intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:194

403
lượt xem
79
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh do Nguyễn Dy Niên biên soạn có kết cấu gồm 4 chương. Phần 1 sau đây gồm 2 chương đầu Tài liệu. Chương thứ nhất giới thiệu nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. Chương thứ hai trình bày hệ thống các nguyên lý, luận điểm, quan điểm và quan niệm của Hồ Chí Minh về các vấn đề thế giới, thời đại và quan hệ quốc tế, về đường lối quốc tế, chính Tài liệu đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Ngoại giao Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh: Phần 1

  1. n NGUYỄN DY NIÊN Ĩĩl Nh Ẩ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QỤỐC GIA
  2. Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH
  3. 3K5H4 Mã sô";-------------- CTQG-2002
  4. NGUYỄN DY NIÊN Tư TƯỎNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nôi - 2002
  5. LÒI NHÀ XU ẤT BÀN hủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng C dân tộc, danh nhân văn hóa th ế giới, là người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Đảng ta. Người còn là một nhà ngoại giao kiệt xuất, từng giữ cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao là một bộ phận họp thành của tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam. Trong những năm gần đây, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh trên nhiều lĩnh vực của cách mạng nước ta, trong đó có ngoại giao và quan hệ quốc tế. Để giúp bạn đọc có thêm tài liệu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh trên lĩnh vực quan trọng này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO H ồ CHÍ MINH của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ngnyền Dy Niên. Cuốn sách gồm bốn chương: Chương thứ nhất giới thiệu khái quát nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. Chương thứ hai trình bày hệ thống các nguyên lý, luận điểm, quan điểm và quan niệm của Hồ Chí 5) LỜI NHÀ XUẤT BẢN
  6. Minh về các vấn đề th ế giới, thời đại và quan hệ quốc tế, về đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam và Ngoại giao Việt Nam. Chương thứ ba nêu bật nhừng phương pháp, phong cách và nghệ th u ật đặc sắc trong hoạt động quốc tế và ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương thứ tư nêu lên một số suy nghĩ và ý kiến của tác giả về việc vận dụng tư tưởng, phương pháp, phong cách và nghệ th u ậ t ngoại giao Hồ Chí Minh nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế của nước ta trong giai đoạn mới và sự cần thiết phải từng bước tiến tới xây dxỊng một hệ thống lý luận ngoại giao và trường phái ngoại giao Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ đối ngoại ngày càng cao của đất nước. Với bố cục hợp lý, luận chứng súc tích, trên cơ sở kết hợp những vấn đề lý luận với thực tiễn trong công tác đối ngoại và quan hệ quốc tế, cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu, quan trọng về tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Xin trân trọng giófi thiệu cuốn sách với bạn đọc. ■ Tháng Bảy năm 2002 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO Hồ CHÍ MINH
  7. MỤC LỤC Trang Mở đầu 11 Chương thú nhất NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH 17 Bối cảnh lịch sử khi Nguyễn Ái Quốc đi tìm đường cứu nước 19 Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu'các vấn đề chính trị, ngoại giao quốc tế 31 Nguồn gốc tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh 42 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 43 Truyền thống vãn hóa Việt Nam 49 Ngoại giao truyền thống Việt Nam 57 Tiếp thu vãn hóa của nhiều nước phương Đông, phương Tây và kinh nghiệm ngoại giao thế giới 62 Thế giới quan và phương pháp luận mácxit 75 Chú thích 81 7 MỤC LỤC
  8. Chưdng ỉhứ hai NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YÉU 87 Các quyền dân tộc cơ bản 92 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩaxã hội 108 Độc lập tự chủ, tự lực tự cường gắn liền với đoàn kết và hợp tác quốc tế 112 Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnhthời đại 122 Hòa bình và chống chiến tranh xâm lược 129 Hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng có chung biên giới với Việt Nam 138 Quan hệ với các nước lớn 148 Ngoại giao là một mặt trận 162 Chú thích 183 ChUdng thứ ba PHƯƠNG PHÁP. PHONG CÁCH VÀ NGHỆ THUẬT 193 Khái quát chung 195 Phương pháp ngoại giao 202 Dự báo thời cơ và nắm đúng thời cơ 203 Ngoại giao tâm công 217 D ĩ bất biến, ứng vạn biến 233 Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO Hỗ CHÍ MINH g
  9. Phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh 241 Tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo 242 Phong cách ứng xử linh hoạt 248 Phong cách nói giản dị, dễ cảm hóa và thuyết phục 254 Phong cách viết ngắn gọn, hàm súc và dễ hiểu 257 Nghệ thuật ngoại giao 263 Vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái biết” 264 Nhân nhượng có nguyên tắc 267 Lọi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương 273 Chú thích 279 Chương thú tư VẬN DỤNG Tư TƯỞNG Hồ CHÍ MINH 285 Thế giới và Việt Nam trong những thập niên tới 288 Xu thế, đặc điểm tình hình thế giới 288 Nhiệm vụ cách mạng và chiến lược phát triển của Việt Nam do Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra 295 Quan hệ đối ngoại Việt Nam trong giai đoạn mới 296 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong những vấn đề đối ngoại giai đoạn mới 307 MỤC LỤC
  10. Tiếp tục xây dụng nền ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh 331 Chú thích 341 Kết luận 345 Tư TƯỞNG NGOẠI GỈAO Hồ CHÍ MINH lQ
  11. MỞ ĐẨU hủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng C Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Quân đội nhân dân và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, được suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá th ế giới.’ Hồ Chí Minh, nhà ngoại giao kiệt xuất, là người sáng lập nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Chủ tịch đã từng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao của Chiính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1945 - 1946, khi cách mạng nước ta vừa thành công, phải đối phó với thù trong giặc ngoài, vận mệnh ngàn cân treo sợi tóc. Ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là bước ngoặt lớn nhất trong lịch sử ngoại giao dân tộc ta. Trong suốt mấy chục năm trên cương vị Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước, Người quan tâm chỉ * Theo Nghị quyết 24c/18.65 của Đại hội đồng UNESCO lần thứ 24 (1987)
  12. đạo sát-sao công tác đối ngoại, nhằm phát huy sức mạnh của dân tộc và thòi đại, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của dân tộc. Với các cương vị trong nước và hoạt động quốc tế vô cùng phong phú của mình, Hồ Chí Minh tiếp cận thực tiễn Việt Nam và thê giới, phát triển và đề xuất nhiều nguyên lý, quan điểm, luận điểm về thời đại và về đường lối quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam. Khi nói tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, cuốn sách này đề cập các phạm trù khác nhau như đã nêu trong mối liên hệ với nhau. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, tháng Sáu 1991, nêu rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng”.' Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và IX của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm đó. Việc xác lập vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam là bước phát triển quan trọng trong nhận thức và tư duy lý luận của Đảng, đáp ứng nhu cầu bức xúc của cách mạng Việt Nam. Trong toàn bộ nội dung phong phú của tư 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Ván kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.l27. Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO Hồ CHÍ MINH Ị 2
  13. tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam, những nguyên lý, quan điểm về ngoại giao chiếm một vị trí quan trọng. Việc nghiên cứu, quán triệt và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như phương pháp, phong cách và nghệ th u ật Hồ Chí Minh về ngoại giao, là một công việc quan trọng, có ý nghĩa thiết thực đối với việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng Tư 2001. Trong thời gian qua đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề thời đại và quan hệ quốc tế. Cuốn sách này nhằm góp phần hệ thống hoá một bước những nội dung chủ yếu của tư tưởng, phương pháp, phong cách và nghệ th u ật ngoại giao Hồ Chí Minh. Do phạm vi vấn đề và nội dung tií tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh rấ t rộng, tài liệu này giới hạn vào những vân đề mang tính thực tiễn cấp thiết, nhằm phục vụ cho việc triển khai thắng lợi đường lối quôc tế, chinh sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta và trong bối cảnh tình hình quốc tế đang trải qua nhiĩng biến đổi to lớn, sâu sắc va phức tạp khó lường. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao cùng với lý luận của Đảng trên các lĩnh vực' quốc tê và đối ngoại hợp thành một chỉnh thể. Tư tưỏTig Hồ Chí 13 MỞ ĐẦU
  14. Minh là kim chỉ nam cho hoạt động quốc tế và ngoại giao của Đảng, Nhà nước. Trí tuệ của Đảng, hoạt động thực tiễn phong phú và sáng tạo của Đảng và nhân dân ta làm giàu thêm tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao trìn h bày trong cuốn sách này có liên hệ với việc, đúc kết một số bài học kinh nghiệm ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ hiện đại và trình bày một số vấn đề lý luận về ngoại giao Việt Nam. Trên cơ sở những bài học kinh nghiệm và nhiĩng vấn đề lý luận nói trên, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới cũng góp phần làm sáng tỏ thêm những nét đặc thù và bản sắc của nền ngoại giao Việt Nam, từng bước tiến tới xây dựng trường phái ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. Công việc nghiên cứu dựa trên toàn bộ các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết là “Hồ Chí Minh Toàn tập”, cũng như các tài liệu liên quan m ật thiết đến hoạt động của Bác như: “Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử”, các bộ văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, các hồi ức, hồi ký của các nhà hoạt động quân sự, chính trị, văn hoá, xã hội, ngoại giao, các công trình viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả Việt Nam va nước ngoài. Những bài nói chuyện của Bác tại các Hội nghị ngoại giao của nước ta năm 1962, 1964, 1966 tạo thành tài liệu chuyên đề về ngoại giao. Đồng thời, Tư TƯỞNG NGOẠI GIAO HÓ CHÍ MINH - Ị4
  15. việc nghiên cứu các hoạt động thực tiễn quốc tế và đối ngoại phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước Việt Nam đem lại các luận chiíng, luận cứ soi sáng những nguyên lý, quan điểm và luận điểm của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của các vị: Đinh Nho Liêm, nguyên Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Ngoại giao; Giáo s ư V ủ Khiêu; Giáo sư Văn Tạo; Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao - Bộ Ngoại giao; Trần Đức Mậu, Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại - Bộ Ngoại giao; Nguyễn Ngọc Diên, Phó Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử ngoại giao - Bộ Ngoại giao; Tiến sĩ Nguyễn Đình Luân, Thư ký Hội đồng Khoa học - Bộ Ngoại giao; cùng một số chuyên gia, cán bộ trong và ngoài Bộ Ngoại giao. Chắc rằng cuốn sách này còn có những khiếm khuyết. Tác giả chân thành mong muốn nhận được sự góp ý của các đồng chí và các bạn để tiếp tục hoàn chỉnh nội dung này. 25 MỞ ĐẦU
  16. Chương th ứ n h ấ t NGUỒN GÓC VÀ QUÁ TRÌ^ẫH HÌNH THÀNH T ư TƯỞNG NGOẠI GIAO HÓ CHÍ MINH 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2