intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ KTCL THEO KHỐI THI ĐẠI HỌC MÔN: Ngữ văn. Khối D Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 27 tháng 1 năm 2013 I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Trong đoạn “Đất nước” (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), nh

Chia sẻ: Tran Quyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

171
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong đoạn “Đất nước” (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những chất liệu văn học, văn hóa dân gian nào? Cách sử dụng và ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu ấy ? Câu 2 (3.0 điểm) Biết nhận khuyết điểm, sửa chữa sai lầm là một hành vi hướng thiện, trốn tránh hay ngụy biện cho khuyết điểm, sai lầm là dấu hiệu của sự thoái hóa về đạo đức. II. Phần riêng (5.0 điểm)Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ KTCL THEO KHỐI THI ĐẠI HỌC MÔN: Ngữ văn. Khối D Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 27 tháng 1 năm 2013 I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Trong đoạn “Đất nước” (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), nh

  1. TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ KTCL THEO KHỐI THI ĐẠI HỌC MÔN: Ngữ văn. Khối D Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 27 tháng 1 năm 2013 I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Trong đoạn “Đất nước” (Trích trường ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng những chất liệu văn học, văn hóa dân gian nào? Cách sử dụng và ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu ấy ? Câu 2 (3.0 điểm) .v n Biết nhận khuyết điểm, sửa chữa sai lầm là một hành vi hướng thiện, trốn tránh hay ngụy biện cho khuyết điểm, sai lầm là dấu hiệu của sự thoái hóa về đạo đức. II. Phần riêng (5.0 điểm) 4 h Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3.a. Theo chương trình chuẩn (5.0 điểm) c 2 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b) o Cảm nhận của anh/ chị về ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị trong đoạn trích tác h i phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập hai CTC). Câu 3.b Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm) V u Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ sau: “Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng, Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, Cho no nê thanh sắc của thời tươi; - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !” (Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục 2007 trang 29)
  2. “Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…” (Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục 2007 trang 87) ………….. Hết ……………. Thí sinh không được mang tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh …………………………. Số báo danh ……… .v n 4 h c 2 h o u i V
  3. TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐÁP ÁN ĐỀ KTCL THEO KHỐI THI ĐẠI HỌC MÔN: Ngữ văn. Khối D Thời gian làm bài: 180 phút Ngày thi: 27 tháng 1 năm 2013 Câu Ý Nội dung Điểm 1 Trong đoạn “Đất nước”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng 2.0 những chất liệu văn học, văn hóa dân gian nào ? Cách sử dụng và ý nghĩa của việc sử dụng những chất liệu ấy ? (2.0 điểm) a - Chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn trích Đất nước: ca 0.5 dao, dân ca, tuc ngữ, truyền thuyết, cổ tích vv - Chất liệu văn hóa dân gian: phong tục, lối sống, văn hóa, sinh hoạt, vất dụng quen thuộc (miếng trầu, tóc mẹ thì bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo, xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi vv) b - Cách sử dụng sáng tạo: Trích dẫn nguyên văn một câu hoặc chỉ gợi ra 0.5 c trong cổ tích, truyền thuyết… Ý nghĩa: .v n bằng một vài chữ của ca dao, một ý, một hình ảnh, một chi tiết, tình tiết + Về nội dung; góp phần thể hiện tư tưởng “Đất nước của nhân dân, đất 0.5 nước của ca dao, thần thoại” 4 h + Về nghệ thuật: góp phần tạo ra một không gian nghệ thuật vừa gần gũi mĩ lệ, bay bổng của văn hóa dân gian, nhưng lại mới mẻ qua cảm nhận và tư 0.5 2 c 2 duy thơ hiện đại với hình thức thơ tự do. Suy nghĩ về ý kiến: Biết nhận khuyết điểm, sửa chữa sai lầm là một hành vi hướng thiện, trốn tránh hay ngụy biện cho khuyết điểm, sai lầm a h o là dấu hiệu của sự thoái hóa về đạo đức. Giải thích ý kiến (0.5 điểm) 0.5 i + Khuyết điểm, sai lầm là những thiếu sót, những lỗi lầm mà con người mắc phải. có thể là sai lầm nhỏ, cũng có thể rất lớn, có thể do vô tình mắc phải, V u cũng có khi do những phút yếu lòng, những sai lầm trong tư tưởng mà mắc phải. + Hướng thiện là hướng tới những điều tốt đẹp. Biết nhận ra và sửa chữa khuyết điểm, sai lầm là biết chiến thắng bản thân để hoàn thiện mình. + Trốn tránh hay ngụy biện là không dám thừa nhận hoặc đưa ra những lí lẽ giả dối che đậy. Những hành vi ấy chỉ khiến con người dấn sâu vào khuyết điểm, sai lầm thành tội lỗi. Vì thế mà tha hóa biến chất. Ý kiến trên khuyên con người phải biết nhận khuyết điểm, sửa chữa sai lầm để hoàn thiện mình, trở thành con người tốt đẹp. b Bàn luận (2.0 điểm) 2.0 + Khuyết điểm thuộc về con người. Trong cuộc đời khó tránh khỏi. Khuyết 1.0 điểm, sai lầm của những con người bình thường ảnh hưởng nhỏ. Khuyết điểm, sai lầm của những người có trọng trách làm ảnh hưởng lớn thậm chí gây nguy hại cho xã hội. + Phải biết nhìn lại bản thân, nghiêm khắc và dũng cảm đối diện với mình và hướng đến lẽ sống cao đẹp để đấu tranh, có thể phải trả giá cho sai lầm nhưng vẫn phải sửa chữa. Biết sửa khuyết điểm sẽ không vấp lại, sẽ khiến nhân cách con người cao quý hơn, xã hội tốt đẹp, nhân văn hơn. + Trốn tránh, ngụy biện cho sai lầm gây nguy hại lớn cho cuộc sống, xã hội, 1.0 làm thoái hóa biến chất con người trở thành kẻ ích kỉ, hèn nhát hoặc giảo hoạt đáng khinh bỉ,mất nhân cách.
  4. + Xã hội luôn khoan hồng độ lượng với người biết nhận khuyết điểm, sửa chữa sai lầm. Ngược lại những quy định về đạo đức, pháp luật là để trừng phạt, răn đe những người cố tình mắc khuyết điểm, sai lầm mà không chịu sửa chữa, thay đổi. c Bài học nhận thức và hành động (0.5 điểm) 0.5 - Cần có nhận thức đúng đắn về đạo đức, nhân cách và những điều tốt đẹp của cuộc sống, xã hội để luôn biết nhìn nhận lại mình khắc phục khuyết điểm, sai lầm để hoàn thiện mình. - Luôn biết đấu tranh với bản thân và đấu tranh với khuyết điểm, sai lầm của người khác để xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp, nhân văn, nhân ái hơn. 3.a Ý thức phản kháng đối với số phận của nhân vật Mị trong đoạn trích tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (5.0 điểm) a Vài nét về tác giả, tác phẩm. (0.5 điểm) 0.5 - Tô Hoài là nhà văn lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Sáng tác của ông hấp dẫn người đọc bởi vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta, bởi nghệ thuật diễn tả tâm lí tài tình, bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động. .v n - Vợ chồng A Phủ là tác phẩm xuất sắc, in trong tập Truyện Tây Bắc, phản ánh số phận và con đường đến với cách mạng của người dân Tây Bắc. Nhân vật Mị để lại ấn tượng sâu đậm cho người đọc bởi sự đặc biệt trong ý thức phản kháng với số phận tạo nên chiều sâu nhân đạo cho tác phẩm. b 1- Số phận của nhân vật Mị: 4 h Ý thức phản kháng với số phận của nhân vật Mị.(4.0 điểm) + Vốn là cô gái trẻ trung, xinh đẹp, có khát vọng tình yêu, tự do, nhưng vì 4.0 1.0 c 2 món nợ truyền kiếp, Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pa Tra. + Sống kiếp con dâu gạt nợ, Mị bị hành hạ về thể xác, bị đầy đọa về tinh thần, bị vùi dập về sức sống khiến Mị tê liệt cả ý thức cảm xúc sống “lùi lũi o như con rùa nuôi trong xó cửa" 2- Ý thức phản kháng đối với số phận ở nhân vật Mị. h 2.0 i + Phản kháng trước và ngay sau khi bị bắt về làm dâu gạt nợ.(“Đừng bán con cho nhà giàu”/ “Đêm nào cũng khóc”, định ăn lá ngón tự tử…) V u + Phản kháng trong đêm tình mùa xuân. Tiếng sáo khiến tâm hồn Mị hồi sinh đánh thức khát vọng sống, khát vọng tự do. Mị muốn đi chơi tức là không cam chụi kiếp phận nô lệ “lùi lũi như con rùa” nữa, là phản kháng lại số phận. + Phản kháng trong đêm đông cởi trói cho A Phủ. Trước cảnh tượng A Phủ bị trói, nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ, Mị đã xót xa thương mình, đồng cảm với A Phủ, căm giận sự độc ác của thống lí Pa Tra. Từ đó nẩy sinh ý thức phản kháng lại cường quyền, Mị đã liều mình cứu A Phủ và giải thoát cho chính mình. 1.0 3- Nghệ thuật biểu hiện. + Tạo dựng tình huống éo le từ đó làm nổi bật ý thức phản kháng của Mị. + Tâm lí nhân vật được diễn tả sâu sắc, tinh tế làm rõ những nỗi niềm cảm xúc phức tạp trong khi sức sống trỗi dậy chuyển thành ý thức phản kháng số phận. + Nghệ thuật trần thuật tự nhiên, linh hoạt gây ấn tượng; giọng kể trầm lắng đầy sự cảm thông; ngôn ngữ chọn lọc, giàu chất thơ. c Ý nghĩa của ý thức phản kháng. (0.5 điểm) 0.5 - Dù bị đầy đọa, lay lắt sống khổ nhục, khát vọng sống của con người, niềm căm giận giai cấp thống trị không bao giờ lụi tắt.Đó là tiền đề đến với cách mạng của con người bị áp bức. - Ý thức phản kháng của Mị thể hiện giá trị nhân đạo của tác phẩm.
  5. 3.b Cảm nhận về hai đoạn thơ (5.0 điểm) a Giới thiệu tác giả, tác phẩm. (0.5 điểm) 0.5 - Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Vội vàng in trong tập Thơ thơ là thi phẩm tiêu biểu cho phong cách Xuân Diệu. Đoạn thơ cuối thể hiện khát vọng sống cuồng nhiệt của cái tôi- cá nhân nhà thơ. - Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính trị. Bài thơ Từ ấy in trong tập thơ cùng tên thể hiện niềm say mê lí tưởng, niềm khao khát chiến đấu hi sinh cho cách mạng của người thanh niên cộng sản. Bốn câu cuối của bài thơ thể hiện sự găn bó của cái tôi Tố Hữu với quần chúng lao khổ. b Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Vội vàng của Xuân Diệu.(2.0 điểm) 2.0 1- Về nội dung 1.5 + Sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân ; khát vọng sống mãnh liệt, khát khao giao cảm tuyệt đích vô biên, một tâm thế sống cuồng nhiệt tích cực (thâu, đã đầy, no nê, chếnh choáng, cắn..) + Một thế giới xuân và tình với vẻ đẹp thanh tân tươi trẻ đầy quyến rũ: (mùi thơm, ánh sáng, thanh sắc, thời tươi, xuân hồng.) 2- Về nghệ thuật. n + Nghệ thuật điệp cú pháp, điệp từ tạo ra làn sóng ngôn từ đan xen,cộng hưởng . .v + Các tính từ chỉ xuân sắc, động từ chỉ động thái đắm say, danh từ chỉ 0.5 c h hình ảnh thanh tân tươi trẻ tạo ra các hình ảnh tình tứ quyến rũ. 4 Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Từ ấy của Tố Hữu (2.0 điểm) 2.0 1- Về nội dung: 2 + Chất trữ tình – chính trị đó là tình cảm lớn; tình yêu thương ruột thịt c giữa cái tôi Tố Hữu với đại gia đình thân thiết nhân dân. Vì họ mà hăng say 1.5 o chiến đấu (điệp từ “là” cùng với các từ con, em, anh, số từ ước lê vạn) + Quần chúng nhân dân: vạn nhà, Vạn kiếp phôi pha, vạn em nhỏ cù bất h cù bơ là đối tượng trong sáng tác của Tố Hữu. u i 2. Về nghệ thuât: + Nghệ thuật điệp cú pháp, điệp từ thể hiện tình cảm, cảm xúc. + Từ ngữ giản dị, cách nói quen thuộc thể hiện sự gần gũi. Nét tương đồng, khác biệt giữa hai đoạn thơ (0.5 điểm) 0.5 0.5 V d + Tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện quan niện sống của cái tôi – cá nhân nhà thơ. + Khác biệt: - Đoạn thơ trong Vội vàng là quan niện sống của cái tôi cá thể tích cực đấy tính nhân văn, nhưng lại thoát li khỏi mâu thuẫn trung tâm của thời đại, thiếu vắng cái ta của quần chúng nhân dân nên cô đơn. Đây là nét chung của cái tôi – cá nhân thơ mới. - Đoạn thơ trong bài Từ ấy thể hiện quan niệm sống của cái tôi – chiến sĩ . Lí tưởng cách mạng đã giúp người thanh niên tiểu tư sản vượt qua được sự ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp mình để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Đoạn thơ không chỉ thể hiện quan niệm sống mà còn thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà thơ – chiến sĩ Tố Hữu . - Nghệ thuật biểu hiện của hai đoạn thơ cũng có sự khác biệt về hệ thống ngôn từ, âm điệu, nhịp điệu. Lưu ý: Thí sinh có thể làm theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh cần đáp ứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2