intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thuyết về lễ hội Halloween

Chia sẻ: Phan Kim Thoa | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:9

221
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh Quốc, Ái nhĩ lan và miền bắc nước Pháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thuyết về lễ hội Halloween

  1. Truyền thuyết về lễ hội Halloween Ngày Halloween bắt nguồn từ đâu? Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2.000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được  cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain.  Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường  được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain  cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm  đó.  Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc  Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn  này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử  hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho  Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo  (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh  Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc,  Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người  trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai 
  2. "táo".  Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went­a­ souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ  hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."  Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ  các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau.  Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến thập niên 1800 mới trở thành tục lệ được nhiều  người hưởng ứng.  Vào giữa thế kỷ 19, tục lệ "trick or treat" chưa được phổ biến ở các thành phố lớn vì  ở những nơi này "hàng xóm láng giềng" hầu như không có; nhiều người ở cạnh  nhau mà không quen biết nhau, cho nên Halloween đôi khi gây ra những sự việc  tai hại. Ngày nay, nhiều cộng đồng, nhiều tổ chức đã đứng ra bảo trợ các tục lệ vui  chơi của ngày Halloween, nên nó đã trở thành một ngày lễ hội rất được chào đón  của thiếu niên và một số thanh niên.  Nguồn gốc chữ Halloween  Thánh Lễ được truyền giảng vào ngày này gọi là Allhallowmas. Thời gian đêm  trước ngày "Các Thánh" (hay Chư Thánh) đã được xem như là All Hallows Eve hay  Halloween. Nguyên nghĩa chữ "Hallow" là Thánh. Halloween là lối viết tắt của "All  ****ws’ Evening."  Những phong tục trong lễ hội Halloween Phong tục lấy táo vào đêm các Thánh không phải là trò chơi mà thực ra là một  nghi lễ lấy may. Người nào càng lấy được nhiều táo, người đó càng gặp nhiều may  mắn trong năm tới. Thiếu nữ nào túm được quả táo, chắc chắn cô ấy sẽ kết hôn  năm đó. Trong ngày lễ Halloween, người ta đốt lửa với hy vọng mặt trời sẽ ngày lại ngày  chiếu sáng và lưu lại trong thời gian lâu hơn, giúp cho mùa màng bội thu. Những  đống lửa này thu hút nhiều muỗi, cú và dơi ­ những động vật cấu thành sự tích  đêm các Thánh, và cũng là ánh sáng giúp con người tránh xa các linh hồn quỷ dữ. Đốt lửa cũng là một cách khuyến khích các tiên nữ ra khỏi những nấm mồ và đi  dạo cùng người sống. Rất nhiều người tin rằng đó là lý do tại sao người ta thích 
  3. mặc theo lối giả trang trong lễ Halloween, nó khiến mỗi người được sống bằng con  người khác, không còn là bản thân họ nữa. Những bộ trang phục và mặt nạ sẽ làm  cho các linh hồn quỷ dữ nhầm lẫn, hoặc góp phần xua đuổi chúng. Trò chơi "Trick Or Treat". "Trick" nguyên nghĩa là: đánh lừa, trò chơi tinh ma nghịch  ngợm, "Treat" là tiếp đón, đối xử tử tế, tiếp đãi. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh  niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn đi từ nhà này  sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói "trick or treat." Câu này có nghĩa là: “Nếu   muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.” Thông thường  những người láng giềng luôn luôn muốn tránh việc "trick" nghĩa là chơi đòn đánh  lừa nên thường tiếp đón (treat) chúng bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét  đồng tiền ở bên trong). Ở mỗi vùng lại có văn hóa Halloween khác nhau Halloween ở Mexico  Khác hẳn với lễ hội tại các nước khác, Halloween của người Mexico mang tính  chất tưởng nhớ những người thân đã khuất nhiều hơn là xua đuổi những linh hồn  lang thang. Vào mùa thu, vô vàn những con bướm vua chúa lũ lượt bay về Miheco  làm tổ trên những cây linh sam. Niềm tin vào những người Aztecs (một bộ tộc da  đỏ sống ở Trung Mỹ vào khoảng thế kỷ 14,15) vẫn còn sống động trong tâm tưởng  những người Mehico đương đại. Họ tin rằng những con bướm là hiện thân là linh  hồn của những người đã chết. Đó là những linh hồn mà người Mehico rất trân trọng  trong suốt những ngày "Los Dias de los Muertos", ngày của những người đã  khuất . Trong ngày lễ Halloween, người Mexico vui chơi thật thoải mái. Đó là giai đoạn để  nhớ về bạn bè và người thân đã chết. Ngày của các thánh và ngày của các linh  hồn ở đây là từ 31/10 đến 2//1. Tất cả bệ thờ trong các gia đình được trang hoàng  với bánh mỳ, nến, hoa và quả. Những cây nến được thắp sáng trong nỗi nhớ  thương về tổ tiên đã khuất. Người ta hoá trang trong bộ quần áo hình ma quỷ, xác  chết và những bộ xương người. Họ diễu hành với một người sống được đặt trong  một quan tài trên các phố. Hoa, quả và nến được ném vào trong quan tài. Các gia  đình tới thǎm nghĩa trang và dùng những dụng cụ đắp và trang trí mộ. Họ ở đó  suốt đêm.  Nhìn chung lễ hội Los Dias de los Muertos­ Halloween ở Mexico có nhiều điểm  khá tương đồng với Lễ Vu Lan (Xá tội vong nhân) vào rằm tháng 7 âm lịch tại Việt 
  4. Nam. Tại lễ Hội này người ta tưởng nhớ những người thân và không xua đuổi  những linh hồn lang thang như đa phần các lễ hội Halloween tại các nước khác.  Halloween ở các nước Châu Âu Ngoài những ý nghĩa tôn giáo như các lễ hội của nhiều nơi trên thế song tại mỗi  nước Châu Âu lễ hội Halloween lại có những đặc trưng riêng biệt do lịch sử, văn  hoá của từng nước.  Tại Anh, tâm điểm của lễ hội Halloween hàng năm chính là lễ đốt lửa. Vào lễ hội  người ta luôn bắt gặp những đống lửa rực cháy trên các đường phố nước Anh.  Song khác với các Halloween ở những nơi khác trên thế giới những đống lửa này  không phải để xua đuổi tà ma và các linh hồn lang thang mà để nhắc đến câu  chuyện của Guy Fawkes, người có ý định làm nổ tung Toà nhà Hội động ở London  vào 1605 theo lịch của nhà thờ. Ông ta bị giáng một cái chết thê thảm. Người ta tin  rằng Giáo hoàng thời đó đã dùng những cuộc cách mạng để cải tổ đạo Cơ đốc  giáo ở Anh. Rất nhiều hình nộm của Guy Fawkes bị đốt cháy.  Tại Đức người ta mừng hội Halloween với sự thích thú và vui vẻ tột bậc. Halloween  ở Đức ngoài những chiếc đèn bằng bí ngô nhà nào cũng có thì lễ hội hoá trang  làm là hoạt động thu hút sự tham gia của nhiều người nhất. Mọi người với những  trang phục của những nhân vật truyền thống, của những mụ phù thuỷ nhảy múa,  ca hát xung quanh những đống lửa lớn một cách vui vẻ suốt ngày đêm. Lễ hội Halloween ở Bắc Mỹ  Halloween du nhập vào nước Mỹ nhờ những người Ailen và Xcotlen di cư và trở  thành một ngày lễ hội dân gian lớn ở Mỹ và Cananda. Vào ngày lễ này trẻ em  thường chơi trò "trick and treat", chúng đến từng nhà thu thập những cây nến, táo  và nhiều thứ khác. Chũng chính là những người vui vẻ nhất trong lễ hội này.  Halloween ở Mỹ được tổ chức như thế nào? Đến tháng 10 khắp nơi trên nước Mỹ đều có những hình ảnh về ngày lễ  Halloween. Hình người bù nhìn rơm, vải nằm bên cạnh mấy chùm bắp khô, bà phù  thủy mũi nhọn hoắt mặc áo đen ôm cán chổi, quả bí ngô được tỉa theo hình mặt  người cười toét miệng, hình những con ma, con dơi, được dán lên cửa kính hay cửa  sổ trước nhà… 
  5. Trong siêu thị, các cửa hàng bách hóa bán đồ gia dụng và các tiệm thuốc tây  không ai không thấy hàng núi kẹo đủ loại, đủ kiểu, đủ màu được bày bán cùng với  các loại y phục để mặc hóa trang trong ngày này: mặt nạ quỉ nhe nanh, ma cà  rồng miệng bê bết máu, cho đến những mặt nạ, hay những bộ y phục tương đối  hiền lành hơn rập theo các nhân vật trong những phim hoạt hình ăn khách. 
  6. Lễ Halloweeen tại Mỹ được trẻ con đón mừng nồng nhiệt nhất, nhưng không phải  nó chỉ dành riêng cho các em. Trẻ con được cha mẹ, anh chị dẫn đi xin kẹo vào tối  ngày 31/10 là điều dĩ nhiên, nhưng những nguời lớn trong lứa tuổi từ 18 đến 24 vẫn  thường hay mở tiệc hay đi dự dạ tiệc hóa trang vào đêm cuối cùng của tháng 10.  Số người trong lứa tuổi từ 25 đến 44 thì dẫn con em đi xin kẹo hoặc ở nhà tỉa quả  bí ngô thành hình mặt người cười, người Mỹ gọi là Jack­O’Lantern. Và hầu hết  những người trên 45 tuổi thì ở nhà để phát kẹo khi trẻ con gõ cửa đến xin.  Halloween là lễ được nhiều người trang hoàng và ăn mừng lớn thứ nhì trong các lễ  hội mùa đông ở Mỹ. Người Mỹ tiêu tiền khá nhiều và trung bình trong nnhững năm  trở lại đây, các nhà bán lẻ đã thu về tổng cộng trên 40 triệu đô la cho toàn mùa lễ  này. Riêng năm nay dự đoán sẽ có 55,8% dân Mỹ ăn mừng lễ và sẽ chi chừng 41  triệu 770 ngàn đô la cho lễ Halloween. 
  7. Nhưng tại sao ngày lễ Halloween lại rơi vào 31/10 và tại sao phải có những  hình ảnh, trang phục ma quái cho ngày Halloween?  Theo một trong những truyền thuyết bắt nguồn từ văn hóa của người Celt thời cổ  Ireland thì 31/10 là lúc chính thức chấm dứt mùa hè, chấm dứt mùa của sự sống  dương gian. Chuyện kể rằng vào ngày này những hồn ma vất vưởng chết trong  năm đó sẽ trở lại trần thế tìm một người nào đó mà nhập xác để còn được tồn tại  sau khi chết. Thế nhưng người dương thế thì lại không muốn bị ma bắt hồn nên  đến tối ngày 31/10 họ tắt đèn, tắt bếp lửa để cho nhà cửa lạnh lẽo như cõi âm. Họ  còn mặc quần áo giả trang cho lẫn lộn với đám ma quỉ và khua động khắp xóm  làng để đuổi tà ma.  Vì sao quả bí ngô lại được tỉa theo hình mặt người cười toét miệng?  Tại Hoa Kỳ các bà nội trợ đã mang quả bí này ra khoét ruột tỉa hình mặt người trên  đó từ hàng trăm năm nay. Cũng theo truyền thuyết của người Ireland thì xưa có  một anh chàng biệt danh là Jack Hà Tiện. Một hôm anh chàng Jack này mời quỉ đi  uống rượu. Nhưng Jack Hà Tiện lại không muốn trả tiền rượu, nên chàng ta bèn dụ  dỗ con quỉ hãy hóa phép tự biến thành thành đồng tiền để Jack hà tiện mua rượu  cùng nhậu cho vui. Khi quỉ nghe bùi tai biền thành đồng tiền thì Jack nhặt ngay lấy  bỏ vào túi áo trong đó có sẵn một thánh giá bằng bạc khiến quỉ không thể trở lại  nguyên hình quỉ được nữa. Nhưng rồi sau Jack đã giải phóng cho quỉ với điều kiện 
  8. là quỉ không được quấy nhiễu Jack trong suốt 1 năm, và nếu Jack chết, quỉ cũng  không được thu linh hồn của Jack.  Cho đến năm sau Jack lại đánh lừa được quỉ để quỉ leo lên cây cao hái quả. Trong  lúc quỉ còn đương loay hoay trên cây thì Jack khắc ngay một thánh giá vào thân  cây, thế là quỉ sợ không dám leo xuống cho đến khi quỉ hứa không được quấy  nhiễu Jack thêm 10 năm nữa rồi Jack mới bóc chỗ vỏ cây có khắc thánh giá đi.  Chẳng bao lâu sau đó thì anh chàng Jack Hà Tiện qua đời. Hồn ma của Jack đến  gõ cửa thiên đường nhưng thượng đế không nhận cho một kẻ tinh ranh láu cá như  vậy lên cõi trời. Xuống địa ngục thì gặp quỉ bị lừa khi trước còn tức tối nên Jack  muốn vào địa ngục cũng không xong. Tuy nhiên giữ lời hứa không bắt hồn Jack,  quỉ đuổi jack đi và chỉ cho Jack một cục than hồng để mà dò dường trong đêm tối.  Jack Hà Tiện bỏ cục than cháy đỏ vào trong một củ cải tròn khoét ruột làm đèn và  từ đó cứ luẩn quẩn khắp cõi dương gian. Người Irelandgọi là Jack of the Lantern,  tức là Jack lồng đèn, và sau biến thành Jack­O’Lantern.  Người Ireland khoét ruột củ cải tròn hoặc củ khoai tây theo hình mặt người cười láu  cá như vậy đem bày ở bệ cửa sổ hay gần cửa ra vào để xua đuổi những hồn ma  vất vưởng như Jack Hà Tiện khỏi xâm nhập vào gia cư của họ. Khi những di dân từ  Ái Nhĩ Lan và Anh quốc tới Hoa Kỳ, họ thấy rằng quả bí đỏ, tức bí ngô hay bí rợ,  một thổ sản phong phú ở vùng đất mới, là nguyên liệu thích hợp nhất để họ khoét  ruột tỉa hình mặt anh chàng Jack­O’Lantern. 
  9. Quả bí đỏ, xưa nay vẫn tượng trưng cho sự phong phú của mùa màng miền bắc  Mỹ, được trồng rất nhiều tại Hoa Kỳ và hằng năm vào trước lễ Halloween mấy  tuần, các nông gia mở hội thi xem ai trồng được quả bí to nhất.  Quả bí khổng lồ chiếm giải nhất phá kỷ lục từ trước đến nay nặng hơn 536kg, cao  gần 1 mét và chu vi gần 4 mét rưỡi. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2