intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng “đạo đức và luân lý Đông Tây” của Phan Châu Trinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

56
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng “đạo đức và luân lý Đông Tây” của Phan Châu Trinh

  1. VĂN HÓA TRUNG - CẬN ĐẠI TƯ TƯỞNG “ĐẠO ĐỨC VÀ LUÂN LÝ ĐÔNG TÂY” CỦA PHAN CHÂU TRINH TRẦN MAI ƯỚC TRƯƠNG THỊ CẨM XUYÊN Tóm tắt Kế thừa các giá trị đạo đức, luân lý truyền thống của dân tộc, Phan Châu Trinh (1872 - 1926) - một trong số những người đứng đầu phong trào Duy tân, luôn nhấn mạnh vấn đề đạo đức, luân lý, bên cạnh các vấn đề về giáo dục, kinh tế, chính trị,... Trong vấn đề đạo đức luân lý, Phan Châu Trinh đã thể hiện được tinh thần biện chứng sâu sắc, khi có xu hướng kết hợp các chuẩn mực đạo đức, luân lý giữa Đông và Tây, giữa truyền thống với hiện đại vào từng cá nhân, tập thể, hay với ngoại diên rộng lớn hơn đó là quốc gia, dân tộc. Bài viết tìm hiểu tư tưởng của Phan Châu Trinh về “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - giá trị nhân văn nổi bật trong tư tưởng của ông, giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Từ khóa: Phan Châu Trinh, đạo đức và luân lý Đông Tây Abstract Succeeding the value of moral and ethical tradition of Vietnamese nation, Phan Chau Trinh (1872 - 1926) - one of the leaders of “Duy Tan” (National Reform) movement, besides education, economy, politics issues… Phan Chau Trinh also emphasized moral and ethical issues. In term of “moral and ethical” issues, he manifested a profound dialectical spirit by combining Eastern and Western virtue, tradition and modern into each individual, community or even extending into each country and nation. The article studies about “Eastern-Western moral and ethics” issues in Phan Chau Trinh’s perspective - a prominent humanity value in his thought during the end of 19th century and the beginning of 20th century. Keywords: Phan Chau Trinh; Eastern-Western moral and ethics 1. Bối cảnh trong nước và khu vực cuối thế thủ, đóng cửa với thế giới bên ngoài, không kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiến hành cải cách để đưa nước ta thoát khỏi T heo dòng lịch sử, giai đoạn cuối thế cuộc khủng hoảng. Trong lúc đó, các nước tư kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn bản phương Tây tiến dần lên, trở thành những có nhiều biến động trong và ngoài nước đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết chạy nước. đua tìm kiếm thị trường ở các nước phương Trong nước, đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn Đông. Những vùng đất chưa bị thôn tính, được thiết lập và duy trì chế độ phong kiến trong đó có Việt Nam đều bị đe dọa nghiêm quan liêu chuyên chế cực đoan. Để duy trì chế trọng. Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược độ đó, triều đình nhà Nguyễn vừa ra sức bóc của thực dân Pháp. Hậu quả là tiềm lực đất lột nặng nề, vừa đàn áp khốc liệt các cuộc đấu nước ngày càng suy yếu, kiệt quệ, mối nguy tranh của nhân dân, khiến dân tình điêu linh, cơ đe dọa từ bên ngoài càng gia tăng, tạo nhân tâm ly tán, oán giận; mặt khác lại bảo điều kiện cho thực dân Pháp xâm lược nước Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 59
  2. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU ta vào nửa sau thế kỷ XIX. Sau khi hoàn thành nước, phát triển đất nước. Một trong những tư chiến tranh xâm lược và bình định, thực dân tưởng sâu sắc, nổi bật trong giai đoạn lịch sử Pháp đẩy mạnh khai thác thuộc địa và dần dần này đó là tư tưởng về Đạo đức và luân lý Đông làm chuyển hóa xã hội nước ta, từ một xã hội Tây của Phan Châu Trinh, một chí sĩ yêu nước. phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong Tư tưởng và sự nghiệp của Phan Châu Trinh đã kiến. để lại dấu ấn đậm nét trong phong trào đấu Ngoài nước, theo sự phân kỳ chung của tranh giải phóng dân tộc theo khuynh hướng lịch sử thế giới, hình thái kinh tế - xã hội chủ dân chủ tư sản ở nước ta giai đoạn đầu thế kỷ yếu của thời kỳ này là sự ra đời, phát triển của XX. chủ nghĩa tư bản và bước đầu chuyển từ giai 2. “Đạo đức và luân lý Đông Tây” - Giá trị đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc nhân văn nổi bật trong tư tưởng của Phan chủ nghĩa. Hiện tượng đó đã diễn ra một cách Châu Trinh phổ biến ở nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ và Phan Châu Trinh (1872 - 1926) tự là Tử Nhật Bản. Nhưng do quy luật phát triển không Cán, hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã. Ông sinh đồng đều của lịch sử mà trong thời kỳ này, tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, phủ Tam Kỳ, phương thức sản xuất tiền tư bản chủ nghĩa, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn 5, xã Tam Phước, chủ yếu là chế độ phong kiến còn chiếm địa thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), là con thứ ba vị thống trị ở nhiều nước châu Á, châu Phi và trong gia đình có truyền thống yêu nước. Sự châu Mỹ - Latinh. Dưới tác động của chủ nghĩa nghiệp của ông có thể khái quát thành hai giai thực dân phương Tây, hầu hết các khu vực nói đoạn khác nhau: giai đoạn từ năm 1911 trở trên đều bị lôi cuốn một cách cưỡng ép vào về trước và giai đoạn từ năm 1911 đến những quỹ đạo chung của chủ nghĩa tư bản, mang năm cuối đời. Trong đó, mỗi giai đoạn là một theo nhiều sắc thái riêng biệt. Nền dân chủ tư điểm nhấn trong cuộc đời của ông. sản cũng như phong trào cách mạng vô sản ở Điểm nhấn đầu tiên: bước chuyển “quá độ” các nước tư bản trên thế giới đã ảnh hưởng rất trong nhận thức. Khi còn làm quan, Phan Châu lớn đến các nước phong kiến trong đó có Việt Trinh cốt chủ ý phục vụ tài năng cho đất nước, Nam. Các cuộc canh tân đất nước ở Nhật Bản, không ham lối sống “vinh thân phì gia”, “thực Trung Quốc,… là bài học vô cùng quý giá đối dụng”. Trải qua một thời gian, việc làm quan với nước ta trước yêu cầu bức thiết của lịch sử. đối với ông chỉ là việc chẳng đặng đừng, nhất Như vậy, giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế là sau khi đọc được Tân thư ông mới thấy sở kỷ XX là một trong những giai đoạn có nhiều trường và sở đoản của mình… và cũng từ đó biến động đối với lịch sử xã hội Việt Nam. Đó là ông thật sự dấn thân vào cuộc đời hoạt động thời kỳ chế độ phong kiến triều Nguyễn đã suy cách mạng, công khai chống bọn quan lại tay tàn, thỏa hiệp và làm tay sai cho thực dân Pháp. sai Nam triều và chính quyền thực dân. Đây là giai đoạn đánh dấu bước chuyển Việt Điểm nhấn thứ hai: bước chuyển “quá độ” Nam từ xã hội phong kiến thành xã hội phong trong tư tưởng, từ nhà cách mạng thiên hướng kiến nửa thuộc địa, tính chất xã hội hoàn toàn dựa trên lập trường tư tưởng phong kiến thay đổi. Trong điều kiện lịch sử - xã hội đó, ở chuyển sang tư tưởng dân chủ, đặc biệt là từ Việt Nam đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng với cách mạng dân chủ tư sản “phác họa” về xu những khuynh hướng, phương pháp canh tân hướng tiến bộ và triệt để hơn - cách mạng vô đất nước khác nhau. Tính chất, khuynh hướng, sản. Tuy nhiên, dưới sự đào tạo vốn có của nền phương pháp của các tư tưởng canh tân, Nho học, cũng như do hạn chế về lịch sử và cải cách trong thời kỳ này, tuy có khác nhau điều kiện giai cấp quy định, Phan Châu Trinh nhưng có chung một mục đích là cứu dân, cứu vẫn giữ lại nhiều quan điểm của nền học vấn 60 Số 24 - Tháng 6 - 2018
  3. VĂN HÓA TRUNG - CẬN ĐẠI Khổng Mạnh làm cơ sở cho tư tưởng cải cách vốn có ban đầu. Mất đạo đức, luân lý dẫn đến của mình, nổi bật là tư tưởng về “Đạo đức và mất đoàn kết, mất phương hướng xác định luân lý Đông Tây”. đâu là đúng và đâu là sai. Mất đạo đức, luân lý Tư tưởng “Đạo đức và luân lý Đông Tây” sẽ ảnh hưởng và chi phối đến nhiều lĩnh vực của Phan Châu Trinh được thể hiện một cách khác nhau, cả về chính trị, giáo dục, kinh tế, rõ nét, sâu sắc thông qua các bài báo, thơ ca truyền thống văn hóa,… quốc âm, thư từ, phú, chính luận chữ Hán,… Trước thực trạng nền đạo đức, luân lý như Trong đó có các tác phẩm tiêu biểu như: Hiện vậy, thực dân Pháp càng dễ dàng trong quá trạng vấn đề; Gia huấn ca; Tỉnh quốc hồn ca I, II; trình xâm lược và đô hộ nước ta hơn. Sống Đạo đức và luân lý Đông Tây;… dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, nhân Thông qua tư tưởng này, Phan Châu Trinh dân ta bị đàn áp và bóc lột thậm tệ. Những không chỉ thể hiện sự trăn trở, tìm tòi một cảnh nghèo đói, cảnh người thân phải lìa xa phương án trả lời cho hoàn cảnh lịch sử xã hội gia đình, cảnh sinh ly giữa đôi vợ chồng để đầy biến động của Việt Nam nửa cuối thế kỷ phục vụ quyền lợi của thực dân và quan lại tay XIX đầu thế kỷ XX, mà tư tưởng về đạo đức, sai, làm xâu, đóng thuế đến nỗi phải “bán vợ luân lý của ông còn là sự kết hợp đặc sắc giữa đợ con”. Hay những mưu mô độc ác của thực truyền thống văn hóa Việt Nam với tư tưởng dân Pháp trên đất nước ta nhằm vơ vét mọi phương Đông, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo nguồn lợi phong phú. Chúng cướp đến cả bữa Khổng Mạnh, được dẫn dắt trên cơ sở của tư cơm hằng ngày của dân ta, nhà nông có lúa mà tưởng dân chủ tư sản phương Tây, cốt lõi là không có quyền chứa đề phòng cho mùa sau, những quan điểm dân chủ, tự do, bình đẳng, phòng lúc đói kém. Lớp công nhân bỏ mình bác ái,… thể hiện trong Tân thư khi được nơi hầm mỏ, đồn điền không ít,… Phan Châu truyền bá vào Việt Nam. Trinh đã tỏ ra đau đớn khi ông nhìn đất nước chìm đắm trong chính sách sai lầm, mù quáng 2.1. Đạo đức, luân lý - Một trong những của triều đình nhà Nguyễn và chính sách “ngu nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tự trị của dân” của thực dân Pháp, làm cho nhân dân ta quốc gia, dân tộc phải sống trong cơ cực bần cùng. Ông viết: Dưới sự cai trị của chế độ quân chủ chuyên “Than ôi! Tổ tiên ta sáng suốt, mẫn tiệp, có một chế, Việt Nam ngày càng trở nên suy yếu. Đại nhãn quan sắc bén, đáng kính, đáng yêu, đáng bộ phận quan thần, kẻ có chức người có quyền ca, đáng hát để sùng bái người xưa. Thế mà đời đua chen nhau sống như những “kẻ sĩ”, thậm sau lại biến thành giá áo túi cơm, văn chương chí trong “nội bộ” còn xảy ra tranh giành, sát tám vế mộng mơ mà cho là công cán, thật là hại lẫn nhau. Hơn thế nữa, chúng ra sức bóc đáng buồn thay! Và từ khi Pháp giao thiệp với lột, vơ vét sức người sức của trong đại thể Việt Nam đến ngày bị bảo hộ nay đã trên dưới quần chúng nhân dân. Phan Châu Trinh đã sáu mươi năm mà trong toàn quốc học giới bị viết: “Khôn ngoan đối đáp người ngoài, người trụy lạc tột bực và quốc dân cũng bị độc nhiễm trong một nước thì coi như nhà” (2, tr.176), vậy tột độ (…)” (4, tr.32-33). mà con người lại muốn đi ngược lại với những Chính vì vậy, Phan Châu Trinh đã đề cao tác quy luật được xem như thể tự nhiên nhất, dụng của đạo đức, luân lý và ông khẳng định thiêng liêng nhất, họ chỉ biết nghĩ đến lợi ích rằng phải tìm nguyên nhân mất nước trong của cá nhân mình thay vì phải nghĩ cho mọi sự mất đạo đức, mất luân lý. Nước ta mất hay người, cho quần chúng nhân dân. Theo Phan còn, thịnh hay suy là do đạo đức, luân lý, vì vậy Châu Trinh, nguyên nhân sâu xa của sự việc muốn phục hưng đất nước phải phục hưng trên chính là mỗi cá nhân, mỗi giai cấp, mỗi đạo đức, luân lý ấy: “Ta đã biết nước ta mất cũng tầng lớp đã đánh mất cái gốc đạo đức, luân lý Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 61
  4. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU vì luân lý, dân ta hèn cũng vì mất đạo đức luân trong lịch sử - xã hội, mà con người bắt buộc lý, bị người khinh bỉ dày xéo cũng vì mất đạo đức phải thực hiện trong suốt cuộc đời làm người, luân lý thì ta phải cố sức sửa đổi luân lý, bồi đắp nhằm khẳng định vai trò, vị trí, giá trị của mình đạo đức của ta” (2, tr.956). Qua đó có thể nhận trong thế giới tự nhiên, trong xã hội cũng như định, đây là một vấn đề cốt lõi của mỗi quốc giải quyết yêu cầu của đất nước đặt ra. gia, dân tộc; việc chú trọng giữ gìn, phát huy, 2.3. Đạo đức, luân lý - Sự kết hợp hài hòa tiếp thu các giá trị, chuẩn mực đạo đức, luân giữa Đông và Tây lý là điều hết sức cần thiết trong các lĩnh vực Sau khi làm rõ được sự khác nhau giữa đạo khác nhau của đời sống xã hội Việt Nam nói đức và luân lý, xác định đây là một trong những riêng và quốc tế nói chung, nhằm giữ vững nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tự trị của mỗi khả năng tự trị trong xu thế toàn cầu hóa như quốc gia, dân tộc, Phan Châu Trinh đã suy nghĩ hiện nay. và xây dựng nên tư tưởng về “Đạo đức và luân 2.2. Đạo đức, luân lý - Hai mặt của một lý Đông Tây”. Tư tưởng này dựa trên cơ sở của vấn đề truyền thống văn hóa dân tộc, đặc biệt là luân Thông thường, chúng ta quan niệm đạo lý yêu nước, kế thừa những chuẩn mực đạo đức và luân lý có cùng một nghĩa, ít ai chịu tách đức của Khổng Mạnh và kết hợp với luân lý bạch hay phân minh từng nghĩa nên nhiều khi dân chủ của phương Tây hiện đại để xây dựng hiểu lầm. Trên thực tế thì không phải vậy, theo những chuẩn mực đạo đức mới. Bởi theo ông, Phan Châu Trinh giữa đạo đức và luân lý hoàn đạo đức, luân lý dù ở phương Đông, phương toàn không đồng nhất với nhau, chúng là hai Tây hay ở Việt Nam, trong quá trình hình thành mặt của một vấn đề và có sự khác biệt một và phát triển cho đến nay, do việc vận dụng cách rõ ràng. các chuẩn mực đó của giai cấp cầm quyền Khi xét về nội hàm, đạo đức bao gồm cả nhằm phù hợp với quyền lợi của giai cấp mình, luân lý, còn luân lý chỉ là một phần trong đạo nên dẫn đến việc xa rời những nội dung tốt đức mà thôi. đẹp ban đầu. Khi xét về mức độ ổn định, đạo đức không Ông cho rằng, bao nghìn năm nay nước ta bao giờ thay đổi ví “như cơm, như nước, như đồ đã làm mất đi cái đạo Khổng Mạnh nên suy vi, bổ dưỡng, cần cho mọi người, dầu muốn thay đổi còn châu Âu thì lại thực hiện đúng như đạo cũng không thay đổi được; thay đổi được thì là Khổng Mạnh nên cường thịnh! Với ông, cái văn đạo đức giả” (2, tr.931). Dù nhà bác học xướng minh Âu châu bây giờ không có gì là trái ngược ra học thuyết nào nữa, dù cho các chính thể với đạo Khổng Mạnh ngày xưa cả. Cho nên, khác nhau: dân chủ hoặc quân chủ, hoặc cộng nếu bây giờ chúng ta muốn đi tìm đạo Khổng sản nữa, cũng không thể nào vượt ra khỏi chân Mạnh thì phải tìm ở văn minh Âu châu chứ lý của đạo đức. Luân lý thì không như vậy, bởi không phải ở đâu khác. Chẳng qua vì chúng nó có thể thay đổi tùy theo mỗi thời đại, mỗi ta “học đạo Khổng Mạnh một cách lầm lạc như quốc gia, dân tộc, “như cái áo tùy người lớn nhỏ thế, cho nên hơn nghìn năm nay hết thảy những mà thay đổi, nhưng cũng không mất hình cái áo nước theo đạo tà nho đều yếu hèn và phải mất đi” (2, tr.931). nước một cách rất nhục nhã” (2, tr.950). Như vậy, tùy theo mỗi thời đại, mỗi quốc Phan Châu Trinh đánh giá luân lý ở phương gia, luân lý có thể thường xuyên thay đổi cho Tây cao hơn so với luân lý ở phương Đông. phù hợp với văn hóa, cũng như quyền lợi của Theo sự phân tích của ông, luân lý ở phương giai cấp cầm quyền. Còn đạo đức theo Phan Tây phát triển thành ba giai đoạn, từ hẹp đến Châu Trinh là những chuẩn mực ứng xử tốt rộng: luân lý gia đình, luân lý quốc gia và luân đẹp được hình thành, phát triển và hoàn thiện lý xã hội, nên mang tính bao quát hơn, thiêng 62 Số 24 - Tháng 6 - 2018
  5. VĂN HÓA TRUNG - CẬN ĐẠI liêng hơn. Đặc biệt, Phan Châu Trinh cho rằng: tr.940). Tuy nhiên, Phan Châu Trinh lại loại trừ “Xã hội không phải là cái luân lý cường quyền bạo lực cách mạng ra khỏi đạo đức, luân lý, ra của Chính phủ đối với dân, cũng không phải khỏi tư tưởng yêu nước, bởi theo ông thương là sức mạnh của nước nọ đối với nước kia, mà nước không phải là xui dân tay không nổi lên, chính là trong nước thì lấy người này đối với hoặc đi lại nước này cầu nước khác về phá loạn người kia, suy rộng ra thế giới thì lấy loài người trong nước, mà chính là dựa vào nước bảo đối với loài người” (2, tr.933). Chúng ta cần hiểu hộ, dựa vào Pháp cầu tiến bộ, chủ trương hòa rằng, luân lý xã hội mà ông đề cập đến không bình, không bạo động. phải là một thứ chủ nghĩa quốc tế nào cả, mà Ngoài ra, Phan Châu Trinh cho rằng “Đạo chỉ là một thứ lòng “nhân”, hay “nghĩa” nào đó đức và luân lý Đông Tây” có vai trò hết sức mà thôi. Ông có nói thế này: “trong nước người quan trọng, không chỉ đối với bản thân mỗi này đối với người kia nghĩa là: người có giúp con người, mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với cho người không, người mạnh giúp cho người đất nước, với dân tộc. yếu như là: bên nước họ mấy nhà giàu bỏ tiền Đối với bản thân mỗi con người, đó là lập nhà thương, trường học cho con nhà nghèo; những chuẩn mực để khẳng định mình đang những kẻ đi đường thấy người yếu bị đè nén thì tồn tại trong mối quan hệ giữa con người hết sức bênh vực,… Nói tóm lại, xã hội luân lý và với con người, giữa con người với thế giới tự suy tự lòng công đức mà công đức lại là suy ở tư nhiên. Ông viết: “Đã gọi là người thì phải có đức mà ra” (2, tr.933-934). nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm. Nhân là có lòng Bên cạnh việc đề cao nền luân lý phương thương người, nghĩa là làm việc phải, lễ là ăn ở Tây, Phan Châu Trinh cũng đề cập đến vấn đề cho có lễ độ, trí để làm việc cho đúng, tín là nói luân lý phương Đông cao hơn ở hai phương với ai cũng giữ lời cho người ta tin mình mới làm diện: thứ nhất là cái tính nô lệ của người mình được việc, cần là làm việc phải siêng năng, kiệm ngày nay chính là mang từ lúc trong gia đình là ăn ở dành dụm trong lúc no để phòng lúc đói, chuyên chế mà ra; thứ hai là quốc gia luân lý lúc có đề phòng lúc không… Người có đạo đức của ta từ xưa đến nay chỉ ở trong vòng chật tức là người đã ở trong đạo làm người vậy” (2, hẹp hai chữ vua và tôi, không đề cập đến dân tr.930). và nước (ngoại trừ thời nhà Trần). Do vậy, dân Đối với mỗi quốc gia, dân tộc thì đạo đức, trong nước ta lúc bấy giờ không biết đến dân luân lý càng có ý nghĩa to lớn, nó không chỉ tạo quyền là gì? Nghĩa vụ là gì? Yêu nước là gì? Từ ra giá trị, sức mạnh của mỗi quốc gia mà nó đó, Phan Châu Trinh muốn dẫn dắt chúng ta còn tạo ra nội lực để giải quyết các vấn đề lịch đến một luận điểm quan trọng hơn, đó là xuất sử xã hội đặt ra. Ông cho rằng, “từ xưa đến nay phát từ những lý do trên mà đạo đức nước ta bất cứ dân tộc nào, bất luận quốc gia nào, dầu không bao gồm chủ nghĩa yêu nước, đáng vàng, dầu trắng, dầu yếu, dầu mạnh đã đứng lẽ chủ nghĩa yêu nước phải là vấn đề cơ bản cạnh tranh hơn thua với các dân tộc trên thế nhất của đạo đức, luân lý. Ông khẳng định, giới, thì chẳng những thuần nhờ các sức mạnh yêu nước là một lẽ tự nhiên mà không ai có mà thôi, mà phải nhờ có đạo đức làm gốc nữa, thể ngăn cấm được: “Một nòi dân cùng một nhất là dân tộc nào bị té nhào xuống, nay muốn giọt máu xẻ ra, cùng một thứ tiếng nói, ở trong đứng lên khỏi bị người đè lên trên thì lại cần phải miếng đất mà ông cha nó đã đổ máu, đổ mồ hôi, có một cái nền đạo đức vững chặt hơn dân tộc đổ nước mắt để vỡ vạc ra, thành ra một nước lưu đang giàu mạnh hơn mình” (2, tr.928). truyền từ bốn nghìn năm đến giờ, thì được phép Ngoài việc giải quyết thấu đáo các chuẩn hưởng quyền lợi trong miếng đất ấy, được sống mực đạo đức chung mà con người phải thực ở đó, chết chôn đó, giàu nhờ đó, nghèo nương hiện để khẳng định giá trị làm người của mình, đó, làm gì thì làm không ai cấm đoán được” (2, Số 24 - Tháng 6 - 2018 VĂN HÓA NGHIÊN CỨU 63
  6. VĂN HÓA NGHIÊN CỨU đó là thương dân, đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, nhân văn sâu sắc và thiết thực trong quá trình Phan Châu Trinh còn đưa ra các chuẩn mực đạo xây dựng, phát triển đất nước hiện nay theo đức cần phải có trong từng mối quan hệ cụ thể hướng “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công trong xã hội như: vua tôi, cha con, anh em, vợ bằng, văn minh” (3, tr.220). chồng, bè bạn trên cơ sở của sự kết hợp giữa T.M.U luân lý phương Tây và luân lý phương Đông. (TS., ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) Thông qua sự kết hợp hài hòa này, cho T.T.C.X thấy Phan Châu Trinh có một tầm nhìn sâu sắc, (ThS., ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) đậm tính biện chứng khi biết giữ lại những giá trị đạo đức, luân lý của nước ta, tiếp thu các Tài liệu tham khảo giá trị đạo đức, luân lý tiến bộ của phương Tây 1. Doãn Chính (chủ biên) (2013), Lịch sử tư rồi kết hợp lại với ngoại diên rộng lớn hơn: đó tưởng Triết học Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, là quốc gia luân lý, là xã hội luân lý - tức dân ta Hà Nội. ai ai cũng biết đến nghĩa vụ của mình đối với 2. Doãn Chính & Trương Văn Chung (đồng đất nước, với dân tộc. “Được như thế thì chẳng chủ biên) (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam những nước Việt Nam sau này được giàu mạnh, cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nxb. Chính trị Quốc mà trong thế giới này bất kỳ dân nào muốn đến gia, Hà Nội. ăn chung ở đậu trên miếng đất này cũng không 3. Nguyễn Văn Dương (2006), Tuyển tập Phan dám đem lòng khinh dể ta như ngày nay nữa” Châu Trinh (Tái bản lần 2), Nxb. Văn hóa - Thông (2, tr.957). tin, Hà Nội. 3. Kết luận 4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Trước tình trạng suy sụp, trì trệ của đạo đức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính là nguyên nhân dẫn đến việc mất nước, dân ta trị Quốc gia, Hà Nội. yếu hèn, Phan Châu Trinh đã khẳng định đạo 5. Đinh Xuân Lâm & Trương Hữu Quýnh (Chủ đức là gốc (so với sức mạnh) của vận mệnh dân biên) (2006), Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, tộc. Đây là chân lý phổ biến ở nước ta mà ông Nxb. Giáo dục, Hà Nội. là một trong những chí sĩ yêu nước đầu tiên 6. Nguyễn Quang Thắng (2006), Phan Châu phát biểu. Tư tưởng “Đạo đức và luân lý Đông Trinh cuộc đời và tác phẩm (Tái bản lần 4), Nxb. Tây” của ông tuy còn hạn chế về nhiều mặt, Văn học, Hà Nội. nhưng lại khơi gợi cho chúng ta về sự bình đẳng, dân chủ, việc kết hợp giữa đạo đức và 7. Chương Thâu (2007), Phan Châu Trinh về tác luân lý trong xã hội ngày nay. Đặc biệt, Phan gia và tác phẩm, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. Châu Trinh đã cho chúng ta thấy vấn đề kế 8. Trần Mai Ước (2017), Tư tưởng chính trị của thừa tinh hoa truyền thống đạo đức dân tộc và Phan Châu Trinh, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội. đã gợi mở vấn đề phải nâng truyền thống dân tộc lên một trình độ mới và cao hơn về chất để Ngày nhận bài: 15 - 1 - 2018 theo kịp các nước chân Âu, kể cả theo kịp trình Ngày phản biện, đánh giá: 13 - 6- 2018 độ mà ông gọi là “xã hội luân lý” (1, tr.236). Ngày chấp nhận đăng: 23 - 6 - 2018 Hầu hết các vấn đề đạo đức, luân lý mà ông đề cập đến rất đáng quý và có thể chắc chắn rằng không phải ông cổ hủ mà rõ ràng giữa truyền thống và cách tân là một sự kế thừa biện chứng. Do vậy, thông qua tư tưởng này, chúng ta có thể rút ra những bài học có giá trị 64 Số 24 - Tháng 6 - 2018
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2