tiết kiệm và hiệu quả đã làm phát sinh khái niệm thứ ba trong phong trào năng suất, đó là năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Sự chắc chắn này chỉ có thể được khẳng định chỉ thông qua tổ chức nội bộ của một doanh nghiệp, và từ đây đã xuất hiện một số hệ thống quản lý chất lượng như: Quản lý Chất lượng toàn diện (Total Quality Management - TQM), Duy trì hiệu suất thiết bị tổng thể (TPM) và sau đó là Bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Trong khi khái niệm năng suất được mở rộng, lĩnh vực quản lý môi trường cũng đã trưởng thành và phát triển (Hình 3.3). 2000 TQM, EMS 1996 EMS, ISO 14000 ISO 9000 1990s Sản xuất sạch hơn TPM 1980s Xử lý ô nhiếm 1960s Phân tán ô nhiễm Sau thế chiến II Tảng lờ ô nhiễm Hình3.3. Những mốc lịch sử về t duy năng suất gắn với môi tr ờng Ngu n: UNIDO/ UNEP Guidance Manual, 2005 Các phản ứng trước đó về ô nhiễm "phớt lờ", "pha loãng" và "xử lý" đã thay đổi để "ngăn ngừa ô nhiễm", "tái sử dụng chất thải hoặc tạo ra các sản phẩm phụ" và cuối cùng là "xử lý" và "vứt bỏ" các chất dư lượng một cách có bảo đảm. Sự thay đổi này xuất phát từ nhiều lý do sau đây: Thứ nhất, áp lực từ các khu dân cư và các tổ chức phi chính phủ (NGO) về môi trường tăng lên đáng kể. Với cách bỏ qua hoặc thực hành pha loãng ô nhiễm, các doanh nghiệp đã có thể phải 737
  8. đối mặt với các vụ kiện tụng hợp pháp, dẫn đến mất uy tín trên thị trường, giảm lợi thế cạnh tranh và có thể chấp nhận thất bại. Thứ hai, các tiêu chuẩn về kiểm soát ô nhiễm môi trường đã ngày càng nghiêm ngặt trên nhiều phương tiện truyền thông liên quan tới các chất thải khí, nước và chất thải rắn. Các biện pháp và chế tài xử lý vi phạm trở nên chặt chẽ hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư đáng kể vào các cơ sở xử lý và thải bỏ. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp cần tăng một khoản đầu tư đáng kể khi phải mua lại các vùng đất rộng lớn cho vấn đề xử lý môi trường. Do đó, dẫn đến việc thay đổi căn bản về tư duy và nhận thức để ngăn ngừa ô nhiễm từ nguồn, nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và hoạt động một cách tiết kiệm và hiệu quả. Sự nhấn mạnh về phòng ngừa ô nhiễm môi trường cần có sự hỗ trợ từ tổ chức nội bộ của doanh nghiệp, với sự cam kết của ban lãnh đạo. Điều đó đã được thể hiện qua việc công bố áp dụng hệ thống quản lý môi trường (EMS), chẳng hạn như ISO 14000. Điều này dẫn đến việc đảm bảo tính nhất quán trong hoạt động môi trường và thiết lập tầm quan trọng chiến lược của tư duy bảo vệ và thân thiện với môi trường trong kinh doanh. Lúc này, yếu tố môi trường đã được tích hợp vào các chương trình cải tiến năng suất (ví dụ như TQM đến TQEM). Ở đây, quan niệm về tổn hại tài nguyên, đánh giá vòng đời và chất thải là những gánh nặng kinh tế đã được ưu tiên hàng đầu thông qua việc quản lý môi trường, do đó đã làm tăng nhu cầu nội địa hóa các vấn đề môi trường trong kinh doanh. Vào thập niên 1960, người ta đã nhận thấy sự cần thiết phải thay đổi cơ bản cách tiếp cận kinh doanh bằng cách sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực tự nhiên, cũng như sự cần phải có quan điểm xem xét toàn diện về vòng đời sản phẩm. Việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên chuyển thành bảo vệ môi trường, và kết quả là nâng cao năng suất. Do đó, như Hình 3.4 cho thấy, khái niệm về năng suất đã được duy trì thường xuyên từ cách tiếp cận "dựa theo số lượng" và "giảm chi phí" sớm nhất, để kết hợp "chất lượng sản phẩm" và cuối cùng là để đáp ứng các mối quan tâm "môi trường". Hình3.4. Những giai đoạn phát triển t duy về khái niệm năng suất Ngu n: UNEP, Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc, 2007 Tại thời điểm này, các xu hướng về năng suất và quản lý môi trường đã giao nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong việc phát triển một chiến lược như SXSH. 3.4. Các chi n l ợc có thể lựa chọn để sản xuất sạch h n trong tổ chức kinh doanh Việc thực hiện SXSH cần theo thứ tự ưu tiên nhất định. Trình tự đó được quyết định từ khi bắt đầu thiết kế, vận hành hệ thống quản lý ô nhiễm (4): Phòng ngừa phát sinh chất thải; Tuần hoàn; 738
  9. Xử lý; Thải bỏ hoàn toàn. Để thực hiện SXSH một cách hiệu quả và hướng tới phòng ngừa phát sinh chất thải từ nguồn, đảm bảo vận hành tiết kiệm và hiệu quả, dưới đây là một số chiến lược doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn để thực hành hiệu quả SXSH. - Cải thiện việc giữ gìn nhà xưởng để thực hành công việc và các phương pháp và bảo trì thích hợp các thiết bị có thể mang lại lợi ích đáng kể về tiết kiệm tài nguyên. Các giải pháp giữ vệ sinh thường có chi phí thấp và mang lại lợi ích từ thấp đến trung bình. - Tối ưu hóa quá trình bao gồm việc hợp lý hóa trình tự quy trình (ví dụ, loại bỏ chuỗi giặt dư thừa), kết hợp hoặc sửa đổi các hoạt động của quy trình để tiết kiệm tài nguyên và thời gian và nâng cao hiệu quả của quá trình. Trong một số trường hợp, những thay đổi có thể được giới thiệu tốt nhất bằng cách thử nghiệm hoặc trình diễn ở quy mô nhỏ hơn. Các lựa chọn này thường từ thấp đến trung bình và mang lại lợi ích từ vừa phải đến cao. - Thay thế nguyên liệu thô. Nguyên liệu thô có thể được thay thế nếu lựa chọn tốt hơn về mặt chi phí, hiệu quả của quá trình và giảm nguy cơ liên quan đến sức khoẻ và an toàn. Cách tiếp cận này có thể là cần thiết nếu các vật liệu đã được sử dụng khó tìm nguồn, hoặc đắt tiền, cũng như nó nằm trong tầm nhìn của người tiêu dùng, sức khoẻ và an toàn mới, hoặc các quy định về môi trường. Điều quan trọng là phải đánh giá các lựa chọn thông qua các nghiên cứu thí điểm / phòng thí nghiệm và thí điểm, để đảm bảo chất lượng sản phẩm không bị thay đổi và / hoặc chấp nhận được trên thị trường. - Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể gây ra tác động lên cả phía “thượng nguồn” lẫn “hạ lưu” của vòng đời sản phẩm. Ví dụ, thiết kế lại sản phẩm có thể làm giảm lượng hoặc độc tính của vật liệu trong một sản phẩm, hoặc giảm sử dụng năng lượng, nước và các vật liệu khác trong quá trình sử dụng, hoặc giảm yêu cầu đóng gói, hoặc tăng khả năng "tái chế" các linh kiện đã sử dụng. Điều này có thể dẫn đến các lợi ích như giảm tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, tăng năng suất và giảm thiểu các nguy cơ môi trường. Thông thường, điều này giúp cho cả việc thiết lập cũng như mở rộng thị trường. Tuy nhiên, việc thiết kế lại sản phẩm là một chiến lược kinh doanh chính và có thể yêu cầu nghiên cứu khả thi và khảo sát thị trường, đặc biệt nếu chuỗi cung ứng xung quanh sản phẩm đã được thiết lập và có tính phức tạp. - Chuyển giao công nghệ mới. Nhận và chuyển giao các công nghệ mới thường có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu chất thải cũng như tăng năng suất hoặc thông lượng. Những lựa chọn này thường tốn nhiều vốn, nhưng có thể dẫn đến những lợi ích tiềm năng cao. 4. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI VIỆT NAM 4.1. Một số k t quả phân tích Tổng quan về nhận thức và kế hoạch hành động triển khai SXSH ở nước ta Tại Việt Nam, gần đây khái niệm SXSH đã được đề cập đến ở một số diễn đàn và một số công bố, nhưng sự hiểu biết về SXSH cũng còn rất khác nhau và đôi khi chưa đầy đủ (3). Đồng thời, các hoạt động về SXSH cũng đã được khởi sắc và tiến hành tương đối khẩn trương. Chỉ trong một thời gian ngắn chúng ta đã thu được những kết quả ban đầu tương đối tốt, như: một trung tâm về SXSH đã được thành lập năm 1998 với sự giúp đỡ của nước ngoài để xúc tiến một số công việc khởi đầu về SXSH ở Việt Nam, đồng thời làm công tác tư vấn, trợ giúp cho các nhà sản xuất áp dụng SXSH (3). Một kế hoạch hành động quốc gia về SXSH đã được Bộ KHCN & MT xây dựng, trong đó đã đề xuất một số chương trình tổng thể nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng SXSH (3). Ngày 22 - 9 - 1999 Chính phủ Việt Nam đã ký “Tuyên ngôn quốc tế về SXSH” để khẳng định cam kết trong việc thực 739
  10. hiện chiến lược SXSH theo tinh thần của UNEP. Các tiếp cận về SXSH đã được triển khai ở mức thăm dò và nghiên cứu trình diễn. Kết quả của các dự án trình diễn này đã chỉ ra nhiều cơ hội giảm chất thải, đặc biệt là mức độ tiêu thụ nguyên vật liệu, hóa chất, nước cấp, nhiên liệu, năng lượng tính trên một đơn vị sản phẩm quá lớn cũng như quản lý nội vi trong các cơ sở sản xuất còn kém là ngyên nhân gây ra tải lượng chất thải cao. Kết quả cũng chỉ ra các cơ hội tiết kiệm nguyên vật liệu, tận thu và tái sử dụng chất thải cũng như các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong sản xuất (3). Tuy nhiên, cho đến nay, các nghiên cứu trình diễn này mới chỉ tập trung vào một số ngành công nghiệp nhẹ (1). Từ các kết quả nghiên cứu này cho thấy thông qua kiểm toán đánh giá SXSH, các doanh nghiệp tự đánh giá hiệu quả sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, nước, hóa chất trong quá trình sản xuất, đồng thời giảm được một lượng đáng kể các loại chất thải cần phải xử lý ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Tiềm năng SXSH ở Việt Nam là rất lớn. Một số ngành công nghiệp có thể tiết kiệm được 40 - 70% mức tiêu thụ nước 20% - 50% mức tiêu thụ điện, giảm 50% - 100% các chất thải độc hại, giảm 30% - 75% tải lượng COD trong nước thải; giảm 50% - 75% tải lượng BOD trong nước thải; giảm 40% - 60% tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải, giảm 20% - 50% các kim loại nặng trong nước thải (4). Trên thế giới, SXSH ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhất là ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Canada, ustralia, Thuỵ Điển, Đan Mạch… từ những năm 1985 - 1990. Một số nước Đông u như Ba Lan, CH Séc, Hungari… và châu Á như Ấn Độ, Singapo, Thái Lan, Trung Quốc… cũng đã bắt đầu áp dụng SXSH từ khoảng năm 1993 trở lại đây và đã thu được các kết quả rõ rệt. Một số kết quả ph n tích thực trạng áp dụng chương trình SXSH ở nước ta Kết quả của 2 điều tra của CPI vào năm 2010 và 2015 đối với 63 Sở Công Thương và 9012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên toàn quốc và Báo cáo của Bộ Công Thương năm 2018 về hiện trạng SXSH được thể hiện trong Bảng 3.1 (2) dưới đây: Bảng 3.1. Mức độ hoàn thành mục tiêu chi n l ợc SXSH giai đoạn 2010-2020 Mục ti u giai Hiện o n Hiện tr ng Mục ti u chiến lƣợc tr ng Hiện tr ng 2015 2010- 2016- năm 2010 2015 2020 2018 Tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp có 50% 90% 28% 55% 75% nhận thức về sản xuất s ch hơn Tỷ lệ doanh nghiệp áp d ng sản xuất s ch hơn giảm đư c tiêu th 25% 50% 11% 32% 35% n ng ư ng, nguyên nhiên liệu trên m t đơn v sản ph m Nguyên liệu, hóa chất: 1-92%; ước: 1-99%; Mức đ giảm n ng ư ng, nguyên Đa Than: 2-98%; DO: 1-70%; Điện: 1-68%; 5-8% 8-13% - nhiên liệu trên m t đơn v sản ph m d ng Nhiên liệu sinh khối (củi, trấu): 3-61%; FO: 7- 43%; X ng d u: 5-34%; Gas: 3-30% Tỷ lệ doanh nghiệp v a và lớn có b phận chuyên trách về ho t đ ng 90% - - 67% sản xuất s ch hơn Tỷ lệ Sở Công Thương c cán chuyên trách đủ n ng c hướng 70% 90% 18% 73% >90% d n sản xuất s ch hơn cho công nghiệp Ngu n: Tổng hợp từ Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp (CPI), và tài liệu Tổng kết sản xuất sạch hơn của Bộ Công thương năm 2018 740
  11. Một số kết quả phân tích hiện trạng SXSH ở nước ta tới năm 2018 theo kết quả điều tra của CPI và Báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn năm 2018 là: Giai đoạn 2010-2015 Kết quả phân tích mức độ đáp ứng mục tiêu về tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có nhận thức về SXSH. Kết quả khảo sát năm 2015, có 55% doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có biết về SXSH và lợi ích của SXSH với mức độ nhận thức khác nhau, từ việc nghe nói đến SXSH đến việc thực hiện áp dụng SXSH và thu được kết quả giảm định mức tiêu thụ nguyên, nhiên liệu đáp ứng mục tiêu chiến lược. Trong đó có 92% các doanh nghiệp có nhận thức về lợi ích của việc áp dụng SXSH đều nhận thức được lợi ích kinh tế và môi trường của việc áp dụng SXSH. Số còn lại (8%) mới nhận thức được SXSH mang lại lợi ích môi trường cho doanh nghiêp. Kêt quả khảo sát cũng cho thấy SXSH được biết đến tại tất cả các ngành sản xuất công nghiệp khảo sát (Mỏ và khai khoáng, thực phẩm và đồ uống, công nghiệp nhẹ, hóa chất, vật liệu xây dựng, luyện kim, thiết bị, tái chế, tài nguyên), không phân biệt quy mô (nhỏ, trung bình, lớn). Về việc thực hiện mục tiêu đề ra về số cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn, giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm Kết quả khảo sát năm 2015, có 32% (mục tiêu đề ra là 25%) doanh nghiệp cho biết có áp dụng SXSH, trong số đó có 24% cho biết đã giảm được tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm và 8% cho biết chưa thu được lợi ích nào rõ rệt. Nhóm 8% doanh nghiệp này có thể không sẵn sàng cung cấp thông tin về mức tiêu hao nguyên nhiên liệu do ảnh hưởng đến tính cạnh tranh. Về việc đáp ứng mục tiêu: Giảm 5-8% năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm Kết quả khảo sát năm 2015, kết quả thực hiện mục tiêu này đa dạng, từ 0 đến 99% và ở tất cả các lĩnh vực nguyên liệu, hóa chất, điện, nước, than, dầu.... Tính đến thời điểm khảo sát, có 34% doanh nghiệp cho biết việc áp dụng SXSH đã giúp doanh nghiệp giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm từ 5% trở lên, số 66% doanh nghiệp còn lại có mức giảm tiêu thụ năng lượng, nguyên nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm chưa rõ rệt hoặc dưới 5%. Để tăng tỷ lệ doanh nghiệp giảm mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm trong các năm tiếp theo, hoạt động hướng dẫn SXSH của Sở Công Thương và các đơn vị tư vấn nên được hỗ trợ và tăng cường bằng các danh mục giải pháp tiết kiệm nước, điện, than, dầu thông thường, đồng thời tăng cường việc thực hiện các mô hình SXSH với các hỗ trợ tài chính đầu tư công nghệ. Về việc thực hiện vượt mục tiêu 70% Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách có đủ năng lực hướng dẫn SXSH trong công nghiệp Kết quả khảo sát năm 2015 cho thấy, có 73% Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách có năng lực hướng dẫn sản xuất sạch hơn cho công nghiệp với các năng lực tương đối khác nhau, bao gồm 25% Sở Công Thương có cán bộ vừa được đào tạo thực hành hướng dẫn doanh nghiệp, vừa có hoạt động thực tế hướng dẫn doanh nghiệp tại địa phương và 48% Sở Công Thương hoặc là có cán bộ được đào tạo thực hành hướng dẫn doanh nghiệp, hoặc là có hoạt động thực tế hướng dẫn doanh nghiệp. 741
  12. Giai đoạn 2015-2018 Giai đoạn này, với việc tăng cường thực hiện các kế hoạch, chiến lược sản xuất sạch hơn và tiêu dùng từ cấp quốc gia đến địa phương và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, SXSH trong các ngành công nghiệp và tiêu dùng bền vững đã được tăng cường, cụ thể như sau: Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành hàng loạt các văn bản, các quyết định, xây dựng các chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững. Chẳng hạn, ngày 10/5/2017, Chính phủ đã ra Quyết định số 622 về việc Ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững với 17 mục tiêu chung và 115 mục tiêu cụ thể để phát triển bền vững sản xuất, tiêu dùng và đời sống kinh tế xã hội. Tiếp đó, một loạt các chương trình, kế hoạch của bộ Công Thương và các địa phương đã được ban hành như: Quyết định 1788/ QĐ- BCT ngày 23 tháng 5 năm 2018 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt nhiệm vụ đặt hàng năm 2019 thực hiện chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Ngày 30 tháng 11 năm 2019, Bộ Công Thương đã ra Quyết định số 9140/TTr- BCT trình Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030; ban hành Quyết định 1833/QĐ-BCT, ngày 13 tháng 7 năm 2020 về việc thành lập Văn phòng Sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững của Bộ Công Thương; hàng loạt các quyết định, các kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố để triển khai chiến lược sản xuất sạch hơn và tiêu dùng bền vững đến năm 2030. Theo thống kê của Bộ Công Thương, tính đến hết năm 2017 trên cả nước đã có 41/63 địa phương có đầu mối về SXSH. 35 địa phương ban hành Kế hoạch, chương trình thực hiện Chiến lược SXSH. Đặc biệt, 22 địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược SXSH 2016 - 2020. Gần 100 trung tâm (khuyến công, tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn, xúc tiến thương mại, tư vấn phát triển công nghiệp) triển khai các hoạt động tư vấn, hướng dẫn thực hiện SXSH cho các Doanh nghiệp. Trong khuôn khổ các hoạt động của Chiến lược, Bộ Công Thương đã tổ chức hàng trăm hội thảo, tập huấn với sự tham gia của trên 25.000 lượt người. Hàng nghìn bài báo, phóng sự và ấn phẩm phổ biến SXSH đã được xây dựng ở cấp trung ương và địa phương. Bộ Công Thương đã ban hành trên 20 hướng dẫn kỹ thuật về SXSH cho các ngành nghề khác nhau; Thực hiện đánh giá nhanh cho 411 doanh nghiệp, đánh giá chi tiết cho 102 doanh nghiệp; Xây dựng 02 mô hình trình diễn. Ở cấp địa phương, đã hỗ trợ đánh giá nhanh 335 doanh nghiệp; Hỗ trợ 88 mô hình áp dụng SXSH.(2) Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực triển khai cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp; Hỗ trợ kỹ thuật và duy trì cơ sở dữ liệu website về SXSH. Tổ chức khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến 2020, đề xuất các hoạt động cho giai đoạn 2021-2030. Nhằm hướng đến một nền công nghiệp sản xuất sạch hơn, Bộ Công Thương sẽ xây dựng hệ thống đánh giá chứng nhận về SXSH trong công nghiệp cho các doanh nghiệp trên cơ sở tự nguyện. 4.2. Đánh giá thực trạng triển khai SXSH phát triển bền vững tại Việt Nam Một số kết quả đạt được Dựa trên kết quả phân tích thực trạng Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam trên đây và một số dữ liệu thu thập được của các công trình nghiên cứu khác cho thấy, SXSH ở Việt Nam những năm qua đã đạt được một số kết quả như sau: 742
  13. Một, vấn đề SXSH và phát triển bền vững đã dành được sự quan tâm và đầu tư thích đáng từ phía Nhà nước và các Bộ, Ban ngành. Có thể khẳng định rằng, các lãnh đạo nhà nước đã hết sức quan tâm tới phát triển kinh tế đồng thời với bảo vệ môi trường. Điều đó được thể hiện qua việc tích cực tham gia các chương trình quốc tế về phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Lãnh đạo nhà nước đã tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế, các hội nghị thượng đỉnh và cùng ký bản Tuyên ngôn quốc tế về SXSH và phát triển bền vững để khẳng định cam kết trong việc thực hiện chiến lược SXSH theo tinh thần của UNEP. Các tiếp cận về SXSH đã được triển khai ở mức thăm dò và nghiên cứu trình diễn và đánh giá nhận thức tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Chiến lược cho việc SXSH và phát triển bền vững đã được xây dựng và sau đó, một kế hoạch hành động đã được chỉ đạo cho bộ chuyên ngành soạn thảo và ban hành và được triển khai trên khắp cả nước ngay từ năm 1999 đến nay một cách liên tục và rộng khắp cả nước phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế và xu thế hội nhập toàn cầu. Hai, đã hoàn thành hầu hết các mục tiêu chiến lược phát triển SXSH trong giai đoạn 2010- 2015, tiến tới đạt mục tiêu các giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Theo kết quả phân tích thực trạng trên đây, chúng ta đã hoàn thành vượt mức 4 mục tiêu trong số 5 mục tiêu chiến lược SXSH. Việc nghiên cứu, khảo sát tình hình triển khai SXSH trên diện rộng cả nước thời gian qua cho thấy SXSH đã thực sự được quan tâm và đầu tư đúng đắn. Kế hoạch triển khai được theo dõi, giám sát, điều tra, báo cáo tổng kết những thành công, hạn chế và tìm cơ hội cải tiến kết quả hoạt động. Điều đó cho thấy, SXSH không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của cộng đồng mà còn là sự đầu tư thích đáng của Nhà nước và các cơ quan quản lý hữu trách nhằm tăng cường hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm tài nguyên, giảm bớt những rủi ro cho doanh nghiệp, cho người lao động và cho cộng đồng, đồng thời giảm thiểu tác động môi trường và phát triển bền vững. Ba, việc phổ biến và xúc tiến áp dụng SXSH, các doanh nghiệp đã thu được những lợi ích thiết thực. Đa số các doanh nghiệp đã nhận thức sâu sắc về sự cần thiết và những lợi ích thiết thực của việc SXSH như tiết kiệm về tiết kiệm nguyên, vật liệu, năng lượng, nước và giảm thiểu chất thải ngay tại dây chuyền sản xuất đã giúp nhiều doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường lao động và giảm chi phí môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu” (1). Do vậy, SXSH vừa là xu hướng phát triển tất yếu và là lựa chọn hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hạn chế và nguyên nhân SXSH đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ trong thời gian qua, tuy nhiên việc triển khai SXSH ở Việt Nam vẫn bộ lộ một số hạn chế sau đây: Thứ nhất, quá trình thực hiện và kết quả đạt được chưa đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020(1). SXSH là vấn đề không mới, quá trình thực hiện đã triển khai ở nhiều ngành và lĩnh vực công nghiệp quan trọng, đã có nhiều doanh nghiệp điển hình thực hiện các biện pháp SXSH hiệu quả. Tuy nhiên quá trình thực hiện và kết quả đạt được chưa đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm 2020. Sở dĩ một số mục tiêu chưa đạt được là vì quá trình thực hiện còn gặp phải những vướng mắc, cản trở, bao gồm cả những cản trở liên quan tới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp thực hiện các biện pháp SXSH. 743
  14. Thứ hai, vẫn còn một số mục tiêu chiến lược chưa thể đánh giá được mức độ hoàn thành trong giai đoạn vừa qua. Chẳng hạn, mục tiêu chiến lược thứ tư, đó là đạt 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về hoạt động sản xuất sạch hơn trong giai đoạn 2016-2020. Mục tiêu này được xác định chưa cụ thể do đó khó đo lường trong quá trình điều tra, khảo sát và đánh giá mức độ hoàn thành (2). Thứ ba, vẫn còn nhiều cản trở trong việc thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu điều tra cho thấy số lượng các doanh nghiệp chú trọng và quyết tâm triển khai SXSH ở Việt Nam còn rất khiêm tốn. Có nhiều nguyên nhân cản trở việc cam kết và thực hiện của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân là công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn thực hiện còn chưa thực sự hiệu quả. Kiến thức và kỹ năng hướng dẫn của cán bộ quản lý tại các sở, ban, ngành còn hạn chế. Một nguyên nhân khác không kém quan trọng đó là nhận thức và ý thức thực thi pháp luận của các chủ doanh nghiệp chưa thật cao. Cho nên vẫn còn hiện tượng làm ngơ trước những vấn nạn về môi trường sinh thái, trong đó có cả việc trốn tránh thực thi những quy định pháp luật và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc tổ chức kinh doanh thân thiện với môi trường, giảm thiểu rủi ro cho chính doanh nghiệp, cho khách hàng và cho cộng đồng. 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Để SXSH thực sự được các doanh nghiệp quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả, tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau đây. iến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước Một là, cần rà soát, xem xét đánh giá và rà soát lại các án và kế hoạch hành động đã triển khai để tìm ra những vướng mắc trong quá trình thực hiện, có sự điều chỉnh kịp thời, bao gồm cả việc rà soát và hoàn thiện các mục tiêu chiến lược. Các mục tiêu này cần được định nghĩa rõ hơn để thuận tiện cho việc triển khai, giám sát và đo lường kết quả thực hiện trong thời gian tới cũng như xác định các hoạt động phù hợp để thực hiện mục tiêu. Hai là, xem xét đánh giá lại những ưu đãi khuyến khích đã có đối với SXSH trong công nghiệp, từ đó có những giải pháp cụ thể và hiệu quả để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc chuyển giao công nghệ; Ba là, tăng cường hơn nữa hỗ trợ tư vấn của Nhà nước đối với hoạt động SXSH cho các doanh nghiệp công nghiệp; Bốn là, rà soát đánh giá lại các văn bản đã có liên quan đến khuyến khích doanh nghiệp công nghiệp áp dụng các biện pháp SXSH để bổ sung kịp thời; Năm là, để chất lượng hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng SXSH được nâng cao, qua đó tăng mức tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu cho các doanh nghiệp công nghiệp, trong thời gian tới cần có thêm các hoạt động tập huấn thực hành cho các cán bộ của Sở Công Thương, đặc biệt là các cán bộ được chỉ định làm đầu mối SXSH tại địa phương, cũng như tạo điều kiện và kinh phí cho các cán bộ này thu nhận thêm kinh nghiệm thực tế sau tập huấn về hướng dẫn SXSH, không chỉ là đánh giá nhanh mà còn bao gồm cả đánh gía chi tiết và triển khai mô hình SXSH. Nhà nước cần hỗ trợ đào tạo cán bộ kỹ thuật về SXSH cho các doanh nghiệp công nghiệp; Sáu là, Chính phủ cần tiếp tục và tăng cường hơn nữa các hoạt động phổ biến SXSH như một công cụ chính cho việc ngăn ngừa ô nhiễm từ các cơ sở công nghiệp; Bộ Công thương, Sở Công 744
  15. thương cần có cơ chế phối hợp với Bộ TN&MT, Sở TN&MT trong việc phổ biến SXSH tại các doanh nghiệp; Bảy là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xây dựng và áp dụng SXSH; củng cố mạng lưới hỗ trợ SXSH từ Trung ương tới địa phương, phân công đầu mối cụ thể trên địa bàn từng địa phương; mở rộng các khóa đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp về phương pháp kỹ thuật; tuyên truyền, phổ biến kiến thức SXSH, các tài liệu hướng dẫn SXSH cho các ngành công nghiệp… Về phía các doanh nghiệp, cần thực hiện một số giải pháp sau: Thứ nhất, các doanh nghiệp cần có quan, nhận thức đúng đắn về sự cần thiết khách quan phải triển khai chương trình sản xuất sạch hơn để theo kịp với xu thế hiện đại. Thực tế hiện nay việc áp dụng SXSH trong các ngành công nghiệp trên địa bàn cả nước vẫn gặp nhiều khó khăn do nhận thức của các doanh nghiệp (DN) về lợi ích của SXSH chưa cao. Nhiều DN cho rằng SXSH chỉ đơn thuần liên quan đến vệ sinh môi trường. Do đó lãnh đạo DN gần như không quan tâm, thậm chí còn cho rằng SXSH có thể gây tốn kém thêm cho DN. Thứ hai, lãnh đạo doanh nghiệp cần có sự cam kết và trách nhiệm cao trong thực hiện SXSH, với các mục tiêu không thay đổi, luôn xem xét lại quá trình tiến hành và phương thức thực hiện, trên cơ sở thực hiện chiến lược phát triển công ty. Đồng thời, triết lý SXSH phải được đề cao trong nội bộ công ty là sự hợp nhất trong các hoạt động. Cho tới nay tất cả các chương trình SXSH thành công đều thực hiện theo nguyên tắc này. Thứ ba, cần chủ động tham gia chương trình SXSH quốc gia đến năm 2030 để tận cơ hội đầu tư và hỗ trợ từ các chương trình này. Trong thực tế, nhiều DN còn có tâm lý không muốn thay đổi vì cho rằng họ vẫn hoạt động tốt mà không cần bất cứ sự can thiệp nào khác. Đồng thời họ chưa thấy rõ những lợi ích trong việc thực hiện chương trình SXSH. Đây cũng chính là và lợi thế của việc tiên phong, đi đầu trong một xu thế tất yếu để duy trì và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh hiện đại. Thứ tư, cần tăng cường tập trung việc đầu tư nghiên cứu để đổi mới thiết bị, công nghệ, đưa các công nghệ thiết bị hiện đại vào sản xuất, kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu năng suất, chất lượng đồng thời bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Hiện nay, việc mở rộng áp dụng SXSH trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, rào cản kỹ thuật cũng là một nguyên nhân quan trọng khiến việc SXSH chưa thật sự đi vào sản xuất, kinh doanh của DN. Hiện nay, đa số DN trong cả nước là vừa và nhỏ, trình độ khoa học - công nghệ của các DN trên địa bàn cả nước đều có điểm xuất phát thấp, công nghệ sản xuất còn hạn chế nên việc triển khai thực hiện SXSH cần phải đi đôi với việc đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại cho phù hợp với xu thế phát triển. Thứ năm, cần chuẩn bị nguồn lực cần thiết để triển khai tốt chương trình SXSH và phát triển bền vững. Trong đó, chuẩn bị năng lực tài chính đủ mạnh để đầu tư công nghệ mới cho SXSH. Bên cạnh đó, cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thái độ sẵn sàng và có trách nhiệm cũng như nâng cao trình độ chuyên môn. Đồng thời từng bước xây dựng và duy trì một nền tảng văn hóa kinh doanh hiện đại để duy trì và phát triển kinh doanh bền vững trong xu thế toàn cầu. Tóm lại, việc áp dụng SXSH có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp Việt Nam. SXSH vừa là phương pháp vừa là những công cụ hữu 745
  16. hiệu để thực hành sản xuất tiết kiệm, hiệu quả và tránh được những rủi ro cho doanh nghiệp, cho người tiêu dùng và cho cộng đồng dân cư. Đồng thời, SXSH cũng là chiến lược được ưu tiên lựa chọn để phát triển bền vững không những đối với doanh nghiệp mà còn thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Do đó cần tăng cường hơn nữa những nỗ lực tổng hợp của các cấp, các ngành để thúc đẩy SXSH tại các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, đánh giá lại nguồn lực và từng bước thực hiện thành công SXSH để đạt được thắng lợi trong kinh doanh và phát triển bền vững./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương (2019), Quyết định số 9140/TTr- BCT trình Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, ngày 30 tháng 11 năm 2019. 2. Bộ Công Thương (2018), Báo cáo Hội nghị về Sản xuất sạch hơn, Đà Nẵng ngày 6 tháng 7 năm 2018. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Kỷ yếu Hội thảo “Sản xuất sạch hơn - Bảo vệ môi trường và lợi ích doanh nghiệp”, Ngày 3 tháng 1 năm 2015 4. Chính phủ (2017), Quyết định số 622 về việc Ban hành kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, ngày 10 tháng 5 năm 2017 5. CPI (2015), Sản xuất sạch hơn ở toàn quốc, Kết quả điều tra hiện trạng Sản xuất sạch hơn, 2015. 6. Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Văn Huân (2011), Sản xuất sạch hơn và hướng đi mới cho công nghiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 87, 2011. 7. SXSH Việt Nam (2011), Tổng quan về Sản xuất sạch hơn, http://www.sxsh.vn, (2011). 8. UNEP (2007), UNEP Cleaner Production Guidance Annual, 2007. 746
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2