intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thông phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng cho dân tộc Xơ Đăng tại một xã biên giới tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: Dai Ca | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

89
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm mô tả sự tiếp cận và nhu cầu tiếp cận với hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/ AIDS dựa vào cộng đồng cho dân tộc Xơ Đăng tại xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang, phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc với 330 đối tượng người dân tộc Xơ Đăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiếp cận thông tin từ tờ rơi là 90,6%, 77,6% nguồn cung cấp tờ rơi từ nhân viên y tế và 77,3% sử dụng chữ viết tiếng Kinh; nhu cầu truyền thông trực tiếp là 80,3%, 67,3 tuyên truyền viên là nhân viên y tế, 80% biết sử dụng tiếng Kinh và tiếng Xơ Đăng; nhu cầu về bản tin qua loa phát thanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thông phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng cho dân tộc Xơ Đăng tại một xã biên giới tỉnh Kon Tum

Tạp chí Y học dự phòng - Tập 27, số 5 - 2017<br /> Vietnam Journal of Preventive Medicine<br /> Tập 27, số 5 - 2017<br /> <br /> <br /> <br /> SỐ ĐẶC BIỆT<br /> Y TẾ CÔNG CỘNG - NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG<br /> <br /> <br /> <br /> Trường Đại học Y tế công cộng<br /> Số 1A, đường Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội<br /> Điện thoại: 024.62662299 - Fax: 024. 62662385<br /> Website: www.huph.edu.vn<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TỔNG HỘI Y HỌC VIỆT NAM XUẤT BẢN<br /> TRUYỀN THÔNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG<br /> CHO DÂN TỘC XƠ ĐĂNG TẠI MỘT XÃ BIÊN GIỚI TỈNH KON TUM<br /> <br /> Bế Thị Thùy Dương1, Hồ Thị Hiền2<br /> 1<br /> Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Kon Tum<br /> 2<br /> Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu nhằm mô tả sự tiếp cận và nhu cầu tiếp cận với hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/<br /> AIDS dựa vào cộng đồng cho dân tộc Xơ Đăng tại xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu<br /> sử dụng thiết kế cắt ngang, phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc với 330 đối tượng người dân tộc<br /> Xơ Đăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tiếp cận thông tin từ tờ rơi là 90,6%, 77,6% nguồn cung<br /> cấp tờ rơi từ nhân viên y tế và 77,3% sử dụng chữ viết tiếng Kinh; nhu cầu truyền thông trực tiếp là 80,3%,<br /> 67,3 tuyên truyền viên là nhân viên y tế, 80% biết sử dụng tiếng Kinh và tiếng Xơ Đăng; nhu cầu về bản<br /> tin qua loa phát thanh: 81,2% với ngôn ngữ Kinh và Xơ Đăng, tần suất phát 1 lần/tuần. Cần kết hợp giữa<br /> các hoạt động truyền thông trực tiếp, gián tiếp và truyền thông bằng cả tiếng Kinh và tiếng Xơ Đăng, tăng<br /> cường vai trò của cán bộ đặc biệt là cán bộ y tế địa phương trong hoạt động truyền thông phòng chống<br /> HIV cho dân tộc thiểu số.<br /> <br /> Từ khóa: Đắk Xú, dân tộc thiểu số, truyền thông cộng đồng, HIV/AIDS, Kon Tum.<br /> <br /> <br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ của các DTTS; đội ngũ nhân lực mỏng và năng<br /> lực còn hạn chế [3]. Số người nhiễm HIV/AIDS<br /> Dịch HIV/AIDS ở Việt Nam hiện nay đã tại đây cao nhất toàn huyện với 31 đối tượng<br /> xảy ra ở tất cả tỉnh/thành phố trên toàn quốc nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên<br /> với 99,8% số đơn vị hành chính cấp huyện và dân số là 0,45%, cao hơn so với tỷ lệ này của<br /> trên 80,3% số xã/phường/thị trấn [1]. Tính đến toàn tỉnh là 0,07%, song số người nhiễm HIV<br /> ngày 31/12/2015, lũy tích số người nhiễm HIV còn tiềm ẩn trong cộng đồng khá cao [4]. Đây<br /> đang còn sống 227.154 người nhưng con số là trở ngại không nhỏ ảnh hưởng tới kết quả của<br /> các tỉnh quản lý được chỉ có 202.437 người, số hoạt động truyền thông về phòng chống HIV/<br /> bệnh nhân AIDS là 85.194 người và số tử vong AIDS tại địa phương này. Từ tháng 8/2015,<br /> là 86.716 người. Tác hại của dịch ở Việt Nam Ban quản lý dự án Nâng cao năng lực phòng,<br /> mặc dù tập trung chủ yếu ở các nhóm hành vi chống HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công<br /> nguy cơ cao nhưng đã có bằng chứng lan ra các mở rộng tỉnh Kon Tum đã triển khai thí điểm<br /> nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em và mô hình “Truyền thông thay đổi hành vi phòng,<br /> đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) [2]. chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng” (gọi<br /> Đắk Xú là một xã miền núi, có đường biên tắt là mô hình) tại 3 xã biên giới Việt Nam -<br /> giới Việt Nam - Lào thuộc huyện Ngọc Hồi, Lào: Đắk Xú, Đắk Dục và Bờ Y với đối tượng<br /> tỉnh Kon Tum với 63% người dân tộc Xơ Đăng đích là toàn bộ người dân trong xã ưu tiên cho<br /> sinh sống. Công tác phòng, chống HIV/AIDS cộng đồng người DTTS, trong đó có dân tộc<br /> tại xã vẫn còn nhiều khó khăn do địa bàn khu Xơ Đăng [5]. Các hoạt động truyền thông của<br /> vực biên giới rộng, phức tạp; tình hình mua mô hình phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng<br /> bán, vận chuyển, sử dụng ma túy ngày càng gia đồng như sau: Đã tổ chức 01 hội nghị đồng<br /> tăng; bất đồng về ngôn ngữ và các phong tục thuận cho các bên liên quan tham gia thực hiện<br /> <br /> *Tác giả: Hồ Thị Hiền Ngày nhận bài: 20/03/2017<br /> Địa chỉ: Trường Đại học Y tế Công cộng Ngày phản biện: 22/05/2017<br /> Điện thoại: 0913 542 882 Ngày đăng bài: 20/07/2017<br /> Email: hth1@huph.edu.vn<br /> <br /> 186 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017<br /> các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/ 2.4 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu<br /> AIDS nhận được sự quan tâm ủng hộ của các<br /> cấp từ tuyến tỉnh, huyện, xã. Hoạt động thành Cỡ mẫu được tính toán áp dụng công thức<br /> lập Ban chỉ đạo tuyến huyện, xã và 02 nhóm một tỷ lệ với tỉ lệ p =0,5, d=0,06 và ước lượng<br /> nòng cốt tại các thôn được thực hiện thông qua có 20% số lượng từ chối, không tham gia. Cỡ<br /> các quyết định của UBND huyện, xã, các bản mẫu tính được là 320. Thực tế cỡ mẫu thu thập<br /> cam kết thực hiện giữa các bên liên quan. Đồng được là 330 đối tượng.<br /> thời, có 02 lớp tập huấn cho nhóm nòng cốt và Tiêu chí lựa chọn mẫu là các đối tượng<br /> kiến thức và kỹ năng phòng, chống HIV/AIDS người dân tộc Xơ Đăng, tuổi 18-49 và đang<br /> đã được tổ chức. Hoạt động truyền thông trực sinh sống ít nhất 6 tháng trở lên tại xã Đắk Xú.<br /> tiếp có số buổi thực hiện là 4 buổi với số lượt Kỹ thuật chọn mẫu cụm được thực hiện tại 2<br /> người tham gia tại nhà rông thôn tại xã Đắk Xú thôn tham gia hoạt động truyền thông của dự án<br /> là 250 người. Hoạt động truyền thông gián tiếp<br /> “Truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống<br /> bao gồm quảng bá mô hình trên trên đài phát<br /> HIV/AIDS dựa vào cộng đồng” tại xã Đắc Xú.<br /> thanh truyền hình huyện Ngọc Hồi 1 lần, tuyên<br /> truyền bằng xe loa cổ động 1 lần, xây dựng và 2.5 Thu thập và xử lý số liệu<br /> lắp đặt 1 cụm pa nô với kích thước 3m x 4m,<br /> cung cấp 700 tờ rơi cho người dân thông qua Thông tin thu thập bằng sử dụng bộ câu hỏi<br /> các buổi truyền thông trực tiếp tại thôn, làng do có cấu trúc về nhu cầu và sự tiếp cận của người<br /> thành viên nhóm nòng cốt cung cấp. Phát thanh dân tộc Xơ Đăng với các kênh truyền thông, và<br /> trên loa đài xã, tuần 1 buổi, thực hiện kéo dài 6 tài liệu truyền thông khác nhau.<br /> tháng, tổng số 24 buổi.<br /> Số liệu được nhập liệu bằng phần mềm<br /> Mặc dù đã có một số nghiên cứu đánh giá Epidata 3.1, phân tích sử dụng phần mềm SPSS<br /> can thiệp về hoạt động truyền thông phòng 18.0. và được trình bày theo tần suất và tỉ lệ<br /> chống HIV/AIDS tại một số địa phương trên phần trăm.<br /> cả nước đối với một số cộng đồng DTTS, tuy<br /> 2.6 Đạo đức nghiên cứu<br /> nhiên thông tin về các hoạt động can thiệp<br /> phòng chống HIV/AIDS cho DTTS, đặc biệt là Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của Sở<br /> dân tộc Xơ Đăng còn rất hạn chế ở Việt Nam. Y tế tỉnh Kon Tum và của UBND xã Đắk Xú<br /> Do đó, nghiên cứu này nhằm mô tả sự tiếp cận và được hội đồng đạo đức trường Đại học Y tế<br /> và nhu cầu với hoạt động truyền thông của mô công cộng thông qua.<br /> hình truyền thông về phòng chống HIV/AIDS<br /> dựa vào cộng đồng.<br /> III. KẾT QUẢ<br /> <br /> II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phần lớn người dân tộc Xơ Đăng tham gia<br /> nghiên cứu là tỷ lệ nữ (64,8% đối với nữ, 35,2%<br /> 2.1 Đối tượng nghiên cứu đối với nam). Tuổi trung bình là 29, độ tuổi 25-<br /> Nghiên cứu sự tiếp cận và nhu cầu với hoạt 49 chiếm tỷ lệ cao nhất 64,9%. Số người có khả<br /> động truyền thông phòng chống HIV/AIDS dựa năng sử dụng tiếng Kinh biết đọc, biết viết khá<br /> vào cộng đồng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng. cao. Tỷ lệ học ở bậc trung học cơ sở cao nhất là<br /> 46,1% và đặc biệt có tới 14,5% không biết chữ.<br /> 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đa số người dân tộc Xơ Đăng tham gia nghiên<br /> cứu theo đạo Thiên chúa, chiếm 98,2%. Hầu hết<br /> Thời gian nghiên cứu từ 8/2015 đến 02/2016<br /> đối tượng đều đang có vợ/chồng (chiếm 74,9%).<br /> tại xã Đắk Xú, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.<br /> Phần lớn có nghề nghiệp chính là làm rẫy chiếm<br /> 2.3 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả 97,7%. Tỷ lệ sử dụng tiếng Xơ Đăng đọc, viết<br /> cắt ngang thấp (26,7% biết đọc và 5,2% biết viết).<br /> <br /> Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017 187<br /> 3.1 Thực trạng tiếp cận với các hoạt động gia các buổi truyền thông trực tiếp với mức độ<br /> truyền thông tiếp nhận thông tin về phòng lây nhiễm HIV ở<br /> mức bình thường là 73,7%. Đa số tuyên truyền<br /> Kết quả Bảng 1 cho thấy phần lớn đối tượng<br /> viên tại các buổi truyền thông là nhân viên y tế<br /> nghiên cứu (ĐTNC) đã biết về mô hình truyền<br /> thôn làng hay cộng tác viên chiếm 79,4%, nhân<br /> thông phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng<br /> viên trạm y tế chiếm tỷ lệ 67,2%. Tuyên truyền<br /> đồng được triển khai ở thôn mình (chiếm 90,6%)<br /> và đã nhận nguồn thông tin chủ yếu qua cán bộ viên sử dụng chủ yếu bằng cả 2 thứ tiếng phổ<br /> y tế (chiếm 78,3%), bạn bè, người thân (chiếm thông và Xơ Đăng chiếm 66,8%. Hơn 1/2 số<br /> 66,2%). Về tiếp cận các loại hình truyền thông, ĐTNC nhận được thông tin HIV/AIDS từ loa<br /> 48,5% ĐTNC đã tiếp cận được tờ rơi của mô phát thanh xã chiếm 55,8%. Trong số 44,2%<br /> hình về truyền thông phòng chống HIV/AIDS ĐTNC không nghe được bản tin, trong số đó<br /> dựa vào cộng đồng trong 6 tháng qua - chủ có 95% không có hệ thống loa tại thôn và chỉ<br /> yếu nhận từ nhân viên y tế thôn làng hay cộng có 5% nghe nhưng không hiểu loa phát bản tin<br /> tác viên là 86,2%. Chỉ có 74,8% ĐTNC tham nói về cái gì.<br /> <br /> <br /> Bảng 1. Sự tiếp cận với các hoạt động truyền thông trong 6 tháng qua<br /> <br /> Tiếp cận<br /> Nội dung<br /> Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br /> Biết sự có mặt của mô hình truyền thông phòng chống HIV/AIDS (n = 330) 299 90,6<br /> Ti vi 10 3,3<br /> Xe loa cổ động 77 25,8<br /> Nguồn thông tin (n = 299) Loa phát thanh xã 160 53,5<br /> Tờ rơi, panô, áp phích 158 52,8<br /> Bạn bè, người thân 198 66,2<br /> Cán bộ y tế 234 78,3<br /> Đã nhận được tờ rơi (n = 330) 160 48,5<br /> Trạm Y tế 20 12,5<br /> Người cung cấp tờ rơi<br /> Y tế thôn làng/Cộng tác viên 138 86,2<br /> (n = 160)<br /> Thôn trưởng/phụ nữ thôn 2 1,3<br /> <br /> Sự tham gia của ĐTNC về buổi truyền thông trực tiếp (n = 330) 247 74,8<br /> <br /> Mức độ tiếp nhận thông tin về phòng Dễ hiểu 42 17<br /> lây nhiễm HIV/AIDS qua buổi truyền Bình thường 182 73,7<br /> thông trực tiếp (n = 247) Khó hiểu 23 9,3<br /> Nhân viên trạm Y tế 166 67,2<br /> Tuyên truyền viên tại các buổi truyền Nhân viên y tế thôn/CTV 196 79,4<br /> thông trực tiếp (n = 247) Cán bộ TTYT huyện 19 7,7<br /> Hội phụ nữ thôn 8 3,2<br /> Tiếng phổ thông 82 33,2<br /> Ngôn ngữ sử dụng của tuyên truyền<br /> viên trong buổi truyền thông (n = 247) Cả 2 tiếng phổ thông và Xơ Đăng 165 66,8<br /> <br /> Nghe loa phát thanh xã phát bản tin về phòng lây nhiễm HIV/AIDS (n= 330) 184 55,8<br /> Lý do, không nghe được bản tin (n = Không có loa phát tại thôn 138 95<br /> 146) Nghe nhưng không hiểu 8 5<br /> <br /> <br /> <br /> 188 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017<br /> 3.2 Nhu cầu tiếp cận các hình thức truyền thông<br /> <br /> <br /> Bảng 2. Nhu cầu tiếp cận về nội dung và nguồn truyền thông phòng, chống HIV/AIDS<br /> <br /> Nhu cầu<br /> Nội dung<br /> Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br /> Nhận thông tin về HIV/AIDS (n=330) 286 86,7<br /> HIV/AIDS là gì 155 54,2<br /> <br /> Nội dung thông tin về HIV/AIDS muốn Các đường lây HIV 227 78,5<br /> nghe (n = 286) Các cách phòng lây nhiễm HIV 270 94,5<br /> Cách nhận biết một người bị nhiễm HIV 222 77,6<br /> Tivi 267 80,9<br /> <br /> Nguồn cung cấp thông tin về HIV/ Xe loa cổ động 152 46,1<br /> AIDS muốn nhận (n = 286) Người thân, bạn bè 125 37,9<br /> Nhân viên y tế 301 91,2<br /> <br /> <br /> <br /> Kết quả bảng 2 cho thấy có 86,7% ĐTNC đến “Các đường lây HIV” (chiếm 78,5%), tiếp<br /> mong muốn được nhận thông tin về phòng đến “Cách nhận biết một người bị nhiễm HIV”<br /> lây nhiễm HIV/AIDS từ mô hình. Nội dung (chiếm 77,6%). Nguồn cung cấp thông tin về<br /> chủ yếu muốn nghe của ĐTNC là “Các cách HIV/AIDS muốn nhận chủ yếu qua nhân viên<br /> phòng lây nhiễm HIV” (chiếm 94,5%), tiếp y tế (chiếm 91,2%), tivi (chiếm 80,9%).<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017 189<br /> Bảng 3. Nhu cầu của đối tượng nghiên cứu với các loại hình truyền thông phòng, chống HIV/AIDS<br /> <br /> Nhu cầu<br /> Nội dung<br /> Tần số (n) Tỷ lệ (%)<br /> Nhận tờ rơi (n= 330) 299 90,6<br /> Nhân viên trạm Y tế 60 20,1<br /> Nguồn cung cấp tờ rơi<br /> Nhân viên y tế thôn/Cộng tác viên 232 77,6<br /> (n = 299)<br /> Thôn trưởng/phụ nữ thôn 13 4,4<br /> Tiếng phổ thông 231 77,3<br /> Chữ viết sử dụng trong tờ rơi (n = 299) Tiếng Xơ Đăng 15 5<br /> Tiếng phổ thông và tiếng Xơ Đăng 65 17,7<br /> Tham gia buổi truyền thông trực tiếp (n = 330) 265 80,3<br /> Nhân viên trạm y tế 165 62,3<br /> Nhân viên y tế thôn/CTV 178 67,2<br /> Tuyên truyền viên<br /> Cán bộ TTYT huyện 85 32,1<br /> (n = 265)<br /> Hội phụ nữ thôn 56 21,1<br /> Đoàn thanh niên thôn 12 4,5<br /> <br /> Ngôn ngữ của tuyên truyền viên truyền Tiếng phổ thông 40 15,1<br /> đạt Tiếng Xơ Đăng 12 4,5<br /> (n = 265) Cả 2 tiếng phổ thông và Xơ Đăng 213 80,4<br /> Khoảng thời gian cho việc tổ chức buổi Khoảng 5-6 giờ sáng 4 1,6<br /> truyền thông trực tiếp (n = 265) Khoảng 7-9 giờ tối 261 98,4<br /> Địa điểm để tổ chức buổi truyền thông Truyền thông qua các buổi họp thôn tại 247 93,2<br /> trực tiếp nhà văn hóa/nhà cộng đồng/nhà rông<br /> (n = 265) Nhà y tế thôn 18 6,8<br /> Mong muốn được nghe loa phát thanh xã ( n = 330) 268 81,2<br /> Tiếng phổ thông 61 22,8<br /> Ngôn ngữ phát trên loa phát thanh xã<br /> Tiếng Xơ Đăng 84 31,3<br /> (n = 268)<br /> Cả 2 tiếng phổ thông và Xơ Đăng 123 45,9<br /> 2 lần/tuần 116 43,3<br /> Tần suất phát bản tin HIV trên loa phát<br /> 1 lần/tuần 142 53<br /> thanh xã (n = 268)<br /> 2 lần/tháng 10 3,7<br /> Khoảng 5-6 giờ sáng 221 82,5<br /> Khoảng thời gian phát bản tin (n = 268) Khoảng 10-12 giờ trưa 0 0<br /> Khoảng 5-6 giờ chiều 47 17,5<br /> Từ 5-15 phút 243 90,7<br /> Thời lượng phát bản tin (n = 268)<br /> Từ 15 30 phút 25 9,3<br /> <br /> <br /> <br /> Tỷ lệ có nhu cầu nhận tờ rơi của ĐTNC là mong muốn tuyên truyền viên chủ yếu là nhân<br /> 90,6%. Nguồn cung cấp tờ rơi muốn nhận chủ viên y tế thôn làng hay cộng tác viên chiếm<br /> yếu qua nhân viên y tế thôn làng hoặc cộng 67,2%, nhân viên trạm y tế chiếm 62,3 sử dụng<br /> tác viên (chiếm 77,6%). Chữ viết mong muốn cả 2 thứ tiếng phổ thông và Xơ Đăng chiếm<br /> sử dụng trong tờ rơi là chữ phổ thông (chiếm 80,4%. Khoảng thời gian ĐTNC muốn tham<br /> 77,3%). Đa số ĐTNC mong muốn được tham gia một buổi truyền thông là khoảng đến 7-9 giờ<br /> gia buổi truyền thông trực tiếp là 80,3% và tối và với địa điểm tổ chức thông qua các buổi<br /> <br /> 190 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017<br /> họp thôn tại nhà văn hóa hoặc nhà cộng đồng muốn nhận được nhiều tờ rơi với chữ viết trong<br /> hoặc nhà rông của thôn chiếm tỷ lệ 93,2%. Chủ tờ rơi in to hơn. Vì vậy, để tăng cường cung<br /> yếu người Xơ Đăng có nhu cầu nghe bản tin về cấp thông tin, phương tiện hỗ trợ truyền thông<br /> phòng lây nhiễm HIV qua loa phát thanh xã là về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho người dân<br /> 81,2% với mong muốn ngôn ngữ sử dụng khi tộc Xơ Đăng cần thiết phải bổ sung thêm số<br /> phát bản tin bằng cả 2 thứ tiếng phổ thông và lượng các loại tài liệu, tờ rơi với hình thức và<br /> Xơ Đăng (45,9%). nội dung thiết kế ngắn gọn, dễ hiểu, có thêm<br /> nhiều hình ảnh minh họa gần hơn với đời sống<br /> của người dân tộc Xơ Đăng nói riêng và dân tộc<br /> VI. BÀN LUẬN thiểu số vùng Tây Nguyên nói chung để thu hút<br /> người đọc và lưu giữ lâu hơn.<br /> Đối tượng trong nghiên cứu là người dân<br /> tộc Xơ Đăng là DTTS, hầu hết theo đạo Thiên Về tiếp cận và nhu cầu về truyền thông trực<br /> Chúa, làm rẫy và tỷ lệ biết đọc, viết tiếng Xơ tiếp, có 4 buổi tiếp cận cộng đồng người dân<br /> Đăng rất thấp. Nhìn chung đặc điểm đồng bào tộc Xơ Đăng ở trên địa bàn nghiên cứu trong 6<br /> DTTS về tiếp cận thông tin là họ rất ngại đọc tháng thực hiện mô hình, đạt so với chỉ tiêu kế<br /> báo, tạp chí, ít nghe đài, thích xem ti vi, tuy hoạch đề chỉ ra. Tuy nhiên, vẫn chưa đạt về mức<br /> nhiên khoảng thời gian ở nhà xem ti vi thường độ bao phủ và chất lượng của các buổi truyền<br /> chỉ vào buổi tối [6]. Đây sẽ là một gợi ý khi duy thông như là tính theo tỷ lệ số người dân tộc<br /> trì và tăng cường truyền thông trên kênh ti vi Xơ Đăng độ tuổi 15-49 được tiếp cận về truyền<br /> về phòng lây nhiễm HIV/AIDS cho cộng đồng thông trực tiếp so với tổng số người dân tộc Xơ<br /> dân tộc Xơ Đăng. Đăng ước tính chỉ đạt 50,2%. Tuy nhiên, kết<br /> quả điều tra nghiên cứu định lượng trên nhóm<br /> Về thực trạng đối tượng đã từng được nhận<br /> người Xơ Đăng cho kết quả cao hơn có 74,8%<br /> thông tin truyền thông và hỗ trợ phòng, chống<br /> HIV/AIDS trong 6 tháng qua: Có tới 90,6% ĐTNC được tiếp cận với các buổi truyền thông<br /> ĐTNC biết về mô hình và tất cả nhận xét mô trực tiếp. Như vậy, qua kết quả trên cho thấy<br /> hình mang lại lợi ích cho cộng đồng. ĐTNC có sự chênh lệch về các số liệu có thể lý do<br /> chủ yếu đã nhận nguồn thông tin từ cán bộ y tế cách tính lượt người tham gia theo từng đợt<br /> (chiếm 78,3%), tiếp đến là bạn bè, người thân truyền thông. Kết quả của nghiên cứu này cho<br /> (chiếm 66,2%). Nhìn chung, ĐTNC tại địa bàn thấy tỷ lệ người tiếp cận các buổi truyền thông<br /> nghiên cứu nhận được nhiều thông tin về HIV/ trực tiếp thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng<br /> AIDS. Kết quả trên tương tự với kết quả nghiên Bình Yên năm 2010 đối với nhóm dân tộc Thái<br /> cứu của Nguyễn Thanh Long về dân tộc Mông ở Thanh Hóa (90%) [6].<br /> tại Lai Châu năm 2010 và tác giả Trịnh Quân Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các tuyên<br /> Huấn và cộng sự (2010) về dân tộc Dao tại Yên truyền viên chủ yếu là thành viên nhóm nòng<br /> Bái [7, 8]. cốt, khả năng truyền đạt các kiến thức và thông<br /> Về tiếp cận và nhu cầu về tờ rơi, việc cấp điệp về phòng, chống HIV/AIDS được ĐTNC<br /> phát tờ rơi chưa đạt yêu cầu so với chỉ tiêu đề ra. nhận xét ở mức bình thường chiếm tỷ lệ 73,7%<br /> Theo kết quả phỏng vấn cho thấy tỷ lệ nhận tờ và nhân viên y tế thôn làng, nhân viên trạm y tế<br /> rơi trong 6 tháng thực hiện mô hình là thấp chỉ là những tuyên truyền viên được ĐTNC mong<br /> đạt 48,5%. Qua trao đổi với nhân viên y tế thôn muốn nhận thông tin ở mức độ tỷ lệ cao 91,2%,<br /> làng, họ cho biết vì số lượng tờ rơi hạn chế nên họ sử dụng có thể cả 2 ngôn ngữ tiếng Kinh và<br /> họ chỉ cấp cho người dân vào các buổi truyền tiếng Xơ Đăng. Sự thành công trong việc tiếp<br /> thông trực tiếp tổ chức tại nhà rông, chưa đủ số cận chính là nhờ sự vào các thành viên ban chỉ<br /> lượng cấp phát cho những buổi tư vấn, truyền đạo xã, nhóm nòng cốt thôn, họ là những người<br /> thông nhóm nhỏ. Thêm vào đó, người dân tộc am hiểu được những đặc điểm về văn hóa, lối<br /> Xơ Đăng tại địa bàn nghiên cứu cho biết chỉ sống và gần gủi, chia sẻ, tạo được lòng tin với<br /> có một loại tờ rơi và số lượng rất ít, họ mong bà con dân tộc Xơ Đăng tại địa bàn nghiên cứu.<br /> <br /> Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017 191<br /> Điều này cũng phù hợp với mong muốn của viết tiếng Kinh kết hợp thiết kế điều chỉnh hình<br /> người dân tộc Xơ Đăng về tuyên truyền viên, ảnh gần gũi hơn với đời sống người Xơ Đăng.<br /> ngôn ngữ sử dụng khi thực hiện truyền thông Cần vận động những người tiêu biểu, người có<br /> về phòng chống HIV/AIDS. Tuy nhiên, một uy tín như già làng, các chức sắc thôn giáo...<br /> số tuyên truyền viên còn thiếu nhiệt tình, điều trong cộng đồng dân tộc Xơ Đăng, tích cực<br /> này có thể lý giải do chi phí tổ chức một buổi tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/<br /> truyền thông thấp, chưa có chế độ nào khuyến AIDS. Đặc biệt, tăng cường sự tham gia của<br /> khích cho các tuyên truyền viên. Như vậy, để tuyên truyền viên là người DTTS sống tại các<br /> tăng độ bao phủ và hiệu quả trong truyền thông thôn làng, cán bộ y tế xã, nhân viên y tế thôn<br /> truyền thông trực tiếp cần đào tạo nâng cao về làng nhằm lồng ghép truyền thông và các can<br /> kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ tuyên truyền thiệp y tế, can thiệp khác tại cộng đồng.<br /> viên đồng thời có một chế tài nhằm khuyến<br /> kích động viên họ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ<br /> V. KẾT LUẬN<br /> của mình.<br /> <br /> Tiếp cận và nhu cầu nghe loa phát thanh xã, Kết quả về thực trạng tiếp cận với các thông<br /> trong 6 tháng thực hiện mô hình có 24 cuộc tin về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS<br /> phát thanh qua loa đài xã được thực hiện, với dựa vào cộng đồng chiếm tỷ lệ 90,6%. Nguồn<br /> tần suất trung bình 4 lần/tháng và bản tin được cung cấp thông tin chủ yếu qua nhân viên y<br /> biên soạn với 6 nội dung chính liên quan đến tế (78,3%), qua bạn bè người thân (66,2%).<br /> phòng lây nhiễm HIV, đạt so với chỉ tiêu kế 48,5% ĐTNC tiếp cận tờ rơi về phòng, chống<br /> hoạch. Độ bao phủ chương trình được ước tính HIV/AIDS. Có 74,8% ĐTNC được tiếp cận<br /> 60%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐTNC trực tiếp với tuyên truyền viên chủ yếu là nhân<br /> được tiếp cận với các thông tin về HIV/AIDS viên y tế thôn làng (79,4%) và nhân viên trạm<br /> là 55,8%. Kết quả này có tỷ lệ bao phủ cao hơn y tế (67,2%) và họ sử dụng cả 2 ngôn ngữ tiếng<br /> so với nhóm người Thái ở Thanh Hóa năm Kinh và tiếng Xơ Đăng. Về tiếp cận các bản<br /> 2010 [6]. Nguyên nhân độ bao phủ của loa phát tin phòng, chống HIV/AIDS qua loa đài phát<br /> thanh xã còn thấp là do hệ thống loa truyền đến thanh xã có 55,8% ĐTNC được tiếp cận. Về<br /> một số thôn bị hư hỏng nên khả năng tiếp cận nhu cầu tiếp cận, có 86,7% ĐTNC mong muốn<br /> của người dân thấp. Về thời gian và thời lượng được nhận thông tin về phòng lây nhiễm HIV/<br /> phát bản tin phù hợp với nhu cầu của người dân AIDS với nguồn cung cấp chủ yếu qua nhân<br /> Xơ Đăng là nên phát vào khoảng 5-6 giờ sáng viên y tế (chiếm 91,2%), tivi (chiếm 80,9%).<br /> trước thời gian họ đi làm rẫy, với thời lượng từ Nhu cầu nhận tờ rơi của ĐTNC là 90,6% với<br /> 5-15 phút là phù hợp. Về ngôn ngữ phát bản tin nguồn cung cấp chủ yếu qua nhân viên y tế<br /> về phòng lây nhiễm HIV/AIDS trong 6 tháng thôn làng hoặc cộng tác viên (CTV) (chiếm<br /> qua là sử dụng tiếng Kinh nên người dân mong 77,6%), chữ viết sử dụng là tiếng Kinh trên tờ<br /> muốn có thể được nghe cả 2 thứ tiếng Kinh và rơi (chiếm 77,3%). Nhu cầu được tham gia buổi<br /> tiếng Xơ Đăng, để có một số từ chuyên môn truyền thông trực tiếp là 80,3% và mong muốn<br /> khó hiểu có thể diễn đạt bằng tiếng Xơ Đăng tuyên truyền viên chủ yếu là nhân viên y tế thôn<br /> giúp bà con hiểu rõ ràng hơn. làng hay CTV chiếm 67,2%, nhân viên trạm y<br /> tế chiếm 62,3%, sử dụng cả 2 thứ tiếng Kinh và<br /> Hoạt động truyền thông phòng chống HIV/ Xơ Đăng chiếm 80,4%. Thời gian muốn tham<br /> AIDS cho đồng bào dân tộc Xơ Đăng nên kết gia một buổi truyền thông là khoảng đến 7-9<br /> hợp giữa các hoạt động truyền thông trực tiếp, giờ tối. Cần kết hợp giữa các hoạt động truyền<br /> gián tiếp và truyền thông sự kiện trong đó tập thông trực tiếp, gián tiếp và truyền thông bằng<br /> trung cho truyền thông trực tiếp bằng tiếng Xơ cả tiếng Kinh và tiếng Xơ Đăng, tăng cường<br /> Đăng để gần gũi với cộng đồng hơn cho dù nhu vai trò của cán bộ đặc biệt là cán bộ y tế địa<br /> cầu bằng cả hai thứ tiếng là cao với 80,4%, tăng phương trong hoạt động truyền thông phòng<br /> cường cung cấp số lượng tờ rơi có thể bằng chữ chống HIV cho dân tộc thiểu số.<br /> <br /> 192 Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO chống HIV/AIDS tiểu vùng Mê Công mở rộng.<br /> Quyết định về mô hình thí điểm về "Phòng, chống<br /> 1. Bộ Y tế. Báo cáo công tác phòng, chống HIV/ HIV/AIDS khu vực biên giới và qua biên giới Việt<br /> AIDS năm 2015 và các nhiệm vụ trọng tâm năm Nam-Lào, tỉnh Kon Tum, số 31/QĐ-ADB ngày<br /> 2016. Hà Nội, 2016. 24/7/2015. 2015.<br /> 2. Bộ Y tế. Quyết định về việc ban hành Hướng dẫn 6. Hoàng Bình Yên. Đánh giá một số kết quả chương<br /> chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, số 4263/ trình truyền thông phòng chống HIV/AIDS cho<br /> QĐ-BYT, ngày 13/10/2015. Hà Nội, 2015. người dân tộc Thái huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh<br /> 3. UBND huyện Ngọc Hồi. Báo cáo tình hình thực Hóa năm 2010. Đại học Y tế công cộng, 2010.<br /> hiện nhiệm vụ phát triển Kinh tế xã hội – An ninh 7. Nguyễn Thanh Long và cộng sự. Nguy cơ lây<br /> quốc phòng năm 2015 và phương hướng, nhiệm nhiễm HIV trong nhóm vợ, bạn tình người nghiện<br /> vụ phát triển năm 2016, số 01/BC-UBND ngày chích ma tuý tại Lai Châu. Tạp chí y học dự phòng<br /> 14/01/2016. Kon Tum, 2015. 2010; 742 + 743: 203 -208.<br /> 4. Trung tâm Y tế huyện Ngọc Hồi. Báo cáo về 8. Trịnh Quân Huấn, Nguyễn Thanh Long và cộng<br /> hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 và sự. Tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai và hành vi nguy<br /> nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, số 12/BC-YTNH cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm đồng bào<br /> ngày 20/01/2016. Kon Tum, 2016. dân tộc Dao ở Yên Bái. Tạp chí Y học thực hành<br /> 5. Ban quản lý dự án Nâng cao năng lực phòng 2010; Số chuyên đề: 65-70.<br /> <br /> <br /> <br /> A COMMUNITY BASED COMMUNICATION PROGRAM FOR HIV/AIDS<br /> PREVENTION WITH THE XO DANG ETHNIC MINORITY GROUP<br /> IN A BORDER COMMUNE OF KONTUM PROVINCE<br /> <br /> Be Duong Thi Thuy1, Ho Thi Hien2<br /> 1<br /> Kon Tum Provincial HIV/AIDS Center<br /> 2<br /> Hanoi University of Public Health<br /> <br /> This study aimed to explore the current language. 81.2% of participants wanted to<br /> situation and the need for HIV/AIDS listen to radio news in both languages once<br /> communication activities using the community a week. The study suggests the necessity to<br /> - based HIV/AIDS communication model. The integrate direct and indirect communication<br /> study employed a cross-sectional design. Data programs using both languages and the need<br /> was collected from a sample of 330 ethnic Xo to strengthen capacities of health staff at local<br /> Dang people using a structured questionnaire. level to more actively promote communication<br /> The results showed that the need for leaflets programs on HIV prevention for ethnic<br /> was reportedly 90.6%, 77.6% supplied by minorities.<br /> medical staff and 77.3% written by King<br /> language. About 80.3% of participants needed Keywords: Dak Xu, ethnic minority,<br /> direct communication, 67.3% communicated community based communication, HIV/AIDS,<br /> by health staff, 80% used Kinh and Xo Dang Kon Tum<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Y học dự phòng, Tập 27, số 5 - 2017 193<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2