intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện kể về nhà bác học Issac Newwton

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đêm đã khuya trời tối mịt mà bà con ở các trại vẫn chưa đi ngủ.Họ thì thào báo cho nhau một tin ghê sợ và lấm lét nhìn lên bầu trời "Quỷ tha ma bắt,cái gì thế kia?Ma trơi,thần lửa hay sao chổi?".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện kể về nhà bác học Issac Newwton

  1. Truyện kể về nhà bác học Issac Newwton Đêm đã khuya trời tối mịt mà bà con ở các trại vẫn chưa đi ngủ.Họ thì thào báo cho nhau một tin ghê sợ và lấm lét nhìn lên bầu trời "Quỷ tha ma bắt,cái gì thế kia?Ma trơi,thần lửa hay sao chổi?".Cái vật trắng nhờ,hình thù quái dị,hắt ra thứ ánh sáng đỏ như máu ấy cứ chao đảo,lồng lộn,vút lên,hạ xuống,trông thật khiếp đảm như báo trước một tai ương hay một điều gì đó chẳng lành trong trang trại. Duy chỉ có một chú bé không bị cuốn vào cảnh sợ hãi ấy,Chú đứng trong sân nhà mình,dưới gốc cây táo,chốc chốc lại giật sợi dây cầm trong tay làm cho con cái vật quái đản kia càng hung hăng nhảy nhót,hăm dọa.Cuối cùng,chắc đã chán cái trò giải trí ấy chú liền từ từ cuộn dây lại. Dân làng sững sờ,dán mắt nhìn lên bầu trời.Họ thấy cái vật quái đản có con ngươi đỏ như tiết kia ve vẩy đuôi.chao đi chao lại rồi lao thẳng xuống trang trại của họ,sa vào khu vườn nhà Niutơn. Mọi người đổ xô tới thì chứng kiến cảnh Niutơn đang thu diều về và tắt chiếc đèn lồng bằng giấy bóng kính đỏ buộc lủng lẳng ở đuôi.Các ông già bà cả chép miệng, lắc đầu,lầm rầm nguyền rủa mấy câu gì đó rồi tản ra về.Họ đoán tương lai thằng bé rồi cũng sẽ chẳng ra gì !
  2. Lại một lần khác,người ta thấy xuất hiện cạnh nhà Niutơn một cối xay gió nhỏ xíu.Giữa lúc ấy,trời đang lặng gió,vậy mà cánh quạt của cối xay huyền bí đó vẫn cứ quay tít.Mấy người hàng xóm đi qua chỉ đưa mắt nhìn lấm lét với một cảm giác ghê rợn,rồi rảo cẳng bước mau như bị ma đuổi:họ ngờ thằng bé tinh nghịch ấy có phép ma.Khi nhìn xung quanh không thấy ai,Niutơn mới lén mở cánh cửa cối xay và lôi ra một chú chuột để cho ăn.Thì ra,khi chạy trong cối xay,chuột đã đánh quay một bánh xe,làm các cánh quạt chuyển động.Cậu gọi chú chuột này là anh thợ xay bột và thường kêu ca về tính hay ăn cắp vặt của anh ta,đã chén sạch cả lúa mì đổ vào trong cối. Có đồng xu nào,Niutơn bỏ hết ra mua búa,kìm cưa,đục và các thiết bị khác cần dùng cho việc chế tạo mô hình.Có lần đến nhà dược sĩ Clác,cậu xin được một chiếc hộp xinh xắn.Về nhà,cậu cứ cặm cụi đến quên ăn quên ngủ để chế tạo ra được một chiếc đồng hồ nước,chiều cao khoảng trên một mét,có kim chỉ giờ chuyển động được trên một mặt có nhiều hình vẽ.Sáng nào Niutơn cũng đổ thêm nước vào đồng hồ và tất cả các máy móc được đặt ở phòng ngủ của Niutơn,ở gác thượng, sát mái nhà.Niutơn còn sáng chế ra chiếc xe phản lực chạy bằng hơi nước,đồng hồ mặt trời v..v.. Vốn tính trầm lặng và âm thầm,lúc nào cũng đăm chiêu suy nghĩ,Niutơn ít thích chơi bời đông bạn lắm bè.Giây phút hạnh phúc nhất của cậu là được ẩn mình ở một góc vườn đọc sách và thả hồn mơ mộng theo một ý nghĩ xa xôi.Có thì giờ rỗi cậu lại đến phòng thí no cuả ông Clác hoặc mê mải sáng chế những đồ chơi khác lạ.Chính nhờ vậy,Niutơn đã rèn luyện được cho mình thói quen thực no rất bổ ích cho công tác nghiên cứu sau này.Thật chẳng ai ngờ,những trò chơi thời thơ ấu ấy lại là bước chuẩn bị cho một cậu bé đẻ non,ốm yếu,mồ côi cha ngay từ trước lúc lọt lòng trở thành " nhà bác học vĩ đại trong các nhà bác học vĩ đại " - người mà sau khi chết,trên bức tượng tưởng niệm ông người ta đã khắc câu thơ của Luycrexơ: " Người đã vượt lên trên tất cả những thiên tài ".
  3. "Lúc nào cũng nghĩ đến nó ! " NewTon với thí nghiệm tán sắc ánh sáng saac Newton là một nhà vật lý, nhà thiên văn học, nhà triết học tự nhiên và nhà toán học vĩ đại người Anh. Theo lịch Julius, ông sinh ngày 25 tháng 12 năm 1642 và mất ngày 20 tháng 3 năm 1727; theo lịch Gregory, ông sinh ngày 4 tháng 1 năm 1643 và mất ngày 31 tháng 3 năm 1727. Luận thuyết của ông về Philosophiae Naturalis Principia Mathematica  (Các Nguyên lý Toán học của Triết lý về Tự nhiên) xuất bản năm 1687, đã mô tả về vạn vật hấp dẫn và 3 định luật Newton, được coi là nền tảng của cơ học cổ điển, đã thống trị các quan niệm về vật lý, khoa học trong suốt 3 thế kỷ tiếp theo. ông cho rằng sự chuyển động của các vật thể trên mặt đất và các vật thể trong bầu trời bị chi phối bởi các định luật tự nhi ên giống nhau. Trong cơ học, Newton đưa ra nguyên lý bảo toàn động lượng (bảo toàn  quán tính). Trong quang học, ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc
  4. ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu.Trong toán học, Newton cùng với Gottfried Leibniz phát triển phép tính vi phân và tích phân. Ông cũng đưa ra nhị thức Newton tổng quát. Cũng có các nhà triết học trước như Galileo và John Philoponus sử dụng  phương pháp thực nghiệm, nhưng Newton là người đầu tiên định nghĩa cụ thể và hệ thống cách sử dụng phương pháp này. Phương pháp của ông cân bằng giữa lý thuyết và thực nghiệm, giữa toán học và cơ học. Ông toán học hoá mọi khoa học về tự nhiên, đơn giản hoá chúng thành các bước chặt chẽ, tổng quát và hợp lý, tạo nên sự bắt đầu của Kỷ nguyên Suy luận. Những nguyên lý mà Newton đưa ra do đó vẫn giữ nguyên giá trị cho đến thời đại ngày nay. Sau khi ông ra đi, những phương pháp của ông đã mang lại những thành tựu khoa học lớn gấp bội những gì mà ông có thể tưởng tượng lúc sinh thời. Các thành quả này là nền tảng cho nền công nghệ mà chúng ta được hưởng ngày nay. Từ năm 1670 đến 1672, Newton diễn thuyết về quang học. Trong khoảng  thời gian này ông khám phá ra sự tán sắc ánh sáng, giải thích việc ánh sáng trắng qua lăng kính trở thành nhiều màu, và một thấu kính hay một lăng kính sẽ hội tụ các dãy màu thành ánh sáng trắng. Newton còn cho thấy rằng ánh sáng màu không thay đổi tính chất, bằng việc phân tích các tia màu và chiếu vào các vật khác nhau. Newton chú ý rằng dù là gì đi nữa, phản xạ, tán xạ hay truyền qua, màu sắc vẫn giữ nguyên. Vì thế màu mà ta quan sát là kết quả vật tương tác với các ánh sáng đã có sẵn màu sắc, không phải là kết quả của vật tạo ra màu.
  5. Không ngoa dụ chút nào khi nói rằng Newton là danh nhân quan trọng  nhất đóng góp cho sự phát triển của khoa học hiện đại. Như nhà thơ Alexander Pope đã viết: Nature and Nature's laws lay hid in night God said, Let Newton be! and all was light Dịch: Tự nhiên im lìm trong bóng tối Chúa bảo rằng Newton ra đời! Và ánh sáng bừng lên khắp lối Năm 1679, sau nhiều năm làm thí nghiệm hoá học thất bại và sức khoẻ  suy sụp nghiêm trọng, Newton từ bỏ khoa học, rời Cambridge để về nhận chức trong chính quyền tại Luân Đôn. Newton tích cực tham gia hoạt động chính trị và trở nên giàu có nhờ bổng lộc nhà nước. Năm 1703 Newton được bầu làm chủ tịch Hội Khoa học Hoàng gia Anh và giữ chức vụ đó trong suốt phần còn lại của cuộc đời ông. Ông được Nữ hoàng phong bá tước năm 1705. việc ai phát minh ra vi phân và tích phân, Newton và Lepnic không bao giờ tranh luận cả, nhưng các người hâm mộ lại tranh cãi quyết liệt khiến hai nhà khoa học vĩ đại này cảm thấy xấu hổ. Ông mất ngày 12 tháng 1 năm 1727 tại Luân Đôn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2