intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyện ngắn Em tôi

Chia sẻ: Conmuachieunhoem Conmuachieunhoem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

53
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tôi đang say sưa đọc sách trên phòng, bỗng nghe tiếng bước chân của ai đó lần lên gác. Mẹ tôi đến… - Dì dượng về rồi hả mẹ? - Ừ, nhưng mà em con thì ở lại. - Em con? - Thì thằng Tánh đó! Dì mười gởi nó qua đây ở chung với mình để tiện việc đi làm. Dạo này vé số bán ế ẩm quá, thành ra nó đành chuyển nghề sang làm công nhân

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyện ngắn Em tôi

  1. Em tôi (I)
  2. Tôi đang say sưa đọc sách trên phòng, bỗng nghe tiếng bước chân của ai đó lần lên gác. Mẹ tôi đến… - Dì dượng về rồi hả mẹ? - Ừ, nhưng mà em con thì ở lại. - Em con? - Thì thằng Tánh đó! Dì mười gởi nó qua đây ở chung với mình để tiện việc đi làm. Dạo này vé số bán ế ẩm quá, thành ra nó đành chuyển nghề sang làm công nhân. Công việc này cũng tương đối nhẹ nhàng, chỉ có điều hầu như đứng liên tục 12 tiếng không nghỉ ngơi, trừ nửa giờ để ăn trưa… - Trời ơi việc gì mà khổ quá vậy? Mình đứng xuyên suốt như thế sao chịu nổi? - Con biết kem cây rồi đó! Em nó chỉ việc ghim thanh que vào kem, thế là xong. Nói chung phần việc khá đơn giản, lại được ở trong mát.Mức lương ban đầu khoảng bảy trăm mấy, về sau sẽ tăng dần lên. So với bán vé số, vừa phải bôn ba khắp chốn phố chợ phức tạp,dầm mưa dãi nắng; vừa thu nhập không ổn định, thì có được một việc làm như vầy là tốt lắm rồi! Tôi sững sờ! Tánh chỉ nhỏ hơn tôi có một tuổi. Nhà nghèo, mồ côi cha, mẹ em tái giá. Từ nhỏ, em đã sớm lăn lộn với đời để mưu sinh, kiếm tiền về giúp gia đình. Mỗi giờ lao động vất vả của em, tính ra chỉ chừng hai ngàn đồng, trong khi đó mỗi sáng tôi thường ăn một dĩa cơm tấm khoảng sáu, bảy ngàn; hay trưa trưa, buồn buồn làm lay ray vài ly chè mát lạnh, đôi ba trái bắp nướng thơm lừng… Tôi chợt
  3. nhận ra cuộc sống của mình vô cùng hoang phí! Vậy mà trước đây, tôi còn cho là mình thật thiệt thòi và… đáng thương so với kẻ này, kẻ nọ. Nhưng giờ ngẫm kĩ lại: những người có khả năng tiêu tiền thoải mái như thế trong cái xã hội này vốn dĩ được là bao? Quả đúng với câu: “Ngước lên thì chẳng bằng ai / Ngó xuống thì thấy chẳng ai bằng mình”… Tuy hiểu điều đó và rất cảm thông với em, nhưng khi được mẹ nhắc: - Con thấy không, quanh ta còn biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh. Con được như vầy là quá sung sướng rồi… Tôi vẫn nói bướng: - Mỗi người có một hoàn cảnh chứ mẹ! Mẹ cười, mắng yêu: - Đúng là ngang như cua! Có ngày mẹ “bẻ gãy càng” của con. * Chiều nay, vô tình tôi phát hiện ra: Tánh không biết chữ. Tôi hào hứng: - Mẹ ơi, nếu con đồng ý dạy, giúp cho em nó biết chữ, mẹ trả công cho con hai trăm ngàn nghe mẹ? - Được thôi. Nhưng phải kiên trì tới cùng, đừng “bỏ mứa” nửa chừng đó! Thế là tôi liền bắt tay vào công việc gia sư của mình. Tôi lôi thằng học trò “bất đắc dĩ” ra ban công và vội vã dạy gấp: “a,o,u,i…”. Nhưng ngặt nỗi, tôi quên: đứa “đệ tử” mới kết nạp này vốn dĩ là một “anh chàng nhà quê”, nên khi đọc từng chữ theo
  4. sự hướng dẫn của cô giáo “dễ thương”- tức là tôi, cứ ấp a ấp úng thế nào ấy. Tôi bèn nghĩ ra một kế khá hiệu quả: - Con trai gì đâu mà nhát quá, như vầy mai mốt làm sao “cua” gái được? Câu nói khích của tôi dường như đã chạm trúng tới cái “chí khí nam nhi” trong thằng em. Nó không còn lẩm bẩm nữa mà bắt đầu phát âm dõng dạc, rành mạch hơn từng tiếng một. Nhân lúc nó đang chăm chú tập viết, tôi tranh thủ ngồi quan sát… Thật không ngờ: Mặt nó khá điển trai! Nếu biết chịu khó chăm chút, chỉnh chu thì tôi xin cam đoan với “nhan sắc” ấy, tuyệt đối sẽ không thua kém gì những diễn viên thần tượng “cực hot” mà các bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ hằng mến mộ. Nhưng nói cho cùng, nó vẫn chỉ là nó - một chú công nhân nhỏ, bình thường,cần lao và kham khổ. Cứ nhìn đôi bàn tay,bàn chân chay sạn, sần sùi, thấp thoáng lộ vài vệt nám to tướng, màu đen sậm in lên cái nền nước da ngâm mặn mòi, là đủ biết sự vất vả mà nó từng phải nếm trải. Tất cả chúng khiến cho người ta không tránh khỏi thứ cảm giác vừa xót xa, vừa cảm phục! ** Dạo này, “đứa em nhà quê” làm tôi phát bực. Nói công tâm, nó thật sự rất ngoan: không hỗn hào,không sanh nạnh; thấy việc thì làm(thậm chí còn phải thường xuyên làm tràn cả phần của tôi để cho “sư phụ” đây được thảnh thơi, có cơ hội mà… lười biếng!); nó cũng không thích xài “tuyệt chiêu” mách lẻo như mấy đứa
  5. con gái nhiều chuyện trong xóm vẫn thường dùng để trả đũa tôi; càng không bao giờ dám bắt nạt “chị hai” của mình(hihi,cái này thì ngược lại: tôi hay ăn hiếp nó lắm! Ai biểu nó là em làm chi?)… Nói chung,thực sự nó không hề có biểu hiện gì sai trái khiến tôi phải nỗi cáu nhưng mà tại sao tôi vẫn cứ quạu nó nhỉ? Tôi cũng không biết nữa! Có thể là vì từ ngày nó dọn về đây sống chung, hễ ăn cái gì tôi đều phải chia đôi(dù cho đó là tiền của tôi mua, thế mới ức chứ!). Đôi khi tôi định lén giấu món ngon thưởng thức một mình,nhưng lại sợ bị mẹ phát hiện, rồi trêu tôi là: “đồ ích kỉ, háo ăn,làm chị hai mà không nên nết…”.Mà nếu nhỡ có chuyện đó, tôi vẫn có cách chống chế, chẳng hạn như: “Con đâu có muốn làm chị hai!” hoặc: “Con vốn ích kỉ, ham ăn từ lâu rồi chứ bộ!”,… Song, tôi chưa bao giờ “chơi xấu” như vậy, ít ralà cho đến thời điểm này, bởi tôi không muốn: “Một món ăn ngon làm mòn ý thức”… Thực tình, tôi thấy mình hơi hơi thiếu trách nhiệm một chút xíu! Vì tự dưng lại giận nó vô cớ, thành ra bỏ phế luôn công việc dạy học mấy ngày nay, khiến cho “sự nghiệp học vấn” của nó đang chớm nở bỗng chốc phải lụi tàn. Cũng tội thật! Nhưng tại bệnh lười tái phát rồi, biết làm sao hơn? Thôi thì đành cầu cứu mẹ vậy. Tất nhiên, thế là đi toi “khoảng tiền đáng yêu” trong hợp đồng gia sư ban đầu…(hic,hic). Nhưng mà bàn giao xong người thấy nhẹ hẳn ra, rồi đây mẹ sẽ thay tôi giải quyết nốt phần “giáo trình” còn lại vào mỗi buổi tối, khi nó đi làm về. Tin
  6. rằng trong một ngày không xa, nó có thể đọc, viết được lưu lót như người ta để từng bước vứt bỏ lớp vỏ bần cùng trở thành một “nhà quê trí thức”… Em tôi (II) -Mẹ ơi, điện thoại di động của ai vậy? Tôi bất ngờ thích thú khi bắt gặp chiếc điện thoại mới tinh khá xịn đang nằm chèo quẹo trên cái bếp nhỏ của nhà mình… -Chắc của ba con mới mua. -Không phải! Ba con có điện thoại rồi mà mẹ! Hay là… Trong lúc tôi và mẹ đang căng thẳng truy lùn chủ nhân của con dế lạ thì Tánh đột ngột lên tiếng. Nó nói tự nhiên như chưa hề có chuyện gì xảy ra vậy! -Dạ, của con đó dì tư! Mẹ tôi sửng sốt! Đúng hơn là bị “sốc”! Tôi cũng chết đứng luôn! Trời ơi! Tôi có nghe nhầm không? Thằng em nhà quê chính cống của tôi có điện thoại? Tiền đâu nó mua? Nó mua về để làm gì?... -Con mua lại của thằng bạn làm chung ở hãng kem, năm trăm ngàn! -Con ngon dữ hén! Dì cứ ngỡ con là đứa hiếu thảo! Không ngờ con lại đi học người ta đua đòi, tính toán cho bản thân! Tại sao dì đã cấm con ngày hôm qua rồi mà hôm nay con vẫn cãi vậy hả? Con xem lời nói dì đâu ra gì! Tại sao hả Tánh? Mẹ tôi thật sự nổi giận. Không giận sao được, từ trước đến giờ, mẹ lúc nào cũng
  7. hết lòng bênh vực cho “thằng cháu quý tử” này. Thậm chí, mẹ còn bảo tôi là đang ghen tị với nó nữa chứ! Hic hic… Ghét quá, tôi xúc tác thêm vô để khói bốc lửa luôn: -Cái này, xem bộ không ít đâu! Cỡ vài triệu lận đó mẹ, làm gì có giá mấy trăm… -Thì đồ nghĩa địa! Có gì đâu mà thắc mắc! -Mẹ tôi …giải thích giùm! Thấy chưa! Đến nông nỗi như vầy mà còn… Nhưng may quá! Mẹ tôi lại “mắng” tiếp: -Sao con không biết thương mẹ? Mẹ con nó vất vả lắm, đâu có sung sướng gì. Hôm vừa rồi, nó tới thăm con, dì nói đôi dép con bị mòn, nó liền vội chạy đi mua, sợ con đói, nó còn thủ sẵn mười mấy gói mì để con đem theo vô xưởng nấu ăn nữa! Còn dượng con, tuy không phải là cha đẻ nhưng nó đâu có ghét bỏ gì con, sao con không nghĩ đến những lúc trái gió trở trời, những khi ốm đau bệnh hoạn, mẹ con cần có người đàn ông san sẻ, có nó, mẹ con đỡ phải gánh nước, đỡ việc chẻ củi, lộp nhà,… Ai xúi giục con lối sống ích kỉ này hả?... Mẹ tôi la. Nó ngồi yên lắng nghe, không nói gì cả. Một lúc sao thì lẳng lặng bỏ lên gác, giăng mùng ngủ. Từ hôm ấy, cứ mỗi tối đi làm về, nó lại cầm chiếc điện thoại ra ngắm nghía, nghe nhạc, chơi game,… đến tận khuya, cũng chẳng thấy nó tự giác học hành nữa. Mẹ tôi buồn lắm, không còn hay trò chuyện với nó như trước, thỉnh thoảng rất hiếm hoi mới nói một đôi câu. Không bị quản thúc, nó càng lúc càng hư! Nó quên mất nhiệm vụ (rửa chén, lau bếp) được giao, thậm chí ngay cả quần áo
  8. của mình, nó cũng để… muối luôn - dăm ba bữa khi hết đồ rồi mới chịu lôi ra giặt. Vậy đấy, mặc ai làm gì thì làm, nó chẳng thiết quan tâm nhiều, như thể cái nhà này không hề có chút liên quan gì đến nó, và nó chỉ như một khách trọ qua đêm… * Theo lời mẹ tôi kể, trước hôm xảy ra chuyện “tài trời” này, nó đã thủ thỉ, nói gần nói xa với mẹ tôi rất lâu, chung quy muốn xin mua cái điện thoại. Mẹ tôi không đồng ý và phân tích căn kẽ những lợi hại. Đúng là có điện thoại cũng tốt, nhưng để làm gì kia chứ khi mà nó không biết chữ, cũng không được giàu sang như người ta; còn mẹ nó thì đang vất vả trăm bề mà vẫn không tài nào xoay xở đủ tiền đóng hụi… Tại sao mẹ nó phải lận đận, lao đao như thế? Cũng chỉ vì dì muốn cất lại nhà! Một ngôi nhà kiên cố thật sự! Một ngôi nhà tương đối “khá” so với những người dân quê lam lũ nơi nó sống! Cho ai đây? Dượng nó, em nó chắc? Hai em gái cùng mẹ khác cha của nó sớm muộn gì cũng sẽ lấy chồng, theo chồng; mẹ và dượng nó rồi cũng già! Nhỡ có mất đi thì ngôi nhà ấy ai hưởng? Ấy là lo cho tương lai của nó, thế mà nó không biết, không chịu hiểu. Thỉnh thoảng nghe kẻ khác xúi giục, dèm pha lại trở chứng… ** Mẹ tôi là giáo viên trung học, ba tôi làm cán bộ một xã nhỏ ở ngoại ô, (gần đây đã chuyển sang phường!). Nói chung, tạm đủ ăn đủ mặc chứ không mấy dư giả để giúp được dì nhiều. Nên đồng lương ít ỏi của nó gởi về gia đình quan trọng lắm!
  9. Đành rằng, dì dượng đều đi bán vé số và cũng có thu nhập thật, nhưng những thứ cần trang trải cho cuộc sống quả không ít: Nào là tiền ăn, tiền học phí cho hai đứa nhỏ, tiền chữa bệnh,… biết bao nhiêu việc phải chi. Thành ra tiền hai vợ chồng là vốn, tiền nó là lãi! Nếu mẹ nó không chủ động thay con mình dành dụm thì có lẽ suốt đời này cái nghèo vẫn đeo bám mãi, nghèo lại hoàn nghèo! Điện thoại đã thật sự cần thiết chưa hay vẫn là một thứ xa xỉ đối với nó? Mẹ tôi đã hứa sẽ cho nó mua, nhưng không phải bây giờ! Nó im lặng tỏ vẻ ngoan ngoãn vâng lời. Ai mà dè… dì nói một đàng, cháu làm một nẻo!!! Thôi, thế là hỏng! Hỏng mất một con người! Bởi đã trót dại một lần sẽ có lần hai, lần ba và vô số những lần tương tự khác… Mẹ tôi thất vọng! *** -Nó chưa về hả chị? – Dì dượng qua, vẻ mặt hớn hở… -Chưa! - Mẹ tôi đáp, giọng buồn buồn. Sau khi tường thuật lại sự việc… đau lòng. Mẹ tôi đề nghị: -Đâu, hai vợ chồng dì ra thử ngoài hãng kem, hỏi thăm tình hình của nó gần đây xem sao! Chứ cứ kiểu này chị thấy lo quá! Dì dượng vội đi ngay. Lúc trở về, ai nấy nét mặt săn lại… -Sao rồi? Ở đó nói sao? - Mẹ tôi sốt ruột. -Nó còn bận đi lơ (tức theo xe, đi phân phối kem cho các tỉnh lân cận - mới được thăng chức!) nên không gặp. Bà chủ nói có hôm thấy nó còn lãng vãn ở hãng kem
  10. quá nửa đêm…. Giật mình, hỏi ra mới biết nó đi chơi với bạn, lỡ đến hai giờ rưỡi rồi, không dám về nhà nên xin ngủ lại… Trời ơi! Vậy mà lần đó cả nhà không tài nào ngủ được, cứ thập thõm lo cho nó … Cái thằng này quá lắm rồi! Lại còn nói dối nữa! Dì dượng biết không, hôm sau, lúc về đến nhà, nó nói với chị là chuyến ấy xe chạy trễ, về tới nơi đã hơn hai giờ rưỡi, khuya quá thành ra nó ngủ tại xưởng luôn; vì tài xế không có điện thoại nên không thể liên lạc được với gia đình! Chị tin ngay! Ai ngờ… - Mẹ tôi chựng lại. Dì mười thở dài ngao ngán… -Với lại, bà chủ còn nói vừa rồi được nghỉ ba hôm để sửa máy móc… -Đâu có đâu, chị thấy nó vẫn đi làm xuyên suốt. Cả chủ nhật cũng không nghỉ nữa là… -Nó nói láo chuyên nghiệp! - Tôi xấu bụng chen vô - Tức thiệt! Mẹ thấy chưa, con đã bảo nó không “nai tơ” như mẹ nghĩ, thế mà có chịu tin con đâu, cứ bênh nó chầm chập… Tôi cau có (hìhì cái này là “châm dầu vô lửa” nè!). Trong phút nông nỗi, tôi đã thoả thích tung lời, quên mất dì mười đang ở đây. Tệ thật! Tại sao tôi lại quá đỗi vô tư chà đạp lên trái tim bị tổn thương của người mẹ? Giá mà ban nãy, tôi chịu khó quan sát tâm trạng của mọi người, thì có lẽ sẽ không nỡ thốt lên những lời như vậy. Nhìn nét mặt rầu rĩ, thiểu não, đau xót của dì, bỗng nhiên tôi thấy ray rứt… Làm sao để cứu vãn nỗi tuyệt vọng của họ đây?
  11. -Nhưng mà… Bản chất nó không xấu! Con nhớ hồi trước nó hiền khô như cục đất ấy! Tại dì chín có lần tự ý dắt nó lên thành phố HCM ở miết mấy tháng thành ra bị nhiễm tật xấu đó thôi! -Đúng rồi! Hồi đó nó hiền lắm mà! Tất cả tại dì chín! Đã cái thân hư thì thôi, còn dạy hư thằng nhỏ! Mẹ tôi và cả dì mười nữa có vẻ vui hơn vì lý luận “phi logic” của tôi. Có thể tôi đã thành công khi truyền cho họ một điểm tựa, dù chỉ là chút an ủi tinh thần… nhỏ nhoi và yếu ớt. Nhưng thật sự tôi biết rõ đó thực chất chỉ là những lời ngụy biện! Vì tôi đã từng đọc được đâu đó một triết lý rất hay: “Có được bao nhiêu người có thể ca hát giai điệu thành công trong những hoàn cảnh đe doạ bóp chết ước mơ và hi vọng? Chúng ta thường dễ dàng đổ lỗi thất bại của mình do hoàn cảnh, phàn nàn với mọi thứ chung quanh ta. Chúng ta sẽ tìm kiếm bạn bè, thậm chí những “chuyên gia” hùa theo chúng ta, cung cấp những lý lẽ, những viên đạn bắn vào hoàn cảnh, đổ lỗi cho môi trường xung quanh về tất cả những sai lầm và bất hạnh của mình. Thế rồi chúng ta tiếp tục chìm sâu vào tâm trạng tội nghiệp cho bản thân… Mỗi chúng ta sẽ có một câu chuyện để kể, một câu chuyện rất thật. Thực tế, những sự bất công và hung dữ mà ta từng trải qua sẽ gióng lên hồi chuông, đôi khi rất dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống và tương lai của chúng ta. Tuy nhiên có sự khác nhau rất lớn giữa bị ảnh hưởng và chấp nhận bị ảnh hưởng. Điều đó tuỳ vào bạn có cho phép mình là nạn nhân suốt đời hay không!..”. Đành rằng đúng là vậy, nhưng thằng
  12. em tôi đâu ý thức được điều đó! Suy nghĩ của nó quá đỗi giản đơn và non nớt. Những gì nó tận mắt nhìn, tận tai nghe trong đời thường có sức cám dỗ ghê ghớm gấp ngàn lần bao lý thuyết tinh tuý mà khô khan trong sách vở. Từ một “anh chàng nhà quê” chính hiệu, tình cờ bị xô đẩy, cuốn vào dòng xoáy đua chen của sóng đời, để rồi sau những lần trải nghiệm thăng trầm nơi phố thị, nó dần bị đầu độc từ lúc nào không hay biết? Và nó không còn là nó nữa!... *** -Thưa dì tư, thưa cha mẹ con mới về! – Nó dắt xe vào. Ngoài dự đoán của tôi, dì mười không la mắng om sòm như mọi khi mà nhẹ nhàng tra hỏi. Nó lặng im, cuối đầu xuống, không trả lời. Nhưng đứng trước bao nhiêu áp lực và câu hỏi, bao nhiêu ánh mắt nhìn chằm chằm vào nó, cuối cùng nó đành phải thật thà thú nhận sau khi không còn đường chối nữa… -Muốn mần tiếp hay về quê? - Mẹ nó hỏi. -Dạ mần tiếp. -Từ nay tất cả tiền lương mần được, mẹ con sẽ trực tiếp đến xưởng lấy, nhiệm vụ của con chỉ là làm thôi. Rõ chưa? - Mẹ tôi quyết định giúp dì. Nó nín thinh. Không gian im bặt. Xem bộ căng thẳng đây! Tôi đánh trống lảng: -Ủa sao bữa nay tự dưng mẹ dùng từ “mần” vậy ta? -Ừ, thì quên. Tại dì mười nói nên mẹ buộc miệng nói theo. Cái con nhỏ này, thiệt
  13. là… -Mau xin lỗi dì tư, lẹ lên cho tui về! - Mẹ nó giục. -Dạ con xin lỗi dì tư! Nhìn vẻ ngoan ngoãn, rụt rè đáng ghét của nó, mẹ tôi và dì dượng không thể không bật cười. Thế là nó được tha thứ… Tối hôm đó, đợi khi dì dượng về rồi, mẹ tôi mới từ từ phân tích, giảng giải cho nó thấy những sai lầm của mình. Dĩ nhiên lẽ nào thiếu phần tôi? Tôi lấy tư cách một “chị hai”… lên lớp đứa em trai hư đốn. Đã khá khuya, góp cuộc nó cũng được đi ngủ. Tôi ngồi học bài nhưng không thể tập trung nổi. Trời ơi! Tiếng tít tít inh ỏi trong cái điện thoại của nó cứ liên hồi đập vào tai tôi, làm cho “cục tức” của tôi mỗi lúc một phì to lên. Tôi “dịu dàng nhắc khéo”: -Tánh, có chơi game, nghe nhạc gì thì nhỏ nhỏ thôi, cho chị học! Tôi lẩm bẩm trong đầu: “Mình lớn như vầy mà còn chưa có điện thoại riêng nữa là…”. Bực thiệt! Lại cứ tít tít, tít tít… -Tánh! Nghe chị nói hông? Tắt ngay cái điện thoại coi! Ồn quá! – Tôi ra lệnh. Thằng em vẫn trơ trơ… và cái thứ âm thanh khó ưa kia cứ nhịp nhàng réo rắt. Giỏi! Giỏi lắm! Bây giờ xem lời nói của sư phụ kiêm tỉ tỉ đây vô trọng lượng rồi hén! Tôi cảnh cáo: -Nó mà kêu một lần nữa là đừng có trách… Thôi! Bất lực! Đúng là chay lì hết chỗ nói! Xông vào mùn, giật cái điện thoại,
  14. quăng phứt ra đường ư? – Tôi không dám. Im lặng, đầu hàng ư? – Tôi không làm được. Cách duy nhất là dùng mẹ để uy hiếp nó! Tôi chạy xuống lầu… “cầu cứu”. Mẹ tôi lên, thì nó ngủ rồi! Đáng ngờ! Nhưng biết sao hơn? Tôi đành rủ mẹ ngủ chung đề tận tai bắt quả tang… Quả thật không sai, cứ dăm ba phút lại rung lên một hai tiếng. “Nói có sách, mách có chứng”, bị tôi “dằn vặt” mãi, cuối cùng mẹ cũng chịu ra nhắc nhở nó một lần nữa. Lúc lâu sau, nó lòm còm ngồi dậy, và sau đó không còn nghe thấy tiếng động nào. Khi mẹ trở vào, tôi hỏi, mẹ nói giọng hơi bực: -Con rắc rối quá, nó sạc điện thì phải như vậy thôi! Giờ im rồi đó, con hài lòng chưa? -Tại điện thoại ba sạc điện đâu có kêu… Tôi hơi… quê vì “lấy bụng ta suy ra bụng người”! Làm hại mất giấc ngủ của nó. Đành là ái nái, nhưng không lẽ mình “người lớn” mà xin lỗi “con nít”? Thôi im lặng là thượng sách! ***** Chuyện chiếc điện thoại đã tạm lắng vào đêm hôm qua. Mới sáng sớm, vừa ngủ dậy, không biết đứa bạn nhí nào “quan tâm đặc biệt” đến thằng em mà con dế kia đã chí choé kêu liên hồi. Chắc tại có chút “nhan sắc” trời phú nên các tiểu cô nương trong xưởng hơi hơi để ý nó, thành ra… Mẹ tôi nghi ngờ, la nhẹ. Nó liền tắt nhanh, song càng tránh thì càng trúng, nhạc reo
  15. mãi (Không biết trái tim nó có reo theo không nữa!!!Hihi…). Và nó xin phép đi làm sớm. Rồi tối đó trốn biệt luôn… Hôm sau, ba mẹ tôi lo lắng, vội đến hãng kem hỏi thăm, người chủ hờ hững bảo nó đã tự ý nghỉ việc bữa nay nên không rõ. Giá tôi biết được số điện thoại của nó thì không đến nỗi… Cả gia đình cuống quít đi tìm. Dì dượng hay tin cũng thấp thõm chạy qua. Tội nghiệp mẹ nó chạy hết nơi này sang nơi khác tìm con trong vô vọng. Lại một đêm nữa nó không về. Ruột gan rối bời, vợ chồng dì đành ở bên nhà tôi luôn để tiện biết tin tức, bỏ cả việc buôn bán... Quả là tấm lòng người mẹ thương con vô bờ bến! Dì chẳng tài nào chợp mắt được, cứ rơm rớm nước mắt. Phải chi nó thấy được cảnh này trước khi gây ra điều nông nỗi. May thay, cuối cùng dì mười cũng phát hiện ra nó ở… nhà bạn. Vậy là vác cái “mặt lì” ăn chực của người ta hai ngày rồi! Hai vợ chồng dì quyết định bắt nó thôi việc, về quê sống. Còn chiếc điện thoại, không rõ bởi lý do gì mà nó đã đem trả lại cho chủ nhân ban đầu. Thành thử “đi không tay trắng vẫn về không”… ****** Từ dạo thằng em rời khỏi ngôi nhà này, cuộc sống của tôi trở lại như xưa. Sẽ không phải mắc chia phần ăn nữa, cũng không sợ bị giành mẹ,… nhưng sao tôi chẳng thấy vui hơn tí nào. Vì… sự thực là: tôi đâu ghét nó! Chẳng biết lần đó tại nguyên cớ nào mà nó bỏ nhà đi? - Giận mẹ tôi không còn tin nó nữa? Giận mẹ nó để cho con mình sống trong những tháng ngày không có tuổi thơ? Hay giận tôi,
  16. một chị hai ích kỉ, luôn khắc khe và thích so đo với nó?... Tất cả chăng? Nhưng em tôi đâu biết rằng, đằng sau những cái vỏ không ngọt ngào ấy là cả một tình yêu thương đang rực cháy âm thầm trong mỗi trái tim…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2