intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀ TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

202
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ văn bản và các câu hỏi (câu 1 đến câu 6), sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. TỨC CẢNH PAC BÓ Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967) Câu 1: Bài thơ Tức cảnh Pac Bó được Bác viết trong khoảng thời gian nào?...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀ TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS HƯƠNG TRÀ TUYỂN TẬP BỘ ĐỀ THI KHỐI THCS
  2. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 8. Thời gian làm bài: 90 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ văn bản và các câu hỏi (câu 1 đến câu 6), sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. TỨC CẢNH PAC BÓ Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. (Thơ Hồ Chủ Tịch, NXB Văn học, Hà Nội, 1967) Câu 1: Bài thơ Tức cảnh Pac Bó được Bác viết trong khoảng thời gian nào? A. Tháng 2 năm 1940 B. Tháng 2 năm 1941 C. Tháng 2 năm 1942 D. Tháng 2 năm 1943 Câu 2: Bài thơ được viết theo phương thức nào? A. Biểu cảm kết hợp với tự sự B. Miêu tả kết hợp với tự sự C. Biểu cảm kết hợp với nghị luận D. Miêu tả kết hợp với biểu cảm Câu 3: Câu thơ “Sáng ra bờ suối, tối vào hang” có ý nghĩa thế nào? A. Đó là cuộc sống hài hoà, thư thái B. Đó là cuộc sống luôn làm chủ hoàn cảnh C. Đó là cuộc sống gian khổ, vất vả D. Đó là cuộc sống gian khổ mà thư thái, hài hoà Câu 4: Câu thơ “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng” dùng phép đối nào? A. Đối ý B. Đối thanh C. Đối vế trước và vế sau D. Bao gồm B và C Câu 5: Từ “sang” trong câu thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” cần được hiểu thế nào cho đúng? A. Sang trọng B. Giàu có C. Sang trọng, giàu có về tinh thần D. Sang trọng, giàu có về vật chất Câu 6: Bài thơ giúp em hiểu gì về tâm hồn Bác? A. Lạc quan, yêu đời B. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời C. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng D. Tình yêu thiên nhiên Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. A. Kiểu câu B. Tác dụng C. Kết quả kết nối 1.- Nghi vấn a.- dùng để bộc lộ tình cảm, thái độ 1 + ….. 2.- Cảm thán b.- dùng để kể, tả, thông báo, trình bày 2 + ….. 3.- Cầu khiến c.- dùng để hỏi hoặc bộc lộ nghi vấn 3 + ….. 4.- Trần thuật d.- dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị 4 + …. Phần II. Tự luận (6 điểm): Hãy chứng minh rằng: Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. ––––––––––––––
  3. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 8 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (4 điểm) + Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng B A D A C B + Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + c; 2 + a; 3 + d; 4 + b. PHẦN II.- (6 điểm) I.- Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh; luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không mắc lỗi dùng từ, chính tả. II.- Một số yêu cầu cụ thể và thang điểm: – Mở bài: 1 điểm. – Thân bài: 4 điểm + Sắp xếp, triển khai theo các luận điểm, có thể là: ô nhiễm môi trường đất, ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường thực vật, động vật, …. + Nêu được tác hại của việc ô nhiễm môi trường thiên nhiên (theo từng luận điểm). + Mỗi ý của từng luận điểm cần có dẫn chứng và chỉ chấm điểm tối đa cho những bài viết đưa ra được những con số thống kê cụ thể (chính xác hoặc tương đối chính xác). – Kết bài: 1 điểm Biết kết luận vấn đề, biết kêu gọi mọi người nâng cao nhận thức và cùng thực hành để bảo vệ môi trường thiên nhiên. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  4. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 7. Thời gian làm bài: 90 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. …”Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tình yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).” Câu 1: Tác giả của đoạn văn trên là ai? A. Hoài Thanh B. Phạm Văn Đồng C. Hồ Chí Minh D. Đặng Thai Mai Câu 2: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 3: Trong đoạn văn trên, câu văn nào nêu lên luận điểm của đoạn văn? A. Câu 2 B. Câu 3 C. Câu 4 D. Câu 5 Câu 4: Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn? A. Một câu B. Hai câu C. Ba câu D. Bốn câu Câu 5: Câu văn: “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy” đã lược bỏ thành phần nào? A. Chủ ngữ B. Trạng ngữ C. Chủ ngữ và vị ngữ D. Vị ngữ Câu 6: Trong câu (5), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? A. Tăng cấp B. Liệt kê C. Nhân hoá D. Tương phản Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. A. Loại dấu B. Tác dụng C. Kết quả kết nối a.- không phải là dấu câu; chỉ dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng. 1.- Dấu chấm lửng b.- đặt giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải 1 + ….. 2.- Dấu chấm phẩy thích trong câu. 2 + ….. 3.- Dấu gạch ngang c.- thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt 3 + ….. 4.- Dấu gạch nối quảng. 4 + …. d.- đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Phần II. Tự luận (6 điểm): Nhân dân ta thường nói: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh đó là nét đẹp truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam. ––––––––––––––
  5. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 7 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (4 điểm) Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng C D C B A B + Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + C; 2 + D; 3 + B; 4 + A. PHẦN II.- (6 điểm) I.- Yêu cầu chung: Bài viết hoàn chỉnh; đúng thể loại, đúng bố cục và các luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không có sai phạm lớn về từ, câu, chính tả. II.- Một số yêu cầu cụ thể và thang điểm: – Mở bài: 1 điểm. Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh (nêu vai trò quan trọng của đạo đức, phẩm chất truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết). – Thân bài: 4 điểm  Giải thích: 1 điểm. + Thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? + Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? (nhớ ơn là một đạo lý làm người, một chân lý của nhân loại).  Chứng minh: 3 điểm. Yêu cầu có dẫn chứng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. – Kết bài: 1 điểm Biết kết luận vấn đề, biết kêu gọi mọi người cùng thực hành, giữ gìn và phát huy phẩm chất truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  6. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 6. Thời gian làm bài: 90 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Đọc kỹ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm. … “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu ngêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ.” (Dế Mèn phiêu lưu kí) Câu 1: Đoạn văn trích trên thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận Câu 2: Vì sao em biết đoạn văn trích trên thuộc phương thức biểu đạt mà em đã chọn? A. Vì đoạn văn trình bày diễn biến sự việc. B. Vì đoạn văn tái hiện trạng thái sự vật, con người. C. Vì đoạn văn bày tỏ tình cảm, cảm xúc. D. Vì đoạn văn nêu ý kiến đánh giá, bình luận. Câu 3: Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” là của tác giả nào? A. Nguyễn Tuân B. Đoàn Giỏi C. Tô Hoài D. Võ Quảng Câu 4: Qua đoạn trích trên, em thấy Dế Mèn có thái độ như thế nào đối với Dế Choắt? A. Coi thường, chế giễu B. Coi trọng, quý mến C. Xem Dế Choắt như là bạn thân D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng Câu 5: Đoạn trích trên có bao nhiêu phép so sánh? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 6: Từ “Chàng Dế Choắt” đã sử dụng phép nhân hoá theo kiểu nào? A. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. C. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng. Câu 7: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B được nội dung đúng. C. Kết quả A. Câu B. Kiểu câu kết nối 1.- Cô Lan là người huyện Hương Trà. 2.- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, a.- Câu miêu tả. 1 + ….. hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi b.- Câu giới thiệu. 2 + ….. hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. c.- Câu đánh giá. 3 + ….. 3.- Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày đẹp trời. d.- Câu định nghĩa. 4 + …. 4.- Dế Mèn trêu chị Cốc là dại. Phần II. Tự luận (6 điểm): Em hãy tả lại cảnh sắc quê hương em khi mùa xuân qua, mùa hè đến. ––––––––––––––––––
  7. ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Ngữ văn 6 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (4 điểm)  Từ câu 1 đến câu 6, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng B B C A B A  Câu 7: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + b; 2 + d; 3 + a; 4 + c. PHẦN II.- (6 điểm) I.- Yêu cầu: Giới thiệu được cảnh sắc quê hương khi mùa xuân qua, mùa hè đến với những vẻ đẹp đặc trưng của cảnh vật thiên nhiên (sự chuyển đổi của màu sắc, âm thanh, cảnh cụ thể, …); nêu được những cảm nghĩ của bản thân về cảnh sắc quê hương khi mùa xuân qua, mùa hè đến. Bài viết hoàn chỉnh; đúng thể loại, đúng bố cục và các luận điểm đầy đủ, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy; dẫn chứng phong phú; chữ viết rõ, sạch sẽ; không có sai phạm lớn về từ, câu, chính tả. II.- Thang điểm: + Mở bài: 1 điểm + Thân bài: 4 điểm + Kết bài: 1 điểm. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  8. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: LỊCH SỬ 8. Thời gian làm bài: 45 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: ……………………………...………Lớp 8……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Hiệp ước nào đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp uớc Nhâm Tuất B. Hiệp uớc Giáp Tuất C. Hiệp ước Pa-tơ-nốt D. Hiệp ước Hác-măng Câu 2: “Chiếu Cần vương” ra đời trong thời gian nào? Tại đâu? A. 13/6/1883 tại Tân Sở (Quảng Trị) B. 13/6/1883 tại Phú Gia (Hà Tĩnh) C. 13/7/1885 tại Tân Sở (Quảng Trị) D. 13/7/1885 tại Phú Gia (Hà Tĩnh) Câu 3: Người lãnh đạo cao nhất của cuộc khởi nghĩa Hương Khê là ai? A. Phan Đình Phùng B. Phạm Bành C. Nguyễn Thiện Thuật D. Hoàng Hoa Thám Câu 4: Những đề nghị cải cách ở Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ thứ XIX đề cập tới lĩnh vực nào? A. Kinh tế và văn hoá B. Nội trị C. Ngoại giao D. Bao gồm cả A, B và C Câu 5: Tầng lớp tư sản Việt Nam xuất hiện vào khoảng thời gian nào? A. Đầu thế kỉ XVIII B. Đầu thế kỉ XIX C. Giữa thế kỉ XIX D. Cuối thế kỉ XIX-Đấu thế kỉ XX Câu 6: Đông Kinh nghĩa thục (1907) là phong trào vận động cải cách về lĩnh vực nào? A. Quân sự B. Chính trị C. Văn hoá, xã hội D. Kinh tế Câu 7: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (vị trí dấu ….) để được câu có nội dung đúng. Sau Hiệp ước 1884 và cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế, triều đình hoàn toàn đầu hàng. Nhân dân tiếp tục chiến đấu dưới ngọn cờ ……………………. Chiếu Cần vương đã gắn quyền lợi của ………………………….. với quyền lợi của ………………… nên đã được ………………………. tích cực ủng hộ. Câu 8: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng (ghi kết quả kết nối ở cột C). A B C (Sự kiện lịch sử) (Mốc thời gian) (Kết quả kết nối) a.- 1/9/1858 1.- Pháp tấn công Gia Định 1 + ……. b.- 17/2/1859 2.- Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam 2 + ……. c.- 20/11/1873 3.- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất 3 + ……. d.- 15/3/1874 4.- Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai 4 + ……. e.- 25/4/1882 Phần II: (5 điểm) Câu 9: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? Câu 10: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? Bài làm phần II: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
  9. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Lịch sử 8 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (5 điểm)  Từ câu 1 đến câu 6, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 Phương án đúng C C A D D C  Câu 7: 1 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Cần vương/triều Nguyễn/dân tộc/nhân dân  Câu 8: 1 điểm; mỗi phương án đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + b; 2 + a; 3 + c; 4 + e. PHẦN II.- (5 điểm) Câu 9: Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX? (3 điểm). Yêu cầu học sinh nêu được các ý chính sau: – Đặc điểm: 2 điểm + Có nhiều cuộc nổi dậy nhưng lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất, mang tính địa phương + Thành phần chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số + Địa bàn hoạt động ở miền núi suốt từ Bắc chí Nam + Thời gian bùng nổ đồng thời với cuộc bình định, xâm lược của Pháp + Thời gian tồn tại của từng cuộc khởi nghĩa ngắn – Tác dụng: làm chậm quá trình xâm lược và bình định của Pháp (0,5 điểm) – Nguyên nhân thất bại: ... và bị thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn (mua chuộc, dụ dỗ, …) làm cho thất bại (0,5 điểm). Câu 10: Vì sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước mới? (2 điểm. Mỗi ý đúng, chấm 0,5 điểm). + Nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng thất bại. + Con đường cứu nước của các vị tiền bối chưa đạt kết quả. + Cần tìm ra con đường cứu nước mới. + Yêu nước thương dân, căm thù quân xâm lược. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  10. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: LỊCH SỬ 6. Thời gian làm bài: 45 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: ……………………………...………Lớp 6……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Nhà Hán đưa người Hán sang Giao Châu sinh sống nhằm mục đích gì? A. Bắt dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán để đồng hoá người Việt. B. Giải quyết nạn dân số tăng nhanh của Trung Quốc. C. Giúp nhân dân hai nước hiểu nhau D. Giúp dân ta nâng cao trình độ dân trí. Câu 2: Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa nhằm mục đích gì? A. Trả thù cho chồng B. Dựng lại sự nghiệp các vua Hùng C. Giành lại độc lập cho Tổ quốc D. Bao gồm tất cả các ý A, B và C Câu 3: Tại sao nhân dân ta lại lập đền thờ Hai Bà Trưng ở khắp nơi? A. Vì Hai Bà (theo truyền thuyết) thường phù hộ, giúp đỡ nhân dân. B. Vì nhân dân tôn trọng, biết ơn công lao đuổi giặc ngoại xâm của Hai Bà. C. Thể hiện, tôn vinh truyền thống yêu nước của phụ nữ Việt Nam. D. Ý B và ý C đúng. Câu 4: Giữa thế kỉ I đến thế kỉ VI, vì sao nghề rèn sắt ở nước ta vẫn phát triển? A. Được nhà Hán khuyến khích sản xuất. B. Do yêu cầu của cuộc sống và cuộc đấu tranh giành lại độc lập. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 5: Khởi nghĩa của Bà Triệu nổ ra vào năm nào? A. 40 B. 42 C. 248 D. 258 Câu 6: Năm 554, ai là người lên ngôi Hoàng đế và đặt tên nước ta là Vạn Xuân? A. Triệu túc B. Phạm Tu C. Lý Bí D. Triệu Quang Phục Câu 7: Vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (776-791) được mọi người hưởng ứng? A. Vì viên độ hộ Cao Chính Bình bạo ngược, tham tàn và đánh thuế rất nặng. B. Vì nhà Đường huy động hết sức lực của dân ta để xây thành Đại La. C. Vì Phùng Hưng là người tài giỏi, có chí lớn, hay giúp dân nghèo. D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng. Câu 8: Sau khi khởi nghĩa thành công (192-193), Khu Liên đặt tên nước là gì? A. Tượng Lâm B. Lâm Ấp C. Phù Nam D. Cham-pa Câu 9: Những việc làm của Khúc Hạo trong việc xây dựng nền tự chủ? A. Đặt lại các khu vực hành chính, lập lại sổ hộ khẩu. B. Cử người Việt trông coi công việc đến tận xã. C. Định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc. D. Bao gồm tất cả các ý A, B và C. Câu 10: Được tin Dương Đình Nghệ bị giết, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để làm gì? A. Trị tội tên phản bội Kiều Công Tiễn B. Để nắm quyền Tiết độ sứ, làm vua một cõi. C. Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng của đất nước. D. Bao gồm các ý A và C. Phần II: (5 điểm) Câu 11: Theo em, sau hơn một nhìn năm bị đô hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
  11. Câu 12: Vì sao Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược Nam Hán? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? Bài làm phần II: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Lịch sử 6 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (5 điểm)  Từ câu 1 đến câu 10, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Phương án đúng A D D B C C D B D D PHẦN II.- (5 điểm) Câu 11: Theo em, sau hơn một nhìn năm bị độ hộ, tổ tiên chúng ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này. (2 điểm). + Tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc (ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy, …). (1 điểm) + Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống… (bản sắc văn hoá của dân tộc ta không gì có thể tiêu diệt được). (1 điểm). Câu 12: Vì sao Ngô Quyền đã đánh thắng quân xâm lược Nam Hán? (2 điểm). Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938? (1 điểm). – Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán vì: + Huy động được sức mạnh của toàn dân. + Có sự chuẩn bị cụ thể và tận dụng được vị trí, địa thế của sông Bạch Đằng. + Chủ động đưa ra kế hoạch đánh giặc và có cách đánh độc đáo. – Ý nghĩa: + Đập tan hoàn toàn mưu đồ xâm chiếm nước ta của thực dân phương Bắc. + Khẳng định nền độc lập, chủ quyền của dân tộc. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  12. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: LỊCH SỬ 7. Thời gian làm bài: 45 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: ……………………………...………Lớp 7……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn, tướng giặc Liễu Thăng bị giết ở đâu? A. Tốt Động B. Chi Lăng C. Chúc Động D. Xương Giang Câu 2: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt vào năm nào? A. 1408 B. 1418 C. 1428 D. 1438 Câu 3: Thời Lê sơ, người cho biên soạn và ban hành bộ Luật Hồng Đức là ai? A. Vua Lê Thái Tổ B. Vua Lê Thánh Tông C. Vua Lê Nhân Tông D. Nguyễn Trãi Câu 4: Từ sau năm 1533, về tôn giáo ở nước ta đã xuất hiện thêm đạo nào? A. Nho giáo B. Phật giáo C. Thiên Chúa giáo D. Đạo giáo Câu 5: Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII, nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp đàng Ngoài bị phá hoại nghiêm trọng? A. Sự xung đột kéo dài giữa các tập đoàn phong kiến. B. Ruộng đất công xã bị thu hẹp. C. Nạn tham quan ô lại hoành hành và chế độ tô thuế, binh dịch nặng nề. D. Bao gồm tất cả các nguyên nhân trên. Câu 6: Nguyễn Huệ chỉ huy quân Tây Sơn tiêu diệt quân Xiêm tại Rạch Gầm-Xoài Mút vào năm nào? A. 1775 B. 1776 C. 1785 D. 1786 Câu 7: Dưới triều Nguyễn (đầu thế kỉ XIX), việc đặt lại chế độ quân điền và chính sách khai hoang tích cực của nhà Nguyễn đã có tác dụng phát triển và ổn định đời sống nhân dân. A. Đúng B. Sai Câu 8: Nét đặc sắc của nghệ thuật nước ta ở giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là: A. Mỗi dân tộc, địa phương đều có lời ca, điệu múa riêng. B. Văn học Nôm phát triển đến đỉnh cao; văn học dân gian phát triển rực rỡ, phong phú C. Nghệ thuật tranh dân gian, tạc tượng, đúc đồng, … đạt đến trình độ điêu luyện. D. Tất cả các ý A, B và C đều đúng Câu 9: Bằng kiến thức Lịch sử đã được học, hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (vị trí dấu ….) để được câu có nội dung đúng. Ở cuối thế kỉ XVIII, về văn hoá, giáo dục, vua Quang Trung ban bố Chiếu ……………...... Ông nói: “………………. đất nước lấy việc dạy học làm đầu, tìm lẽ ……………….. lấy việc tuyển ……………………… làm gốc”. Phần II: (5 điểm) Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI? Câu 11: a) Hãy kể tên các sự kiện lịch sử chính trong phong trào Tây Sơn vào các năm 1771; 1777; 1786 và 1789. b) Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn (1771–1789) với lịch sử dân tộc.
  13. Bài làm phần II: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Lịch sử 7 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (5 điểm)  Từ câu 1 đến câu 8, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án đúng B C B C D C B D  Câu 9: 1 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Lập học/xây dựng/trị binh/nhân tài PHẦN II.- (5 điểm) Câu 10: Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI? (2 điểm) + Vua quan ăn chơi xa xỉ, triều đình rối loạn, + Quan lại địa phương cậy quyền thế áp bức bóc lột nhân dân… + Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng cực. + Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến phát triển gay gắt. Câu 11: (3 điểm) a) Các sự kiện lịch sử chính trong phong trào Tây Sơn (2 điểm): Năm Sự kiện 1771 Khởi nghĩa bùng nổ 1777 Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 1786 Lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh b) Những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc (1 điểm). + Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. + Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của tổ quốc. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  14. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: ĐỊA LÝ 8. Thời gian làm bài: 45 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: ……………………………...………Lớp 8……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Địa hình chủ yếu của Cam-pu-chia là: A. Núi B. Đồng bằng C. Cao nguyên D. Đồi Câu 2: Cháy rừng sẽ gây ra những hậu quả gì đối với môi trường? A. Ô nhiễm không khí B. Ô nhiễm nguồn nước C. Suy giảm đa dạng sinh học D. Bao gồm tất cả các ý A, B và C Câu 3: Bờ biển uốn cong hình chữ S của Việt Nam dài khoảng bao nhiêu km? A. 1260km B. 2260km C. 3260km D. 4550km Câu 4: Giai đoạn nào đã phát triển, mở rộng và ổn định lãnh thổ Việt Nam? A. Tiền Cambri B. Cổ kiến tạo C. Tân kiến tạo Câu 5: Khoáng sản nước ta có đặc điểm gì? A. Đa dạng về chủng loại. B. Có cả trên đất liền và ở biển. C. Phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ so với nhiều nơi trên thế giới. D. Bao gồm tất cả các đặc điểm trên. Câu 6: Ở nước ta, miền khí hậu nào có mùa đông lạnh nhất? A. Miền khí hậu phía Bắc B. Miền khí hậu Đông Trường Sơn C. Miền khí hậu phía Nam D. Miền khí hậu Biển Đông Câu 7: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính nào? A. Đông Nam-Tây Bắc và vòng cung B. Tây – Đông và vòng cung C. Tây Bắc-Đông Nam và vòng cung D. Tây Nam – Đông Bắc và vòng cung Câu 8: Ở nước ta, đất được chia thành mấy nhóm chính? A. Một nhóm B. Hai nhóm C. Ba nhóm D. Bốn nhóm Câu 9: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (vị trí dấu ….) để được câu có nội dung đúng. Mạng lưới sông ngòi nước ta ……………………….. và chia thành nhiều hệ thống. Mỗi hệ thống sông có hình dạng và ………………………………… khác nhau. Câu 10: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng, A (Vùng sông ngòi) B (Có mùa lũ) C (Kết quả kết nối) a.- Từ tháng 7 đến tháng 11 1.- Bắc Bộ 1 + …... b.- Từ tháng 6 đến tháng 10 2.- Trung Bộ 2 + …… c.- Từ tháng 9 đến tháng 12 Phần II: (5 điểm) Câu 11: Em hãy nêu các tính chất chung, nổi bật của thiên nhiên nước ta và cho biết trong các tính chất đó, tính chất nào là quan trọng nhất? Câu 12: Cho bảng số liệu: Loại đất Đất feralit Đất mùn núi cao Đất phù sa % so với diện tích đất tự nhiên 65% 11% 24% Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính ở nước ta và rút ra nhận xét. Bài làm phần II: .........................................................................................................................................
  15. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Địa lý 8 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (5 điểm)  Từ câu 1 đến câu 8, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án đúng B D C B D A C C  Câu 9: 0,5 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Dày đặc/chế độ nước  Câu 10: 0,5 điểm; kết nối đúng một thông tin, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + b; 2 + c PHẦN II.- (5 điểm) Câu 11: (2,5 điểm) – Thiên nhiên nước ta có bốn tính chất chung nổi bật, đó là: + Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm + Tính chất ven biển hay tính chất bán đảo + Tính chất đồi núi + Tính chất đa dạng, phức tạp – Trong các tính chất trên, tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm là tính chất chủ yếu. (Mỗi ý đúng, chấm 0,5 điểm) Câu 12: (2,5 điểm) – Vẽ biểu đồ: 1,5 điểm. Yêu cầu: Vẽ biểu đồ thích hợp (tốt nhất là biểu đồ hình tròn), tỉ lệ đúng, hình rõ, đẹp – Nhận xét: 1 điểm. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  16. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: ĐỊA LÝ 7. Thời gian làm bài: 45 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: ……………………………...………Lớp 7……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Hoạt động nào sau đây không đúng với hoạt động công nghiệp, nông nghiệp của Cộng hoà Nam Phi? A. Xuất khẩu vàng nhiều nhất thế giới B. Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, hoá chất C. Sản phẩm nông nghiệp chiếm trên 70% tổng sản phẩm xuất khẩu D. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu là hoa quả cận nhiệt đới, ngô. Câu 2: Ở Bắc Mĩ, hệ thống núi Cooc-đi-e và dãy núi A-pa-lat nằm ở đâu? A. Hệ thống núi Cooc-đi-e và dãy núi A-pa-lat cùng nằm ở phía tây. B. Hệ thống núi Cooc-đi-e nằm ở phía tây và dãy núi A-pa-lat nằm ở phía đông. C. Hệ thống núi Cooc-đi-e nằm ở phía đông và dãy núi A-pa-lat nằm ở phía tây. D. Hệ thống núi Cooc-đi-e và dãy núi A-pa-lat cùng nằm ở phía đông. Câu 3: Điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp của Ca-na-đa phát triển đạt hiệu quả cao? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi B. Sản xuất với trình độ khoa học kĩ thuật cao C. Ý B đúng, ý A sai D. Cả hai ý A và B đều đúng Câu 4: Phần lớn các đảo của Châu Đại Dương có khí hậu: A. Nhiệt đới B. Cận nhiệt đới C. Ôn hoà D. Hoang mạc Câu 5: Ở Châu Âu, tỉ lệ dân sống ở vùng đô thị khoảng bao nhiêu %? A. 65% B. 75% C. 85% D. Trên 90% Câu 6: Hãy chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào vị trí …. để được nội dung đúng. Tây và Trung Âu tập trung nhiều cường quốc …………………..…. hàng đầu thế giới. Các 2 ngành dịch vụ phát triển, chiếm trên 3 ………………………......... quốc dân. Câu 7: Các khẳng định sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Khẳng định Đ S 1.- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú, đa dạng; chủ yếu thuộc môi trường đới nóng. 2.- A-ma-dôn là con sông có lưu vực và lượng nước lớn nhất so với các sông khác trên thế giới. 3.- Hàng năm các nước Trung và Nam Mĩ đã xuất khẩu ra thị trường một lượng lớn lương thực và thực phẩm. 4.- Ở Trung và Nam Mĩ, Bra-xin chưa phải là nước có nền kinh tế phát triển so với khu vực. Câu 8: Hãy kết nối một thông tin ở cột A với một thông tin ở cột B để được nội dung đúng về sự phân bổ thực vật thay đổi theo nhiệt độ và lượng mưa ở Châu Âu. A B C 1.- Ven biển Tây Âu a.- có rừng lá kim 1 + ..…. 2.- Đi sâu vào nội địa b.- có rừng lá cứng 2 + …... 3.- Phía đông nam c.- có rừng lá rộng 3 + …… 4.- Ven Địa Trung Hải d. có thảo nguyên 4 + …… Phần II: (5 điểm) Câu 9: Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường rừng A-ma-dôn?
  17. Câu 10: Hãy nêu các đặc điểm của ngành công nghiệp ở Châu Âu. Bài làm phần II: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Địa lý 7 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (5 điểm)  Từ câu 1 đến câu 5, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 Phương án đúng C B D A B  Câu 6: 0,5 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Công nghiệp/tổng thu nhập  Câu 7: 1 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 Phương án đúng Đ Đ S S  Câu 8: 1 điểm; kết nối đúng một thông tin, chấm 0,25 điểm. Đáp án: 1 + c; 2 + a; 3 + d; 4 + b PHẦN II.- (5 điểm) Câu 9: Tại sao phải đặt ra vấn đề bảo vệ môi trường rừng A-ma-dôn? (2 điểm) Yêu cầu học sinh trả lời được các ý sau: + Rừng A-ma-dôn là lá phổi của thế giới, là một vùng dự trữ sinh học quý giá. + Nếu khai thác rừng A-ma-dôn thiếu quy hoạch khoa học sẽ làm môi trường rừng bị huỷ hoại dần ảnh hướng tới môi trường khu vực và toàn cầu. Câu 10: Các đặc điểm của ngành công nghiệp ở Châu Âu (3 điểm). + Nền công nghiệp Châu Âu phát triển sớm nhất thế giới + Có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao. + Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi về công nghệ…. + Nhiều ngành công nghiệp mới, hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao. + Các ngành công nghiệp mũi nhọn (….. ) năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, sản phẩm luôn thay đổi phù hợp yêu cầu thị trường. * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  18. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: ĐỊA LÝ 6. Thời gian làm bài: 45 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: ……………………………...………Lớp 6……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (5 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và khoanh tròn vào chữ cái ở đầu phương án mà em lựa chọn. Câu 1: Căn cứ vào công dụng, người ta chia khoáng sản thành mấy nhóm? A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm Câu 2: Nơi nào của lớp vỏ khí là nơi sinh ra t ất cả các hiện t ượng mây, mưa, sấm, chớp, …? A. Tầng cao khí quyển B. Tầng bình lưu C. Tầng đối lưu Câu 3: Để đo nhiệt độ của không khí, người ta đặt nhiệt kế ở đâu? A. Trong bóng râm, cách mặt đất 2m B. Trong phòng, cách tường 2m C. Ngoài trời, sát mặt đất D. Cả ba cách làm trên đều sai Câu 4: Gió là sự chuyển động của không khí: A. Từ nơi khí áp thấp đến nơi khí áp cao B. Từ đất liền ra biển C. Từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp D. Tất cả các ý trên đều sai Câu 5: Dụng cụ dùng để đo lượng mưa được gọi là: A. Ẩm kế B. Nhiệt kế C. Vũ kế D. Khí áp kế Câu 6: Sự phân bố ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào: A. Khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất B. Góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng của ánh sáng Mặt Trời lên bề mặt Trái Đất C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai. Câu 7: Lưu vực của một con sông là: A. Vùng đất đai đầu nguồn sông B. Vùng đất đai thuộc hạ lưu sông C. Chiều dài từ đầu nguồn đến cửa sông D. Vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông. Câu 8: Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng thuỷ triều là: A. Sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời đối với Trái Đất B. Các loại gió thổi thường xuyên trên mặt đất C. Động đất, núi lửa dưới đáy biển D. Bao gồm tất cả các nguyên nhân trên Câu 9: Các khẳng định sau đây đúng (Đ) hay sai (S)? Khẳng định Đúng Sai 1.- Khí hậu là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn. 2.- Các chí tuyến là những đường giới hạn khu vực có ngày và đêm dài 24 giờ. 3.- Hồ là các khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền. 4.- Gió là nguyên nhân chính gây ra sóng và các dòng biển. Phần II: (5 điểm) Câu 10: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí? Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa?
  19. Câu 11: Hãy nêu tên và vai trò của các nhân tố (quan trọng) hình thành đất. Bài làm phần II: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Địa lý 6 ----------------- ––––––––––––––––––– PHẦN I.- (5 điểm)  Từ câu 1 đến câu 8, Mỗi câu chọn phương án trả lời đúng, chấm 0,5 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Phương án đúng B C A D C B D A  Câu 9: 1 điểm; mỗi vị trí đúng, chấm 0,25 điểm. Đáp án: Câu 1 2 3 4 Phương án đúng S S Đ Đ PHẦN II.- (5 điểm) Câu 10: Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng chứa hơi nước của không khí? Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa? (2 điểm). + Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chứa hơi nước của không khí: nhiệt độ không khí càng cao, lượng hơi nước chứa được càng nhiều. (1 điểm) + Khi không khí bão hoà, nếu vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị hoá lạnh thì lượng hơi nước thừa trong không khí sẽ ngưng tụ, đọng lại thành hạt nước, sinh ra các hiện tượng mây, mưa. (1 điểm) Câu 11: Hãy nêu tên và vai trò của các nhân tố (quan trọng nhất) hình thành đất. (3 điểm) + Đá mẹ, là nguồn gốc sinh ra chất khoáng trong đất. + Sinh vật, là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ của đất. + Khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa là môi trường (thuận lợi hoặc khó khăn) của quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất. (Mỗi ý đúng, chấm 1 điểm) * Chú ý: Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của bài làm được làm tròn đến chữ số thập thứ nhất (7,25 làm tròn thành 7,3 mà không làm tròn thành 7,5). –––––––––––––––––––––
  20. PHÒNG GIÁO DỤC BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007-2008 HƯƠNG TRÀ MÔN: Toán 6. Thời gian làm bài: 90 phút ----------------- ––––––––––––––––––– Họ và tên học sinh: …………………………………..……Lớp 6……trường THCS ....................... ––––––––––––––––––––––––––––––––––– Phần I: (3 điểm) Trong các câu hỏi sau, hãy chọn phương án trả lời đúng, chính xác nhất và trình bày vào tờ giấy bài làm.  22 Câu 1: Biết rằng 11  121 , hỏi số thích hợp để điền vào vị trí là số nào? A. – 2 B. 2 C. – 11 D. 11 3 11 7 Câu 2: Khi quy đồng mẫu các phân số 20 ; 30 ; 15 thì mẫu số chung là số nào? A. 30 B. – 30 C. 60 D. 90 1 Câu 3: 2 3 của 60kg bằng bao nhiêu? A. 80kg B. 100kg C. 120kg D. 140kg 3  2 Câu 4: Kết quả của phép tính   bằng bao nhiêu?  3  8 8 6 6 A. 27 B. 27 C. 9 D. – 9 Câu 5: Tỉ số phần trăm của hai số 78,1 và 25 bằng bao nhiêu? A. 312,4% B. 302,4% C. 304,4% D. 314,4% Câu 6: Cho xO ˆ y và yOz là hai góc phụ nhau. Nếu góc xOy có số đo bằng 250 thì góc yOz có số đo ˆ ˆ ˆ bằng bao nhiêu độ? A. 1550 B. 950 C. 750 D. 650 Phần II: (7 điểm) Câu 7: Thực hiện các phép tính sau: 6 5 8 2  4 2 a) 7  7 : 5  9 b) 8 7   3 9  4 7    Câu 8: Tìm x, biết: 4 2 1 7 4 1 a) 7 .x  3  5 b)  15  7 : x  5 Câu 9: Kết quả bài kiểm tra Toán cuối năm học của lớp 6 A được phân thành ba loại: khá, giỏi; trung 1 4 bình và yếu, kém. Trong đó, 3 số học sinh của lớp đạt điểm khá, giỏi; 9 số học sinh của lớp đạt điểm trung bình và cả lớp còn lại 10 học sinh có điểm yếu, kém (điểm dưới 5). Hỏi lớp 6A có bao nhiêu học sinh dự kiểm tra Toán cuối năm? Câu 10: Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox, vẽ các tia Om và Oy sao cho ˆ ˆ xOm  25 0 , xOy  50 0 . a) Tia Om có nằm giữa hai tia Ox và Oy không? ˆ b) So sánh số đo góc mOy với số đo góc xOm .ˆ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2